What to Do When You Have No Motivation
Dịch giả: Linh Đặng – Hiệu đính: Xanh Lam
Whether you can’t get motivated to clean your house or you just aren’t feeling motivated to lose weight, a lack of motivation can be the biggest obstacle to reaching your goals.
Cho dù bạn không có động lực để dọn dẹp nhà cửa hay đơn giản là bạn không cảm thấy có động lực để giảm cân thì việc thiếu động lực này có thể là trở ngại lớn nhất để đạt được mục tiêu của bạn.
When you have no motivation to complete a task (or even start one), consider the possible reasons why you’re struggling. Then, develop a plan to help motivate yourself to get going.
Khi bạn không có động lực để hoàn thành một nhiệm vụ (hoặc thậm chí bắt đầu một nhiệm vụ), hãy xem xét những lý do có thể khiến bạn gặp khó khăn. Và từ đó phát triển một kế hoạch để giúp thúc đẩy bản thân bắt đầu.
Keep in mind that not every strategy works for everyone—or in every situation. Perform some behavioral experiments to see which strategies best help you reach your goals.
Hãy nhớ rằng không phải chiến lược nào cũng phù hợp với mọi người hoặc mọi tình huống. Thực hiện một số thử nghiệm hành vi để xem chiến lược nào giúp bạn đạt được mục tiêu tốt nhất.
Act as If You Feel Motivated
Hành động như thể bạn có động lực
You may be able to trick yourself into feeling motivated by changing your behavior. Act as if you felt motivated, and your actions may change your emotions.
Bạn có thể đánh lừa bản thân để cảm thấy có động lực bằng cách thay đổi hành vi của mình. Hành động như thể bạn cảm thấy có động lực và hành động này có thể thay đổi cảm xúc của bạn.
For example, rather than sit on the couch in your pajamas all day waiting for motivation to strike, get dressed and get moving. You might find that taking action will increase your motivation, which makes it easier to keep going.
Ví dụ thay vì ngồi trên ghế trong bộ đồ ngủ cả ngày để chờ đợi động lực tới, hãy mặc quần áo và bắt đầu di chuyển. Bạn có thể thấy rằng hành động sẽ làm tăng động lực của bạn, giúp bạn tiếp tục dễ dàng hơn.
So ask yourself, “What would I be doing right now if I felt motivated?” Consider what you’d be wearing, how you’d be thinking, and what actions you’d be taking. Then, do these things, and see if your motivation level increases.
Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân: “Tôi sẽ làm gì ngay bây giờ nếu tôi cảm thấy có động lực?” Xem xét những gì bạn sẽ mặc, cách bạn suy nghĩ và những hành động bạn sẽ thực hiện. Sau đó, hãy làm những việc này và xem mức độ động lực của bạn có tăng lên không.
Argue the Opposite
Tranh luận ngược lại
When you’re struggling with motivation, you’ll likely come up with a long list of reasons why you shouldn’t take any action. You might think, “It’ll be too hard,” or, “I’ll never get it done anyway.” These types of thoughts will keep you stuck.
Khi đang vật lộn với động lực, bạn có thể nghĩ ra một danh sách dài các lý do tại sao bạn không nên thực hiện bất kỳ hành động nào. Bạn có thể nghĩ, “Sẽ khó quá,” hoặc, “Dù sao thì mình cũng sẽ không bao giờ hoàn thành được.” Những kiểu suy nghĩ này sẽ chỉ dẫn đến bế tắc.
Try arguing the opposite. When you think you’re going to fail, argue all the reasons why you might succeed. Or when you think you can’t finish a job, list all the evidence that shows you’ll be able to complete the task.
Hãy thử lập luận ngược lại. Khi bạn nghĩ mình sẽ thất bại, hãy tranh luận với tất cả những lý do để thấy rằng tại sao bạn có thể thành công. Hoặc khi bạn nghĩ rằng mình không thể hoàn thành công việc, hãy liệt kê tất cả các bằng chứng cho thấy bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Arguing the opposite can help you see both ends of the spectrum. It can also remind you that an overly pessimistic outcome isn’t completely accurate.
Lập luận ngược lại có thể giúp bạn nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề. Nó sẽ nhắc nhở bạn rằng một kết quả quá bi quan không hoàn toàn chính xác.
There’s a chance that things might work out better than you expect. And you might find that developing a more balanced outlook will help you feel more motivated to try.
Sẽ có một cơ hội mà mọi thứ diễn ra tốt hơn bạn mong đợi. Và bạn có thể thấy rằng việc phát triển một cách nhìn cân bằng hơn sẽ giúp bạn có động lực hơn để cố gắng.
Practice Self-Compassion
Thực hành lòng trắc ẩn
You might think being hard on yourself is the key to getting motivated. But harsh self-criticism doesn’t work.
Bạn có thể nghĩ rằng khó khăn với bản thân là chìa khóa để có động lực. Nhưng tự phê bình một cách gay gắt thực sự không có tác dụng.
Research shows that self-compassion is actually much more motivating, especially when you are struggling with adversity.
Nghiên cứu cho thấy lòng trắc ẩn thực sự tạo nhiều động lực hơn, đặc biệt là khi bạn đang phải vật lộn với nghịch cảnh.
A 2011 study conducted by researchers at the University of California found that self-compassion increases the motivation to recover from failure.1 After failing a test, students spent more time studying when they spoke to themselves kindly. Additionally, they reported greater motivation to change their weaknesses when they practiced self-acceptance (a key component of self-compassion).
Một nghiên cứu năm 2011 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã phát hiện ra rằng lòng trắc ẩn làm tăng động lực phục hồi sau thất bại. Sau khi trượt một bài kiểm tra, học sinh dành nhiều thời gian học tập hơn khi họ nói chuyện tử tế với chính mình. Ngoài ra, họ cho biết có động lực lớn hơn để thay đổi điểm yếu của mình khi họ thực hành sự chấp nhận bản thân (một thành phần quan trọng của lòng trắc ẩn với bản thân).
Self-compassion may also improve mental health (which can increase motivation). A 2012 study2 published in Clinical Psychology Review discovered that self-compassion decreases psychological distress, reduces the symptoms of anxiety and depression, and reduces the harmful effects of stress.
Tự trắc ẩn cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần (có thể tăng động lực). Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Lâm sàng đã phát hiện ra rằng lòng trắc ẩn với bản thân làm giảm đau khổ tâm lý, giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm, đồng thời giảm tác hại của căng thẳng.
So rather than beat yourself up for mistakes or call yourself names, create a kinder inner dialogue. This doesn’t mean you need to repeat exaggeratedly positive affirmations like, “I’m the best person in the world,” however.
Vì vậy, thay vì dằn vặt bản thân vì những sai lầm hoặc dán nhãn bản thân, hãy tạo ra một cuộc đối thoại nội tâm tử tế hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần lặp lại những lời khẳng định tích cực một cách cường điệu như “Tôi là người tốt nhất trên thế giới”.
Instead, healthy self-compassion balances self-acceptance with self-improvement. Acknowledge your flaws, mistakes, and failures with honesty. But don’t indulge in a pity party.
Thay vào đó, lòng trắc ẩn lành mạnh sẽ cân bằng giữa việc chấp nhận bản thân và cải thiện bản thân. Thừa nhận sai sót, sai lầm và thất bại của bạn một cách trung thực. Nhưng đừng chìm đắm vào trong những bữa tiệc thương hại.
Speak to yourself like a trusted friend. Ask yourself, “What would I say to a friend who had this problem?” You’d likely be much kinder to someone else than you are toward yourself. So start treating yourself like a good friend.
Trò chuyện với chính mình như một người bạn đáng tin cậy. Hãy tự hỏi: “Tôi sẽ nói gì với một người bạn gặp phải vấn đề này?” Bạn có thể sẽ tử tế với người khác hơn là đối với chính mình. Vì vậy, hãy bắt đầu đối xử với bản thân như một người bạn tốt.
Additionally, coach yourself in a helpful manner. Practice using self-talk that encourages you and helps you recover from setbacks.
Thêm vào đó, huấn luyện bản thân bằng một thái độ cầu thị. Thực hành tự trò chuyện để khuyến khích và giúp bạn phục hồi sau thất bại.
Use the 10-Minute Rule
Sử dụng Quy tắc 10 phút
When you dread doing something—like walking on the treadmill for three miles—you’ll lack motivation to do it. You can reduce your feelings of dread, however, by proving to yourself that the task isn’t as bad as you think or that you have the strength to tolerate it better than you envision.
Khi bạn sợ hãi làm điều gì đó—chẳng hạn như đi bộ ba dặm trên máy chạy bộ—bạn sẽ thiếu động lực để thực hiện. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt cảm giác sợ hãi bằng cách chứng minh với bản thân rằng nhiệm vụ không tệ như bạn nghĩ hoặc bạn có sức mạnh để chịu đựng nó tốt hơn những gì bạn hình dung.
The 10-minute rule can help you get started. Give yourself permission to quit a task after 10 minutes. When you reach the 10-minute mark, ask yourself if you want to keep going or quit. You’ll likely find that you have enough motivation to keep going.
Quy tắc 10 phút có thể giúp bạn bắt đầu. Cho phép bản thân thoát khỏi nhiệm vụ sau 10 phút. Khi bạn đạt đến mốc 10 phút, hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn tiếp tục hay bỏ cuộc. Bạn có thể thấy rằng mình có đủ động lực để tiếp tục.
So whether you lack motivation to start working on a boring report, or you can’t seem to get yourself off the couch to start a to-do list, use the 10-minute rule to motivate yourself to take action.
Vì vậy, cho dù bạn thiếu động lực để bắt đầu làm một báo cáo nhàm chán hay dường như bạn không thể rời khỏi ghế để bắt đầu danh sách việc cần làm, hãy sử dụng quy tắc 10 phút để thúc đẩy bản thân hành động.
Getting started on a task is usually the hardest part. Once you get going, however, it’s much easier to keep going.
Bắt đầu một nhiệm vụ thường là phần khó nhất. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu, việc tiếp tục sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Go For a Walk in Nature
Đi dạo trong thiên nhiên
Fresh air, a change of scenery, and a little exercise can do wonders for your motivation. Walking in nature—as opposed to a busy urban street—can be especially beneficial.
Không khí trong lành, thay đổi cảnh vật và tập thể dục một chút có thể mang lại điều kỳ diệu cho động lực của bạn. Đi bộ giữa thiên nhiên—trái ngược với đường phố đô thị đông đúc—có thể mang lại lợi ích lớn.
A 2013 study published in the British Journal of Sports Medicine found that walking half a mile through a park reduces brain fatigue.3 Being in nature offers a calming effect that rejuvenates the brain—which can help motivate you to tackle a tough task.
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh cho thấy rằng đi bộ nửa dặm qua công viên giúp giảm mệt mỏi cho não bộ. Hòa mình vào thiên nhiên mang lại tác dụng làm dịu, trẻ hóa não bộ — điều này có thể giúp thúc đẩy bạn giải quyết một nhiệm vụ khó khăn .
So rather than walk down a crowded street, go to the park or a botanical garden instead. Being surrounded by nature can provide the mental escape you need to return to your project feeling more motivated than before.
Vì vậy, thay vì đi bộ xuống một con phố đông đúc, hãy đến công viên hoặc vườn bách thảo. Được bao quanh bởi thiên nhiên có thể mang lại lối thoát tinh thần mà bạn cần để quay trở lại dự án của mình với cảm giác có động lực hơn trước.
Pair a Dreaded Task With Something You Enjoy
Ghép một nhiệm vụ đáng sợ với thứ gì đó bạn thích
Your emotions play a major role in your motivation level. If you’re sad, bored, lonely, or anxious, your desire to tackle a tough challenge or complete a tedious task will suffer.
Cảm xúc của bạn đóng vai trò quan trọng tới mức độ động lực của bạn. Nếu bạn buồn, chán, cô đơn hoặc lo lắng, mong muốn giải quyết một thử thách khó khăn hoặc hoàn thành một nhiệm vụ tẻ nhạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Boost your mood by adding a little fun to something you’re not motivated to do. You’ll feel happier and you might even look forward to doing the task when it’s regularly paired with something fun.
Cải thiện tâm trạng của bạn bằng cách thêm một chút niềm vui vào điều mà bạn không có động lực để làm. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và thậm chí bạn có thể mong đợi được thực hiện nhiệm vụ khi nó thường xuyên được kết hợp với điều gì đó thú vị.
Here are some examples:
Dưới đây là một số ví dụ:
- Listen to music while you run.
- Nghe nhạc trong khi bạn chạy.
- Call a friend, and talk while you’re cleaning the house.
- Gọi cho một người bạn và nói chuyện trong khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa.
- Light a scented candle while you’re working on your computer.
- Thắp một ngọn nến thơm khi bạn đang làm việc trên máy tính.
- Rent a luxury vehicle when you travel for business.
- Thuê một chiếc xe sang trọng khi bạn đi công tác.
- Invite a friend to run errands with you.
- Mời một người bạn chạy việc vặt với bạn.
- Turn on your favorite show while you’re folding laundry
- Bật chương trình yêu thích của bạn trong khi bạn đang gấp quần áo.
Just make sure that your fun doesn’t impair your performance. For example, watching TV while writing a paper might distract you and slow you down even more. Or talking to a friend while you’re cleaning the house might be so distracting that you can’t pay attention to what you’re doing.
Chỉ cần đảm bảo rằng niềm vui của bạn không làm giảm hiệu suất của bạn. Ví dụ, xem TV trong khi viết bài có thể khiến bạn mất tập trung và thậm chí còn làm chậm hơn nữa. Hoặc nói chuyện với một người bạn trong khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa có thể khiến bạn mất tập trung đến mức không thể chú ý đến những gì mình đang làm.
Manage Your To-Do List
Quản lý danh sách việc cần làm của bạn
It’s tough to feel motivated when your to-do list is overwhelming. If you feel like there’s no hope in getting everything done, you might not try to do anything.
Thật khó để cảm thấy có động lực khi danh sách việc cần làm của bạn quá nhiều. Nếu bạn cảm thấy không có hy vọng hoàn thành mọi việc, bạn có thể không cố gắng làm bất cứ điều gì.
Keep in mind that most people underestimate how long something will take them. And when they don’t get it done on time, they might view themselves as lazy or inefficient. This can backfire by causing them to lose motivation—which makes it even harder to get more things done.
Lưu ý rằng hầu hết mọi người đánh giá thấp thời gian họ sẽ làm một việc gì đó. Và khi họ không hoàn thành công việc đúng hạn, họ có thể coi mình là người lười biếng hoặc kém hiệu quả. Điều này có thể phản tác dụng bằng cách khiến họ mất động lực—điều này khiến họ càng khó hoàn thành nhiều việc hơn.
Take a look at your to-do list, and determine if it’s too long. If so, get rid of tasks that aren’t essential.
Hãy xem danh sách việc cần làm của bạn và xác định xem nó có quá dài không. Nếu vậy, hãy loại bỏ những nhiệm vụ không cần thiết.
See if other tasks can be moved to a different day. Prioritize the most important things on the list, and move those to the top.
Xem liệu các nhiệm vụ khác có thể được chuyển sang một ngày khác không. Ưu tiên những điều quan trọng nhất trong danh sách và di chuyển chúng lên đầu.
You might find a slight change in your to-do list—or the way you view your to-do list—will help you to see your tasks as more manageable. As a result, you might feel more motivated to get to work.
Bạn có thể nhận thấy một thay đổi nhỏ trong danh sách việc cần làm của mình—hoặc cách bạn xem danh sách việc cần làm của mình—sẽ giúp bạn xem các nhiệm vụ của mình dễ quản lý hơn. Kết quả là, bạn có thể cảm thấy có động lực hơn để bắt đầu làm.
Practice Self-Care
Thực hành tự chăm sóc
You’ll struggle with motivation as long as you aren’t caring for yourself. Sleep-deprivation, a poor diet, and lack of leisure time are just a few things that can make trudging through the day more difficult than ever.
Bạn sẽ đấu tranh với động lực miễn là bạn không quan tâm đến bản thân. Thiếu ngủ, chế độ ăn uống thiếu chất và thiếu thời gian giải trí chỉ là một vài điều có thể khiến việc lê bước trong ngày trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Create a healthy self-care plan that allows you to take care of your mind and body:
Tạo một kế hoạch tự chăm sóc lành mạnh cho phép bạn chăm sóc tâm trí và cơ thể của mình:
- Exercise regularly.
- Get plenty of sleep.
- Drink water, and eat a healthy diet.
- Make time for leisure and fun.
- Use healthy coping skills to deal with stress.
- Avoid unhealthy habits, like binge eating and drinking too much alcohol.
- Luyện tập thể dục đều đặn.
- Ngủ đủ
- Uống nước và ăn một chế độ lành mạnh.
- Dành thời gian cho thú vui và giải trí.
- Sử dụng các kỹ năng đối phó lành mạnh để đối phó với căng thẳng.
- Tránh những thói quen không lành mạnh như ăn uống vô độ và uống quá nhiều rượu.
Reward Yourself for Working
Tự thưởng cho bản thân vì đã làm việc
Create a small reward for yourself that you can earn for your hard work. You might find focusing on the reward helps you stay motivated to reach your goals.
Tạo một phần thưởng nhỏ cho bản thân mà bạn xứng đáng vì đã thực hiện một nhiệm vụ khó khăn. Bạn có thể thấy việc tập trung vào phần thưởng sẽ giúp bạn duy trì động lực để đạt được mục tiêu của mình.
For example, if you have a long paper to write for class, you might tackle it in several different ways:
Ví dụ, nếu bạn có một bài báo dài cần viết cho lớp, bạn có thể giải quyết nó theo nhiều cách khác nhau:
- Write 500 words, and then take a 10-minute break.
- Eat one piece of chocolate after 30 minutes of work.
- Write one page a day, and then remind yourself that when you’re done, you’ll have free time to do whatever you want.
- Work for 20 minutes, and then spend 5 minutes checking social media.
- When you complete the paper, allow yourself to go out with friends.
- Viết 500 từ, sau đó nghỉ 10 phút.
- Ăn một miếng sô cô la sau 30 phút làm việc.
- Viết một trang mỗi ngày và sau đó nhắc nhở bản thân rằng khi hoàn thành, bạn sẽ có thời gian rảnh để làm bất cứ điều gì mình muốn.
- Làm việc trong 20 phút, sau đó dành 5 phút để kiểm tra mạng xã hội.
- Khi bạn hoàn thành bài báo, hãy cho phép mình đi chơi với bạn bè.
Consider whether you are likely to be more motivated by smaller, more frequent rewards or a bigger reward for a complete job. You may want to experiment with a few different strategies until you discover an approach that works best for you.
Xem xét liệu bạn có thể được thúc đẩy nhiều hơn bởi những phần thưởng nhỏ hơn, thường xuyên hơn hay phần thưởng lớn hơn cho một công việc hoàn thành. Bạn có thể thử nghiệm một vài chiến lược khác nhau cho đến khi khám phá ra cách tiếp cận phù hợp nhất với mình.
Make sure your rewards don’t sabotage your efforts, however. Rewarding your hard work at the gym with a sugary treat might be counterproductive. And counterproductive bad habits will decrease your motivation in the long term.
Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng phần thưởng của bạn không phá hoại những nỗ lực của bạn. Thưởng cho sự chăm chỉ của bạn tại phòng tập thể dục bằng một món ngọt có thể phản tác dụng. Và những thói quen xấu phản tác dụng sẽ làm giảm động lực của bạn về lâu dài.
Seek Professional Help
Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp
If your motivation remains low for two or more weeks, seek professional help. You may also want to seek help if your lack of motivation is affecting your daily functioning. For example, if you aren’t able to go to work, your performance at work is suffering, or if you can’t get motivated to leave the house, this could be a sign of something more serious.
Nếu động lực của bạn vẫn thấp trong hai tuần trở lên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể muốn tìm kiếm sự giúp đỡ nếu việc thiếu động lực đang ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn. Ví dụ: nếu bạn không thể đi làm, hiệu quả công việc của bạn đang bị ảnh hưởng hoặc nếu bạn không thể có động lực để rời khỏi nhà, đây có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn.
Schedule an appointment with your physician. Your doctor may want to rule out physical health conditions that may be affecting your energy or mood.
Lên lịch một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn. Bác sĩ của bạn có thể muốn loại trừ các vấn đề về sức khỏe thể chất có thể ảnh hưởng đến năng lượng hoặc tâm trạng của bạn.
Your doctor may also refer you to a mental health professional to determine if your lack of motivation might be related to a mental illness, like depression. If so, treatment may include therapy, medication, or a combination of both. You may also want to consider an online therapy program to address any underlying issues and tackle your lack of motivation.
Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để xác định xem sự thiếu động lực của bạn có liên quan đến bệnh tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hay không. Nếu vậy, điều trị có thể bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc kết hợp cả hai. Bạn cũng có thể muốn xem xét một chương trình trị liệu trực tuyến để giải quyết các vấn đề cơ bản và khắc phục tình trạng thiếu động lực của mình.
Causes of Having No Motivation
Nguyên Nhân Không Có Động Lực
Sometimes, no motivation can be the problem. At other times, it’s merely the symptom of a bigger problem.
Đôi khi, không có động lực có thể là vấn đề. Vào những thời điểm khác, nó chỉ là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn.
For example, if you’re a perfectionist, your lack of motivation may stem from the fear that you won’t complete a task flawlessly. Until you address this need to be perfect, your motivation isn’t likely to increase.
Ví dụ nếu bạn là người cầu toàn, việc bạn thiếu động lực có thể xuất phát từ nỗi sợ rằng bạn sẽ không hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Cho đến khi bạn giải quyết nhu cầu này trở nên hoàn hảo, động lực của bạn sẽ không tăng lên.
At other times, your lack of motivation may cause you to procrastinate. And the more you procrastinate, the less motivated you feel. In this case, improving your motivation to get work done can help you feel better and perform better.
Vào những thời điểm khác, việc thiếu động lực có thể khiến bạn trì hoãn. Và bạn càng trì hoãn, bạn càng cảm thấy ít động lực hơn. Trong trường hợp này, việc nâng cao động lực hoàn thành công việc có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và thể hiện tốt hơn.
So it’s important to take a few minutes to consider why you might have trouble motivating yourself. Here are some common reasons for a lack of motivation:
Vì vậy, điều quan trọng là dành vài phút để xem xét lý do tại sao bạn có thể gặp khó khăn trong việc thúc đẩy bản thân. Dưới đây là một số lý do phổ biến cho việc thiếu động lực:
- Avoidance of discomfort. Whether you don’t want to feel bored when doing a mundane task, or you are trying to avoid feelings of frustration by dodging a tough challenge, sometimes a lack of motivation stems from a desire to avoid uncomfortable feelings.
- Trốn tránh cảm giác khó chịu. Cho dù bạn không muốn cảm thấy buồn chán khi làm một công việc tầm thường hay bạn đang cố gắng tránh cảm giác thất vọng bằng cách né tránh một thử thách khó khăn, đôi khi việc thiếu động lực bắt nguồn từ mong muốn trốn tránh những cảm giác khó chịu.
- Self-doubt. When you think you can’t do something—or are convinced you can’t tolerate the distress associated with a certain task—you’ll likely struggle to get started.
- Nghi ngờ bản thân. Khi bạn nghĩ rằng bạn không thể làm điều gì đó — hoặc bị thuyết phục rằng bạn không thể chịu đựng được sự khó chịu liên quan đến một nhiệm vụ nào đó—bạn có thể sẽ phải vật lộn để bắt đầu.
- Being over-extended. When you have a lot going on in life, you’ll likely feel overwhelmed. And this feeling can zap your motivation.
- Vượt quá mức độ. Khi bạn có nhiều thứ đang diễn ra trong cuộc sống, bạn có thể sẽ cảm thấy quá tải. Cảm giác này có thể đánh cắp động lực của bạn.
- Lack of commitment to a goal. Agreeing to a task simply because you felt obligated, or declaring a resolution out of peer pressure, may mean your heart really isn’t in it. And you likely won’t take action when you aren’t committed to your goal.
- Thiếu cam kết với một mục tiêu. Đồng ý với một nhiệm vụ chỉ vì bạn cảm thấy có nghĩa vụ hoặc tuyên bố một giải pháp do áp lực của bạn bè thì khả năng cao bạn sẽ không toàn tâm toàn ý cho công việc này. Và bạn có thể sẽ không hành động khi bạn không cam kết với mục tiêu của mình.
- Mental health issues. A lack of motivation is a common symptom of depression. It can also be linked to other mental illnesses, like anxiety. So it’s important to consider whether your mental health may be affecting your motivation level.
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Thiếu động lực là một triệu chứng phổ biến của trầm cảm. Nó cũng có thể liên quan đến các bệnh tâm thần khác, ví dụ như lo lắng. Vì vậy, điều quan trọng là phải xem xét liệu sức khỏe tinh thần của bạn có thể ảnh hưởng đến mức độ động lực của bạn hay không.
These are just a few common reasons why people sometimes lack motivation. You might find that your lack of motivation stems from other issues, like the fear of what people think or a desire to please everyone. So carefully consider the underlying thoughts and feelings that are affecting your drive.
Đây chỉ là một vài lý do phổ biến khiến mọi người đôi khi thiếu động lực. Bạn có thể thấy rằng sự thiếu động lực của mình bắt nguồn từ các vấn đề khác, chẳng hạn như nỗi sợ hãi về những gì mọi người nghĩ hoặc mong muốn làm hài lòng tất cả mọi người. Vì vậy, hãy xem xét cẩn thận những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn đang ảnh hưởng đến động lực của bạn.
A Word From Verywell
Lời nhắn từ Verywell
Everyone struggles with motivation issues at one time or another. The way you respond to your lack of motivation is what matters, however. Be kind to yourself, experiment with strategies that increase your motivation, and ask for help if you need it.
Mọi người đều đấu tranh với các vấn đề về động lực lúc này hay lúc khác. Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với sự thiếu động lực của mình mới là điều quan trọng. Hãy tử tế với bản thân, thử nghiệm các chiến lược giúp tăng động lực và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.
- Bài viết gốc: https://www.verywellmind.com/what-to-do-when-you-have-no-motivation-4796954
- Nguồn ảnh: verywellmind