Students who are nonbinary, female or in their second year of college are most affected by academic stress
Những sinh viên phi nhị giới, sinh viên nữ hoặc sinh viên năm hai là những đối tượng bị ảnh hưởng nhất bởi căng thẳng học tập.
Academic stress takes a toll on the mental well-being of certain groups of college students more than others – a correlation further exacerbated by the COVID-19 pandemic, according to a Rutgers New Jersey Medical School study.
Căng thẳng học tập gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của một số nhóm sinh viên nhất định hơn những nhóm khác – một mối liên hệ trở nên trầm trọng hơn do dại dịch COVID-19, theo nghiên cứu của Rutgers New Jersey Medical School.
Published in the journal Frontiers in Psychology, researchers found a significant correlation between perceived academic stress and poor mental well-being in all the students, but most acutely in those who are nonbinary, female or those who were in the second year of a four-year program.
Trên tập san Frontiers in Psychology, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một mối liên hệ đáng kể giữa việc tiếp nhận căng thẳng học tập và sức khỏe tinh thần xấu ở tất cả sinh viên, nhưng nó t nghiêm trọng hơn đối với các sinh viên phi nhị giới, sinh viên nữ hoặc sinh viên năm hai trong chương trình học 4 năm.
“This study shows that college students are not uniformly impacted by academic stress or pandemic-related stress and that certain groups should be offered additional resources and support,” said study author Xue Ming, a professor of neurology at Rutgers New Jersey Medical School. “The findings support prior studies that have shown that nonbinary adults face adverse mental health outcomes when compared to male- and female-identifying adults.”
Tác giả Xue ming, giáo sư thần kinh học của Rutgers New Jersey Medical School cho biết “Nghiên cứu này chỉ ra rằng các sinh viên đại học bị ảnh hưởng không đồng đều bởi căng thẳng học tập hoặc căng thẳng liên quan đến đại dịch và rằng một số nhóm sinh viên nhất định nên được cung cấp thêm nguồn lực và hỗ trợ”. “Phát hiện này ủng hộ những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người trưởng thành phi nhị giới đối mặt với hệ quả sức khỏe tinh thần trầm trọng hơn khi so sánh với những người trưởng thành có giới tính được xác định rõ ràng là nam và nữ”.
According to the American Psychological Association, up to 87 percent of U.S. college students cite education as their primary source of stress – arising from demanding course loads, studying, time management, classroom competition, financial concerns, family pressures and difficulty adapting to new environments – but few studies have looked at how that stress directly affects mental health.
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, có đến 87% sinh viên đại học ở Hoa Kỳ xem giáo dục là nguồn gây ra căng thẳng chủ yếu cho họ – đến từ khối lượng học tập lớn, việc quản lý thời gian, sự cạnh tranh trong lớp học, các mối lo tài chính, sức ép từ gia đình và sự khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới – nhưng có rất ít nghiên cứu về sự căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần như thế nào.
The study sought to determine if a relationship exists between college students’ perceived academic stress and their mental well-being, to identify groups that could experience varying levels of academic stress and mental health and to explore how the perception of the ongoing COVID-19 pandemic is affecting stress levels.
Nghiên cứu trên hướng đến việc xác định sự tồn tại của mối liên hệ giữa căng thẳng học tập của sinh viên đại học và sức khỏe tinh thần của họ, xác định những nhóm có thể trải qua các cấp độ thẳng học tập và có sức khỏe tinh thần khác nhau ở các mức độ khác nhau, và khám phá việc nhận thức về đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng như thế nào
Researchers surveyed 843 college students between ages 18 and 30 in each academic year of study using questions from the Short Warwick-Edinburgh Mental Well-Being Scale (SWEMWBS), which measures mental well-being and positive mental health, and questions from the Perception of Academic Stress Scale (PAS), which assesses sources of perceived academic stress and measures three main academic stressors: academic expectations; workload and examinations; and academic self-perceptions of students.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 843 sinh viên đại học trong độ tuổi từ 18 đến 30 của mỗi năm học, sử dụng câu hỏi từ Thang đo hạnh phúc tinh thần của Warwick-Edinburgh (SWEMWBS) ,thang đo hạnh phúc tinh thần và sức khỏe tinh thần tích cực, và câu hỏi từ Thang đo cảm nhận căng thẳng học tập (PAS) ,là thang đánh giá các nguồn cảm nhận căng thẳng học tập và đo lường ba yếu tố gây căng thẳng chính trong học tập: kỳ vọng học tập; khối lượng học tập và các kỳ thi cử; và nhận thức về bản thân trong việc học tập của sinh viên.
Nonbinary students reported the highest stress levels and worst psychological well-being, followed by female students. Both groups also reported higher COVID-19-related stress than males. Second-year students reported higher academic stress levels and worse mental well-being than students in other academic years. First-year students scored the best on the Perception of Academic Stress Scale, including stress resulting from COVID-19.
Sinh viên phi nhị giới có mức độ căng thẳng cao nhất và sức khỏe tinh thần xấu nhất, tiếp theo đó là sinh viên nữ. Cả hai nhóm này cũng được báo cáo là chịu căng thẳng liên quan đến COVID-19 cao hơn so với sinh viên nam. Các sinh viên năm hai có mức độ căng thẳng cao hơn và sức khỏe tinh thần xấu hơn những sinh viên năm khác. Sinh viên năm nhất đạt điểm cao nhất trong Thang đo cảm nhận căng thẳng học tập, bao gồm căng thẳng gây ra bởi đại dịch COVID-19.
The researchers believe that second-year students as a group might be more affected by academic stress because they start taking more advanced courses, manage heavier academic workloads and explore different majors. Other factors could include increased studying and having less well-established social support networks and coping mechanisms compared with upperclass students.
Các nhà nghiên cứu tin rằng sinh viên năm hai là nhóm bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi căng thẳng học tập vì họ bắt đầu học những môn học khó hơn, quản lý khối lượng học tập nhiều hơn và khám phá những chuyên ngành khác nhau. Các yếu tố khác có thể bao gồm việc học gia tăng và có các mạng lưới hỗ trợ xã hội t và cơ chế đối mặt với căng thẳng ít được thiết lập tốt hơn so với những sinh viên khóa trên.
“Colleges should consider offering tailored mental health resources to these groups to improve students’ stress levels and psychological well-being,” Ming said. “To raise awareness and destigmatize mental health, colleges can distribute confidential validated assessments, such as the PAS and SWEMWBS, in class and teach students to self-score so they can monitor their stress and mental well-being.”
Min cho biết “các trường đại học nên cân nhắc cung cấp các nguồn lực hỗ trợ sức khỏe tinh thần để cải thiện mức độ căng thẳng và sức khỏe tâm lý cho những nhóm sinh viên này”. “Để nâng cao nhận thức và xóa bỏ định kiến về sức khỏe tinh thần, các trường đại học có thể cung cấp cho các lớp các bài đánh giá bí mật đã được xác thực, như PAS và SWEMWBS, và hướng dẫn sinh viên tự đánh giá để họ có thể theo dõi mức độ căng thẳng và sức khỏe tinh thần của mình.
The researchers also recommend colleges provide stress-management and coping strategies such as mindfulness meditation and cognitive behavioral therapy as well as offer stress-reduction peer support groups to help build resilience.
Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý các trường đại học cung cấp các chiến lược quản lý và đối mặt với căng thẳng như thiền chánh niệm và liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức, cũng như có các nhóm cùng trang lứa hỗ trợ giảm căng thẳng để giúp họ phục hồi.
Nguồn hình ảnh: https://www.ehlanzenicollege.co.za/general-news/academic-stress/; https://www.psychiatryadvisor.com/home/topics/anxiety/exploring-the-link-between-academic-stress-and-mental-health-in-college-students/
Biên dịch: Forrest
Hiệu đính: Mẹ Cốm