CÁCH CẢI THIỆN NHỮNG “CƠN ĐAU”

Goodbye to one-size-fits-all solutions to rein in pain

Tạm biệt những giải pháp đa năng để kiểm soát cơn đau

The paradox of pain is that “it is so good, precisely because it is so terrible,” said Sean Mackey, MD, PhD, who leads Stanford’s division of pain medicine. Any less terrible and we’d ignore it — potentially to our mortal detriment. Healthy pain is like a service dog guiding us through a world full of perils.

Nghịch lý của cơn đau là “đau cũng tốt mà, chính vì nó rất tồi tệ,” theo lời của Sean Mackey – bác sĩ y khoa, tiến sĩ, người đứng đầu ban y học giảm đau của đại học Stanford. Khi bất kỳ cơn đau nào mà thuyên giảm đi và khiến chúng ta tảng lờ nó – đều có khả năng gây nguy hại đến chúng ta. Cơn đau lành mạnh được ví như một chú chó chỉ đường dẫn dắt chúng ta đi qua một thế giới đầy rẫy hiểm nguy.

For a growing number of Americans, however, that faithful dog has gone rabid and broken from its leash. According to a 2018 Morbidity and Mortality Weekly Report paper, co-authored by Mackey, about 1 in 5 U.S. adults suffer from chronic pain, with an even higher prevalence among women, people living in poverty, rural residents, older people and people with public health insurance.

Tuy nhiên, đối với số lượng người Mỹ đang gia tăng thì chú chó trung thành đó đã trở nên mất trí và vùng khỏi xiềng xích. Theo như một bài báo trên Morbility and Mortality Weekly Report năm 2018 với Mackey là đồng sáng tác, cứ 5 người trưởng thành Mỹ thì có khoảng 1 người bị đau mạn tính. Thậm chí, tỷ lệ mắc bệnh ở các đối tượng là phụ nữ, người nghèo, cư dân sống ở nông thôn, người lớn tuổi và người dùng bảo hiểm y tế công cộng còn cao hơn. .

A World Health Organization study found a four-times-higher incidence of depression or anxiety among people living with chronic pain, which often interferes with the ability to concentrate, eat and sleep. And the effects of that pain on quality of life — for the primary sufferers but also the people around them — radiate out, touching nearly everyone, said Mackey.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã phát hiện nguy cơ  mắc bệnh trầm cảm hoặc lo âu cao gấp 4 lần ở những người phải sống chung với cơn đau mạn tính, điều mà thường ảnh hưởng đến khả năng tập trung, chất lượng ăn uống và giấc ngủ của họ. Hơn nữa, cơn đau còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, không chỉ của những người mắc bệnh mà còn của cả những người xung quanh họ. Nó lan ra và ảnh hưởng tới hầu hết mọi người, Mackey nói. 

The economic impact of chronic pain is also astounding, resulting in $560 billion to $635 billion in direct medical costs and lost productivity, according to the MMWR paper.

Theo tờ báo MMWR, ảnh hưởng kinh tế của chứng đau kinh niên cũng rất kinh hoàng. Nó tiêu tốn từ 560 tỉ đô đến 635 tỉ đô để chi trả cho việc khám sức khỏe trực tiếp và tình trạng mất năng suất lao động.

Traditional treatments don’t work for many sufferers, said Mackey, and they can have negative consequences; the most obvious example of treatments gone awry is the misuse of the mightiest and most notorious class of painkiller, Opioids, which has fed a devastating nationwide epidemic of addiction and overdoses.

Những cách chữa trị truyền thống không có tác dụng đối với nhiều người bệnh và họ có thể phải chịu những hậu quả tiêu cực, theo Mackey. Ví dụ rõ nhất của những phương pháp điều trị đã đi lệch hướng là sự lạm dụng các loại thuốc giảm đau mạnh và tai tiếng nhất – Opioids- đã gây ra một “đại dịch” lệ thuộc và sử dụng thuốc quá liều có sức tàn phá trên toàn quốc.

In part a corrective reaction to the one-size-fits-all Opioid prescription crisis that is causing so much suffering, a profound shift is underway in how some Stanford Medicine scientists are studying and clinicians are treating chronic pain.

Là một phần của sự nỗ lực khắc phục cuộc khủng hoảng kê đơn Opioid chữa bách bệnh, thủ phạm đã gây ra quá nhiều đau đớn, một sự biến đổi sâu rộng đang được tiến hành  dựa vào cách  một số nhà khoa học ở trường Stanford Medicine đang nghiên cứu và các bác sĩ lâm sàng đang điều trị đau mạn tính.

“The word ‘pain’ does not refer to one kind of thing we can — or should even try to — turn off with a single drug,” said pain medicine specialist Vivianne Tawfik, MD, PhD, associate professor of anesthesiology, perioperative and pain medicine, who is one of 28 physicians practicing in the Pain Management Center at Stanford Health Care. “Pain is hundreds of different things. And we’ve learned that that’s how we must treat it.”

Từ “đau” không nói đến một thứ mà chúng ta có thể hoặc thậm chí nên thử dập tắt chỉ bằng một viên thuốc,” chuyên gia thuốc giảm đau Vivianne Tawfik – bác sĩ y khoa, tiến sĩ, phó giáo sư về gây mê, tiền phẫu và điều trị đau, đồng thời là một trong 28 bác sĩ đang làm việc tại trung tâm kiểm soát cơn đau tại Stanford Health Care cho biết. “Sự đau đớn gồm hàng trăm thứ khác nhau. Và chúng ta đã được học rằng đó là cách chúng ta phải điều trị nó.”

The new approach, said Mackey, who leads the pain center and holds the Redlich Professorship, is to personalize pain treatments — “to fill our clinical buckets with the best tools we can make or find and then zero in on the best combination of them to use to help each individual patient for their unique pain problem.”

Mackey – người đứng đầu trung tâm điều trị sự đau và giữ học hàm giáo sư tại đại học Redlich cho biết, phương pháp tiếp cận mới là cá nhân hóa các phương pháp điều trị nỗi đau: “Hãy lấp đầy những chiếc chậu lâm sàng bằng những dụng cụ tốt nhất mà chúng ta có thể tạo ra hoặc tìm được, sau đó, tập trung vào việc phối hợp những dụng cụ đó một cách tốt nhất để giúp mỗi một bệnh nhân với từng triệu chứng đau của riêng họ.” 

Mackey was co-chair of the committee that produced the National Pain Strategy, a 2016 report funded by the National Institutes of Health, recommending a multi-modal approach to improving the assessment and care of people in pain. Mackey also was co-author of a recent Stanford-Lancet Commission report calling for sweeping reforms in response to the Opioid crisis.

Mackey từng là đồng chủ tịch của ủy ban đưa ra Chiến lược cơn đau quốc gia, trong một báo cáo năm 2016 được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia, ông đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận đa phương thức để cải thiện cách đánh giá và chăm sóc những người bị đau. Mackey cũng là đồng tác giả của một báo cáo gần đây của Hội đồng Stanford-Lancet kêu gọi những cải cách sâu rộng để đối phó với khủng hoảng Opioid.

Pain research and treatment at Stanford Medicine ranges from the molecular to the psychological. One group of researchers seeks to hack the nervous system’s pain networks with molecular compounds that more safely and subtly adjust the gain on pain. Another is experimenting with the mushroom-derived psychedelic drug psilocybin to forge new, more tolerable relationships to the pain they can’t get to go away.

Nghiên cứu và điều trị nỗi đau tại Stanford Medicine có phạm vi từ phân tử đến tâm lý học. Một nhóm các nhà nghiên cứu tìm cách xâm nhập các mạng lưới nỗi đau của hệ thần kinh bằng các hợp chất phân tử mà cải thiện việc tiếp cận cơn đau theo cách an toàn và khéo léo hơn. Một nhóm khác thì đang tiến hành thí nghiệm với Psilocybin (có nhiều trong nấm thức thần gây ảo giác) để tạo nên những mối quan hệ mới dễ chịu hơn với cơn đau dai dẳng kia.

And another educates patients through online instructional sessions about the physiological and psychological aspects of pain and how to manage it. Finally, a major NIH-supported effort aims to find biomarkers for pain and identify which patients will respond to which treatments.

Và một nhóm còn lại giáo dục các bệnh nhân thông qua những buổi hướng dẫn trực tuyến về các khía cạnh tâm sinh lý của cơn đau và cách kiểm soát nó. Cuối cùng, một nỗ lực quan trọng được hỗ trợ bởi National Institutes of Health (NIH) nhằm tìm ra các dấu ấn sinh học của cơn đau và xác định bệnh nhân nào sẽ có phản ứng với phương pháp điều trị nào.

What is chronic pain?

Đau mạn tính là gì?

The International Association for the Study of Pain defines pain as an unpleasant sensory and emotional experience associated with or resembling actual or potential tissue damage. Pain that persists or recurs for longer than three months is considered chronic.

Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu cơn đau định nghĩa: đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc không dễ chịu, gắn liền hoặc tương tự với chấn thương mô thực sự hoặc chấn thương mô tiềm ẩn. Cơn đau kéo dài dai dẳng hoặc tái phát lâu hơn 3 tháng được coi là mạn tính.

If pain is an alarm announcing injury or its threat, chronic pain is an alarm that won’t turn off, even if no injury or threat remains. In such cases, pain becomes its own pathology, not an indication of another. 

Nếu cơn đau bình thường được coi là một báo động thông báo có chấn thương hay bản thân nó chính là mối đe dọa của một chấn thương, thì đau mạn tính chính là một báo động không ngừng, ngay cả khi không có chấn thương hay mối đe dọa nào hiện hữu. Trong những trường hợp như vậy, cơn đau trở thành bệnh lý của chính nó, chứ không phải một dấu hiệu của bệnh lý khác.

The depression, anxiety and sleep disorders that can result can make the pain worse, laying down a neural circuit of suffering that can get more and more difficult to interrupt. Chronic pain is also associated with many other disorders including cardiovascular and sexual ones. It is also tied to a higher-than-normal rate of suicide. 

Trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ có thể khiến cơn đau trở nên tệ hơn, tích tụ thành  một mạch thần kinh cảm giác đau mà có thể ngày càng khó để can thiệp. Đau mạn tính cũng gắn liền với nhiều rối loạn khác bao gồm các rối loạn về tim mạch và tình dục. Nó cũng có quan hệ mật thiết với nguy cơ  tự tử cao hơn mức bình thường.

When you step on a tack, a kind of cell called a nociceptor detects the damage and sends a signal up your leg to your spinal cord, where it connects to another long nerve cell that takes it to the part of your brain called the thalamus, where it is perceived and then sent to the cortex, where it finally turns into suffering. “Ouch,” you say, moving your foot off the tack.

Khi bạn dẫm phải một cái đinh, một loại tế bào được gọi là thụ thể đau sẽ phát hiện tổn thương và gửi một tín hiệu từ chân đến tủy sống của bạn, nơi mà kết nối với bó tuỷ/đường dẫn truyền xúc giác đưa tín hiệu lên đồi thị. Đồ thị sẽ tiếp nhận tín hiệu cảm giác và trung truyển tín hiệu tới vỏ não, nơi cuối cùng nó chuyển thành cơn đau. “Ối,” bạn kêu khi nhấc chân khỏi cái đinh.

Almost immediately, your brain sends signals back toward the injury: “Message received, turn off the alarm and calm everyone down.” Pain-quelling chemicals are released along the entire path to do just that. If you’ve put a hole in your foot, the acute stab of pain will transition to a slower, lower-level ache that will diminish and fade as the wound heals.

Gần như ngay lập tức, não bạn gửi tín hiệu trở lại cho vết thương: “Thông điệp đã được nhận, tắt báo động và trấn an tất cả.” Các chất hóa học chế ngự cơn đau được giải phóng dọc theo toàn bộ con đường để làm thế. Nếu chân bạn bị đâm thủng một lỗ, cơn đau nhói sẽ chuyển thành một cơn đau nhức chậm hơn, ở mức độ thấp hơn rồi  sẽ biến mất và phai dần khi vết thương lành lại.

If that injury is repeated, however, other pain signals may head brainward, where they are first perceived and then experienced as suffering. Long-lasting or repeated injuries or serious infections can cause chronic pain, and sometimes, even after an injury has healed, errant alarm signals continue to alert the brain about tissue damage that no longer exists.

Tuy nhiên, nếu thương tổn đó bị lặp lại thì những tín hiệu đau khác lại tiếp tục hướng tới não bộ, nơi chúng được tiếp nhận đầu tiên và rồi, một cơn đau khác lại ập tới. Những thương tổn lâu dài hoặc lặp lại hay  bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây ra đau mạn tính. Thậm chí sau khi một vết thương được chữa lành, thỉnh thoảng những tín hiệu báo động nhầm lẫn vẫn có thể tiếp tục được gửi đi, cảnh báo não bộ về tổn thương mô không còn tồn tại.

The science of making pain stop

Cách chấm dứt cơn đau về mặt khoa học

Opioids are a powerful if blunt pain intervention. They turn off pain by interrupting the pain signals being sent to the brain. When you take morphine, the Opioid molecules enter your bloodstream and spread around your body, fitting into little locked switches on the outsides of cells. These switches, proteins called receptors, unlock and turn on or off when they receive molecules of just the right shape and size to bind to their active site.

Opioids là một biện pháp can thiệp giảm đau rất hiệu quả. Chúng chấm dứt cơn đau bằng cách làm gián đoạn những tín hiệu đau được gửi tới não. Khi bạn dùng morphine, phân tử Opioid sẽ đi vào mạch máu của bạn và tỏa ra khắp cơ thể, lấp đầy vào những ổ khoá nhỏ những mạch chuyển khóa nhỏ bên ngoài các tế bào. Những những ổ khoá nhỏ này, mạch chuyển, hay chính là các protein được gọi là thụ thể tế bào, chỉ mở khóa khi chúng tiếp nhận các phân tử có kích cỡ và hình dạng phù hợp nhất định, để gắn kết đặc hiệu vào điểm hoạt động của chúng. 

In the case of receptors that activate or inhibit nociceptors, they either send pain signals to the brain or keep those signals from being sent. The shape of the molecule that binds to the receptor defines the medicine. Molecules that fit into the main class of pain receptors, opiate receptors, are Opioids.

Trong trường hợp các thụ thể kích hoạt hoặc ức chế các thụ thể đau, nghĩa là chúng gửi các tín hiệu đau tới não hoặc giữ những tín hiệu đó khỏi bị gửi đi. Hình dạng của phân tử kết hợp với thụ thể quyết định loại thuốc. Các phân tử phù hợp với nhóm chính của các thụ thể đau, thụ thể gây mê, là Opioid. 

The Holy Grail of pain treatment has long been a compound that fits into opiate receptors to turn off pain, without causing adverse side effects. The problem with Opioids, of course, is that those same opiate receptors, in addition to turning off pain, can also send signals to stop breathing. Opioids also are addictive. That is a deadly combination responsible for more than 100,000 U.S. deaths each year.

Chén Thánh của điều trị đau Holy Grail từ lâu đã là một hợp chất phù hợp với các thụ thể gây mê để dập tắt cơn đau mà không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tất nhiên,vấn  đề với Opioids là, ngoài việc dập tắt cơn đau thì cũng gây ra tác dụng phụ, nó có thể khiến các thụ cảm thể đó gửi đi các tín hiệu làm ngừng thở. Opioids cũng gây nghiện. Đây là một tổ hợp chết chóc gây ra cái chết cho hơn 100,000 người Mỹ mỗi năm.

More than a decade ago, Nobel Prize-winning work by Stanford Medicine physiologist Brian Kobilka, MD, made possible the search for a more targeted Opioid painkiller, one that would quell pain without stopping breathing or causing addiction.

Hơn một thập kỉ trước, công trình đạt giải Nobel của nhà sinh lý học Brian Kobilka tại Stanford Medicine, bác sĩ y khoa, đã làm một nghiên cứu khả thi cho một loại thuốc tập trung vào việc giảm đau hơn so với  Opioid, loại thuốc dập tắt cơn đau mà không gây ngừng thở hay gây nghiện.

Kobilka, who’s the Hélène Irwin Fagan Chair of Cardiology, and Nobel co-recipient Robert Lefkowitz, MD, were the first to describe in detail the large class of membrane receptor proteins known as G-protein-coupled receptors, which include opiate receptors. These receptor proteins receive messages on the outer surface of a cell that set off actions inside of it. They are the interface where cells receive most of their instructions, including the command to turn off pain.

Kobilka là chủ tịch của Hélène Irwin Fagan về tim mạch và người đồng nhận giải Nobel Rebert Leftkowitz-bác sĩ y khoa- là những người đầu tiên miêu tả chi tiết một nhóm màng thụ thể protein lớnđược biết tới như là các thụ thể bắt cặp với G protein, bao gồm các thụ thể gây mê. Những thụ thể protein này nhận các thông điệp ở bề mặt tế bào để hoạt hoá vùng nội bào phía trong. Chúng là dải phân cách nơi các tế bào nhận hầu hết những chỉ dẫn, bao gồm lệnh dừng đau.

The immense complexity of receptors and the molecules that unlock them has so far frustrated scientists’ efforts to find a much safer yet still effective Opioid. But, aided by new laboratory techniques, Kobilka is hotly pursuing an approach that would amplify and fine-tune the body’s own painkilling mechanisms. 

Do sự phức tạp nghiêm trọng của các thụ thể và các phân tử, nên việc giải mã chúng đã gây cản trở cho các nhà khoa học trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp giảm đau có hiệu quả, nhưng phải an toàn hơn Opioid. Tuy nhiên, nhờ sự  trợ giúp từ những kĩ thuật phòng thực nghiệm mới, Kobilka đang ráo riết theo đuổi một hướng tiếp cận mà có thể tăng cường và hoàn thiện cơ chế giảm đau của chính cơ thể.

Retuning the brain’s pain circuitry

Phục hồi hệ thống mạch đau của não bộ

Kobilka’s strategy is to discover a drug that adjusts the receptor protein’s sensitivity to the body’s naturally produced Opioids. This is not how classic painkillers work. Instead, they usually mimic the body’s natural Opioids, binding to the receptor’s active site. Kobilka is seeking molecules that bind to another location on the same protein and remotely influence the active site’s behavior.

Chiến lược của Kobilka là khám phá ra một loại thuốc điều chỉnh sự nhạy cảm của thụ thể protein đối với Opioid mà cơ thể sản sinh một cách tự nhiên. Đây không phải cách các loại thuốc giảm đau truyền thống hoạt động. Thay vào đó, chúng thường bắt chước Opioid tự nhiên của cơ thể, gắn kết đặc hiệu với điểm hoạt động của thụ thể. Kobilka đang cố tìm các phân tử kết nối với một điểm khác trên cùng protein và ảnh hưởng từ xa đến phản ứng của điểm hoạt động.

This strategy, which is also being used by others, might sound indirect, but it makes sense when you think about how receptor proteins function. Proteins are masses of atoms that flex, twist and wiggle in response to their environment, and the binding of molecules anywhere on the protein’s surface can trigger a change in the protein’s shape and influence the sensitivity of an active site.

Hướng tiếp cận này cũng được nhiều nhà khoa học khác sử dụng, nó nghe hơi lòng vòng nhưng sẽ trở nên dễ hiểu khi bạn suy nghĩ về cách các thụ thể protein hoạt động. Protein là tập hợp của nhiều khối nguyên tử cong, xoắn và liên tục chuyển động để đáp lại môi trường của chúng, và việc các phân tử có thể gắn lên bất cứ đâu trên bề mặt protein có thể gây ra một sự biến đổi hình dạng protein và ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của điểm hoạt động.

In drug discovery lingo, the active site is known as the orthosteric target, and a binding site that influences the orthosteric site is an allosteric target. Opioid drugs have traditionally targeted the obvious location: the receptor protein’s orthosteric site. But Kobilka is shooting for an allosteric site.

Trong thuật ngữ chuyên môn của lĩnh vực Nghiên cứu và phát triển thuốc, điểm hoạt động được biết tới như tiêu điểm lập thể, còn một vị trí tiếp hợp có ảnh hưởng tới tiêu điểm lập thể được gọi là một điểm dị lập thể. Các thuốc giảm đau Opioid thường nhắm tới một vị trí rõ ràng: tiêu điểm lập thể của thụ thể tế bào. Còn Kobilka thì lại hướng đến một điểm dị lập thể. 

“A megaphone is a pretty good analogy for the allosteric site,” said Kobilka. “The source of sound — the voice in this analogy — comes from the orthosteric site. But if there is a voice, it can be modulated — turned up — by the allosteric site.”

“Loa phóng thanh là một minh hoạ rõ ràng cho điểm dị lập thể,” Kobilka phát biểu. “Nguồn gốc của âm thanh là giọng nói, còn nguồn gốc của điểm dị lập thể đến từ tiêu điểm lập thể. Nhưng một giọng nói có thể được điều chỉnh tín hiệu – to lên – nhờ điểm dị lập thể.”

Kobilka wants to find an orthosteric binding site that can be activated only by the body’s own endogenous opiates, so he can then target an associated allosteric site and amplify that already present pain suppression. Such a drug could be both more nuanced in the physiological changes it targets and also have a kind of built-in anti-abuse security system.

Kobilka muốn tìm ra tiêu điểm tiếp hợp lập thể mà chỉ có thể được kích hoạt bằng chính chất gây mê nội sinh của cơ thể, để sau đó ông có thể xác định một điểm dị lập thể có liên quan tới nó và dùng điểm đó để làm tăng cường sự triệt tiêu cơn đau đang hiện hữu. Một loại thuốc có nguyên lý hoạt động như vậy vừa có thể mang lại nhiều sự biến đổi sinh lý mà nó nhắm tới hơn, vừa đem đến một hệ thống bảo vệ có khả năng chống nghiện thuốc. 

“If a person doesn’t have a release of endogenous opiates as a response to their own pain,” said Kobilka, “then the allosteric modulator won’t do anything. If you aren’t in pain, taking the drug would be like turning a megaphone up but with no sound to amplify.”

“Nếu một người không giải phóng các chất gây mê nội sinh như một phản ứng với cơn đau của chính họ,” Kobilka nói, “thì tác nhân điều hoà dị lập thể sẽ không làm gì cả. Nếu bạn không bị đau mà lại uống thuốc thìsẽ giống như bật loa phóng thanh lên nhưng không có âm thanh nào để phóng đại.”

New technology is allowing Kobilka and his colleagues to quickly search libraries of up to a trillion compounds for molecules that bind with specific allosteric sites in promising ways. “These new libraries significantly broaden the chemical space we can search, making it much more likely that we will find something effective and safe,” he said.

Công nghệ mới cho phép Kolbika và các đồng nghiệp của ông nhanh chóng tra cứu các thư viện chứa tới hàng ngàn tỷ hợp chất phân tử gắn kết đặc hiệu với từng điểm dị lập thể cụ thể theo những cách đầy triển vọng. “Những thư viện mới này mở rộng một cách đáng kể không gian hóa chất mà chúng tôi có thể tra cứu, khiến ý tưởng tìm ra thứ gì đó hiệu quả và an toàn hơn của chúng tôi ngày càng trở nên khả thi hơn,” ông nói.

Studying cannabinoids for more types of pain

Nghiên cứu các chất cannabinoid cho nhiều kiểu đau hơn

In addition to hunting for precisely shaped painkilling molecules to engage opiate receptors in more targeted ways, Kobilka and his team are looking for molecules that engage another class of pain receptors altogether: cannabinoid receptors.

Bên cạnh việc tìm kiếm những phân tử giảm đau có hình dạng phù hợp để gắn vào thụ thể gây mê theo các cách đã định sẵn, Kobilka và nhóm của ông còn tìm kiếm những phân tử gắn với một nhóm khác của các thụ thể đau nói chung: các thụ thể cannabinoid.

Like Opioid receptors, cannabinoid receptors are a class of G-protein-coupled receptors that, among other things, are involved in the experience of pain. Kobilka is collaborating with Tawfik and others on a cannabinoid-receptor-focused project funded by the Defense Advanced Research Projects Agency.

Giống như các thụ thể Opioid, các thụ thể cannabinoid là một loại của các thụ thể bắt cặp với G protein mà cũng góp phần vào tạo ra cảm giác đau. Kobilka đang hợp tác với Tawfik và những người khác trong một dự án tập trung nghiên cứu thụ thể cannabinoid được tài trợ bởi Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ (Defense Advanced Research Projects Agency – DARPA).

“Brian is 1,000% receptor-focused,” said Tawfik. “His brilliance is looking at the structure of a receptor and being able to target compounds to that receptor in a way that engages it and causes the activation of different downstream pathways. … Then, once he’s found interesting and promising ones, I see if they work in mice.”

“Brian tập trung 1000% vào thụ thể,” Tawfik nói. “Sự tài giỏi của anh ấy thể hiện qua việc anh ấy chú ý tới cấu trúc của một thụ thể và có năng lực xác định được các hợp chất đặc hiệu của thụ thể mà hoạt hoá được những đường dẫn truyền thần kinh ngược dòng khác nhau… Sau đó, một khi anh ấy tìm ra điều gì thú vị và triển vọng, tôi sẽ xem chúng có thử nghiệm trên chuột được hay không.”

Another reflection of the shift toward making more targeted, personalized drugs is the fact that Tawfik has expanded the number of pain models she uses for her research compared to just a couple of years ago.

Một phản chiếu khác của sự thay đổi hướng tới những loại thuốc nhắm trúng mục tiêu  và cá nhân hóa hơn là, thực tế rằng, so với vài năm trước, số lượng các kiểu đau mà Tawfik dùng cho nghiên cứu của cô đã tăng lên khá nhiều.

“Now, if a drug doesn’t work on one model, I see it not as a fail but as a promising sign that it might be targeted enough to be of real value for another pain condition.”

“Hiện tại, nếu một loại thuốc không có tác dụng trên một mẫu, tôi không còn cho rằng đó là một thất bại nữa, mà đó là một dấu hiệu hứa hẹn rằng, nó có thể được nhắm tới đủ để trở thành một giá trị thực tế cho một bệnh đau khác.”

Then, she and her team were focused on one model, for complex regional pain syndrome, a debilitating chronic nerve condition she specializes in treating. But they now have a half dozen different models for different kinds of pain, she said.

Sau đó, cô và nhóm của cô đã tập trung vào một mẫu, về hội chứng đau cục bộ phức hợp (CRPS), một hội chứng suy nhược thần kinh mạn tính mà cô ấy có chuyên môn điều trị. Theo cô, hiện tại hội chứng này có tới hàng tá kiểu khác nhau cho những loại cơn đau khác nhau. 

 “For a long time, we were looking for the panacea; a compound that would just cure pain, period! So, we wanted it to work in every mouse model for every kind of pain. But that’s exactly where we got into trouble,” she said. “Now, if a drug doesn’t work on one model, I see it not as a fail but as a promising sign that it might be targeted enough to be of real value for another pain condition.”

“Trong một thời gian dài, chúng tôi đã cố tìm kiếm một loại thuốc chữa bách bệnh, một hợp chất có thể điều trị mọi cơn đau, chấm hết! Thế nên, chúng tôi đã muốn nó có tác dụng trên mọi mẫu chuột với mọi kiểu đau. Nhưng đó chính là điểm khiến chúng tôi gặp rắc rối,” cô nói. “Hiện tại, nếu một loại thuốc không có tác dụng trên một mẫu, tôi không còn cho rằng nó là một thất bại nữa, mà đó là một dấu hiệu hứa hẹn rằng, nó có thể được nhắm tới đủ để trở thành một giá trị thực tế cho một bệnh đau khác.”

Tawfik would rather be able to prescribe a drug for a patient with inflammatory pain, say, that addresses only inflammatory pain and nothing else. “You don’t want to turn all pain off, you just want to adjust that one disabling pain,” she said.

Tawfik muốn có thể kê một đơn thuốc cho một bệnh nhân bị đau do viêm và nó không giải quyết chuyện gì khác ngoài giải quyết cơn đau do viêm. “Bạn không muốn chấm dứt mọi cơn đau, mà bạn chỉ muốn điều chỉnh cơn đau tương ứng với thuốc vô hiệu hóa nó,” bà nói.

Developing a multipronged approach

Phát triển phương pháp tiếp cận trên nhiều phương diện

By definition, chronic pain is persistent, which is why Mackey says it is best addressed on multiple fronts at once. “If Brian Kobilka finds a nonaddictive non-respiratory-depressing Opioid, that would be an incredibly important tool,” said Mackey. “But would it cure pain? Absolutely not!”

Theo định nghĩa, đau mạn tính kéo dài dai dẳng, đó là lí do tại sao Mackey nói nó được giải quyết tốt nhất trên nhiều phương diện cùng một lúc. “Nếu Brian Kobilka tìm ra một Opioid không gây nghiện, không gây đình trệ hệ hô hấp, nó sẽ là một công cụ rất quan trọng,” Mackey nói. “Nhưng liệu nó có thể điều trị được cơn đau không? Không hề!” 

“Today, pharmacology is just a small part of what we do,” said Mackey. “Our pain center also employs psychological approaches, physical and occupational therapy, complementary and alternative medicine, and patient empowerment or educational approaches.”

“Ngày nay, dược lý học chỉ là một phần nhỏ trong những điều chúng tôi làm,” Mackey nói. “Trung tâm giảm đau của chúng tôi còn sử dụng những phương pháp tiếp cận tâm lý học, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, dược phẩm bổ sung và thay thế, tiếp sức mạnh cho bệnh nhân hay những phương pháp tiếp cận mang tính giáo dục.”

Researchers are taking many tacks as well.

Các nhà nghiên cứu cũng đang đi theo nhiều hướng.

A Stanford Medicine researcher honing an educational approach is pain scientist and psychologist Beth Darnall, PhD: After years of teaching multisession pain management classes that have been studied for decades, she has compressed key elements of the classes and combined them with other material into a widely accessible two-hour class.

Một nhà nghiên cứu tại trường Stanford Medince – người đã xây dựng một phương pháp giáo dục – tiến sĩ Beth Darnall – nhà khoa học giảm đau và nhà tâm lý học: Sau nhiều năm giảng dạy các lớp kiểm soát cơn đau theo nhiều phiên đã được nghiên cứu hàng thập kỷ, bà đã cô đọng những yếu tố cốt lõi sau các lớp học và kết hợp chúng với nhiều tài liệu khác thành một lớp học kéo dài 2 tiếng có thể dễ dàng tiếp cận rộng rãi. 

The intervention, called Empowered Relief, gives people with acute and chronic pain neuroscience education, mindfulness-based principles and some cognitive behavioral therapy-based skills to better manage their pain and related symptoms, said Darnall, a professor of anesthesiology, perioperative and pain medicine and director of the Stanford Pain Relief Innovations Lab.

Sự can thiệp, được gọi là Empowered Relief, cung cấp cho người bị đau cấp tính và mạn tính kiến thức về khoa học thần kinh, các nguyên tắc dựa trên chánh niệm và một số kĩ năng dựa trên trị liệu hành vi nhận thức để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng của họ tốt hơn, theo Darnall – một giáo sư về gây mê, tiền phẫu và dược lý giảm đau, đồng thời là giám đốc của Phòng thực nghiệm cải tiến phương pháp giảm đau Stanford (Stanford Pain Relief Innovations Lab).

The program launched in 2013 and in 2019 was disseminated to people with acute and chronic pain in 16 countries and in seven languages.

Chương trình được triển khai vào năm 2013 và vào năm 2019 đã được phổ biến tới những người bị đau cấp tính và mạn tính tại 16 quốc gia và bằng 7 ngôn ngữ.

“Most of the 100-million-plus people in the U.S. living with pain don’t have easy access to surgery or carefully managed pain medications or an eight-session cognitive behavioral therapy to gain pain management skills,” she said, noting that Empowered Relief expands access to pain care, and it can work alongside other treatments.

“Gần như hơn 100 triệu người ở Mỹ đang chung sống với cơn đau không dễ dàng tiếp cận với phẫu thuật hay thuốc giảm đau một cách cẩn thận hoặc được tham gia 8 buổi trị liệu hành vi nhận thức để đạt được các kĩ năng kiểm soát cơn đau,” bà nói, và lưu ý rằng Empowered Relief mở rộng việc tiếp cận cách chăm sóc cơn đau tới mọi người, hơn nữa nó cũng có thể kết hợp cùng những liệu pháp khác. 

The course is offered free by some health care providers (including Stanford Health Care), and certified instructors are listed online at stan.md/paincourse, said Darnall.

Khóa học được cung cấp miễn phí bởi những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bao gồm Stanford Health Care), và những người hướng dẫn được chứng nhận có trên danh sách online tại stan.md/paincourse, Darnall nói.

“Data from multiple trials show that we can help significantly reduce pain and other key outcomes with this one-time intervention,” she said.

“Dữ liệu từ nhiều cuộc thử nghiệm cho thấy rằng, chúng ta có thể giúp đỡ một cách đáng kể trong việc giảm đau và những kết quả then chốt khác bằng sự can thiệp 1 lần này,” bà nói.   

A study published in JAMA Network last year favorably compared the effectiveness of Empowered Relief to eight-session cognitive behavioral therapy for people with chronic lower back pain. Participants in both groups showed significant reductions in “pain intensity, pain interference, sleep disturbance, anxiety, depression and pain bothersomeness,” said Darnall.

Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Network năm ngoái so sánh tính hiệu quả của Empowered Relief với 8 buổi trị liệu nhận thức hành vi cho người bị đau thắt lưng mạn tính. Những người tham gia ở cả hai nhóm đã cho thấy những giảm thiểu đáng kể của “cường độ đau, việc gây trở ngại của cơn đau, rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm và sự phiền hà của cơn đau,” Darnall cho hay. 

“The psychological component is an essential part of recovery from chronic pain.”

“Yếu tố tâm lý là một phần quan trọng trong việc đièu trị đau mạn tính.” 

Another study published this year in Anesthesia & Analgesia showed that orthopedic trauma surgery patients who received a version of Empowered Relief had reduced pain after surgery and up to three months later. Cleveland Clinic offers Empowered Relief in its chronic pain clinic and as standard medical care for all spine surgery patients.

Một nghiên cứu khác được công bố trong năm nay trên Anesthesia & Analgesia đã cho thấy rằng, những bệnh nhân phẫu thuật chấn thương chỉnh hình mà nhận được một phiên bản của Empowered Relief đã giảm được cơn đau sau cuộc phẫu thuật cho tới tận 3 tháng sau đó. Bệnh viện tư nhân Cleveland cung cấp khóa học Empowered Relief trong chuyên khoa đau mạn tính của bệnh viện và như là một phúc lợi y tế tiêu chuẩn cho tất cả bệnh nhân phẫu thuật cột sống.

Research that bridges molecular and psychological approaches is also unfolding in the lab of Boris Heifets, MD, PhD, who is studying the use of psilocybin for chronic lower back pain. While some evidence indicates that psychedelics like psilocybin may have a direct analgesic effect, Heifets said, the point of his research is to see if a psilocybin trip helps some people improve their relationship to their chronic pain.

Nghiên cứu kết hợp phân tử và các liệu pháp tâm lý cũng đang được hé lộ trong phòng thí nghiệm của Boris Heifets – bác sĩ y khoa, tiến sĩ – người đang nghiên cứu công dụng của psilocybin đối với cơn đau thắt lưng mạn tính. Trong khi một số bằng chứng chỉ ra rằng, các chất gây ảo giác giống psilocybin có thể có tác dụng giảm đau trực tiếp, Heifets nói, mục tiêu trong nghiên cứu của ông là để xem liệu sử dụng psilocybin có giúp một số người cải thiện tình trạng đau mạn tính của họ hay không.

An experimenter stays with each subject through the experience, remaining nearby for the subject’s safety and peace of mind but not engaging in psychotherapy during the trip. Heifets wants to establish whether a baseline effect exists from only ingesting the drugs before adding psychotherapy to the sessions.

Một nhà thực nghiệm ở lại với từng đối tượng xuyên suốt quá trình trải nghiệm, luôn ở bên cạnh vì sự an toàn và yên bình trong tâm trí của khách thể, nhưng người đó sẽ không thực hiện bất kỳ trị liệu tâm lý nào trong cuộc thử nghiệm. Heifets muốn xác định xem liệu có hiệu quả cơ bản nào không khi chỉ sử dụngthuốc, trước khi bổ sung các phiên trị liệu tâm lý vào.

“The psychological component is an essential part of recovery from chronic pain,” said Heifets. “Psychedelics can catalyze psychological transformations that could take a very long time without a chemical catalyst.”

Yếu tố tâm lý góp phần quan trọng trong việc phục hồi khỏi đau mạn tính,” Heifets nói. “Các chất gây ảo giác có thể xúc tác các biến đổi tâm lý mà đáng lẽ ra sẽ tốn một khoảng thời gian dài nếu không có chất hóa học xúc tác.” 

Matching patients and treatments

Các liệu pháp phù hợp với từng bệnh nhân 

Whether Stanford Pain Management Center specialists employ medications or other treatment options, relieving a patient’s chronic pain depends on their ability to personalize that care.

Cho dù các chuyên gia tại Stanford Pain Management Center sử dụng các dược phẩm hay những lựa chọn điều trị khác, thì việc giảm đau mạn tính của bệnh nhân vẫn phải phụ thuộc vào khả năng cá nhân hóa cách điều trị đó của họ. 

“The difficult part is figuring out which ones will work for which patients,” said Mackey. He has been treating pain patients for decades but, he said, “even with all my experience, I can only predict which treatments will work for any given patient 30 to 40% of the time.”

“Chỗ khó là phải xác định được phương pháp nào sẽ có tác dụng đối với bệnh nhân nào,” Mackey nói. Ông đã và đang điều trị cơn đau cho các bệnh nhân trong hàng thập kỷ nhưng ông cho biết, “ngay cả với toàn bộ kinh nghiệm của mình, tôi chỉ có thể dự đoán đúng được khoảng 30% đến 40% liệu pháp nào sẽ có tác dụng với bệnh nhân nào được nhận liệu pháp đó.”  

One of the most effective drugs for some chronic pain patients, for example, is naltrexone, a drug initially designed to block the intoxicating effects of alcohol and drugs and to reduce cravings. Researchers believe it has an entirely different action at lower doses, reducing neural inflammation and pain.

Một trong số những loại thuốc hiệu nghiệm nhất cho các bệnh nhân đau mạn tính, lấy ví dụ là naltrexone – một loại thuốc ban đầu được tạo ra để làm giảm cơn say khi uống rượu, giảm tác dụng phụ của thuốc và giảm cảm giác thèm ăn. Các nhà nghiên cứu tin rằng nó có một tác dụng hoàn toàn khác ở các liều thấp hơn, làm giảm viêm và giảm đau thần kinh.

“It is a hit-the-ball-out-of-the-park drug that is transformative for many people with chronic pain. It has almost no side effects. And it is dirt cheap,” said Mackey, who collaborated on some of the original experiments on low-dose naltrexone for chronic pain. “The problem is, I don’t know which of my patients it’s going to work for until I try them on it for a few weeks.”

“Nó là một loại thuốc cực kì xuất sắc có tác dụng với nhiều người mắc cơn đau mạn tính. Nó gần như không có tác dụng phụ. Và nó rẻ như bùn,” Mackey – người đã hợp tác trong một số thí nghiệm ban đầu về tác dụng của naltrexone liều thấp cho cơn đau mạn tính. “Vấn đề là tôi không biết những bệnh nhân nào của mình sẽ hợp với loại thuốc này cho đến khi họ dùng thử nó trong vài tuần.”

But Mackey said he and his colleagues are chasing a solution to the challenge of matching chronic pain patients and therapies by developing objective biomarkers to enable a precision medicine approach for pain.

Nhưng Mackey cho biết, ông và các đồng nghiệp đang theo đuổi một giải pháp cho thử thách tìm ra liệu pháp phù hợp cho những bệnh nhân bị đau mạn tính bằng  cách phát triển các dấu sinh học trực quan nhằm mở ra hướng can thiệp bằng dược phẩm chính xác nhất. .  

His team is deploying brain imaging technology, genetics, wearables, sensory testing, self-reporting surveys and machine learning models to predict the treatments — including medications — a person suffering from chronic pain will best respond to.

Nhóm của ông đang phát triển công nghệ chụp hình não bộ, gen, công nghệ đeo được trên người, kiểm tra cảm biến, các khảo sát tự báo cáo và mẫu máy học tập để dự đoán các biện pháp điều trị – bao gồm các dược phẩm – mà một người bị đau mạn tính sẽ phản ứng tốt nhất. 

They have also created a learning health system called CHOIR that compiles high-quality data from every patient encounter. Clinicians have implemented the system at clinics at Stanford and throughout the United States.

Họ cũng đã tạo ra một hệ thống nghiên cứu sức khỏe được gọi là CHOIR biên soạn dữ liệu chất lượng cao từ tất cả các cuộc gặp gỡ với bệnh nhân. Các nhà lâm sàng đang sử dụng hệ thống này tại các phòng khám tại đại học Stanford và khắp nước Mỹ.

“CHOIR allows us to characterize the unique profile of every patient in ways that help us target the right treatments and to track them over time,” he said. “Take naltrexone, for example: If instead of that 30-to-40% rate, I could select with 90-to-100% accuracy, that would make all the difference.”

“CHOIR cho phép chúng ta mô tả đặc điểm bệnh án độc nhất của mọi bệnh nhân theo những cách mà giúp chúng ta xác định được các biện pháp điều trị đúng và theo dõi chúng theo thời gian,” ông nói. “ Ví dụ, dùng naltrexone: nếu thay vì tỷ lệ 30%-40%, tôi có thể chọn với độ chính xác lên tới 90-100%, thì điều nàysẽ khiến mọi thứ hoàn toàn khác.” 

Ultimately, Mackey plans to integrate the biomarker development work into CHOIR to aid clinical decision-making and improve the outcomes of patients with pain and other conditions.

Cuối cùng, Mackey lên kế hoạch để tích hợp công trình phát triển dấu sinh học vào CHOIR để trợ giúp việc đưa ra lựa chọn lâm sàng và cải thiện các kết quả của bệnh nhân bị đau mạn tính và các bệnh khác. 

“The problem is, I don’t know which of my patients it’s going to work for until I try them on it for a few weeks.”

“Vấn đề là tôi không biết những bệnh nhân nào của mình sẽ hợp thuốc cho đến khi họ thử nó trong vài tuần.”

One young female patient with a debilitating case of complex regional pain syndrome sought Mackey out after years of failing to improve under her local care in Florida.

Một nữ bệnh nhân trẻ mắc hội chứng đau cục bộ phức hợp tìm đến Mackey sau nhiều năm không cải thiện được dưới sự điều trị tại địa phương ở bang Florida.

“Using CHOIR, we could see that in addition to her pain, she’d also had terrible fatigue, poor sleep and depressed mood — an association of symptoms that all can respond to low-dose naltrexone,” said Mackey. “Once on the drug, she started sleeping better, feeling less tired and less depressed. Her pain showed dramatic improvement too.”

“Sử dụng CHOIR, chúng ta có thể thấy rằng, bên cạnh cơn đau của cô ấy, cô ấy cũng đã gặp cảm giác mệt mỏi kinh khủng, thiếu ngủ và tâm trạng chán nản – sự kết hợp của các triệu chứng đều có phản ứng với naltrexone liều thấp,” Mackey cho biết. “Sau khi dùng thuốc, cô ấy bắt đầu ngủ ngon hơn, cảm thấy bớt mệt mỏi và bớt chán nản hơn. Cơn đau của cô ấy cải thiện vượt bậc.”

When she felt well and attentive enough to get some traction in pain psychology, Mackey enrolled her in Darnall’s Empowered Relief class, which further amplified the improvements. “While still not entirely pain free,” said Mackey, “she got much more energetic, focused, hopeful and able to pursue a better future.

Khi cô ấy đã cảm thấy đủ khỏe và đủ tập trung để được điều trị bằng liệu pháp kéo giãn trong tâm lý học cơn đau, Mackey đăng ký cho cô ấy vào lớp Empowered Relief của Darnall, lớp học đã giúp cô có nhiều cải thiện hơn. “Mặc dù không hoàn toàn khỏi đau,” Mackey nói, “cô ấy trở nên năng động hơn, tập trung hơn, tràn trề hi vọng hơn và có thể theo đuổi một tương lai tốt hơn.”

“Now she works, has two young children and is enjoying life. It would have been hard to imagine any of that when she first came to us.”

“Hiện tại cô ấy đang làm việc, có 2 con nhỏ và tận hưởng cuộc sống. Thật khó mà tưởng tượng ra những điều như vậy khi cô ấy lần đầu đến tìm chúng tôi.”

From data to molecules to psychology, welcome to the new and improved world of chronic pain treatment.

Từ dữ liệu đến các phân tử đến tâm lý học, chào mừng đến với thế giới mới và tiến bộ hơn của điều trị đau mạn tính.

————————-

Nguồn: https://stanmed.stanford.edu/individualizing-pain-treatments/

Dịch giả: Khánh Linh

Hiệu đính: Trang

Trả lời