The Long-Term Impact of Adverse Childhood Experiences (ACEs)
Biên dịch: Uyên Mai – Hiệu đính: Xanh Lam
Our childhood experiences have a powerful influence on the rest of our lives. When those early years are marked by abuse, neglect, or trauma, it can have a negative lasting impact with serious consequences. In fact, adverse childhood experiences, or ACEs, can set the stage for long-term physical and mental health problems.
Trải nghiệm thời thơ ấu có tác động mạnh mẽ đến suốt phần đời còn lại của chúng ta. Khi những năm tháng đầu đời đó đầy rẫy sự lạm dụng, bỏ rơi, hay nỗi ám ảnh, nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, lâu dài và nghiêm trọng. Trên thực tế, trải nghiệm độc hại thời thơ ấu, hay ACEs, có thể tạo nền tảng cho những vấn đề về thể chất và tinh thần trong thời gian dài.
WHAT ARE ADVERSE CHILDHOOD EXPERIENCES (ACEs)?
TRẢI NGHIỆM ĐỘC HẠI THỜI THƠ ẤU LÀ GÌ?
For decades, researchers have been looking into the many possible consequences of adverse childhood experiences. Experts have been studying how the effects of childhood trauma impact people not only during their early years but also in adulthood.
Nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những hậu quả có thể xảy ra từ trải nghiệm độc hại thời thơ ấu. đã nghiên cứu về cách thức những tác động từ sang chấn thời thơ ấu ảnh hưởng đến con người, không chỉ ở những năm đầu đời mà còn cả ở tuổi trưởng thành.
Research shows that ACEs are very stressful and traumatic and can interfere with normal developmental processes. They also increase the risk for health problems and psychiatric disorders.
Các nghiên cứu chứng minh rằng, ACEs vô cùng căng thẳng, ám ảnh và có thể ảnh hưởng đến các quá trình phát triển thông thường. ACEs cũng làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe và rối loạn tâm thần.
In 1995, the Centers for Disease Control (CDC) and Kaiser Permanente undertook a large-scale study to identify the extent of ACEs in a group of 17,337 adult participants. This study also looked at the long-term effects of ACEs.
Năm 1993, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) và Kaiser Permanente đã thực hiện một nghiên cứu trên quy mô lớn để xác định mức độ ACEs trong một nhóm có 17,337 người trưởng thành tham gia. Nghiên cứu này cũng đã xem xét tác động lâu dài của ACEs.
Adverse childhood experiences were surveyed using 8 specific questions that covered neglect, abuse, and household dysfunction, such as witnessing domestic violence.
Trải nghiệm độc hại thời thơ ấu được khảo sát dựa trên 8 câu hỏi cụ thể bao gồm bỏ rơi, lạm dụng, và rối loạn trong gia đình, chẳng hạn như chứng kiến bạo lực gia đình.
The results of this research found that nearly 25% of those in the study had been exposed to 3 or more of the 8 ACEs that were being studied at that time. The fact that the participants were primarily middle-class Caucasian adults was a clear indication that ACEs can happen in almost any household.
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng 25% số người trong nghiên cứu đã tiếp xúc với 3 hay hơn trên tổng số 8 ACEs mà đang được nghiên cứu tại thời điểm đó. Thực tế là những người tham gia chủ yếu đến từ tầng lớp trung lưu và là người da trắng đã chỉ ra rõ ràng rằng ACEs có thể xảy ra ở bất kỳ hộ gia đình nào.
However, it is now well-known that chronic poverty, community violence, and racism can also negatively impact a child’s physical and mental health and development.
Tuy nhiên, hiện nay người ta đều biết rằng nghèo đói kinh niên, bạo lực cộng đồng và phân biệt chủng tộc cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển của trẻ nhỏ.
When your childhood years are marked by abuse, neglect, or trauma, it can have a negative lasting impact with serious consequences. Adverse childhood experiences can set the stage for long-term physical and mental health problems.
“Khi những năm tháng đầu đời của bạn bị đánh dấu bởi sự lạm dụng, bỏ rơi, hay ám ảnh, nó có thể có một tác động lâu dài với những hậu quả nghiêm trọng. Trải nghiệm độc hại thời thơ ấu có thể tạo nền tảng cho bệnh về cả thể chất lẫn tinh thần trong thời gian dài.”
WHAT IS THE ACE QUESTIONNAIRE?
BỘ CÂU HỎI ACE LÀ GÌ?
Since the time of that groundbreaking study, the ACE questionnaire has had some minor modifications. The latest version is comprised of 10 questions that cover adverse and traumatic experiences a child could be subjected to or witness while growing up. The categories include:
Kể từ thời điểm của nghiên cứu đột phá đó, bộ câu hỏi ACE đã có những thay đổi nhỏ. Phiên bản gần đây nhất bao gồm 10 câu hỏi gói gọn trong những trải nghiệm độc hại và ám ảnh một đứa trẻ có thể tiếp xúc hoặc chứng kiến trong quá trình phát triển. Các chủ đề bao gồm:
- Emotional abuse
- Lạm dụng cảm xúc
- Physical abuse
- Lạm dụng thể chất
- Sexual abuse
- Lạm dụng tình dục
- Emotional and physical neglect
- Bị bỏ bê về cả mặt thể chất lẫn tinh thần
- Household members’ substance abuse
- Thành viên trong gia đình lạm dụng chất gây nghiện
- Mental illness or suicidal behavior in the home
- Bệnh tâm lý hoặc hành vi tự tử trong nhà
- Incarceration of anyone in the household
- Giam giữ bất cứ ai trong gia đình
The scores on the ACE questionnaire range from 0 to 10, with zero meaning no exposure and 10 indicating a person was subjected to significant—if not profound—levels of trauma before age 18. The higher the score, the higher the long-term health consequences a person can be at risk for.
Điểm số của bộ câu hỏi ACE dao động trong khoảng từ 0 đến 10, với 0 có nghĩa là không tiếp xúc và 10 chỉ ra rằng người đó đã chịu tổn thương đáng kể—nếu không muốn nói là sâu sắc—trước 18 tuổi. Điểm càng cao, nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe càng tăng
Of note, the ACE questionnaire is not a stand-alone diagnostic assessment. It specifically addresses only negative experiences, not positive ones. It’s not necessarily predictive of future problems, although those correlations exist.
Lưu ý, bộ câu hỏi ACE không phải một bộ chẩn đoán độc lập. Nó chỉ giải quyết cụ thể những trải nghiệm tiêu cực, không phải tích cực. Nó không cần phải dự đoán được các vấn đề trong tương lai, mặc dù những mối tương quan đó tồn tại.
Rather, it’s intended to be used as a guide for clinicians and community health workers to identify services that can benefit the child and family.
Thay vào đó, mục tiêu của bộ câu hỏi là để các bác sĩ lâm sàng và nhân viên y tế cộng đồng sử dụng như hướng dẫn để tìm ra dịch vụ mang lại lợi ích cho trẻ em và gia đình.
HOW CHILDHOOD TRAUMA IMPACTS THE DEVELOPING BRAIN
TRẢI NGHIỆM ĐỘC HẠI THỜI THƠ ẤU ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỘ NÃO ĐANG PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
The development of a child’s brain is very sensitive to the environment in which they are raised. A loving, supportive, and predictable home environment bodes well for the brain to organize and function in developmentally appropriate ways as the child grows up.
Sự phát triển bộ não của trẻ em rất nhạy cảm với môi trường mà trẻ em được nuôi dạy. Môi trường yêu thương, ủng hộ, và có thể dự đoán là tín hiệu tốt để bộ não tổ chức và hoạt động theo hướng phát triển hợp lý khi trẻ lớn lên.
However, for children who are repeatedly subjected to trauma, chaos, abuse, and/or neglect, healthy brain development is often obstructed. When a child is chronically exposed to adverse and traumatic experiences, the brain’s stress activation system—which impacts immune, metabolic, and cardiovascular functioning—is constantly in overdrive.
Tuy nhiên, sự phát triển não bộ của những đứa trẻ liên tục tiếp xúc với sự sang chấn, hỗn loạn, lạm dụng, và/hoặc bỏ rơi thường bị cản trở. Khi trẻ tiếp xúc liên tục với những trải nghiệm ám ảnh và độc hại, hệ thống kích hoạt sự căng thẳng của não bộ—tác động đến sức đề kháng, trao đổi chất, và chức năng tim mạch—sẽ liên tục trong trạng thái quá tải.
As the brain develops, the delicate balance of neurotransmitters (brain chemicals) that are necessary for healthy brain function can be disrupted due to the constant flood of stress hormones. This process can also stunt the development of certain areas of the brain, such as the hippocampus, which is important for memory formation.
Khi não bộ phát triển, sự cân bằng mỏng manh của các chất dẫn truyền thần kinh (hóa chất trong não bộ) là điều cần thiết cho chức năng não khỏe mạnh; nhưng điều này có thể bị phá vỡ do hormone căng thẳng liên tục tràn vào. Quá trình này cũng có thể cản trở sự phát triển của một số vùng não nhất định trong bộ não, như hippocampus, có chức năng quan trọng trong việc hình thành trí nhớ.
When enduring toxic levels of stress, it’s as though the child’s brain is stuck in fight-or-flight mode. This can lead to problems with self-regulation, learning, and social interactions, as well as trouble controlling emotions, aggression, and nightmares. Another long-term consequence involves difficulty forming and maintaining healthy attachments later in life.
Khi chịu đựng những mức độ độc hại của sự căng thẳng, não của trẻ dường như bị mắc kẹt giữa hai trạng thái: đấu tranh và bỏ chạy. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về tự điều chỉnh, học tập, tương tác xã hội, cũng như gặp khó khăn trong việc điều khiển cảm xúc, sự hung hăng, và ác mộng. Một hậu quả lâu dài khác gồm khó khăn trong việc hình thành và duy trì gắn bó lành mạnh sau này trong cuộc sống.
The negative effects of the adverse experiences can even alter a child’s genes and be passed along to the next generation.
Những ảnh hưởng tiêu cực của trải nghiệm độc hại cũng có thể làm biến đổi gen của một đứa trẻ, và được di truyền đến những thế hệ sau này.
PHYSICAL AND MENTAL HEALTH PROBLEMS FROM ACEs IN ADULTHOOD
VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN TỪ ACEs Ở ĐỘ TUỔI TRƯỞNG THÀNH
Not everyone with a high ACE score will develop health problems later in life. Some children have natural strengths that can help them navigate the turmoil that surrounds them in a way that other children may not be able to.
Không phải ai có điểm ACE cao cũng mắc phải các vấn đề sức khỏe sau này trong cuộc sống. Nhiều đứa trẻ có sức mạnh tự nhiên giúp chúng vượt qua sự hỗn loạn xung quanh theo hướng mà những đứa trẻ khác không thể làm điều tương tự.
In addition, having a close relationship with one or more caring adults can help buffer the adversity at home. For example, a teacher may provide extra support for the child. In other instances, a loving relative who cares for the child may provide a temporary refuge from the trauma. These adults can promote a sense of safety that helps the child become more resilient.
Thêm vào đó, có mối quan hệ gần gũi với một hoặc nhiều người lớn quan tâm, yêu thương có thể giúp xoa dịu những vết thương từ nhà. Ví dụ, một giáo viên có thể cung cấp hỗ trợ thêm cho trẻ. Trong các tình huống khác, một người họ hàng quan tâm đến đứa trẻ có thể hỗ trợ và giúp chúng tạm thời thoát khỏi sự sang chấn. Những người lớn này có thể cung cấp cảm giác an toàn, qua đó giúp đứa trẻ trở nên kiên cường hơn.
However, adults who had multiple ACEs and did not have healthy connections to people around them—nor strengths that were nurtured—can be at an increased risk for physical and mental health problems in adulthood, including:
Tuy nhiên, những người lớn tiếp xúc với nhiều ACEs và không có nhiều kết nối an toàn với những người xung quanh họ—và cả những điểm mạnh được nuôi dưỡng—có thể có nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần trong tuổi trưởng thành, bao gồm:
- Substance abuse
- Lạm dụng chất kích thích
- Depression
- Trầm cảm
- Anxiety
- Lo âu
- Bipolar disorder
- Rối loạn lưỡng cực
- Obsessive-compulsive disorder (OCD)
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Schizophrenia
- Tâm thần phân liệt
- Diabetes
- Tiểu đường
- Obesity
- Béo phì
- Heart disease
- Bệnh tim
- Early death
- Chết sớm
The connection between high ACE scores and substance abuse is especially strong. In fact, more than 25% of people with addictions report childhood trauma, according to a 2022 study in General Psychiatry. This study also found that higher levels of ACEs were associated with greater severity of mental health disorders.
Sự kết nối giữa điểm ACE cao và lạm dụng chất kích thích rất mạnh. Trên thực tế, hơn 25% những người nghiện các loại chất kích thích báo cáo có ám ảnh thời thơ ấu, theo một nghiên cứu năm 2022 ở General Psychiatry. Nghiên cứu này cũng đã tìm ra rằng, ACEs ở mức độ cao có liên quan đến sự trầm trọng hơn của những vấn đề sức khỏe tâm thần.
ADVERSE CHILDHOOD EXPERIENCES (ACEs) AND EMOTIONAL BIAS
TRẢI NGHIỆM ĐỘC HẠI THỜI THƠ ẤU (ACEs) VÀ THIÊN KIẾN CẢM XÚC
Neuropsychological testing also shows that individuals who have experienced high levels of childhood trauma have difficulty with emotional awareness and emotional bias.
Phương pháp kiểm tra tâm lý thần kinh cũng cho thấy rằng, những cá nhân đã từng trải qua nhiều chấn thương tâm lý nghiêm trọng thuở thơ ấu sẽ gặp phải vấn đề về khả năng nhận thức cảm xúc cũng như sự thiên kiến cảm xúc.
Emotional awareness and emotional bias tests involve having a person look at images of facial expressions and categorize them as happy, neutral, angry, or disgusted. On these tests, people with high scores on the ACE Questionnaire typically respond slower to happy faces and more quickly to disgusted faces. They also identify fewer neutral faces correctly while recognizing more angry faces correctly.
Những bài kiểm tra về khả năng nhận thức cảm xúc và tính thiên kiến cảm xúc gồm có một người quan sát các hình ảnh về nét mặt và phân loại trạng thái mà họ đang thể hiện là vui vẻ, trung lập, tức giận hay ghê tởm. Trong những bài kiểm tra này, kết quả cho thấy những người đạt thang điểm cao trên Bảng câu hỏi ACE thường phản ứng chậm hơn với những gương mặt vui vẻ và nhanh hơn với những gương mặt biểu lộ ghê tởm. Họ cũng có thể nhận ra ít biểu cảm mang tính trung lập hơn, trong khi họ lại có thể nhận ra những biểu cảm tức giận một cách rất chính xác.
This contributes to an emotional bias known as a conscious negativity bias. Ultimately, this means people with higher levels of adverse childhood experiences are more likely to have a negative view of the world.
Điều này góp phần tạo nên một loại thiên kiến cảm xúc mà còn được biết đến là thiên kiến tâm thức tiêu cực. Nói cho cùng, điều này có nghĩa là những người mang trải nghiệm độc hại thời thơ ấu sẽ có xu hướng mang một cái nhìn tiêu cực hơn về thế giới.
TREATING ADVERSE CHILDHOOD EXPERIENCES (ACEs)
ĐIỀU TRỊ TRẢI NGHIỆM ĐỘC HẠI THỜI THƠ ẤU (ACEs)
Fortunately, certain mental health therapies and lifestyle changes can help mitigate the onset or reduce the severity of ACEs consequences, such as:
May mắn thay, một số phương pháp trị liệu sức khỏe tâm thần và thay đổi lối sống có thể làm giảm thiểu sự khởi phát hoặc giảm thiểu sự nghiêm trọng của những hậu quả từ ACEs, như là:
- Address the adverse childhood experiences with a trained psychotherapist to help work through the emotional trauma.
- Giải quyết những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu với một nhà trị liệu tâm lý được đào tạo để giúp vượt qua tổn thương tinh thần.
- Consider Eye Movement Desensitization and Reprocessing (EMDR), which is a powerful treatment for trauma survivors.
- Cân nhắc giải mẫn cảm và xử lý chuyển động mắt (EMDR), đây là phương pháp mạnh và có hiệu quả với những người sống sót sau sang chấn.
- Seek treatment for alcohol, drug, and/or food addiction
- Tìm kiếm trị liệu với vấn đề nghiện rượu, chất kích thích, và/hoặc đồ ăn.
- Switch to a healthier diet with lots of fresh produce and omit fried foods, sugar products (including soda), and ultra-processed foods.
- Chuyển sang một chế độ ăn lành mạnh hơn với rau sạch và bỏ đồ chiên rán, nhiều đường (bao gồm soda), và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Exercise regularly and spend less time on the couch.
- Tập thể dục thường xuyên và dành ít thời gian hơn trên ghế dài.
- Volunteer in your community to build positive social connections.
- Tình nguyện đóng góp cho cộng đồng để xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực.
If you’re an adult who endured the trauma of adverse childhood experiences, start taking good care of yourself now. Incorporating healthier habits and seeking treatment for your physical and mental health issues can open up greater possibilities for your life as you go forward.
Nếu bạn là một người lớn đã chịu đựng trải nghiệm độc hại thời thơ ấu, hãy bắt đầu chăm sóc tốt cho bản thân ngay từ lúc này. Kết hợp việc duy trì các thói quen lành mạnh và tìm kiếm trị liệu cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn sẽ có thể giúp mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp hơn trên những bước đường đời sau này.
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.amenclinics.com/blog/the-long-term-impact-of-adverse-childhood-experiences-aces/