How to Improve Your Self-Worth and Why It’s Important
Bồi đắp giá trị bản thân: cách làm và lý do nên bắt đầu ngay
Self-worthiness is linked to greater resilience
Giá trị bản thân cao giúp tăng khả năng phục hồi
Tác giả: Sanjana Gupta
Chuyển ngữ: Kim Tuyền – Hiệu đính: Nguyễn Thảo
Have you ever felt like you’re not good enough, no matter how hard you try? You’re not alone. Many people struggle with self-worthiness—that unshakeable belief that you are capable, valuable, and deserving of respect.
Bạn có bao giờ cảm thấy mình chưa đủ tốt dù đã cố gắng rất nhiều? Nếu có thì bạn không hề cô đơn. Nhiều người vẫn đang vật lộn với niềm tin về giá trị bản thân – tức là niềm tin vững chắc rằng mình có năng lực, xứng đáng, và đáng được tôn trọng.
According to the American Psychological Association (APA), your self-worth is your evaluation of yourself as a capable and valuable human deserving consideration and respect. It is an internal sense of being worthy of love.
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), giá trị bản thân là cách một người tự đánh giá chính mình như một cá nhân có năng lực, có giá trị và xứng đáng được quan tâm và tôn trọng. Nó phản ánh cảm nhận bên trong rằng mình xứng đáng được yêu thương.
We often think about terms like “respect,” “love,” and “consideration” about our relationships with others, such as our friends, family members, colleagues, and neighbors. However, the term “self-worth” gauges how much we respect, love, and value ourselves.
Chúng ta thường gắn các khái niệm như: “tôn trọng”, “yêu thương”, và “quan tâm” với các mối quan hệ xã hội như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, và hàng xóm. Thế nhưng, khái niệm “giá trị bản thân” lại đo lường mức độ chúng ta dành những điều đó cho chính mình như thế nào.
Self-worth is important for many reasons. People with positive self-worth tend to have greater self-confidence and self-esteem. Having low self-worth, on the other hand, means judging oneself harshly, having a low opinion of oneself, and tending to focus on one’s mistakes and shortcomings rather than one’s abilities and strengths.
Giá trị bản thân đóng vai trò quan trọng vì nhiều lý do. Người có cảm nhận tích cực về giá trị bản thân thường tự tin hơn và có lòng tự tôn cao hơn. Trái lại, khi cảm nhận về giá trị bản thân thấp, người ta thường tự phán xét khắt khe, hạ thấp chính mình, và dễ tập trung vào sai lầm và khuyết điểm hơn là nhìn nhận năng lực và điểm mạnh của bản thân.
“It’s important to have self-worth because it impacts everything you do from your relationships, to how you work, how you feel about yourself, and how others view you.”
“Giá trị bản thân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống – từ các mối quan hệ, cách bạn làm việc, cảm nhận của bạn về chính mình cho đến cách người khác nhìn nhận về bạn.”
— Sabrina Romanoff, PsyD
Keep reading to learn more about why self-worth is so crucial to your psychological well-being and explore strategies to improve your self-worthiness.
Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giá trị bản thân đối với sức khỏe tinh thần, cũng như những chiến lược hiệu quả để cải thiện nó.
Factors That Influence Self-Worth
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bản thân
Self-worth is a subjective concept that can fluctuate based on many variables, says Sabrina Romanoff, PsyD, a clinical psychologist and professor at Yeshiva University.
Giá trị bản thân là một khái niệm mang tính chủ quan có thể biến đổi theo nhiều yếu tố khác nhau, theo chia sẻ của tiến sĩ Sabrina Romanoff, nhà tâm lý học lâm sàng và giảng viên tại Đại học Yeshiva.
According to Dr. Romanoff, these are some of the factors that may influence self-worth:
Theo tiến sĩ Romanoff, dưới đây là những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến giá trị bản thân:
- Core beliefs and values
- Thoughts and feelings
- Emotions and mental well-being
- Experiences and interactions with others
- Relationships, both past and present
- Health and physical fitness
- Career and profession
- Activities and hobbies
- Community and social status
- Financial position
- Physical appearance
- Childhood experiences
- Niềm tin và giá trị cốt lõi
- Suy nghĩ và cảm giác
- Cảm xúc và sự an lạc tinh thần
- Trải nghiệm và tương tác với người khác
- Các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại
- Sức khỏe thể chất và việc rèn luyện
- Nghề nghiệp và lĩnh vực chuyên môn
- Hoạt động và sở thích cá nhân
- Cộng đồng và vị thế xã hội
- Tình hình tài chính
- Ngoại hình
- Trải nghiệm thời thơ ấu
Gauging Self-Worthiness
Đo lường giá trị bản thân
If you’re trying to gauge your self-worth, Dr. Romanoff says it may be helpful to ask yourself the following questions:
Để nhìn rõ hơn về cách bạn nhìn nhận giá trị bản thân, tiến sĩ Romanoff gợi ý rằng bạn có thể hỏi mình những câu sau:
- How much do you like, respect, and value yourself?
- Which words would you use to describe yourself to a stranger?
- When you self-reflect and think about yourself, are your thoughts generally positive, negative, or somewhere in between?
- Do you believe you are worthy of others’ love, respect, and consideration?
- Bạn yêu quý, tôn trọng, và trân trọng bản thân đến mức nào?
- Bạn sẽ dùng những từ ngữ nào để mô tả bản thân với một người lạ?
- Khi bạn tự soi chiếu và suy ngẫm về bản thân, bạn thường có những suy nghĩ tích cực, tiêu cực, hay ở giữa hai thái cực đó?
- Bạn có tin rằng mình xứng đáng được người khác yêu thương, tôn trọng, và quan tâm hay không?
Asking yourself these questions can help you introspect and get a sense of your own self-worth.
Tự trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn nhìn nhận lại bản thân và hiểu rõ hơn về giá trị bản thân của chính mình.
As you explore these thoughts, it can also be helpful to think about where your thoughts and beliefs around your self-worth originated from.
Khi bạn khám phá những suy nghĩ này, nó có thể giúp bạn nhận ra nguồn gốc của niềm tin và quan điểm về giá trị bản thân.
Importance of Self-Worth
Tầm quan trọng của giá trị bản thân
Below, Dr. Romanoff explains the benefits of having a healthy sense of self-worth and the potential pitfalls of having low self-worth.
Dưới đây, tiến sĩ Romanoff sẽ phân tích những lợi ích khi bạn có cảm nhận lành mạnh về giá trị bản thân, cũng như những hệ quả tiềm ẩn khi bạn đánh giá thấp chính mình.
Benefits of Positive Self-Worth
Lợi ích khi có cái nhìn tích cực về giá trị bản thân
Folks with high self-worth carry with them a sense of confidence that they will be all right and manage whatever comes their way. While they are aware of areas in which they can improve, they don’t let their shortcomings define their identity. They are not afraid to pursue opportunities and have reasonable faith in their ability to deliver.
Những người có giá trị bản thân cao thường mang trong mình sự tự tin rằng có thể xoay sở tốt trước mọi tình huống và họ sẽ ổn. Họ nhận thức rõ những điểm chưa hoàn thiện nhưng không để điều đó định nghĩa bản thân. Họ không e ngại nắm bắt cơ hội và luôn tin vào năng lực của mình.
Self-worth also plays an important role in relationship dynamics. For example, if someone is treated poorly, their self-worth will likely have a large impact on their interpretation of the event—someone with low self-worth may blame themselves, whereas a person with healthy self-worth may not consider themselves deserving of mistreatment.
Giá trị bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong các tương tác của những mối quan hệ. Ví dụ, nếu ai đó bị đối xử tệ, cách họ nhìn nhận tình huống sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ niềm tin vào giá trị bản thân – người có giá trị bản thân thấp thường có xu hướng đổ lỗi cho chính mình, trong khi người có giá trị bản thân lành mạnh thì không cho rằng họ đáng bị đối xử như vậy.
Therefore, having positive self-worth can help people set boundaries around how they are treated by others. Learning to ask for respect is what pushes others to be respectful.
Do đó, khi có giá trị bản thân tích cực, chúng ta sẽ dễ dàng thiết lập ranh giới trong cách người khác đối xử với mình. Học cách đòi hỏi sự tôn trọng cũng là cách để người khác học cách tôn trọng ta.
According to a 2017 study, positive self-worth is associated with a greater sense of well-being and life satisfaction.
Theo một nghiên cứu năm 2017, giá trị bản thân tích cực có liên quan đến cảm giác an lạc và sự hài lòng cuộc sống.
Potential Pitfalls of Low Self-Worth
Những hệ quả tiềm ẩn của giá trị bản thân thấp
Low self-worth is characterized by a negative view of oneself and a lack of trust in one’s abilities. As a result, there is a perpetual fear of failure, difficulty accepting positive comments, and a disproportionate focus on weaknesses.
Giá trị bản thân thấp thường đi kèm với góc nhìn tiêu cực về chính mình và thiếu tin tưởng vào năng lực cá nhân. Hệ quả là người đó mang trong mình nỗi sợ thất bại, khó đón nhận những lời khen tích cực, và có xu hướng tập trung quá mức vào điểm yếu của bản thân.
Because there is a strong tendency to view oneself as unworthy, there is also a tendency to elevate others, in an effort to compensate. Someone with low self-worth may therefore minimize their needs, allow their boundaries to be infringed, go out of their way to please others, and be unable to stand up for themselves.
Khi một người cảm thấy rằng mình không xứng đáng, họ có xu hướng đề cao người khác như một cách để bù trừ. Họ có thể bỏ qua nhu cầu của bản thân, dễ để người khác xâm phạm ranh giới cá nhân, cố gắng làm hài lòng người khác, và gặp khó khăn trong việc đứng lên bảo vệ chính mình.
Low self-worth is highly correlated with depression and anxiety. As a result, people may experience symptoms like low mood, irritability, anxiety, fatigue, changes in weight, sleep difficulties, and inability to concentrate.
Giá trị bản thân thấp có mối liên hệ chặt chẽ với trầm cảm và lo âu. Hệ quả là người trải qua tình trạng này có thể gặp các triệu chứng như: khí sắc giảm, dễ cáu gắt, lo âu, kiệt sức, thay đổi cân nặng, rối loạn giấc ngủ, và khó tập trung.
Strategies to Improve Your Self-Worth
Chiến lược nâng cao giá trị bản thân
So what can you do to improve your sense of self-worthiness? Below, Dr. Romanoff shares some strategies that can help you boost your sense of self-worth:
Vậy bạn có thể thực hiện những bước nào để củng cố cảm nhận về giá trị bản thân? Dưới đây, tiến sĩ Romanoff có chia sẻ một số chiến lược hữu ích:
Do Things You Enjoy and Are Good At
Làm những điều bạn yêu thích và giỏi
Getting good at something—and enjoying it—can provide positive reinforcement and feelings of proficiency and capability. Regular reminders of your talents, strengths, and abilities can also help make you more confident in other areas of your life.
Khi bạn trở nên thành thạo một việc gì đó – và tận hưởng nó – điều này có thể tạo ra sự củng cố tích cực và cảm giác rằng mình tài năng, có năng lực. Việc thường xuyên nhắc nhở bản thân về những điểm mạnh, tài năng, và khả năng của mình cũng góp phần gia tăng lòng tự tin trong bạn, không chỉ ở lĩnh vực đó mà cả trong các khía cạnh khác của cuộc sống.
Exercise and Challenge Yourself
Tập luyện và thử thách bản thân
Research shows us that physical activity is linked to a greater sense of self-worth. Inducing moderate strain on your body and striving towards increasingly advanced goals each time gives you tangible proof that you are capable of more than you thought.
Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có liên quan chặt chẽ đến cảm nhận về giá trị bản thân. Việc tạo ra mức độ thử thách vừa phải cho cơ thể, đồng thời hướng đến những mục tiêu nâng cao hơn mang đến cho bạn bằng chứng rõ ràng rằng bạn có thể làm được nhiều hơn bạn nghĩ.
Exercise also recalibrates your mindset and offers both physical and mental benefits.
Việc tập luyện cũng giúp tái điều chỉnh tư duy và mang lại lợi ích về cả thể chất lẫn tinh thần.
Challenge Negative Thoughts
Thách thức những ý nghĩ tiêu cực
Remember that thoughts are not facts. Most of the time, they are distortions caused by internalized critics, stress, and situational demands. Next time you have a negative thought about yourself, think of an alternative realistic thought to replace it.
Bạn cần nhớ rằng ý nghĩ không phải là sự thật. Hầu hết chúng là sự bóp méo từ những chỉ trích nội tâm, căng thẳng, và yêu cầu từ môi trường xung quanh. Mỗi khi bạn đối diện với ý nghĩ tiêu cực về bản thân, hãy thử thay thế nó bằng ý nghĩ thực tế hơn.
Seek Support
Tìm kiếm sự giúp đỡ
You could also see a therapist for self-worth if you notice that it’s constricting the quality of your functioning in your relationships, work, or emotional well-being. Having low self-worth can be like living life through restricted blinders.
Bạn cũng có thể tìm đến chuyên gia tâm lý nếu vấn đề về giá trị bản thân đang ảnh hưởng đến chất lượng sống – trong các mối quan hệ, công việc, hay sức khỏe tinh thần của bạn. Giá trị bản thân thấp có thể khiến bạn sống mà như thể nhìn đời qua một tấm màn che, hạn chế cả tầm nhìn lẫn trải nghiệm.
Sometimes, complacency with this restriction grows, and people believe they are not worthy of more. In these instances, the perspective of a neutral, trained professional can be very effective.
Đôi khi, con người trở nên quen với cảm giác bị giới hạn và dần thỏa hiệp với nó, tin rằng mình không xứng đáng có được nhiều hơn. Trong những trường hợp như vậy, ở góc nhìn trung lập của một chuyên gia được đào tạo bài bản có thể mở ra hướng đi mới.
Build Self-Worth in Your Children
Xây dựng giá trị bản thân cho con
The origins of low self-worth can often be traced back to adults’ childhood behaviors, even if they were well-meaning. If you have children, it’s important to actively work toward building their self-esteem.
Nguồn gốc của cảm giác thiếu giá trị ở một người thường bắt nguồn từ cách họ được nuôi dạy khi còn nhỏ, dù rằng những hành vi của người lớn khi ấy có thể xuất phát từ ý tốt. Nếu bạn đang nuôi dạy con, điều quan trọng là chủ động vun đắp lòng tự tôn cho trẻ ngay từ sớm.
Recognize and praise internal factors such as effort and determination rather than rewarding them for external factors such as appearance or winning sports games or prizes.
Ghi nhận và khen ngợi những yếu tố nội tại như sự nỗ lực và quyết tâm, thay vì chỉ khen thưởng những thành tích bên ngoài như ngoại hình, chiến thắng trong các trận đấu thể thao hay đạt giải thưởng.
Focus on what your child can control because if their self-esteem is solely based on external factors, their self-esteem will depend on the next accomplishment.
Hãy tập trung vào những điều mà con bạn có thể kiểm soát được. Bởi nếu lòng tự tôn của trẻ chỉ xây dựng từ yếu tố bên ngoài, thì chúng luôn cảm thấy phải đạt thêm thành tích mới để thấy mình có giá trị.
Takeaways
Điều cần nhớ
Having a healthy sense of self-worth is important and can contribute to better relationships, work, health, and overall mental and emotional well-being. If you think you might have low self-esteem, there are steps you can take to improve it and have a more positive view of yourself. Loving, respecting, and valuing yourself can be the first step toward gaining the love, respect, and consideration of others.
Nhận thức tích cực về giá trị bản thân không chỉ quan trọng mà còn góp phần cải thiện các mối quan hệ, công việc, sức khỏe, cũng như đời sống tinh thần và cảm xúc nói chung. Nếu bạn cảm thấy mình đang có lòng tự tôn thấp, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số bước để cải thiện điều đó và nhìn nhận bản thân theo hướng tích cực hơn. Học cách yêu thương, tôn trọng, và trân quý chính mình có thể là bước đầu tiên để đón nhận tình cảm và sự trân trọng từ người khác.
Nguồn bài dịch: https://www.verywellmind.com/what-is-self-worth-6543764