6 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ phải đối mặt xung đột

6 Ways to Overcome the Fear of Confrontation

 

Reconsider your assumptions about what could go wrong.

Xem xét lại các giả định của bạn về những gì có thể xảy ra sai sót.

 

Tác giả: Amy Morin

Người dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Xanh Lam

 

 

People who avoid confrontation often make excuses for their behavior, such as “I’m a peacemaker,” or “I don’t want to ruffle any feathers.” Whether it’s an annoying co-worker who leaves coffee cups all over the office or a mother-in-law who makes inappropriate jokes, fear of confrontation often outweighs an individual’s desire to address an issue head-on. Consequently, the problem never gets resolved and the distressed individual continues to suffer (and stew).

Những người mang xu hướng tránh né xung đột thường bao biện nhiều lý do cho hành vi của mình, chẳng hạn như “Tôi là người dĩ hòa vi quý” hoặc “Tôi không muốn làm phật lòng ai”. Cho dù đó là một đồng nghiệp phiền phức hay để cốc cà phê bừa bãi khắp văn phòng, hay là một bà mẹ chồng luôn có những bình luận bông đùa thiếu phù hợp, thì dường như sự sợ hãi khi phải đối mặt với mâu thuẫn thường lấn át đi mong muốn được đề cập thẳng thắn và xử lý trực tiếp vấn đề của một người. Dẫn đến kết quả là mâu thuẫn đó không bao giờ được giải quyết triệt để, và cá nhân ấy lại phải tiếp tục nhẫn nhịn chịu đựng, kìm nén cảm xúc của mình.

 

Confronting someone in an assertive but kind manner doesn’t have to be scary. In fact, you might find that others welcome your input and agree to create positive change.

Thẳng thắn đối mặt với ai đó bằng một thái độ quyết đoán nhưng tử tế và từ tốn không hề là một điều đáng sợ. Trên thực tế, khi làm vậy bạn thậm chí còn có thể thấy rằng những người khác sẽ hoan nghênh ý kiến ​​đóng góp của bạn và đồng ý để tạo ra sự thay đổi tích cực.

 

If you’re leery of expressing your opinion in a direct manner, here are six ways to get over your fear of confrontation:

Nếu bạn vẫn e ngại không muốn bày tỏ ý kiến ​​của mình một cách trực tiếp, thì sau đây là sáu cách để giúp bạn có thể chiến thắng nỗi sợ xung đột của mình:

 

1. Identify the problems with being a pushover.

1. Nhận diện các vấn đề bạn gặp phải với tư cách là một người dễ bị dao động.

You won’t change your behavior unless you believe that your current behavior isn’t working. And when you’re nervous or afraid to speak up, it’s easy to convince yourself that staying quiet is the best option.

Bạn sẽ không thay đổi hành vi của mình trừ khi bạn tin rằng lối cư xử hiện tại của bản thân không hiệu quả. Và vào những lúc mà bạn bồn chồn, lo lắng hay e ngại cất lên suy nghĩ của mình, thì bạn lại càng dễ dàng thuyết phục bản thân rằng giữ im lặng là lựa chọn tốt nhất.

Write down the problems you experience when you avoid confrontation. Perhaps you go home from work feeling stressed out. Or maybe your relationship with someone close to you becomes more damaged every time you allow that person to hurt your feelings.

Hãy viết lên một tờ giấy những vấn đề xảy đến với bạn khi bạn quyết định né tránh mâu thuẫn. Có lẽ bạn cảm thấy căng thẳng mỗi khi đi làm về. Hay có thể mối quan hệ giữa bạn với một người thân thiết trở nên tổn hại hơn mỗi khi bạn cho phép người đó làm tổn thương cảm xúc của mình.

 

2. List what you might gain by speaking up.

2. Liệt kê ra những điều bạn có thể đạt được bằng việc thể hiện tiếng nói của bản thân

On the back of the same piece of paper, write down what you could achieve by speaking up: Your relationships might improve, your problems might get solved, or you might become happier. Be specific about the things you stand to gain.

Ở mặt sau của tờ giấy đó, hãy viết ra những gì bạn có thể nhận được khi thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình: Những mối quan hệ của bạn có thể được cải thiện, các vấn đề của bạn có thể được giải quyết, hay là bạn có thể trở nên hạnh phúc hơn. Hãy cụ thể về những điều bạn có thể đạt được.

Every time you’re tempted to stay quiet, read over both lists. Identifying the logical, rational reasons you should confront someone—even when it feels scary—can boost your courage and help you do it.

Mỗi khi bạn có ý định giữ im lặng thì hãy đọc qua cả hai danh sách. Việc xác định những lý do phải lẽ, hợp lý mà bạn nên đối mặt với ai đó—ngay cả khi điều đó khiến bạn cảm thấy sợ hãi—có thể làm nâng cao lòng can đảm của bạn và giúp bạn làm được điều đó.

 

3. Reconsider your assumptions about confrontation.

3. Xem xét lại những mặc định của bạn về việc đối đầu với xung đột. 

Fear of confrontation is often based on false assumptions. Thoughts like “Confrontation is bad” or “Telling someone I disagree with them will ruin our relationship” only fuel your fear. Whether you learned to walk on eggshells because you once had a difficult boss, or your fear of confrontation goes all the way back to childhood, check your assumptions. 

Nỗi sợ đối mặt với xung đột thường tới từ những giả định sai lầm. Những suy nghĩ kiểu như “Việc đối đầu là xấu”, hoặc “Nói với ai đó rằng mình không đồng tình với họ sẽ làm hủy hoại mối quan hệ giữa bọn mình”, sẽ chỉ khiến nỗi sợ hãi của bạn tăng thêm. Dù cho bạn đã phải học cách luôn dè dặt, kín kẽ nhìn trước ngó sau vì từng có một ông sếp khó tính, hay nỗi sợ đương đầu, đối mặt với mâu thuẫn của bạn xuất phát từ thời thơ ấu, thì hãy kiểm tra và xét lại những mặc định sai lầm ấy.

In reality, confrontation is healthy. There are many kind—and assertive—ways to speak up and express your opinion, and doing so might improve the situation more than you ever imagined.

Trên thực tế, việc đối mặt với ai đó và xử lý mâu thuẫn một cách trực diện với nhau là một điều rất lành mạnh. Có nhiều cách để bạn có thể lên tiếng và thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến ​​của mình mà vẫn nhẹ nhàng, từ tốn. Làm điều đó có thể giúp cải thiện tình hình hơn bạn tưởng tượng.

 

4. Address one issue at a time.

4. Giải quyết từng vấn đề một.

If there’s just one person you tend to avoid confronting—like a particularly challenging colleague—choose one minor issue to address. Don’t pick the biggest problem and don’t bring up a lengthy list of items you don’t like. Start small and see what happens.

Giả như là bạn thường có xu hướng né tránh đối mặt với chỉ một cá nhân—như một đồng nghiệp khó tính chẳng hạn—thì hãy chọn ra một vấn đề nhỏ để giải quyết trước. Đừng chọn vấn đề khó nhằn nhất, và cùng chớ nên liệt kê ra một danh sách dài dằng dặc gồm những thứ mà bạn không đồng tình. Mà hãy bắt đầu một cách khiêm tốn với cái nhỏ trước, rồi dò xét tình hình và xem xem điều gì sẽ xảy ra.

If you avoid speaking up to everyone around you, pick a safe person to confront first. Maybe you want to start with a trusted friend or family member whom you know isn’t going to blow up at you. Address something minor and you’ll increase your confidence in your ability to be assertive in other situations. 

Nếu bạn thường né tránh nói thẳng với mọi người xung quanh, thì đầu tiên, hãy chọn lấy một đối tượng an toàn mà bạn có thể đối mặt trước. Bạn có thể bắt đầu với một người bạn đáng tin cậy, hay là một thành viên gia đình nào đó mà bạn biết rằng họ sẽ không nổi giận với bạn. Hãy học cách làm quen với việc giải quyết các vấn đề nhỏ nhặt trước, và bạn sẽ dần có thêm sự tự tin vào khả năng quyết đoán, giữ vững lập trường của mình trong các tình huống khác.

 

5. Stick to “I” statements and work on staying calm.

5. Hãy luôn sử dụng câu với chủ ngữ “Tôi..” và học cách giữ bình tĩnh.

At the heart of all good communication is the ability to stick to “I” statements. Rather than saying, “You’re so arrogant in meetings and you never even bother showing up on time,” say, “I am concerned about the way you address the group and I feel disrespected when you arrive late.”

Chìa khóa của mọi cuộc trò chuyện, giao tiếp hiệu quả nằm ở việc người nói  kiên định sử dụng những phát biểu ở ngôi thứ nhất để thể hiện cảm nghĩ của mình. Những “I-statement” này sẽ giúp bạn diễn tả cảm xúc của bản thân, thể hiện cho đối phương biết hành vi của họ đã ảnh hưởng tới bạn như thế nào (vd: “Tôi cảm thấy…”). Chúng sẽ mở ra một bầu không khí thiện chí cho cuộc trò chuyện, và có thể khiến cho đối phương rộng mở lắng nghe hơn, giúp giải quyết xung đột hiệu quả. Ngược lại, việc sử dụng các “you-statement” (“Bạn nên/phải…”, “Bạn quá…”) sẽ chỉ đẩy người nghe vào thế phòng thủ bởi lòng tự ái của họ, dẫn đến cuộc trò chuyện đi vào bế tắc. Vậy nên, chẳng hạn như thay vì nói: “Anh quá kiêu ngạo trong các cuộc họp và thậm chí anh còn không bao giờ thèm đến đúng giờ”, thì hãy nói: “Tôi có chút e ngại về cách mà anh nói chuyện với nhóm và tôi cũng cảm thấy mình không được tôn trọng mỗi khi anh đến muộn”.

Avoid being overly accusatory; express what you think and how you feel. Most important, take a few deep breaths and don’t let your anger get the best of you—even if the other person lashes out. The goal is to be assertive, not aggressive.

Tránh dùng ngôn từ mang tính chất vấn, đổ lỗi hay chỉ trích và buộc tội đối phương quá mức; thay vào đó, hãy bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Điều quan trọng nhất là hãy hít thở sâu vài hơi, giữ bình tĩnh và đừng để cơn tức giận lấn át lấy bản thân — ngay cả khi đối phương đang phản ứng dữ dội. Bởi mục tiêu mà ta hướng đến là một thái độ quả quyết, giữ vững lập trường của mình chứ không phải để gây hấn hay công kích.

 

6. Keep practicing one small step at a time.

6. Tiếp tục luyện tập từng bước nhỏ một.

Confronting someone is more of an art than a science. What works well in one circumstance might not fly in another. But with practice, you’ll be able to recognize when to speak up, how to do it, and the best ways to express yourself effectively.

Kỹ năng xử lý xung đột, cách để thẳng thắn đối mặt với ai đó có thể được coi là một môn nghệ thuật hơn là khoa học. Có những thứ có thể mang lại hiệu quả tốt trong hoàn cảnh này, nhưng khi được áp dụng vào hoàn cảnh khác thì lại không hiệu quả. Tuy nhiên, thông qua việc thực hành luyện tập, bạn sẽ có thể dần nhận biết được lúc nào là lúc bản thân nên lên tiếng, làm thế nào để lên tiếng, cũng như cách thức tốt nhất để có thể thể hiện tiếng nói của bản thân một cách hiệu quả.

Consider your efforts a work in progress and take small steps. Just like any fear, facing a fear of confrontation gets easier with practice. The more you speak up for yourself, the less frightening it becomes.

Hãy coi những nỗ lực của bạn như là một công trình đang dần được cải thiện và thực hiện từng bước nhỏ một. Tương tự như với bất kỳ nỗi sợ hãi nào, đối diện với nỗi sợ xung đột sẽ dần trở thành việc dễ dàng hơn khi có sự tập luyện. Bạn càng dũng cảm thể hiện suy nghĩ của mình nhiều hơn thì nỗi sợ ấy sẽ càng vơi đi.

 

Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201610/6-ways-overcome-the-fear-confrontation

Để lại một bình luận