4 Cách để ứng phó với nỗi sợ hiện sinh

4 Ways to Cope With Existential Dread

Biên dịch: Bảo Chân – Hiệu đính: Xanh Lam

Uncertainty about life is super common—luckily there are ways to deal with it. Instagram, TikTok, Facebook—no matter where we go on social media, we’re inundated with someone else’s accomplishments like buying a house, landing a dream job, having a child, getting married, the list goes on. 

Sự không chắc chắn về cuộc sống là điều cực kỳ phổ biến – may mắn thay có nhiều cách để giải quyết nó. Instagram, TikTok, Facebook – bất kể nơi nào trên mạng xã hội, chúng ta đều chìm ngập trong những thành tích của người khác như mua nhà, đạt được công việc mơ ước, sinh con, kết hôn,… và danh sách đó cứ kéo dài.

Seeing people living their #bestlife can often make us question the trajectory of our own lives. We might start feeling FOMO or wonder if we’re behind or not worthy or good enough to have what other people seem to have.

Nhìn mọi người sống trong một cuộc sống tốt nhất của họ thường khiến chúng ta đặt câu hỏi về quỹ đạo của cuộc sống chính mình. Chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy FOMO hoặc tự hỏi mình có đang đi thụt lùi hay không xứng đáng hoặc không đủ tốt để đạt được những thứ người khác dường như đang sở hữu.

Part of what can fuel existential dread is fixating on the past and future, which can lead to feeling like nothing will ever get better. When we come back to the present, we can feel those negative sensations subside.

Một phần nguyên nhân của nỗi sợ hiện sinh là tập trung vào quá khứ và tương lai, dẫn đến cảm giác như không có gì có thể trở nên tốt hơn. Khi quay trở lại hiện tại, chúng ta có thể cảm thấy những cảm giác tiêu cực đó lắng xuống.

While you’re scrolling through those highly-curated feeds, I can guess that (at least once) your stomach has turned with dread. After your stomach quelled itself, thoughts of uncertainty about your own life likely started popping up. That stomach drop sensation and uncertainty about the life ahead is what’s known in therapy-speak as existential dread.

Trong khi bạn đang lướt trang tin tức, tôi đoán rằng (ít nhất một lần) bạn đã cảm thấy sự lo âu xâm chiếm dạ dày. Sau khi cảm giác lo âu ấy được dập tắt, những suy nghĩ không chắc chắn về cuộc sống của chính bạn bắt đầu xuất hiện. Cảm giác buồn nôn và sự không chắc chắn về cuộc sống phía trước còn được gọi là nỗi sợ hiện sinh trong trị liệu.

It’s super common and nothing to be ashamed about but you’ll want to get a handle on it ASAP before it starts to impact your mental health.

Nó cực kỳ phổ biến và không có gì phải xấu hổ nhưng bạn sẽ muốn xử lý nó càng sớm càng tốt trước khi nó bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Millennials and Zoomers (aka Gen-Z) May Be Feeling Existential Dread the Most

Gen Y và Gen Z có thể là nhóm cảm thấy nỗi sợ hiện sinh nhiều nhất

Wonder how I’m so certain about this? I’m a psychotherapist and hear this sentiment often in the therapy room, especially from those in their early 20s and up to their early 40s.

Làm thế nào tôi chắc chắn về điều đó? Tôi là một nhà trị liệu tâm lý và thường xuyên nghe vấn đề này trong phòng trị liệu, đặc biệt là từ những người ở độ tuổi đầu 20 và cho đến đầu 40.

Let’s Talk About Some of the Factors That Can Lead to Existential Dread in Younger Generations

Hãy nói về một số yếu tố có thể dẫn đến nỗi sợ hiện sinh ở thế hệ trẻ

While a lack of lust for life can occur at any age, Millennial (those born between 1980 and 1994) and Gen-Z (those born between 1995 and 2012) generations are hit with a unique set of circumstances.

Mặc dù việc thiếu khát khao trong cuộc sống có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thế hệ Millennial (những người sinh từ 1980 đến 1994) và GenZ (những người sinh từ 1995 đến 2012) lại gặp phải một loạt hoàn cảnh đặc biệt. 

  • Climate anxiety: A report published by the Pew Research Center in 2021 found Gen-Z and Millennial folks to be more engaged with addressing climate change than those from Gen-X and Boomer generations. Furthermore, they’re personally taking action, speaking about climate issues, and engaging with social media content focused on our changing earth at a higher rate than their predecessors. 
  • Lo lắng về khí hậu: Một báo cáo do Trung tâm nghiên cứu Pew công bố vào năm 2021 cho thấy những người thuộc thế hệ Gen-Z và thế hệ Millennial tham gia giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nhiều hơn so với những người thuộc thế hệ Gen-X và Boomer. Hơn nữa, cá nhân họ đang hành động, nói về các vấn đề khí hậu và tham gia nội dung truyền thông liên quan tới sự thay đổi của Trái Đất với tốc độ cao hơn so với những người đi trước. 
  • Financial stress: These circumstances don’t stop at climate change—millennials hold nearly a third of all student loan debt. This creates an immense amount of finance-related stress. To cope with the stress, young people turn to substances, smoking, and other unhealthy coping mechanisms to deal with it all.
  • Căng thẳng về tài chính: Không dừng lại ở biến đổi khí hậu – thế hệ Gen-Y nắm giữ gần 1/3 tổng số nợ vay sinh viên. Điều này tạo ra vô số áp lực tài chính. Để đối phó với căng thẳng, những người trẻ tìm đến các chất gây nghiện, hút thuốc và các cơ chế đối phó không lành mạnh khác.
  • Poor mental health overall: As for overall mental health? The American Psychological Association found Gen-Z individuals to have poorer mental health outcomes than other generations and are more likely, as are millennials, to have received mental health treatment.
  • Sức khỏe tinh thần kém nói chung: Về sức khỏe tinh thần nói chung? Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ nhận thấy các cá nhân Gen Z có kết quả sức khỏe tinh thần kém hơn các thế hệ khác và, giống với Gen Y, có nhiều khả năng cần nhận điều trị sức khỏe tâm thần.

While there is much that is outside of our control, there are a few things we can begin practicing to relinquish ourselves from the grip of existential woe. 

Mặc dù có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng có một số điều chúng ta có thể bắt đầu thực hành để giải phóng bản thân khỏi sự kìm kẹp của nỗi đau khổ hiện sinh. 

4 Therapist-Approved Ways to Deal With Existential Dread

4 cách được các nhà trị liệu phê duyệt để đối phó với nỗi sợ hãi hiện sinh

If you’re dealing with intense uncertainty about the future and you’re completely freaking out—here are four coping strategies that I recommend.

Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn về tương lai và hoàn toàn lo lắng thì đây là bốn chiến lược đối phó mà tôi khuyên bạn nên áp dụng.

Practice Mindfulness and Drop Into the Present Moment

Thực hành chánh niệm và thả mình vào khoảnh khắc hiện tại

I know, I know. You likely rolled your eyes the second you read my first tip. I take no offense and I don’t blame you. I’m sure you hear the term mindfulness gets thrown around a lot—especially on social media. But there is a reason for it—it works. Of course, it can certainly be difficult especially when dealing with a flurry of negative emotions.

Tôi biết. Bạn có thể trợn mắt ngay khi đọc típ đầu tiên của tôi. Tôi không có ý xúc phạm và tôi không đổ lỗi cho bạn. Tôi chắc rằng bạn đã nghe thấy thuật ngữ chánh niệm được sử dụng rất nhiều – đặc biệt trên mạng xã hội. Nhưng điều đó có lý do của nó và nó có tác dụng. Tất nhiên, nó có thể khó khăn, đặc biệt là khi phải đối mặt với một loạt cảm xúc tiêu cực.

Part of what can fuel existential dread is fixating on the past and future, which can lead to feeling like nothing will ever get better. When we come back to the present, we can feel those negative sensations subside.

Một phần nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ hiện sinh là tập trung vào quá khứ và tương lai, dẫn đến cảm giác như không có gì có thể trở nên tốt hơn. Khi quay trở lại hiện tại, chúng ta có thể cảm thấy những cảm giác tiêu cực đó lắng xuống.

A mindfulness practice is the best place to start when focusing on becoming more present in your daily life. Those who have a mindfulness practice tend to report lower anxiety and depression symptoms. They additionally are more likely to experience a sense of life purpose, which is a key antidote to existential dread.

Thực hành chánh niệm là cách tốt nhất để bắt đầu khi tập trung vào hiện tại nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Những người thực hành chánh niệm có xu hướng ít các triệu chứng lo lắng và trầm cảm hơn. Ngoài ra, họ có nhiều trải nghiệm về mục đích sống hơn, đây là liều thuốc giải độc chính cho nỗi sợ hiện sinh.

Think About How the Content You Consume Makes You Feel

Hãy suy nghĩ về việc nội dung bạn xem sẽ khiến bạn cảm thấy thế nào

This first coping strategy is something I recommend to clients regardless of what they’re hoping to focus on in therapy. Checking the sources you receive your information from and curating your social media feed is incredibly important for boosting your mental health.

Chiến lược ứng phó đầu tiên này là điều tôi khuyên dùng cho khách hàng bất kể họ đang hy vọng tập trung vào điều gì trong quá trình trị liệu. Kiểm tra các nguồn thông tin bạn nhận được và quản lý mạng xã hội của bạn là vô cùng quan trọng để tăng cường sức khỏe tinh thần của bạn.

Take a look at the accounts you turn to most often. Are you relying on TikTok to get filled in about current events? If so, pay attention to how you feel when you watch content on that app. Notice where your mind tends to wander or if you feel discomfort in your body.

Hãy xem các tài khoản bạn truy cập thường xuyên nhất. Bạn có đang dựa vào TikTok để biết về các sự kiện hiện tại không? Nếu có, hãy chú ý đến cảm giác của bạn khi xem nội dung trên ứng dụng đó. Để ý nếu tâm trí của bạn có xu hướng đi lang thang ở đâu hoặc nếu bạn cảm thấy khó chịu trong cơ thể.

Ask yourself the following questions:

  • Do I feel overwhelmed?
  • Do I feel worse than I did before I opened the app?
  • Do I feel annoyed, frustrated, or sad?
  • Do I feel bad about myself?

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

  • Tôi có cảm thấy choáng ngợp không ?
  • Tôi có cảm thấy tồi tệ hơn trước khi mở ứng dụng không?
  • Tôi có cảm thấy khó chịu, thất vọng hay buồn bã không?
  • Tôi có cảm thấy tồi tệ về bản thân mình không?

If you answer yes to most or all of these questions, it may be time to scale back your time spent consuming this content and consider other sources to get your news from.

Nếu bạn trả lời có cho hầu hết hoặc tất cả những câu hỏi này, có lẽ đã đến lúc bạn nên giảm bớt thời gian cho việc xem nội dung trên đó và cân nhắc việc cập nhật tin tức từ các nguồn khác.

Be Real With the People Close to You

Hãy thành thật với những người gần gũi với bạn

You may already speak about your sense of existential dread with your friends and family. That’s fantastic, if so. But, even if you do feel like you’re being open, I have a feeling you could be even more honest.

Bạn có thể đã nói về cảm giác sợ hãi hiện sinh của mình với bạn bè và gia đình. Nếu vậy thì thật tuyệt. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn cảm thấy mình cởi mở, tôi có cảm giác bạn vẫn có thể thành thật hơn nữa .

Don’t just shrug and say you’ve been better. Let them know about the worries you have for your future and the feelings of anguish that come up when you see others’ highlight reels. In doing so, you’ll realize you’re not alone—which can be a beautiful unburdening.

Đừng chỉ nhún vai và nói rằng bạn đã tốt hơn. Hãy cho họ biết những lo lắng về tương lai của mình và cảm giác đau khổ xuất hiện khi bạn nhìn thấy những nổi bật của người khác. Khi làm như vậy, bạn sẽ nhận ra mình không đơn độc – đó có thể là một sự trút bỏ gánh nặng tuyệt vời.

Take Action Where You Can

Hãy hành động ở nơi bạn có thể

There’s much that is outside of our control. Honing in on what you can control may be the balm your soul needs right now. 

Có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát có thể là liều thuốc xoa dịu tâm hồn bạn lúc này.

Here are some small ways to make your community a better place:

  • Go to the grocery store to stock up on water and granola bars before passing them out to unhoused people in your area.
  • Consider volunteering at an organization that you believe is part of the solution our world needs.

Dưới đây là một số cách nhỏ để giúp cộng đồng của bạn trở nên tốt đẹp hơn:

  • Hãy đến cửa hàng tạp hóa, mua nước và thanh granola để tặng chúng cho những người vô gia cư trong khu vực của bạn.
  • Hãy cân nhắc việc tham gia tình nguyện tại một tổ chức mà bạn tin rằng đó là một phần giải pháp mà thế giới chúng ta cần.

If your existential dread is related to loneliness, try the following:

  • Sign up for a ceramics class
  • Attend a local event
  • Invite the new work hire out to lunch

Nếu nỗi sợ hiện sinh của bạn liên quan đến sự cô đơn, hãy thử những cách sau:

  • Đăng ký lớp học làm gốm
  • Tham dự một sự kiện địa phương
  • Mời nhân viên mới đi ăn trưa

As you take action over time, you’ll begin to feel empowered and inspired.

Qua thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh và truyền cảm hứng.

Nguồn bài và hình đại diện: https://www.verywellmind.com/coping-with-existential-dread-7972035

Nguồn ảnh: Pinterest

Để lại một bình luận