TẾT ĐẾN – XUÂN VỀ
BÍ KÍP “SỐNG SÓT” TRONG NHỮNG NGÀY TẾT CĂNG THẲNG
Tổng hợp: Hồng Minh
(Ảnh: Todayonline)
Tết Nguyên Đán là dịp sum vầy quý giá nhất trong năm của mỗi gia đình Việt. Đó là lúc tổ ấm trở nên ấm áp hơn bao giờ hết, khi mọi người quây quần bên nhau để ôn lại kỷ niệm, chia sẻ niềm vui và cầu chúc một năm mới an lành, may mắn.
Tuy nhiên, cũng có lúc những bất đồng quan điểm hay sự thiếu tế nhị trong ứng xử khiến không khí gia đình trở nên ngột ngạt, gò bó. Những câu hỏi quá tò mò về đời tư, sự so sánh con cái hay ép buộc quyết định riêng tư… có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
“Lương bao nhiêu?”, “Có người yêu chưa?”, “Bao giờ cho cô/bác ăn cỗ”, “Khi nào đẻ?”, “Đẻ thêm cho con có anh có chị?”…. Hàng loạt những câu hỏi kém duyên khiến một vài người nhận ra cảnh đoàn tụ ấm cúng mà mình từng hình dung thật khác xa so với thực tế.
Nếu bạn đang lo ngại về những buổi họp mặt đầu năm sắp tới, hãy tham khảo một vài mẹo nhỏ sau đây để giảm bớt căng thẳng:
- Lên kế hoạch đi chúc tết cụ thể
- Xác định trước những người thân nào khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và những người thân nào có thể khiến bạn cảm thấy áp lực, mệt mỏi.
- Dựa vào đó, lên lịch trình cụ thể thời gian tới chúc tết từng nhà sao cho phù hợp. Dành nhiều thời gian hơn ở bên cạnh những người bạn cảm thấy thoải mái.
- Chuẩn bị sẵn các lý do chân thật, phù hợp, chính đáng để rút lui sớm (chẳng hạn như con nhỏ mệt nên phải về sớm, muốn đi chúc tết nhà họ hàng khác nữa…) để có thể ra về lịch sự.
- Hẹn trước với người nhà là sẽ ghé thăm trong khoảng thời gian ngắn do bận rộn công việc, kế hoạch khác. Điều này sẽ giúp giảm kỳ vọng ở lại lâu.
- Chuẩn bị tâm lý trước cho một thời gian gặp gỡ ngắn ngủi nhưng ý nghĩa. Tập trung vào những điều tích cực thay vì sợ hãi khoảng thời gian đó.
- Thiết lập ranh giới
- Trước khi Tết đến, dành thời gian tự suy ngẫm xem điều gì khiến bạn căng thẳng nhất khi gặp gỡ người thân. Liệu đó là những lúc bị hỏi han quá nhiều về chuyện riêng tư, bị so sánh, bị thúc ép ra quyết định nào đó…
- Từ đó, xác định rõ ràng những hành vi cụ thể nào là ranh giới cần đặt ra để bảo vệ bản thân. Ví dụ: từ chối trả lời những câu hỏi về cá nhân, tình cảm…
- Thiết lập ranh giới một cách lịch sự, khéo léo. Ví dụ: “Cháu không muốn trả lời câu hỏi đó ạ. Chúng ta nói chuyện gì vui hơn đi ạ” hoặc “Cháu chưa có kế hoạch gì về việc đó ạ”.
- Hãy tập nói “không” một cách lịch sự với những câu hỏi khó trả lời.
- Sẵn sàng đối mặt với hậu quả
- Chuẩn bị tâm lý cho những hậu quả khi ranh giới bị vi phạm. Ví dụ: nói lời từ chối rồi im lặng, rời khỏi phòng hay ngừng cuộc trò chuyện.
- Giữ bình tĩnh, kiên định với lựa chọn của bản thân. Không để bị lay chuyển hay áp lực.
- Sau đó có thể quay lại xoa dịu tình huống nếu cần. Nhưng kiên định với ranh giới đã đặt ra.
- Giữ khoảng cách
- Cần xác định rõ rằng hành vi của người khác không liên quan gì tới bạn. Đừng để mình chịu tổn thương bởi sự kém duyên của họ.
- Hạn chế chia sẻ quá nhiều về bản thân, giữ khoảng cách vừa phải trong giao tiếp.
- Tập trung vào những điều tích cực hơn là để tâm đến những lời lẽ tiêu cực.
- Duy trì hòa khí
- Chuẩn bị sẵn những câu hỏi vui vẻ, đề tài lành mạnh để chuyển đổi chủ đề khi cần.
- Tìm lý do hợp lý để rời đi một cách lịch sự nếu tình huống quá căng thẳng.
- Dùng sự hài hước, lòng vị tha để xoa dịu tình huống căng thẳng.
- Cân bằng kỳ vọng
- Chấp nhận rằng mọi người có cách ứng xử riêng, khó thay đổi. Đừng mong đợi rằng mọi người có thể ứng xử như mình mong muốn.
- Tha thứ, bỏ qua để không khó chịu bởi những điều tiêu cực.
- Tập trung vào những điều tích cực, chuẩn bị tâm lý vui vẻ đón Tết.
Mong rằng một số mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp bạn và gia đình đón Tết trong an lành, hạnh phúc. Chúng mình hãy học thấu hiểu, lắng nghe và mở rộng vòng tay để ôm trọn những người thân yêu trong dịp Tết Giáp Thìn này nhé.
Nguồn tham khảo: Expert tips to minimise tension and stress at Chinese New Year family gatherings – TODAY (todayonline.com)