Các thành phần cốt lõi của kỷ luật trẻ hiệu quả

Core Components of Effective Child Discipline

 

Biên dịch: Mỹ Linh – Hiệu đính: Xanh Lam

 


When most parents think about discipline, consequences and punishment come to mind. But effective discipline is more than just time-outs and loss of privileges. In fact, those consequences aren’t likely to be effective if the bulk of your discipline focuses on negative consequences.

Nhắc đến kỷ luật, phần lớn các bậc cha mẹ sẽ nghĩ tới hậu quả và hình phạt đầu tiên. Tuy nhiên, kỷ luật hiệu quả không chỉ là hình phạt “tạm dừng” hay lấy đi đặc quyền của trẻ. Trên thực tế, kỷ luật bằng cách cho trẻ thấy hậu quả sẽ không phát huy tác dụng nếu bạn chỉ tập trung vào những hậu quả tiêu cực.

Healthy discipline should include these five core components:

Kỷ luật lành mạnh nên bao gồm năm thành phần cốt lõi sau:

 

A Healthy Relationship With Your Child

Mối quan hệ lành mạnh với con bạn

If you don’t have a healthy relationship with your child, discipline isn’t likely to work. Your child will be much more motivated to listen to what you have to say when he respects your opinion. The need for a healthy relationship stems beyond biological parents. Step-parents, teachers, and daycare providers will be much more effective when they have a healthy relationship with a child.

Nếu bạn không có mối quan hệ lành mạnh với con mình, kỷ luật sẽ không có tác dụng. Trẻ sẽ có nhiều động lực để lắng nghe bạn hơn khi bé tôn trọng ý kiến của bạn. Nhu cầu về một mối quan hệ lành mạnh không chỉ trong mối quan hệ với cha mẹ ruột. Kỷ luật trẻ cũng sẽ hiệu quả hơn trong mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ kế, giáo viên và người chăm sóc trẻ.

Discipline as a Teaching Tool

Sử dụng kỷ luật như một công cụ giảng dạy

If discipline is reserved for correcting misbehavior only, it won’t be very effective. If you find yourself constantly saying things like, “Don’t do that,” and “You’re in time-out,” without teaching him the correct behavior, he won’t learn. And that means he’ll be more likely to repeat that mistake again.

Nếu kỷ luật chỉ nhằm mục đích điều chỉnh hành vi thì sẽ không thực sự hiệu quả. Nếu bạn thấy mình liên tục nói những câu như “Đừng làm vậy” và “Giờ con phải “tạm dừng điều đó” mà không dạy con cách cư xử đúng đắn, trẻ sẽ không học được cách hành xử phù hợp. Điều đó có nghĩa là nhiều khả năng trẻ sẽ lặp lại sai lầm đó một lần nữa.

To really help a child change his behavior, discipline should be used as a teaching tool. That means helping your child identify what to do instead. So rather than tell him not to hit his sister, make sure you also invest time into teaching him to resolve conflict peacefully.

Để thực sự giúp trẻ thay đổi hành vi, kỷ luật nên được sử dụng như một công cụ giảng dạy. Có nghĩa là bạn cần giúp trẻ xác định những cách làm thay thế. Vì vậy, thay vì bảo trẻ đừng đánh em gái mình, hãy đảm bảo rằng bạn dành thời gian để dạy con giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Consistent Discipline

Kỷ luật nhất quán

If you only put your child in time-out one out of every five times that he hits his brother, he’s not going to stop hitting his brother. After all, it’s worth the risk if there’s only a 20 percent chance he’ll get into trouble.

Nếu bạn chỉ cho trẻ dừng một trong số năm lần trẻ đánh anh trai mình, trẻ sẽ không ngừng đánh anh trai. Suy cho cùng, đáng để trẻ mạo hiểm nếu chỉ có 20% khả năng trẻ bị phạt khi đánh anh.

To be effective, discipline needs to be applied consistently. Discipline also needs to be linked to new skill-sets. Your child will continue a behavior if they are unsure what the healthier replacement behavior is. Although time-out might seem like an effective strategy, it doesn’t teach a new skill. It doesn’t teach the child what to do instead.

Để đạt hiệu quả, kỷ luật cần phải được áp dụng một cách nhất quán. Kỷ luật cũng cần được liên kết với các bộ kỹ năng mới. Trẻ sẽ tiếp tục một hành vi nếu không biết chắc chắn hành vi thay thế lành mạnh hơn là gì. Mặc dù “time-out” có vẻ là một chiến lược hiệu quả nhưng cách này không dạy trẻ kỹ năng mới. Thực tế là nó không hướng dẫn trẻ biết phải làm gì.

In other words, if your child engages in a behavior due to poor impulse control, teach him ways to pause, stop, and think before doing something. Practice this while playing, making meals together, crossing the street, and responding to a question.

Nói cách khác, nếu con bạn thực hiện một hành vi do khả năng kiểm soát kém, hãy dạy con cách tạm dừng, dừng lại và suy nghĩ trước khi làm điều gì đó. Hãy thực hành điều này hằng ngày, trong khi chơi, cùng nhau nấu bữa ăn, băng qua đường, trả lời một câu hỏi,…

Immediate Consequences

Hậu quả ngay lập tức

Immediate consequences help kids connect the dots between their behavior and the consequence. If a child doesn’t lose her phone privileges for at least a week after she lied about getting her homework done on time, the consequence won’t be as effective.

Hậu quả ngay lập tức giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả mang lại. Nếu một đứa trẻ không bị mất đặc quyền sử dụng điện thoại trong ít nhất một tuần sau khi nói dối về việc hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn thì hậu quả sẽ không còn hiệu quả nữa.

There may certainly be times that you can’t give an immediate consequence. Sometimes, you may not discover your child has broken the rules until hours – or even days – later. In those instances, a late consequence may be your only option. But it’s important to avoid saying things like, “Wait until your father gets home,” because a consequence served several hours later will be less effective.

Sẽ có những lúc bạn không thể đưa ra hậu quả ngay lập tức. Đôi khi, bạn có thể không phát hiện ra con mình đã vi phạm các quy tắc cho đến hàng giờ  hoặc thậm chí vài ngày sau. Trong những trường hợp đó, hậu quả muộn có thể là lựa chọn duy nhất của bạn. Điều quan trọng là tránh nói những câu như “Hãy đợi cho đến khi bố con về,” vì hậu quả được đưa ra vài giờ sau đó sẽ kém hiệu quả hơn.

Fair Consequences

Hậu quả công bằng

If your 12-year-old forgets to do his homework one night, and you ground him from using any electronics for a month, your child isn’t likely to perceive that as a fair consequence.

Nếu đứa con 12 tuổi của bạn quên làm bài tập về nhà trong một đêm và bạn cấm con sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào trong một tháng, con bạn sẽ không coi đó là một hậu quả công bằng.

So he may sneak in some phone time when you’re not around. Or, he may turn on the TV when you’re not paying attention. He isn’t likely to abide by the consequence if he doesn’t think you’ve given him a fair deal.

Vì vậy, trẻ có thể lẻn nói chuyện điện thoại khi bạn không có mặt hoặc sẽ bật TV khi bạn không chú ý. Trẻ khó có thể chấp nhận hậu quả khi trẻ nghĩ rằng bạn đã đối xử không công bằng.

When kids are convinced they’ve been served an injustice, they’ll fight it every step of the way. That doesn’t mean you should always negotiate with your child and give in when they protest about the consequences you have handed down, but it does mean you should ensure that the consequences are not overly harsh.

Khi những đứa trẻ tin rằng mình đã phải chịu sự bất công, chúng sẽ đấu tranh từng bước một. Điều này không có nghĩa bạn phải luôn thương lượng với con và nhượng bộ khi chúng phản đối về hậu quả mà bạn đã đưa ra trước đó. Điều bạn nên làm là đảm bảo rằng hậu quả đó không quá khắc nghiệt.

 

 

——————————————-

Nguồn bài viết: 

https://www.verywellfamily.com/the-5-core-components-of-effective-discipline-1094822

 

Để lại một bình luận