“I’m Not Good at Anything:” How to Combat Low Self-Esteem
“Tôi không giỏi gì cả:” Cách ứng phó với lòng tự tôn thấp
Tác giả: Wendy Wisner
Chuyển ngữ: Kim Tuyền – Hiệu đính: Thuỳ Linh
It’s common to think, “I’m not good at anything,” at one point or another. This thought may come to you when you are young and still trying to figure out what career you want to pursue or what your greater life purpose might be. It can come later in life, too, as you are changing career paths or feel like you aren’t living as meaningful or accomplished life as some of your peers.
Chúng ta thường có lúc nghĩ rằng: “Tôi không giỏi gì cả”. Ý nghĩ này có thể xuất hiện khi bạn còn trẻ, vẫn đang loay hoay tìm con đường sự nghiệp phù hợp hoặc đang khám phá mục đích sống lớn lao. Ý nghĩ cũng có thể quay lại ở giai đoạn muộn hơn, khi bạn đang chuyển hướng công việc, hoặc cảm thấy cuộc sống của mình không có ý nghĩa, không có nhiều thành tựu bằng người khác.
Thinking “I’m not good at anything” often indicates that you are experiencing low self-esteem or self-doubt.
Nghĩ rằng: “Tôi không giỏi gì cả” thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang nghi ngờ bản thân hoặc cảm thấy mình kém giá trị.
Some people can shake these thoughts off and move on, but it’s common to get bogged down in this thinking. If this type of thinking becomes dominant, it can be challenging to move past it. The truth is, though, that everyone is good at something, and usually, negative self-talk and low self-esteem hold people back from figuring out what that something is.
Một số người có thể gạt bỏ những ý nghĩ này và tiếp tục tiến về phía trước, nhưng không ít người lại dễ bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ ấy. Khi kiểu suy nghĩ này chiếm ưu thế, việc thoát khỏi nó có thể trở nên khó khăn. Tuy nhiên, sự thật là ai cũng có điểm mạnh riêng, chỉ là những lời độc thoại tiêu cực và lòng tự tôn thấp đã cản trở họ nhận ra điều đó.
At a Glance
Tổng quan
Feeling like you are not good at anything often stems from poor self-esteem, social comparisons, negative thinking, and the fear of trying new things. To overcome it and feel more confident in yourself and your abilities, it’s important to figure out the causes and take steps to address it. Let’s look at what “I’m not good at anything” may feel like, what may be causing these feelings, and how to cope.
Cảm giác bạn không giỏi gì thường bắt nguồn từ lòng tự tôn thấp, so sánh với người khác, suy nghĩ tiêu cực, và nỗi sợ thử thách điều mới. Để vượt qua điều này và cảm thấy tự tin hơn vào bản thân cũng như năng lực của chính mình, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân và thực hiện các bước để giải quyết. Hãy cùng tìm hiểu cảm giác “Tôi không giỏi gì cả” thực sự là gì, nguyên nhân gây ra nó và cách đối phó như thế nào.
What “I’m Not Good at Anything” Feels Like
Cảm giác “Tôi không giỏi gì cả” là như thế nào?
Feeling like you are not good at anything indicates that you are experiencing low self-esteem and a poor self-image. Often, feelings of low self-esteem are correlated with feelings of anxiety and depression. Negative self-thoughts can impact your performance and experience at school and work and can even negatively impact your interpersonal relationships.
Cảm giác bạn không giỏi gì thường cho thấy rằng bạn đang có lòng tự tôn thấp và nhìn nhận tiêu cực về bản thân. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác lo âu hoặc trầm cảm. Những suy nghĩ tiêu cực về bản thân không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất và trải nghiệm của bạn ở trường học, nơi công sở, mà còn tác động tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân.
Let’s take a look at how these negative thoughts are typically experienced:
Hãy cùng xem qua những suy nghĩ tiêu cực này thường xuất hiện ra sao:
Playing the Comparison Game
“Chơi trò” so sánh
You may be grappling with your purpose in life and feel like you lack talents or gifts. This thought often comes when you compare yourself to others. You may look at social media, TV, magazines, and the news and feel like all you see are successful, self-confident people who seem to have found their purpose in life.
Bạn có thể đang vật lộn với câu hỏi về mục đích sống và cảm thấy mình thiếu tài năng hoặc thế mạnh nổi bật. Suy nghĩ này thường xuất hiện khi bạn so sánh bản thân với người khác. Trên mạng xã hội, truyền hình, tạp chí hay các bản tin, bạn dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những người thành công, tự tin và dường như đã tìm ra mục đích sống.
Harping on Past Failures
Dằn vặt vì những thất bại trong quá khứ
You may also be going through a list of ways you perceive yourself as unsuccessful. You may think back on a time that you tried to pursue an interest or applied for a job, and failed in some way. You may be thinking of times you received low grades in school, times that you were put down by others, or times that you felt unappreciated.
Bạn cũng có thể đang liệt kê trong đầu những điều khiến bạn cảm thấy mình thất bại. Bạn nhớ lại những lần từng cố gắng theo đuổi một sở thích hoặc ứng tuyển một công việc nào đó, nhưng không thành công. Bạn nghĩ về những lần bị điểm thấp ở trường, bị người khác chê bai, hoặc cảm thấy mình không được tôn trọng.
An Inability to Try New Things
Ngại thử điều mới
You may consider trying something new or pursuing a hobby you might enjoy, but your negative thoughts are likely stopping you from doing so. You might imagine yourself being good at something momentarily but then immediately think of how you could fail.
Bạn dự định thử làm điều gì đó mới mẻ hoặc theo đuổi một sở thích mà bạn thấy hứng thú, nhưng những suy nghĩ tiêu cực lại gần như ngăn cản bạn làm điều đó. Có thể bạn tưởng tượng ra cảnh mình giỏi một việc nào đó, nhưng rồi ngay lập tức lại nghĩ đến khả năng mình sẽ thất bại.
Besides “I’m not good at anything,” some of the other thoughts you may be having at this time may include:
Ngoài suy nghĩ “Tôi không giỏi gì cả”, bạn có thể gặp phải những suy nghĩ như:
- “I have no talents.”
- “I am not interesting, and no one is interested in me.”
- “There is no point in me trying to be good at anything.”
- “Everyone else but me is happy and successful.”
- “I’ll never be good at school or work.”
- “There’s no reason for me to try something because I won’t be good at it.”
- “I’m a failure.”
- “Tôi bất tài.”
- “Tôi không thú vị, và cũng không ai thấy tôi thú vị cả.”
- “Chẳng có lý do gì khiến tôi phải cố gắng giỏi một thứ gì đó.”
- “Ai cũng hạnh phúc và thành công, trừ tôi.”
- “Tôi sẽ chẳng bao giờ làm tốt ở trường học hay trong công việc.”
- Tôi chẳng có lý do gì để thử vì tôi biết mình sẽ thất bại.”
- “Tôi là kẻ thất bại.”
It’s important to understand that these types of thoughts are simply thoughts. They don’t necessarily express the reality of your life. They are examples of negative self-talk and usually perpetuate a cycle of more negative thoughts, piled one upon the other.
Điều quan trọng là hiểu rằng những kiểu suy nghĩ này chỉ đơn giản là suy nghĩ – chúng không nhất thiết phản ánh sự thật về cuộc sống của bạn. Đây là những ví dụ về kiểu độc thoại tiêu cực và thường sẽ kéo theo một chuỗi những suy nghĩ tiêu cực khác chất chồng lên nhau.
Identifying the Causes
Nhận diện nguyên nhân
There are several different dynamics that might be at play that are contributing to your feeling of not being good at anything. Often, the reason someone has these thoughts is because of a combination of personality traits, upbringing, and life experiences.
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần khiến bạn cảm thấy mình “không giỏi gì cả”. Thường thì những suy nghĩ này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa đặc điểm tính cách, cách bạn được nuôi dưỡng, và những trải nghiệm trong cuộc sống.
Understanding what may be causing these thoughts will help you figure out how to move past them.
Hiểu rõ điều gì tạo ra những suy nghĩ đó sẽ giúp bạn tìm ra cách để vượt qua chúng.
Low Self-Esteem
Lòng tự tôn thấp
Low self-esteem is probably the most common trigger of thinking you are not good at anything. As the American Psychological Association (APA) describes, low self-esteem has to do with how you perceive yourself.
Lòng tự tôn thấp có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn nghĩ rằng mình không giỏi gì cả. Theo mô tả của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), lòng tự tôn thấp liên quan đến cách bạn nhìn nhận và đánh giá giá trị của chính mình.
Your self-esteem encompasses your self-image and how you view your achievements and abilities. It also reflects how you think that others perceive and respond to you.
Lòng tự tôn của bạn bao gồm cách bạn nhìn nhận bản thân, cũng như cách bạn đánh giá những thành tựu và năng lực của chính mình. Nó cũng phản ánh cách bạn nghĩ rằng người khác nhìn nhận và phản ứng với bạn như thế nào.
It’s important to understand that your perception of yourself and your abilities isn’t static. You can have periods of negative self-image and times of positive self-image. In other words, self-esteem is something that can be improved.
Điều quan trọng là hiểu rằng cách bạn nhìn nhận bản thân và năng lực của chính mình không phải là thứ cố định. Sẽ có những giai đoạn bạn cảm thấy tiêu cực về chính mình, và cũng có lúc bạn cảm thấy tích cực hơn. Nói cách khác, lòng tự tôn là điều hoàn toàn có thể cải thiện được.
Studies have shown that higher self-esteem and self-image can have positive impacts on life experiences.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng lòng tự tôn và cách nhìn nhận bản thân tích cực có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.
Negative Self-Talk
Độc thoại tiêu cực
It may not feel like it, but we are constantly telling stories about ourselves in our minds. Thoughts like, “I’m not good at anything” are an example of negative self-talk, and can have real impacts on how we perceive ourselves, our relationships, and what we can pursue in life.
Có thể bạn không nhận ra, nhưng trong tâm trí, ta vẫn không ngừng kể những câu chuyện về chính mình. Những ý nghĩ như: “Tôi không giỏi gì cả” là một dạng độc thoại tiêu cực – có thể ảnh hưởng thật sự đến cách ta nhìn nhận bản thân, các mối quan hệ xung quanh, và cả những điều ta theo đuổi trong cuộc sống.
Studies have found that repeatedly engaging in negative self-talk can have strong effects on our mental health and can increase anxiety and depression.
Các nghiên cứu cho thấy việc lặp đi lặp lại những lời độc thoại tiêu cực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, làm tăng cảm giác lo âu và nguy cơ trầm cảm.
There’s a silver lining here: thoughts are so powerful that trying to change negative thoughts into more positive ones can have real benefits.
Có một điểm sáng ở đây: suy nghĩ của chúng ta mạnh mẽ đến mức nếu cố gắng chuyển hóa suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, bạn có thể nhận lại những lợi ích thực sự.
For example, people who adopt more optimistic attitudes about life tend to experience greater physical and mental well-being and quality of life.
Ví dụ, những người có thái độ sống lạc quan thường có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn, cũng như chất lượng sống cao hơn.
Relationships
Các mối quan hệ xung quanh
The company we keep can significantly impact how we see ourselves and what we perceive to be our strengths and weaknesses. Being in a close relationship with someone quick to put you down, who believes you are untalented or worthless somehow, can negatively affect your self-esteem.
Những người ta kết thân cùng có thể ảnh hưởng rất lớn đến cách ta nhìn nhận bản thân, cũng như cách ta tự đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu. Nếu bạn ở trong mối quan hệ thân thiết với một người thường xuyên hạ thấp bạn – luôn cho rằng bạn kém cỏi hay vô dụng – điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tôn của bạn.
Conversely, research has found that relationships with supportive, encouraging, and accepting people can boost self-esteem. The effects of this may be cumulative, too.
Ngược lại, nghiên cứu cho thấy rằng những mối quan hệ với người biết hỗ trợ, khích lệ và chấp nhận bạn có thể giúp nâng cao lòng tự tôn. Hiệu ứng tích cực từ những mối quan hệ như vậy thậm chí có thể còn tích lũy theo thời gian.
For example, children who are given positive messages about their self-worth are more likely to seek out relationships that are positive as teens and also as adults.
Ví dụ, những đứa trẻ nhận được thông điệp tích cực về giá trị bản thân thường có xu hướng tìm kiếm những mối quan hệ lành mạnh – cả ở tuổi thiếu niên lẫn khi trưởng thành.
Childhood Traumas
Sang chấn tuổi thơ
Unfortunately, experiencing adverse childhood experiences or traumas can have lifelong impacts on self-esteem and self-image. Studies have found this to be particularly true when it comes to household dysfunction and abuse.
Thật không may, những trải nghiệm tiêu cực hay sang chấn thời thơ ấu có thể để lại tác động sâu sắc đến lòng tự tôn và giá trị bản thân. Các nghiên cứu cho thấy điều này đặc biệt đúng khi có sự rối loạn trong gia đình và bạo hành.
Children who lived in homes with high levels of dysfunction or who experienced abuse were more likely to have lower self-esteem as grownups.
Những đứa trẻ sống trong gia đình có mức độ rối loạn cao hoặc từng bị bạo hành có xu hướng có lòng tự tôn khi chúng lớn lên.
How to Cope
Cách ứng phó
Fortunately, there are several things you can do to break the cycle of negative thinking and the idea that you are not good at anything. Here are some ideas.
Thật may, vẫn có cách để bạn có thể phá vỡ vòng lặp của suy nghĩ tiêu cực và ý nghĩ về việc bạn không giỏi gì cả. Dưới đây là các gợi ý.
Take a Social Media Break
Tạm ngắt mạng xã hội
Most people rely on social media to connect with others, get news, and keep up with current trends. But there’s a dark side to social media, and that’s that it can negatively impact self-esteem and feelings of self-worth.
Đa số mọi người thường sử dụng mạng xã hội để kết nối với người khác, cập nhật tin tức, và bắt xu hướng. Nhưng mặt tối của việc sử dụng là nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tôn và cảm nhận về giá trị bản thân.
People on social media often share a “curated” image of their lives, using filters in photos and picking and choosing which parts of their lives to share. That’s why it might seem like everyone is full of successes and talents.
Nhiều người trên mạng xã hội thường chia sẻ hình ảnh đã được chọn lọc kỹ về cuộc sống của họ – họ dùng bộ lọc cho những bức ảnh và chỉ chia sẻ những phần “đẹp đẽ” nhất trong cuộc sống. Đó là nguyên do chúng ta dễ có cảm giác rằng ai ai cũng thành công và tài năng hơn mình.
Taking a break from social media can give you a chance to stop engaging in the comparison game that social media seems to encourage, and to focus on improving your own self-image, mental health, and well-being.
Tạm ngắt mạng xã hội có thể giúp bạn dừng việc so sánh bản thân với người khác – một kiểu “trò chơi” mà mạng xã hội thường khuyến khích. Đồng thời, bạn sẽ có không gian để tập trung vào việc cải thiện giá trị bản thân, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của mình.
Learn to Accept Compliments
Học cách nhận lời khen
People who think they are not good at anything often won’t believe others when they point out what they are good at. Simply put, people with low self-esteem aren’t very good at accepting compliments.
Những người nghĩ rằng mình không có điểm mạnh nào thường có xu hướng không tin khi người khác chỉ ra điểm mạnh của họ. Nói cách khác, người có lòng tự tôn thấp thường gặp khó khăn trong việc đón nhận lời khen.
If this is true of you, you might consider a little exercise. Note each time someone attempts to compliment you and see what happens if you accept it. Yes, you might initially feel that you are faking it to some extent. But if you continue accepting compliments, you might change your thinking about how others perceive you and your ability to perceive yourself in the same light.
Nếu điều này đúng với bạn, hãy thử một bài tập nhỏ. Mỗi lần có ai đó khen bạn, hãy ghi chú lại và thử xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đón nhận lời khen đó. Ban đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy mình đang “giả vờ” hoặc đang dối lòng. Nhưng nếu bạn tiếp tục luyện tập đón nhận lời khen, bạn có thể sẽ thay đổi góc nhìn về cách người khác nhìn nhận về bạn – và quan trọng hơn, là cách bạn tự nhìn nhận chính mình.
Try Journaling
Thử viết nhật ký
Writing down your thoughts can be a powerful way to sort out your feelings and understand them. First, write down your thoughts and feelings to help identify them. Understanding what’s going on with you is the first step to starting to feel better.
Viết ra những suy nghĩ của bạn có thể là cách làm hiệu quả để sắp xếp lại cảm xúc của bạn và hiểu rõ chúng. Hãy bắt đầu bằng cách ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình để nhận diện chúng dễ dàng hơn. Việc hiểu rõ những gì đang xảy ra với bạn chính là bước đầu tiên để bạn cảm thấy tốt hơn.
Taking a few minutes a day to just “spill” your thoughts on the page can be therapeutic.
Dành ra vài phút mỗi ngày để “trút” những suy nghĩ của bạn ra giấy có thể là một cách trị liệu hiệu quả.
If you notice that your thoughts seem to be dominated by negative thinking and low self-confidence, you might want to try something different: a gratitude journal. One of the best ways to turn negative thinking around is to start a gratitude journal, and studies have found a relationship between gratitude and self-esteem.
Nếu bạn nhận thấy những suy nghĩ tiêu cực và sự tự ti đang chi phối tâm trí, bạn có thể thử cách tiếp cận khác: viết nhật ký biết ơn. Một trong những cách hiệu quả nhất để chuyển hóa suy nghĩ tiêu cực là bắt đầu viết nhật ký biết ơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra lòng biết ơn có thể góp phần nâng cao giá trị bản thân.
Keeping a gratitude journal isn’t complicated: just write down one thing you are grateful for each day. It can be something as simple as your morning coffee, or your child’s laughter. Just commit to writing it down.
Viết nhật ký biết ơn không hề phức tạp: chỉ cần viết ra một điều mà bạn cảm thấy biết ơn trong ngày. Đó có thể là ly cà phê buổi sáng, hoặc nụ cười của con trẻ. Quan trọng là bạn giữ thói quen viết ra mỗi ngày.
Try Therapy
Thử tìm đến trị liệu tâm lý
Therapy is a great way to work on your self-esteem and self-image. Therapy can help you better understand what is causing you to feel this way, but even more importantly, it can help you practice ways of managing your negative thoughts.
Trị liệu tâm lý là cách làm hiệu quả để bạn cải thiện lòng tự tôn và cách nhìn nhận về bản thân. Trị liệu không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến bạn cảm thấy như vậy, mà quan trọng hơn, là nó hỗ trợ bạn thực hành những cách để quản lý suy nghĩ tiêu cực.
Cognitive-behavioral therapy focuses on identifying negative thoughts, learning techniques for retraining thought patterns and adopting a more positive mindset.
Liệu pháp nhận thức – hành vi giúp bạn nhận diện các suy nghĩ tiêu cực, học cách điều chỉnh các mô thức suy nghĩ và dần xây dựng một lối tư duy tích cực hơn.
Identify the Gifts That Come From Within
Nhận diện những năng lực đến từ bên trong
An impactful way to combat the thought “I’m not good at anything” is to reframe what being good at something really means. When most of us think of being good at something, we think of things like getting a high-powered job, getting into a good college, having some admired talents, or having a happy relationship or marriage.
Một cách hiệu quả để đối diện với suy nghĩ “Tôi không giỏi gì cả” là tái cấu trúc lại định nghĩa “giỏi” thực sự có nghĩa là gì. Hầu hết chúng ta thường nghĩ “giỏi” đồng nghĩa với việc có công việc quyền lực, vào được trường danh tiếng, sở hữu tài năng đáng ngưỡng mộ, hay có một mối quan hệ hoặc cuộc hôn nhân hạnh phúc.
But these are all outward accomplishments, and while they may be things to celebrate, they aren’t the only ways that people’s life gifts are expressed.
Đó đều là những thành tựu bên ngoài. Chúng xứng đáng được ghi nhận, nhưng không phải là cách duy nhất để thể hiện những phẩm chất và năng lực bên trong của một người.
Your gifts may be less obvious or “showy” but are still just as meaningful. Being a good friend, a good listener, or someone who is kind and patient, are special gifts. Similarly, having lived through difficult circumstances and learning to persevere despite challenges is most definitely a gift and something to be proud of.
Những phẩm chất bên trong của bạn có thể không dễ nhìn thấy hay không “hào nhoáng”, nhưng vẫn đầy ý nghĩa. Là một người bạn tốt, một người biết lắng nghe, hoặc là một người tử tế và kiên nhẫn – đó đều là những phẩm chất đáng quý. Tương tự, việc từng trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống mà vẫn kiên trì vượt qua thử thách cũng là một phẩm chất đáng trân trọng – điều mà bạn hoàn toàn có quyền tự hào.
See what happens when you sit down and list the talents that are more inward and have to do with personality qualities that make you a good person and positive contributor to making the world a better place.
Hãy thử ngồi xuống và liệt kệ những phẩm chất bên trong – nét tính cách khiến bạn trở thành một người tử tế và đóng góp tích cực cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Keep in Mind
Điều cần nhớ
“I’m not good at anything” is a very powerful statement, and if you say it often enough, you will start to believe it. But a statement like this is just a thought you are telling yourself. It comes from a place of low self-esteem and is not your reality.
“Tôi không giỏi gì cả” là một kiểu khẳng định rất mạnh, và nếu bạn lặp lại nó đủ nhiều, bạn sẽ bắt đầu tin vào nó. Nhưng thật ra, đó chỉ là suy nghĩ mà bạn đang tự nói với chính mình – một suy nghĩ xuất phát từ lòng tự tôn thấp, chứ không phải sự thật về con người bạn.
Everyone on earth has something that they are good at—simply getting up in the morning and starting your day is an accomplishment in and of itself. Identifying your talents and strengths might take a while, but they are there. You owe it to yourself to do a little digging and change your mindset to think more positively about your self-worth.
Mỗi người trên Trái Đất này đều có một điều gì đó mà họ làm tốt – chỉ riêng việc thức dậy buổi sáng và bắt đầu một ngày mới đã là một thành tựu rồi. Việc nhận diện năng lực và ưu điểm của bản thân có thể mất thời gian, nhưng chúng luôn hiện diện trong bạn. Bạn xứng đáng dành thời gian khám phá chính mình, và thay đổi tư duy để nhìn nhận giá trị bản thân một cách tích cực hơn.
Nguồn bài dịch: https://www.verywellmind.com/i-m-not-good-at-anything-combatting-low-self-esteem-5216365