Áp dụng Tâm lý học Tích cực vào Nơi công sở: 16 mẹo bổ ích

Positive Psychology in the Workplace: 16 Practical Tips

 

 

Tác giả: Jeremy Sutton, Tiến sĩ

Người kiểm chứng thông tin khoa học: Gabriella Lancia

Biên dịch: Mỹ Uyên – Hiệu đính: Xanh Lam


 

The rat race is over. The daily 9–5 grind has ended. Employees now labor with love and find work fulfilling! Does this sound like science fiction to you?

Vòng xoáy bon chen đã kết thúc. Công việc hành chính tẻ nhạt từ 9h sáng đến 5h chiều cũng đã không còn nữa. Giờ đây, nhân viên đều tràn đầy tình yêu và nhiệt huyết với công việc mình làm. Nghe có giống khoa học viễn tưởng không?

Actually, it is not. In fact, ever since the start of the COVID-19 pandemic, there has been a strong movement of workers searching for a job aligned with their values, instead of the age-old yearning for “job security.”

Thật ra thì không. Thực tế, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, đã có một phong trào mạnh mẽ của người lao động tìm kiếm một công việc phù hợp với giá trị của họ, thay vì cái khao khát xưa nay đó là “sự ổn định việc làm.” 

Between quiet quitting and the Great Resignation, employees have reported the lowest job satisfaction in 20 years. More and more employees are willing to sacrifice job security to find something more aligned with their values (Dhingra et al., 2022; Gallup, 2022b).So where does this put your organization?

Giữa việc lặng lẽ nghỉ việc và cuộc khủng hoảng Đại từ chức, nhân viên đã cho thấy mức độ hài lòng với công việc thấp nhất trong 20 năm. Ngày càng có nhiều nhân viên sẵn sàng hy sinh sự ổn định trong công việc để tìm thứ gì đó phù hợp hơn với giá trị của họ (Dhingra và cộng sự, 2022; Gallup, 2022b). Vậy điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới tổ chức của bạn?

Maybe it is time to reconsider your company’s approach to employee wellbeing, resilience, and work–life balance.

Có lẽ, đã đến lúc nên nhìn nhận lại đường hướng tiếp cận của công ty đối với phúc lợi, năng lực phục hồi và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên

In this article, we will explore how, as an owner, leader, or manager, you can use positive psychology in your workplace to adopt science-led practical tips to improve employee flourishing.

Trong bài viết này, chúng ta, với tư cách là chủ sở hữu, nhà lãnh đạo hoặc người quản lý, sẽ khám phá cách để có thể khai thác tâm lý học tích cực tại nơi làm việc của mình để áp dụng các mẹo thực tế dựa trên cơ sở khoa học nhằm cải thiện sự phát triển của nhân viên.

 

Positive Psychology at Work: Is It Important?

Tâm lý học tích cực tại Nơi làm việc: Liệu nó có quan trọng? 

One of positive psychology’s key aims is to help individuals, groups, and organizations flourish. And this is vital, now more than ever before, as explained above—that is, if you wish to keep your best employees.

Một trong những mục tiêu chính của tâm lý học tích cực là giúp các cá nhân, nhóm và tổ chức phát triển. Và điều này quan trọng hơn bao giờ hết, như đã giải thích ở trên—tức là nếu bạn muốn giữ chân được những nhân viên giỏi nhất. 

According to the “paradox of influence,” while developed nations are increasingly affluent, life satisfaction and mental wellbeing are not improving (Seligman, 2011; Day et al., 2014).

Theo “nghịch lý của sự ảnh hưởng”, trong khi các quốc gia phát triển ngày càng giàu có thì sự hài lòng về cuộc sống và sức khỏe tinh thần lại không được cải thiện (Seligman, 2011; Day và cộng sự, 2014).

This phenomenon is particularly true in the workplace, where once an employee’s basic needs are met, additional income and benefits do not usually increase happiness, fulfillment, or meaning (Gallup, 2022b; Day et al., 2014).

Hiện tượng này đặc biệt đúng ở nơi làm việc, nơi mà khi các nhu cầu cơ bản của nhân viên được đáp ứng, thì thu nhập và phúc lợi bổ sung thường không làm gia tăng sự  hạnh phúc, sự thỏa mãn hoặc ý nghĩa cuộc sống (Gallup, 2022b; Day et al., 2014).

The world faces tough challenges: record inflation, pandemics, war, and work trends such as employees quitting their jobs at record rates. Positive psychology recognizes that it is crucial to promote factors that enable individuals, organizations, and communities to thrive.

Thế giới phải đối mặt với những thách thức khó khăn: lạm phát kỷ lục, đại dịch, chiến tranh và xu hướng nghỉ việc lên cao tới mức kỷ lục. Tâm lý học tích cực nhận ra rằng điều quan trọng là phải thúc đẩy các yếu tố giúp cá nhân, tổ chức và cộng đồng phát triển.

When built into the workplace, these factors have the potential to support broader business initiatives aimed at the following (Boniwell & Tunariu, 2019; Achor, 2011; Day et al., 2014; Seligman, 2011):

Khi được tích hợp vào nơi làm việc, những yếu tố này có khả năng hỗ trợ các sáng kiến ​​kinh doanh rộng hơn nhằm vào những mục tiêu sau (Boniwell & Tunariu, 2019; Achor, 2011; Day và cộng sự, 2014; Seligman, 2011)

  • Improving employee engagement and satisfaction while increasing productivity and profitability for the organization
  • Cải thiện sự gắn kết và hài lòng của nhân viên đồng thời tăng năng suất và lợi nhuận cho tổ chức. 
  • Building a culture of positivity and wellbeing, leading to lower turnover rates and higher employee retention
  • Xây dựng văn hóa tích cực và hạnh phúc, dẫn đến tỷ lệ thôi việc thấp hơn và tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn
  • Improving communication and collaboration among team members, resulting in better decision-making and problem-solving
  • Cải thiện giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. 
  • Helping leaders develop a more resilient and adaptable workforce, better able to navigate change and uncertainty
  • Giúp các nhà lãnh đạo phát triển lực lượng lao động kiên cường và thích ứng hơn, có khả năng điều hướng tốt hơn trước sự thay đổi và bất định. 
  • Enhancing creativity and innovation, leading to new products and improved service offerings
  • Tăng cường tính sáng tạo và đổi mới, tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến dịch vụ
  • Supporting managers as they develop a more positive and empowering leadership style, boosting employee performance and motivation
  • Hỗ trợ các nhà quản lý khi họ phát triển phong cách lãnh đạo tích cực và thiên về trao quyền cho nhân viên, từ đó thúc đẩy hiệu suất và động lực của nhân viên
  • Helping organizations build a more positive brand image and reputation, which can attract top talent and improve customer loyalty
  • Giúp các tổ chức xây dựng hình ảnh và danh tiếng thương hiệu tích cực hơn, từ đó có thể thu hút nhân tài hàng đầu và nâng cao lòng trung thành của khách hàng
  • Reducing employee stress and burnout, leading to improved physical and mental health and lower healthcare costs
  • Giảm căng thẳng và kiệt sức của nhân viên, dẫn đến cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe
  • Improving employee wellbeing, resulting in increased job satisfaction and engagement
  • Cải thiện phúc lợi của nhân viên, dẫn đến tăng sự hài lòng và gắn kết trong công việc

Embedding the principles of positive psychology in the workplace can show an organization’s commitment to the wellbeing of its employees, which can improve employee loyalty and commitment (Achor, 2011).

Việc áp dụng các nguyên tắc tâm lý tích cực tại nơi làm việc có thể thể hiện cam kết của tổ chức đối với phúc lợi của nhân viên, điều này có thể cải thiện lòng trung thành và sự cam kết của nhân viên (Achor, 2011).

Positive psychology is much more than a one-dimensional view of positive thinking and positive emotions; it is “focused on what makes individuals and communities flourish, rather than languish” (Boniwell & Tunariu, 2019, p. 2).

Tâm lý học tích cực không chỉ là cái nhìn một chiều về suy nghĩ tích cực và cảm xúc tích cực; nó “tập trung vào những gì khiến các cá nhân và cộng đồng phát triển, thay vì suy yếu” (Boniwell & Tunariu, 2019, trang 2).

 

The Benefits of Positive Psychology in the Workplace

Lợi ích của tâm lý tích cực tại nơi làm việc

Several key theories have influenced the successful application of positive psychology-led interventions in the workplace, including the following (Day et al., 2014):

Nhiều lý thuyết quan trọng đã góp phần cho việc áp dụng thành công các biện pháp can thiệp dựa trên tâm lý tích cực tại nơi làm việc, bao gồm những lý thuyết sau (Day và cộng sự, 2014):

  • Broaden-and-build theory: 
    Positive emotions broaden staff cognitive and social resources, encouraging novel thoughts and responses and long-term wellbeing and success.
  • Lý thuyết mở rộng và xây dựng: 
    Cảm xúc tích cực mở rộng nguồn lực nhận thức và xã hội của nhân viên, khuyến khích những suy nghĩ và phản ứng mới cũng như hạnh phúc và thành công lâu dài.
  • Orientations to happiness:
    Employees can pursue happiness through three different approaches: pleasure, engagement, and meaning.
  • Định hướng hạnh phúc:
    Nhân viên có thể theo đuổi hạnh phúc thông qua ba cách tiếp cận khác nhau: niềm vui, sự gắn kết và ý nghĩa.
  • Psychological capital:
    An individual’s level of optimism, self-efficacy, hope, and resilience can lead to greater wellbeing and performance.
  • Vốn tâm lý:
    Mức độ lạc quan, niềm tin vào năng lực bản thân, hy vọng và sự kiên cường của một cá nhân có thể cải thiện hiệu suất làm việc cũng như sức khỏe toàn diện.
  • Sustainable happiness theory:
    To maintain happiness, employees should focus on self-care, social connections, and meaningful activities.
  • Lý thuyết hạnh phúc bền vững:
    Để duy trì hạnh phúc, nhân viên nên tập trung vào việc chăm sóc bản thân, kết nối xã hội và các hoạt động có ý nghĩa.

Such positive psychology approaches have wide-ranging benefits, with research findings confirming various benefits to organizations, leaders, and employees, including the following (Day et al., 2014; Martin, 2005; Lupsa et al., 2019):

Những cách tiếp cận tâm lý tích cực như vậy có nhiều lợi ích, với các kết quả nghiên cứu xác nhận nhiều lợi ích khác nhau đối với tổ chức, lãnh đạo và nhân viên, bao gồm những điều sau (Day và cộng sự, 2014; Martin, 2005; Lupsa và cộng sự, 2019):

  • Increased positive emotions
  • Gia tăng cảm xúc tích cực
  • Boosted creativity
  • Khả năng sáng tạo được cải thiện
  • More effective coping strategies
  • Chiến lược đối phó hiệu quả hơn
  • Reduced effects of stress
  • Giảm tác động của sự căng thẳng
  • Better resilience
  • Kiên cường hơn
  • Heightened engagement, exploration, and learning
  • Tăng sự gắn kết, khả năng học hỏi và khám phá. 
  • More goal-directed behavior
  • Tăng hành vi hướng tới mục tiêu
  • Increased inclusivity and flexibility
  • Tăng tính bao trùm và sự linh hoạt
  • Increased meaning in everyday tasks and events
  • Cảm thấy ý nghĩa hơn trong các công việc và sự kiện hàng ngày
  • Boosted motivation
  • Thúc đẩy động lực 
  • Increased happiness and pleasure
  • Gia tăng hạnh phúc và niềm vui
  • Higher life satisfaction
  • Mức độ hài lòng về cuộc sống cao hơn
  • Improved performance
  • Cải thiện hiệu suất
  • Increased self-awareness in leadership
  • Nâng cao nhận thức về bản thân trong lãnh đạo
  • Better staff morale
  • Tinh thần nhân viên tốt hơn
  • A broader range of attention, thoughts, and actions
  • Phạm vi chú ý, suy nghĩ và hành động rộng hơn

Simply put, employees engaged in positive psychology-based programs and interventions at work typically tend to “flourish” more. Flourishing is “a state where employees prosper, thrive, learn, engage, self-motivate, express themselves, and experience happiness” (Day et al., 2014, p. 56).

Nói một cách đơn giản, những nhân viên tham gia vào các chương trình và can thiệp dựa trên tâm lý tích cực tại nơi làm việc thường có xu hướng “phát triển” hơn. Sự hưng thịnh là “trạng thái mà nhân viên thăng hoa, phát triển, học hỏi, gắn kết, tự động viên, thể hiện bản thân và trải nghiệm hạnh phúc” (Day et al., 2014, p. 56).

Such interventions frequently result in improved employee wellbeing and business performance outcomes (Achor, 2011).

Những can thiệp như vậy thường mang lại kết quả cải thiện phúc lợi cho nhân viên và hiệu quả kinh doanh (Achor, 2011).

 

Examples of Positive Psychology in Organizations

Ví dụ của Tâm lý học Tích cực tại các tổ chức 

Several approaches have surfaced to apply and embed the principles of positive psychology in organizations and the workplace.

Một số phương pháp tiếp cận đã xuất hiện để áp dụng và tích hợp các nguyên tắc tâm lý tích cực vào các tổ chức và nơi làm việc.

Psychological capital

Vốn tâm lý 

Luthans et al. (2015, p. 20) adopted the term “positive organizational behavior” to mean applying positively oriented human resource strengths and psychological capacities to “stimulate and transform organizational behavior, leadership, and human resource management.”

Luthans và cộng sự (2015, trang 20) đã sử dụng thuật ngữ “hành vi tổ chức tích cực”  ý nghĩa là tận dụng sức mạnh nguồn nhân lực và năng lực tâm lý được định hướng tích cực để “kích thích và chuyển đổi hành vi tổ chức, khả năng lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực”.

Their research suggests that each person has “psychological capital” (PSYCAP) that they can build upon through interventions, learnings, and training. These four components—referred to by the acronym HERO—are as follows:

Nghiên cứu cho thấy mỗi người đều có thể xây dựng “Vốn tâm lý” (PSYCAP) qua một vài biện pháp can thiệp, học tập và rèn luyện. Bốn thành phần này – viết tắt là HERO- như sau:

  • Hope – Positive motivation based on goal-directed energy
  • Hy vọng – Động lực tích cực dựa trên năng lượng hướng đến mục tiêu
  • (Self-)Efficacy – Self-belief in one’s ability to mobilize motivation, cognitive resources, and actions and work toward something
  • Niềm tin vào năng lực bản thân – Sự tự tin vào khả năng huy động động lực, nguồn lực nhận thức và hành động của một người và hướng tới điều gì đó
  • Resilience – The capacity to rebound or bounce back from adversity
  • Sự kiên cường – Khả năng tự chữa lành sau nghịch cảnh
  • Optimism – A generalized positive outlook or expectancy
  • Lạc quan – Một triển vọng hoặc kỳ vọng tích cực tổng quát

While only a subset of the elements of positive psychology, PSYCAP and its four components are considered “renewable, complementary, and synergistic” (Luthans et al., 2015, p. 35). And they can be used flexibly and adaptively by employees to meet the demands of their job while maintaining high levels of competence and wellbeing.

Mặc dù chỉ là một tập hợp con của các yếu tố của tâm lý tích cực, PSYCAP và bốn thành phần của nó được coi là “có thể tái tạo, bổ sung và hiệp lực” (Luthans và cộng sự, 2015, trang 35). Và chúng có thể được nhân viên sử dụng một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu công việc của họ trong khi vẫn duy trì năng lực và phúc lợi ở mức độ cao.

A review of 41 studies in 2019 confirmed the importance of PSYCAP. Findings identified various interventions to enhance employees’ resources and strengths that significantly improved workplace psychological health and performance (Lupsa et al., 2019).

Đánh giá của 41 nghiên cứu vào năm 2019 đã xác nhận tầm quan trọng của PSYCAP. Các phát hiện đã xác định các biện pháp can thiệp khác nhau nhằm nâng cao nguồn lực và sức mạnh của nhân viên, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất và sức khỏe tâm lý tại nơi làm việc (Lupsa và cộng sự, 2019).

Let’s take a specific example.

Hãy lấy một ví dụ cụ thể.

The US Army may not seem like a typical workplace, but it employs millions of people, from front-line soldiers to office staff. When Seligman (2019) implemented interventions to increase hope in soldiers deployed to the front line, the effect was staggering.

Quân đội Hoa Kỳ có thể không phải là nơi làm việc điển hình nhưng lại tuyển dụng hàng triệu người, từ binh lính tiền tuyến đến nhân viên văn phòng. Khi Seligman (2019) thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm tăng hy vọng cho những người lính được triển khai ra tiền tuyến, hiệu quả thật đáng kinh ngạc.

It significantly improved relationships at home and positively impacted how they performed in active and stressful situations during training and deployment.

Nó cải thiện đáng kể các mối quan hệ ở nhà và tác động tích cực đến cách họ thể hiện trong các tình huống chủ động và áp lực trong quá trình huấn luyện và triển khai.

In fact, in one study of over 6,000 soldiers, those who received positive psychology training were more emotionally fit and optimistic, better at coping, and showed better resilience (Seligman, 2019).

Trên thực tế, trong một nghiên cứu trên 6.000 binh sĩ, những người được huấn luyện tâm lý tích cực có cảm xúc tốt hơn và lạc quan hơn, đối phó tốt hơn và thể hiện khả năng phục hồi tốt hơn (Seligman, 2019).

Strengths-based leadership

Lãnh đạo dựa trên điểm mạnh 

Strengths-based leadership focuses on identifying and developing the strengths of individuals and teams to improve their wellbeing and performance. “Effective leaders surround themselves with the right people and build on each other’s strengths” (Rath, 2017, p. 21).

Lãnh đạo dựa trên điểm mạnh tập trung vào việc xác định và phát triển điểm mạnh của các cá nhân và nhóm để cải thiện phúc lợi và hiệu suất của họ. “Các nhà lãnh đạo hiệu quả luôn có những người phù hợp và phát huy điểm mạnh của nhau” (Rath, 2017, trang 21).

When leaders adopt a strengths-based approach, they focus on the positive aspects of their staff rather than just addressing weaknesses. Such a change in focus can increase employee engagement and job satisfaction, leading to improved organizational performance.

Khi các nhà lãnh đạo áp dụng cách tiếp cận dựa trên điểm mạnh, họ tập trung vào những khía cạnh tích cực của nhân viên thay vì chỉ giải quyết những điểm yếu. Sự thay đổi trọng tâm như vậy có thể làm tăng sự gắn kết của nhân viên và sự hài lòng trong công việc, dẫn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức được cải thiện.

When employees feel valued and appreciated for their strengths, they are more likely to be motivated, productive, and remain with the company.

Khi nhân viên cảm thấy có giá trị và đánh giá cao những điểm mạnh của họ, họ có nhiều khả năng sẽ có động lực, làm việc hiệu quả và trung thành với công ty.

Strengths-based leadership also benefits organizations by creating a culture of positivity and wellbeing. When employees feel that their strengths are recognized and used, they are more likely to experience a sense of purpose and fulfillment in their work, leading to increased creativity and innovation and improved collaboration and communication among team members (Rath, 2017).

Sự lãnh đạo dựa trên điểm mạnh cũng mang lại lợi ích cho tổ chức bằng cách tạo ra một nền văn hóa tích cực và hạnh phúc. Khi nhân viên cảm thấy rằng điểm mạnh của họ được công nhận và sử dụng, họ có nhiều khả năng cảm thấy có mục đích và thỏa mãn trong công việc, dẫn đến tăng tính sáng tạo và đổi mới cũng như cải thiện sự hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm (Rath, 2017).

Several research studies have confirmed the positive effect of strengths-based leadership on employees’ overall wellness, psychological wellbeing, innovative behavior, and organizational performance (Ding & Yu, 2022; Rath, 2017).

Một số nghiên cứu đã xác nhận tác động tích cực của khả năng lãnh đạo dựa trên điểm mạnh đối với sức khỏe tổng thể, tâm lý, hành vi đột phá và hiệu quả hoạt động của tổ chức (Ding & Yu, 2022; Rath, 2017).

Here’s another specific example of how such positive psychology interventions can boost organizations’ success and employee satisfaction.

Đây là một ví dụ cụ thể khác về cách những can thiệp tâm lý tích cực như trên có thể thúc đẩy sự thành công của tổ chức và sự hài lòng của nhân viên.

When Southwest Airlines implemented strengths-based training, its goal was to enhance employee experience by creating a culture focused on individual strengths. And it worked.

Khi Southwest Airlines triển khai chương trình đào tạo dựa trên điểm mạnh, mục tiêu của hãng là nâng cao trải nghiệm của nhân viên bằng cách tạo ra văn hóa tập trung vào điểm mạnh của từng cá nhân. Và điều này thực sự đem lại hiệu quả.

Southwest leaders conducting one-to-one and group strengths conversations with their staff have seen increased engagement and better performance, leading to improved business outcomes. As a result, there is less staff turnover and higher productivity, and “employees have the opportunity to do what they love in a way that makes customers feel like family” (Gallup, 2022a, para. 11).

Các nhà lãnh đạo Tây Nam tiến hành các cuộc trò chuyện riêng và điểm mạnh nhóm với nhân viên của họ đã nhận thấy sự gắn kết ngày càng tăng và hiệu suất tốt hơn, dẫn đến kết quả kinh doanh được cải thiện. Kết quả là tỷ lệ luân chuyển nhân viên ít hơn và năng suất cao hơn, đồng thời “nhân viên có cơ hội làm những gì họ yêu thích theo cách khiến khách hàng cảm thấy như gia đình” (Gallup, 2022a, đoạn 11).

 

PERMA in the Workplace: A Quick Overview

PERMA tại nơi làm việc: Tổng quan 

The PERMA model is a framework developed by Martin Seligman (2011), the founder of positive psychology, and it describes the five essential elements of wellbeing:

Mô hình PERMA là một bộ khung được phát triển bởi Martin Seligman (2011), người sáng lập tâm lý học tích cực, và nó mô tả năm yếu tố thiết yếu của hạnh phúc:

  • Positive emotions – the experience of positive feelings such as joy, contentment, and satisfaction
  • Cảm xúc tích cực – trải nghiệm những cảm giác tích cực như niềm vui, sự hài lòng và sự hài lòng
  • Engagement – the experience of being fully absorbed and focused on an activity, often referred to as “flow“
  • Sự gắn kết –  cảm giác được tập trung hết mình, hoàn toàn say mê vào 1 hoạt động, thường được gọi là “dòng chảy“
  • Relationships – the quality and quantity of social connections an individual has
  • Các mối quan hệ – chất lượng và số lượng các kết nối xã hội mà một cá nhân có
  • Meaning – the sense of purpose and direction an individual has in their life
  • Ý nghĩa – ý thức về mục đích và định hướng của một cá nhân trong cuộc sống của họ
  • Accomplishment – the sense of progress and achievement in one’s life
  • Thành tựu – cảm giác tiến bộ và thành tựu trong cuộc sống của một người

The model is particularly relevant in the workplace because it highlights the importance of creating a positive and supportive environment that promotes employee wellbeing and engagement (Kenny, 2018).

Mô hình này đặc biệt phù hợp tại nơi làm việc vì nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường tích cực và hỗ trợ nhằm thúc đẩy phúc lợi và sự gắn kết của nhân viên (Kenny, 2018).

By applying the PERMA model in the workplace, leaders can create an environment that aligns with employees’ needs and promote growth mindsets that lead to happy and engaged staff (Slavin et al., 2012).

Bằng cách áp dụng mô hình PERMA tại nơi làm việc, các nhà lãnh đạo có thể tạo ra một môi trường phù hợp với nhu cầu của nhân viên và thúc đẩy tư duy phát triển giúp nhân viên vui vẻ và gắn kết (Slavin và cộng sự, 2012).

A meta-analysis of over 200 positive psychology research studies found that happy workers are more productive, perform better, show higher sales, take fewer sick days, and are less likely to become burned out (Achor, 2011).

Một phân tích tổng hợp của hơn 200 nghiên cứu tâm lý học tích cực cho thấy những người lao động hạnh phúc làm việc hiệu quả hơn, hoạt động tốt hơn, đạt doanh thu cao hơn, nghỉ ốm ít hơn và ít có khả năng bị kiệt sức (Achor, 2011).

Now that it is clear how beneficial it is to apply positive psychology at work, let’s look at practical implementations.

Bây giờ chúng ta đã rõ việc áp dụng tâm lý tích cực vào công việc mang lại lợi ích như thế nào, hãy xem xét cách triển khai thực tế.

In line with the PERMA model, we must focus on building the psychological capital and resources needed to flourish by boosting each of the following (Seligman, 2011; Luthans et al., 2015; Boniwell & Tunariu, 2019; Hart, 2021; Kenny, 2018):

Theo mô hình PERMA, chúng ta phải tập trung vào việc xây dựng vốn tâm lý và các nguồn lực cần thiết để phát triển bằng cách thúc đẩy từng yếu tố sau (Seligman, 2011; Luthans và cộng sự, 2015; Boniwell & Tunariu, 2019; Hart, 2021; Kenny, 2018):

1. Positive emotions

1. Cảm xúc tích cực

Encourage feelings such as hope, joy, and gratitude.

Khuyến khích những cảm giác như hy vọng, niềm vui và lòng biết ơn.

Set clear expectations, give people a voice in meetings, and support work–life balance. Promote positive emotions, coping, resilience, and a reduction in stressors.

Đặt kỳ vọng rõ ràng, giúp mọi người có tiếng nói trong cuộc họp và hỗ trợ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thúc đẩy cảm xúc tích cực, khả năng đối phó, khả năng phục hồi và giảm các yếu tố gây căng thẳng.

2. Engagement

2. Sự gắn kết

Feelings of attachment to and immersion in tasks can be encouraged in an environment that supports concentration and focus.

Cảm giác gắn bó và đắm chìm trong các nhiệm vụ có thể được khuyến khích trong một môi trường hỗ trợ sự tập trung và tập trung.

Create goals in line with values and interests to motivate. Engage in fascinating tasks to encourage the experience of flow.

Tạo mục tiêu phù hợp với giá trị và lợi ích để thúc đẩy. Tham gia vào các nhiệm vụ hấp dẫn để khuyến khích trải nghiệm dòng chảy.

3. (Positive) relationships

3. Mối quan hệ (tích cực)

Encourage a connection with peers, managers, and leaders to promote better communication and collaboration.

Khuyến khích kết nối với đồng nghiệp, người quản lý và lãnh đạo để thúc đẩy giao tiếp và hợp tác tốt hơn.

Communication should be open and meetings active, where staff can connect and freely interact with one another. Partnerships and collaborations should be encouraged and rewarded, while support should be readily available.

Giao tiếp phải cởi mở và các cuộc họp phải diễn ra tích cực, nơi nhân viên có thể kết nối và tương tác tự do với nhau.  Sự hợp tác cần được khuyến khích và khen thưởng, đồng thời phải sẵn sàng hỗ trợ.

4. Meaning

4. Ý nghĩa

Connect to purpose, values, and the promotion of reflection.

Kết nối với mục đích, giá trị và thúc đẩy sự suy ngẫm. .

Regular reflection on the difference staff make to others within the organization, their customers, and the wider community fosters feeling valued and connected to something bigger than the self.

Suy ngẫm thường xuyên về sự khác biệt mà nhân viên tạo ra cho những người khác trong tổ chức, khách hàng của họ và cộng đồng rộng lớn hơn sẽ thúc đẩy cảm giác được trân trọng và kết nối với điều gì đó lớn lao hơn bản thân họ.

This should go beyond “employee of the month” by actively sharing customer feedback and expressing appreciation for employees going above and beyond.

Điều này không chỉ là trao cả danh hiệu “nhân viên của tháng” , mà hãy tích cực chia sẻ phản hồi của khách hàng và bày tỏ sự đánh giá cao đối với những nhân viên có nỗ lực vượt bậc.

5. Achievements and accomplishments

5. Thành tích và thành tựu

Set and work toward goals to create a sense of accomplishment, fulfillment, and capability.

Đặt ra và nỗ lực hướng tới các mục tiêu để tạo ra cảm giác thành tựu, thỏa mãn và năng lực.

Take opportunities to recognize and reward hard work and success. Support others as they develop their solutions or overcome the challenges they face. Share company growth milestones reached.

Tận dụng cơ hội để ghi nhận và khen thưởng sự chăm chỉ và thành công. Hỗ trợ người khác khi họ phát triển giải pháp hoặc vượt qua những thách thức họ gặp phải. Chia sẻ các mốc tăng trưởng của công ty đã đạt được.

Building and maintaining each of the attributes above supports the employees, teams, and organization as they learn to flourish. What works will differ depending on the individuals and the context and must be tailored accordingly.

Xây dựng và duy trì từng thuộc tính trên sẽ hỗ trợ nhân viên, nhóm và tổ chức khi họ học cách phát triển. Những gì hoạt động sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và bối cảnh và phải được điều chỉnh cho phù hợp.

Other approaches, such as building on strengths; encouraging healthy eating, sleep, and exercise; and becoming more resilient, will also have far-reaching effects on wellbeing and boost performance (Seligman, 2011; Luthans et al., 2015; Day et al., 2014).

Các cách tiếp cận khác, chẳng hạn như phát huy điểm mạnh; khuyến khích ăn uống, ngủ nghỉ và tập thể dục lành mạnh; và trở nên kiên cường hơn, cũng sẽ có tác động sâu rộng đến sức khỏe và nâng cao hiệu suất (Seligman, 2011; Luthans và cộng sự, 2015; Day và cộng sự, 2014).

 

16 Practical Implementation Tips

16 mẹo triển khai thực tế 

Positive psychology is research led and offers many proven interventions, strategies, and approaches for promoting wellness, positivity, performance, happiness, and flourishing in your workplace.

Tâm lý học tích cực được nghiên cứu dẫn dắt và đưa ra nhiều biện pháp can thiệp, chiến lược và phương pháp tiếp cận đã được chứng minh để thúc đẩy sức khỏe, sự tích cực, hiệu suất, hạnh phúc và sự phát triển ở nơi làm việc của bạn.

Emotional intelligence 

Trí tuệ Cảm xúc 

Emotional intelligence (EI) is the ability to identify, regulate, understand, and express your emotions and recognize those of others. It is often considered more important than traditional intelligence for academic and career success, leadership skills, and overall wellbeing (Goleman, 2020).

Trí tuệ cảm xúc (EI) là khả năng xác định, điều chỉnh, thấu hiểu và biểu đạt cảm xúc của bạn cũng như nhận ra cảm xúc của người khác. Nó thường được coi là quan trọng hơn trí thông minh truyền thống đối với sự thành công trong học tập và sự nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và sức khỏe toàn diện (Goleman, 2020).

Seven practical tips for improving EI in your workforce include:

Bảy lời khuyên thiết thực để cải thiện EI trong lực lượng lao động của bạn bao gồm:

1. Encourage self-awareness among your staff.
 Help them understand their emotions and how they impact their thoughts and behaviors. Encourage the use of mindfulness and journaling as valuable tools.

1. Khuyến khích sự tự nhận thức của nhân viên.

 Giúp họ hiểu cảm xúc của mình và cách chúng tác động đến suy nghĩ và hành vi của họ. Khuyến khích sử dụng chánh niệm và viết nhật ký như những công cụ có giá trị.

2. Lead by example.
 Model emotional intelligence by demonstrating self-awareness, emotional regulation, empathy, and other skills in your behavior.

2. Lấy mình ra làm tấm gương 

 Làm mẫu cho nhân viên bằng cách thể hiện khả năng tự nhận thức, điều tiết cảm xúc, sự đồng cảm và các kỹ năng khác trong hành vi của bạn.

3. Encourage self-reflection.
 Encourage your staff to think about their emotions and how they impact their thoughts and behaviors through journaling or talking with a trusted mentor.

3. Khuyến khích sự tự phản ánh.

 Khuyến khích nhân viên suy nghĩ về cảm xúc của họ và cách chúng tác động đến suy nghĩ và hành vi của họ thông qua việc viết nhật ký hoặc nói chuyện với một người cố vấn đáng tin cậy.

4. Support emotional regulation.
 Assist your staff in developing strategies for managing emotions, such as deep breathing techniques or taking a break to refocus.

4. Hỗ trợ điều tiết cảm xúc.

 Hỗ trợ nhân viên của bạn phát triển các chiến lược quản lý cảm xúc, chẳng hạn như kỹ thuật thở sâu hoặc nghỉ ngơi để tái tập trung.

5. Foster empathy.
 Encourage your staff to consider the perspectives of others and to show understanding and compassion toward their teammates and colleagues. Engage in activities such as role-play or perspective-taking exercises.

5. Nuôi dưỡng sự đồng cảm.

 Khuyến khích nhân viên của bạn xem xét quan điểm của người khác và thể hiện sự hiểu biết và lòng trắc ẩn đối với đồng đội và đồng nghiệp của họ. Tham gia vào các hoạt động như đóng vai hoặc các bài tập nhìn nhận quan điểm.

6. Teach conflict resolution skills.
 Support your staff in developing the skills needed to resolve conflicts and build positive relationships with others, such as effective communication, problem-solving, and negotiation.

6. Dạy kỹ năng giải quyết xung đột.

 Hỗ trợ nhân viên của bạn phát triển các kỹ năng cần thiết để giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ tích cực với những người khác, chẳng hạn như giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề và đàm phán.

7. Create a supportive and positive work environment.
 Foster open communication and celebrate the diversity of emotions and experiences of all employees. Encourage a positive work environment that boosts engagement and performance.

7. Tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ và tích cực.

 Thúc đẩy giao tiếp cởi mở và tôn vinh sự đa dạng trong cảm xúc và trải nghiệm của tất cả nhân viên. Khuyến khích một môi trường làm việc tích cực giúp tăng cường sự gắn kết và hiệu suất.

Positive relationships

Mối quan hệ tích cực 

Positive relationships are a vital aspect of communication within teams. They improve employee engagement, productivity, and satisfaction in the workplace, leading to lower costs and improved performance outcomes (Cornelissen, 2016; Seligman, 2011).

Mối quan hệ tích cực là một khía cạnh quan trọng của giao tiếp trong nhóm. Chúng cải thiện sự gắn kết, năng suất và sự hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc, dẫn đến giảm chi phí và cải thiện kết quả hoạt động (Cornelissen, 2016; Seligman, 2011).

Five practical tips you can try include (Geue, 2017; Ng, 2022):
Năm lời khuyên thiết thực bạn có thể thử bao gồm (Geue, 2017; Ng, 2022):

1. Manage conflict.
 Proactively mediate disputes among your staff to minimize negative interactions and build a culture of open communication that fosters trust and positive relationships among employees.

1. Quản lý xung đột.

 Chủ động hòa giải các tranh chấp giữa các nhân viên của bạn để giảm thiểu các tương tác tiêu cực và xây dựng văn hóa giao tiếp cởi mở nhằm thúc đẩy niềm tin và mối quan hệ tích cực giữa các nhân viên.

2. Lead by example.
 Establish consistent patterns of behavior that exemplify the desired culture and promote an environment of inclusivity and positivity among your staff.

2. Dẫn bằng ví dụ.

 Thiết lập các mô hình hành vi nhất quán thể hiện văn hóa mong muốn và thúc đẩy môi trường hòa nhập và tích cực trong đội ngũ nhân viên của bạn. 

3. Conduct face-to-face meetings.
 Encourage face-to-face interactions to facilitate a better understanding of nonverbal cues and tone among your staff. Consider the layout of shared working environments to enable interaction.

3. Tiến hành các cuộc gặp mặt trực tiếp.

 Khuyến khích các tương tác trực tiếp để tạo điều kiện hiểu rõ hơn về các tín hiệu và giọng điệu phi ngôn ngữ giữa các nhân viên của bạn. Xem xét cách bố trí môi trường làm việc chung để hỗ trợ tương tác. 

4. Include remote workers in your team.
 Use video-conferencing software to foster positive social relationships among the team to ensure a relationship-centric workplace with remote workers.

4. Cho phép sự tham gia của nhân viên từ xa

 Sử dụng phần mềm hội nghị truyền hình để thúc đẩy các mối quan hệ xã hội tích cực giữa nhóm nhằm đảm bảo nơi làm việc lấy mối quan hệ làm trung tâm với những người làm việc ở xa.

5. Plan collaborative events.
 Set aside time for employees to interact and focus on shared interests to allow them to discover commonalities and relatedness, strengthening their bonds and fostering a positive work environment.

5. Lập kế hoạch các sự kiện hợp tác.

 Dành thời gian để nhân viên tương tác và tập trung vào những lợi ích chung để cho phép họ tìm ra những điểm chung và sự đồng điệu, củng cố mối quan hệ và thúc đẩy môi trường làm việc tích cực.

Work coaching exercises

Bài tập huấn luyện công việc 

Work-based coaching can improve employee wellbeing, performance, and capacity to flourish by helping individuals develop the necessary skills and resources. Coaching can also improve job satisfaction, motivation, and overall wellbeing and increase productivity, performance, and goal attainment (Grant & Cavanagh, 2007).

Huấn luyện dựa trên công việc có thể cải thiện sức khỏe, hiệu suất và khả năng phát triển của nhân viên bằng cách giúp các cá nhân phát triển các kỹ năng và nguồn lực cần thiết. Huấn luyện cũng có thể cải thiện sự hài lòng trong công việc, động lực và sức khoẻ tổng thể cũng như tăng năng suất, hiệu suất và đạt được mục tiêu (Grant & Cavanagh, 2007).

Here are four practical tips for implementing work-based coaching in your organization:

Dưới đây là bốn lời khuyên thiết thực để triển khai huấn luyện trong tổ chức: 

1. Implement coaching.
 Provide regular coaching sessions for your employees.

1. Triển khai huấn luyện.

 Cung cấp các buổi huấn luyện thường xuyên cho nhân viên của bạn.

2. Provide skilled coaches.
Train managers to coach or hire a professional workplace coach to work with your teams.

2. Cung cấp huấn luyện viên có tay nghề cao.

 Đào tạo các nhà quản lý để huấn luyện hoặc thuê một huấn luyện viên chuyên nghiệp tại nơi làm việc để làm việc với nhóm của bạn.

3. Foster a supportive environment.
Create an environment that encourages and supports coaching by providing the necessary resources.

3. Khuyến khích môi trường có tính nâng đỡ. 

 Tạo một môi trường khuyến khích và hỗ trợ việc huấn luyện bằng cách cung   cấp các nguồn lực cần thiết.

4. Create an atmosphere of wellbeing.
Encourage your employees to seek coaching when needed.

4. Tạo bầu không khí an lành.

Khuyến khích nhân viên của bạn tìm kiếm sự huấn luyện khi cần thiết.

These exercises include identifying and managing stress, setting and achieving goals, and developing effective communication and problem-solving skills. Understanding and managing their emotions will better equip your employees to navigate challenges, build positive relationships, and excel in their work and career.

Những bài tập này bao gồm việc xác định và quản lý căng thẳng, thiết lập và đạt được mục tiêu cũng như phát triển các kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề hiệu quả. Hiểu và quản lý cảm xúc của họ sẽ trang bị tốt hơn cho nhân viên khi vượt qua thử thách, xây dựng mối quan hệ tích cực và vượt trội trong công việc cũng như sự nghiệp của họ.

 

A Take-Home Message

Thông điệp chính 

As a manager, it’s crucial to understand that the workplace can be a place where your staff find meaning and fulfillment. However, many employees today report dissatisfaction with their jobs and are even willing to give up job security in search of something that aligns more with their values.

Với tư cách là người quản lý, điều quan trọng là phải hiểu rằng nơi làm việc có thể là nơi mà nhân viên của bạn tìm thấy ý nghĩa và sự thỏa mãn. Tuy nhiên, nhiều nhân viên ngày nay cho biết họ không hài lòng với công việc của mình và thậm chí sẵn sàng từ bỏ sự ổn định trong công việc để tìm kiếm thứ gì đó phù hợp hơn với giá trị của họ.

Positive psychology offers a solution to this problem. Incorporating its principles in the workplace can improve employee wellbeing, resilience, and work–life balance. This can lead to increased employee engagement and satisfaction, a culture of positivity, and enhanced communication and collaboration among team members.

Tâm lý học tích cực đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Việc kết hợp các nguyên tắc đã nêu trên tại nơi làm việc có thể cải thiện sức khỏe, khả năng phục hồi và cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Điều này có thể gia tăng sự gắn kết và sự hài lòng của nhân viên, văn hóa tích cực cũng như nâng cao khả năng giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

Ultimately, you will build a more resilient and adaptable workforce, more empowering and positive leadership, and a better brand image and reputation. While this will benefit your employees, it will also lead to increased productivity and profitability for the organization.

Cuối cùng, bạn sẽ xây dựng được một lực lượng lao động kiên cường và dễ thích ứng hơn, khả năng lãnh đạo tích cực và trao quyền nhiều hơn cũng như hình ảnh và danh tiếng thương hiệu tốt hơn. Mặc dù điều này sẽ mang lại lợi ích cho nhân viên của bạn nhưng nó cũng sẽ dẫn đến tăng năng suất và lợi nhuận cho cả tổ chức.

Therefore, consider using positive psychology in the workplace to improve employee flourishing and the organization’s overall success. Why not share this and other articles within your organization and identify opportunities for adopting the principles, theories, and tools of positive psychology?

Do đó, hãy cân nhắc việc sử dụng tâm lý tích cực tại nơi làm việc để cải thiện sự phát triển của nhân viên và thành công chung của tổ chức. Hãy chia sẻ bài viết này và các bài viết khác cho tổ chức của bạn và xác định các cơ hội để áp dụng các nguyên tắc, lý thuyết và công cụ của tâm lý học tích cực. 

 

 

——————————————

Nguồn bài viết: 

https://positivepsychology.com/positive-psychology-workplace-labor-of-love/

Để lại một bình luận