Has AI Become the Master Artist, Not Just the Assistant?
New data suggest that AI is beginning to out-create its creators.
Dữ liệu mới cho thấy Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang bắt đầu vượt qua những người tạo ra nó.
Biên dịch: Mỹ Linh – Hiệu đính: Xanh Lam
The age-old debate surrounding the creative capabilities of artificial intelligence has reached a critical juncture. A recent study comparing human-generated ideas with those produced by Generative Artificial Intelligence (GAI) chatbots like GPT-4 and Studio.ai has thrown a proverbial wrench—or perhaps brush—into the machinery of conventional wisdom. The study suggests that not only can AI match human creativity, but it also raises the tantalizing possibility that AI might surpass it. This brings us to a “creativity Turing Test,” a moment where we must grapple with the philosophical, technological, and artistic implications of AI’s role in the creative process.
Cuộc tranh luận kéo dài xung quanh khả năng sáng tạo của trí tuệ nhân tạo tới nay đã đạt đến thời điểm quan trọng. Một nghiên cứu gần đây so sánh các ý tưởng do con người tạo ra với ý tưởng của các chatbot Trí tuệ nhân tạo sáng tạo (GAI) như GPT-4 và Studio.ai cho thấy, AI không chỉ có thể sánh ngang với khả năng sáng tạo của con người mà còn có thể vượt qua chúng ta về mặt sáng tạo. Điều này đưa chúng ta đến với “Bài kiểm tra Turing về tính sáng tạo”. Đây cũng là thời điểm mà chúng ta phải vật lộn với những tác động triết học, công nghệ và nghệ thuật về vai trò của AI trong quá trình sáng tạo.
The Turing Test Reimagined: A Creativity Turing Test
Mô phỏng lại bài kiểm tra Turing: Bài kiểm tra Turing về tính sáng tạo
Alan Turing’s original Turing Test was designed to assess a machine’s ability to exhibit intelligent behavior indistinguishable from that of a human. Extending this to creativity, the question becomes: Can AI produce art that is indistinguishable—or even superior—to that created by humans? The study in question suggests that we are teetering on the edge of this reality.
Bài kiểm tra Turing đầu tiên ra đời do Alan Turing thiết kế để đánh giá khả năng của máy móc trong việc thể hiện hành vi thông minh không thể phân biệt được với hành vi của con người. Mở rộng điều này sang sự sáng tạo, câu hỏi trở thành: Liệu AI có thể tạo ra tác phẩm nghệ thuật không thể phân biệt được—hoặc thậm chí vượt trội hơn—so với tác phẩm do con người tạo ra không? Nghiên cứu được đề cập cho thấy rằng chúng ta đang đứng bên bờ vực của thực tế này.
The Master vs. The Assistant
Bậc thầy hay Nhà trợ lý
Traditionally, AI has been viewed as a tool, an assistant that can aid the human creative process. Software like Adobe’s Sensei uses machine learning to enhance graphic design, while AI algorithms like DALL-E generate images from textual descriptions. However, the recent study suggests that AI could transition from being an assistant to becoming the ‘master.’
Theo truyền thống thì AI được xem như là một công cụ, trợ lý hỗ trợ quá trình sáng tạo của con người. Phần mềm như Sensei của Adobe sử dụng công nghệ máy học để nâng cao thiết kế đồ họa, trong khi các thuật toán AI như DALL-E tạo ra hình ảnh từ các mô tả văn bản. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy AI có thể chuyển từ vai trò trợ lý sang trở thành ‘bậc thầy’.
GANs and Neural Networks: Methodology and Money
GANs và Mạng thần kinh nhân tạo: Phương pháp luận và Tiền bạc
Generative Adversarial Networks (GANs) have already shown promise in creating artwork that has been auctioned for hefty sums. Deep neural networks have been used to compose music in styles ranging from classical to contemporary. These are not mere algorithmic reproductions but creations that evoke emotional responses, challenging the notion that AI lacks the ‘soul’ for art.
Mạng Generative Adversarial Networks (GANs) đã thể hiện sự hứa hẹn trong việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật được bán đấu giá với số tiền khổng lồ. Mạng lưới thần kinh sâu (Deep neural networks) đã được sử dụng để soạn nhạc theo các phong cách từ cổ điển đến đương đại. Đây không phải là những bản sao chép thuật toán đơn thuần mà là những sáng tạo gợi lên những phản ứng cảm xúc, thách thức quan điểm cho rằng AI thiếu ‘linh hồn’ cho nghệ thuật.
A Continuum: From Cave Paintings to Digital Art
Tính liên tục: Từ Tranh hang động đến Nghệ thuật kỹ thuật số
Artistic expression has always been a dynamic continuum, evolving alongside human civilization and technological innovation. The cave paintings of Lascaux represent the dawn of human creativity, a primal urge to capture the essence of the world. As societies advanced, so did artistic techniques—from the intricate brushwork of the Renaissance to the emotive abstraction of modern art. Each era introduced new tools and mediums, from oil paints to photography, that expanded the boundaries of what could be created and imagined.
Nghệ thuật biểu diễn luôn là một sự liên tục năng động, phát triển cùng với nền văn minh nhân loại và sự đổi mới công nghệ. Những bức tranh hang động của Lascaux đại diện cho buổi bình minh của sự sáng tạo của con người, một sự thôi thúc nguyên sơ nhằm nắm bắt bản chất của thế giới. Khi xã hội tiến bộ, các kỹ thuật nghệ thuật cũng phát triển – từ nét vẽ phức tạp của thời Phục hưng đến sự trừu tượng đầy cảm xúc của nghệ thuật hiện đại. Mỗi thời đại đều đưa ra những công cụ và phương tiện mới từ sơn dầu đến nhiếp ảnh đều giúp mở rộng ranh giới của những gì có thể được tạo ra và tưởng tượng.
Digital art marked another significant leap, allowing for the manipulation of pixels rather than pigments, and introducing a new level of complexity and possibility. Software like Adobe Photoshop and digital tablets became the new easels, transforming not just the technique but also the speed and scope of artistic creation.
Nghệ thuật kỹ thuật số đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể khác, cho phép thao tác với các pixel thay vì sắc tố, đồng thời giới thiệu một mức độ phức tạp và khả năng mới. Những phần mềm như Adobe Photoshop và máy tính bảng kỹ thuật số đã trở thành những giá vẽ mới, biến đổi không chỉ kỹ thuật mà còn cả tốc độ và phạm vi sáng tạo nghệ thuật.
Now, AI stands as the next frontier in this artistic continuum. It’s not merely another tool or technique; it’s a creative shift. AI has the potential to be both the brush and the artist, capable of generating ideas and executing them in ways previously unimaginable. It can analyze vast datasets of artistic styles, emotional tones, and cultural motifs, synthesizing them into new forms of expression that push the boundaries of what we consider art. In this sense, AI represents a natural progression in the ever-evolving narrative of artistic innovation, offering a new canvas that is as limitless as the algorithms powering it.
Giờ đây, AI đóng vai trò là biên giới tiếp theo trong lĩnh vực nghệ thuật liên tục này. Nó không chỉ đơn thuần là một công cụ hay kỹ thuật khác; đó là một sự thay đổi sáng tạo. AI có tiềm năng vừa là cây cọ vừa là người nghệ sĩ, có khả năng tạo ra ý tưởng và thực hiện chúng theo những cách mà trước đây không thể tưởng tượng được. Nó có thể phân tích các tập dữ liệu khổng lồ về phong cách nghệ thuật, tông màu cảm xúc và mô típ văn hóa, tổng hợp chúng thành các hình thức biểu đạt mới nhằm vượt qua ranh giới của những gì chúng ta coi là nghệ thuật. Theo nghĩa này, AI đại diện cho một sự tiến bộ tự nhiên trong câu chuyện không ngừng phát triển về đổi mới nghệ thuật, cung cấp một bức tranh mới vô hạn như các thuật toán cung cấp năng lượng cho nó.
The Quandary: What Is Creativity?
Vấn đề nan giải: Sáng tạo là gì?
The question of “What is creativity?” has been a subject of philosophical inquiry for millennia, and it’s a concept that defies easy categorization. At its most basic level, creativity is the ability to generate novel ideas or solutions. However, this definition is deceptively simple and fails to capture the full spectrum of what creativity entails.
Câu hỏi “Sáng tạo là gì?” đã là một chủ đề nghiên cứu triết học trong nhiều thiên niên kỷ, và là một khái niệm khó có thể phân loại dễ dàng. Ở cấp độ cơ bản nhất, sáng tạo là khả năng tạo ra những ý tưởng hoặc giải pháp mới. Tuy nhiên, định nghĩa này có vẻ thô sơ và không nắm bắt được đầy đủ những gì đòi hỏi sự sáng tạo.
In the Platonic tradition, art and creativity were often seen as forms of imitation, a reflection of the ‘ideal forms’ that exist in a metaphysical realm. But modern perspectives, influenced by thinkers like Immanuel Kant and Arthur Schopenhauer, argue that creativity is not just mimicry but an act of free will, a manifestation of the ‘noumenal’ self that transcends the deterministic ‘phenomenal’ world. It’s an expression of individuality, a unique confluence of one’s experiences, emotions, and intellect.
Theo truyền thống Platonic, nghệ thuật và sáng tạo thường được coi là những hình thức bắt chước, phản ánh những ‘hình thức lý tưởng’ tồn tại trong một lĩnh vực siêu hình. Nhưng những quan điểm hiện đại, chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng như Immanuel Kant và Arthur Schopenhauer, cho rằng sự sáng tạo không chỉ là sự bắt chước mà còn là một hành động của ý chí tự do, một biểu hiện của cái tôi ‘bản thể’ vượt qua thế giới ‘hiện tượng’ tiền định. Đó là sự thể hiện cá tính, sự kết hợp độc đáo của kinh nghiệm, cảm xúc và trí tuệ của một người.
Moreover, creativity is not just the generation of the ‘new’ but also the valuable—the ability to produce work that has not just novelty but also quality and relevance. This introduces another layer of complexity: the evaluative criteria for what constitutes ‘good’ or ‘valuable’ creativity are often culturally and temporally bound. What was considered groundbreaking in one era or culture may be seen as derivative or trivial in another.
Hơn nữa, tính sáng tạo không chỉ là việc tạo ra cái “mới” mà còn là giá trị – khả năng tạo ra tác phẩm không chỉ mới lạ mà còn có chất lượng và phù hợp. Điều này đưa đến một lớp phức tạp khác: các tiêu chí đánh giá những gì tạo nên sự sáng tạo “tốt” hoặc “có giá trị” thường bị ràng buộc về mặt văn hóa và thời gian. Những gì được coi là đột phá ở thời đại hoặc nền văn hóa này có thể được coi là phái sinh hoặc tầm thường ở thời đại hoặc nền văn hóa khác.
In the context of AI, these philosophical considerations take on new dimensions. Can a machine, devoid of subjective experiences and emotions, truly participate in the creative process in the same way a human can? Can it understand the cultural and emotional weight of the symbols and narratives it might employ? Or does it offer a new form of creativity—one that is data-driven, pattern-based, and devoid of the biases and limitations that human creators inevitably bring to the table?
Trong bối cảnh AI, những cân nhắc mang tính triết học này mang những khía cạnh mới. Liệu một cỗ máy, không có trải nghiệm và cảm xúc chủ quan, có thể thực sự tham gia vào quá trình sáng tạo giống như con người không? Nó có thể hiểu được sức nặng văn hóa và cảm xúc của các biểu tượng và câu chuyện mà nó có thể sử dụng không? Hay nó mang lại một hình thức sáng tạo mới—một hình thức sáng tạo dựa trên dữ liệu, dựa trên khuôn mẫu và không có những thành kiến cũng như giới hạn mà những người sáng tạo là con người chắc chắn sẽ đưa ra?
As AI continues to advance, these questions become increasingly urgent. They force us to reexamine our own definitions of creativity and to expand them to accommodate a new, digital actor in the creative arena. Whether AI will ever achieve a form of creativity that matches or surpasses human capability is an open question, but what is clear is that its involvement complicates and enriches our understanding of what creativity can be.
Khi AI tiếp tục phát triển, những câu hỏi này ngày càng trở nên cấp bách. Chúng buộc chúng ta phải xem xét lại các định nghĩa của riêng mình về sự sáng tạo và mở rộng chúng để phù hợp với một tác nhân kỹ thuật số mới trong lĩnh vực sáng tạo. Liệu AI có đạt được hình thức sáng tạo phù hợp hoặc vượt qua khả năng của con người hay không vẫn là một câu hỏi mở. Điều rõ ràng là sự tham gia của AI sẽ làm phức tạp và làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa của sự sáng tạo.
A Brave New World of Creativity
Một thế giới sáng tạo mới đầy quả cảm
We stand at a creative inflection point—a fine brush stroke that creates a line across which lies both wonder and fear. AI’s burgeoning capabilities in generating ideas and art forms that rival human creativity force us to reevaluate our own roles as creators. Far from rendering human creativity obsolete, AI could amplify it, opening new vistas of collaborative potential. However, this brave new world also demands careful ethical and philosophical scrutiny.
Chúng ta đang đứng ở một điểm uốn sáng tạo—một nét vẽ mảnh tạo nên một đường nét đẹp ẩn chứa sự tuyệt vời đầy ám ảnh. Khả năng ngày càng phát triển của AI trong việc tạo ra các ý tưởng và loại hình nghệ thuật cạnh tranh với khả năng sáng tạo của con người buộc chúng ta phải đánh giá lại vai trò của chính mình với tư cách là người sáng tạo. Thay vì khiến khả năng sáng tạo của con người trở nên lỗi thời, AI có thể khuếch đại nó, mở ra những triển vọng mới về tiềm năng hợp tác. Tuy nhiên, thế giới mới này cũng đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng về mặt đạo đức và triết học.
As we draw the map of this uncharted territory, we may find that the most significant innovation in art isn’t a new style or medium, but the advent of creative machines that challenge us to redefine the very essence of creativity. Whether this leaves us aghast or inspired, one thing is clear: the future of creativity is a canvas yet to be painted, and AI might just be the brush that helps us fill it with unimaginable possibilities.
Khi chúng ta vẽ tấm bản đồ cho lãnh thổ chưa được khám phá này, chúng ta có thể thấy rằng sự đổi mới quan trọng nhất trong nghệ thuật không phải là một phong cách hay phương tiện mới, mà là sự ra đời của những cỗ máy sáng tạo thách thức chúng ta xác định lại bản chất của sự sáng tạo. Cho dù điều này khiến chúng ta lo ngại hay được truyền cảm hứng thì có một điều rõ ràng: tương lai của sự sáng tạo là một bức tranh chưa được vẽ và AI có thể chỉ là chiếc bút vẽ giúp chúng ta lấp đầy nó bằng những khả năng không thể tưởng tượng được.
———————————————
Nguồn bài viết:
https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-digital-self/202308/has-ai-becomes-the-master-artist-not-just-the-assistant