8 Quan niệm sai lầm phổ biến về vấn đề tự tử

8 common myths about suicide

 

Cảnh báo: Nội dung này có đề cập tới vấn đề nhạy cảm, có thể gây cảm giác khó chịu tới người đọc.

 

Người dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Thuỳ Linh

Tác giả: Bác sĩ Pravesh Sharma


 

Suicide is a growing public health crisis. According to the National Institute of Mental Health, it’s the 11th-leading cause of death overall, with more than 48,000 suicides in 2021 in the U.S. It’s the second-leading cause of death for people 10–14 and 25–34, and the third-leading cause of death for people 15–24.

Tự tử đang dần trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, đây là nguyên nhân đứng thứ 11 trên tổng số các nguyên do gây tử vong, với hơn 48.000 trường hợp tự tử vào năm 2021 tại Mỹ. Đối với nhóm tuổi từ 10–14 và 25–34, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai, trong khi ở nhóm tuổi 15–24, nó là nguyên nhân đứng thứ ba.

Even though suicide isn’t predictable, it can be preventable by addressing social, cultural and environmental risk factors. Myths and misconceptions about mental health shape people’s beliefs and attitudes about suicide, which can be a significant barrier to seeking help for themselves and their loved ones.

Mặc dù các trường hợp tự tử không thể được dự đoán hoàn toàn chính xác, nhưng ta vẫn có thể ngăn ngừa chúng bằng cách giải quyết những yếu tố gây rủi ro về mặt xã hội, văn hóa và môi trường. Những quan niệm sai lầm và định kiến về sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, niềm tin cũng như thái độ của mọi người đối với vấn đề tự tử, khiến việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho bản thân ta và những người thân yêu gặp nhiều trở ngại hơn.

Here are eight common myths about suicide:

Sau đây là 8 hiểu lầm thường thấy trong nhận thức của mọi người về tự sát: 

 

Myth 1: Talking about suicide increases the chance a person will act on it.

Hiểu lầm 1: Việc nói về tự sát sẽ làm tăng khả năng một người thực hiện suy nghĩ đó.

Fact: Talking about suicide may reduce, rather than increase, suicidal ideation. It improves mental health-related outcomes and the likelihood that the person will seek treatment. Opening this conversation helps people find an alternative view of their existing circumstances. If someone is in crisis or depressed, asking if they are thinking about suicide can help, so don’t hesitate to start the conversation.

Sự thật: Thực tế, việc thảo luận về tự sát có thể giúp giảm ý định tự tử hơn là làm tăng nó. Những cuộc trò chuyện này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của người đang gặp khó khăn và tăng khả năng họ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ. Việc mở lòng và chia sẻ giúp họ nhìn nhận hoàn cảnh theo một góc độ khác. Vậy nên nếu ai đó đang trong khủng hoảng hoặc trầm cảm, hỏi trực tiếp rằng họ có đang nghĩ đến tự sát hay không thật ra có thể là điều có ích—vì vậy đừng ngần ngại mở lời.

Myth 2: People who talk about suicide are just seeking attention.

Hiểu lầm 2: Những người nói về việc tự sát chỉ muốn thu hút sự chú ý.

Fact: People who die from suicide have often told someone about not wanting to live anymore or that they don’t see the future. It’s always important to take it seriously when somebody talks about feeling suicidal.

Sự thật: Nhiều người có ý định tự tử thường đã từng chia sẻ với ai đó rằng họ không muốn tiếp tục sống hoặc không thấy tương lai phía trước. Vì vậy, bất kỳ khi nào ai đó nói về cảm giác muốn kết thúc cuộc đời mình, điều quan trọng là ta phải nhìn nhận nó như một vấn đề nghiêm túc cần được coi trọng.

It’s important to be kind and sensitive and ask direct questions, including:

Hãy luôn cư xử với sự thấu hiểu và nhạy cảm, đồng thời đặt những câu hỏi trực tiếp như:

  • “Are you thinking about hurting yourself?”
  • “Bạn có đang nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân không?”
  • “Are you thinking about suicide?”
  • “Bạn có đang nghĩ đến tự sát không?”
  • “Do you have access to weapons or other objects to harm yourself?”
  • “Bạn có cơ hội tiếp cận vũ khí hoặc các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho bản thân không?”

Myth 3: Suicide can’t be prevented.

Hiểu lầm 3: Tự sát không thể được ngăn chặn hay phòng tránh.

Fact: Suicide is preventable but unpredictable. Most people who contemplate suicide often experience intense emotional pain, hopelessness and have a negative view of life or their future. Suicide is a product of genes, mental health illnesses and environmental risk factors. Interventions targeted to treat psychiatric and substance-use illnesses can save lives.

Sự thật: Tự sát là điều có thể được ngăn chặn, tuy nhiên đó cũng có thể là hành động mà người ngoài khó dự đoán được trước. Hầu hết những người có ý nghĩ tự tử thường đã phải trải qua nỗi đau tinh thần dữ dội, có cảm giác tuyệt vọng và cái nhìn bi quan về cuộc sống hoặc tương lai. Suy nghĩ tìm đến tự tử thường là kết quả của sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, các bệnh lý tâm thần và những tác động tiêu cực từ môi trường sống. Do đó, các biện pháp can thiệp tập trung vào việc điều trị những rối loạn về tâm lý và lạm dụng chất kích thích có thể giúp cứu sống nhiều người.

Myth 4: People who take their own lives are selfish, cowardly or weak.

Hiểu lầm 4: Những người tự tử là ích kỷ, hèn nhát hoặc yếu đuối.

Fact: People don’t die of suicide by choice. Often, people who die of suicide experience significant emotional pain and find it difficult to consider different views or see a way out of their situation. Even though the reasons behind suicide are quite complex, suicide is commonly associated with psychiatric illnesses, such as depression, anxiety, bipolar disorder, schizophrenia and substance use.

Sự thật: Không ai chủ ý lựa chọn tìm đến cái chết một cách đơn thuần mà không có lý do. Những người qua đời vì tự tử thường đã phải chịu đựng nỗi đau tinh thần sâu sắc và dai dẳng, họ thấy khó có thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác hoặc tìm ra lối thoát cho hoàn cảnh của mình. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến tự sát rất phức tạp, nhưng nó thường có liên hệ chặt chẽ đến các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, và tình trạng lạm dụng chất kích thích.

Myth 5: Teenagers and college students are the most at risk for suicide.

Hiểu lầm 5: Thanh thiếu niên và sinh viên đại học/cao đẳng là nhóm có nguy cơ tự tử cao nhất.

*Fact: The suicide rate for this age group is below the national average. The age groups with the highest suicide rate in the U.S. are women 45–64 and men 75 and older. Although certain groups may be at higher risk, suicide is a problem among all ages and groups.

Sự thật: Tỷ lệ tự tử ở nhóm tuổi này thực tế thấp hơn mức trung bình trên toàn quốc. Ở Mỹ, các nhóm tuổi có tỷ lệ tự tử cao nhất là phụ nữ từ 45–64 tuổi và nam giới từ 75 tuổi trở lên. Dù một số nhóm có nguy cơ cao hơn, tự tử vẫn là vấn đề ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và nhóm đối tượng dân cư.

(*Lưu ý: Fact này dựa trên số liệu thống kê tại Mỹ, số liệu thống kê tại Việt Nam sẽ có thể có sự khác biệt trong thực tế.)

Myth 6: Barriers on bridges, safe firearm storage and other actions that reduce access to lethal methods of suicide don’t work.

Hiểu lầm 6: Xây rào chắn trên cầu, lưu trữ súng an toàn* và các biện pháp hạn chế khả năng tiếp cận những phương pháp có thể dùng để tự hại đều không có tác dụng.

Fact: Limiting access to lethal means of harm, such as firearms, is one of the most straightforward strategies to decrease the chances of suicide. Many suicide attempts are a result of impulsive decisions. Separating someone from a lethal means could provide a person with some time to think before harming themselves.

Sự thật: Hạn chế trực tiếp khả năng tiếp cận các phương tiện gây hại, như súng, là một trong những chiến lược đơn giản và hiệu quả nhất để giảm nguy cơ tự tử. Nhiều nỗ lực tự tử là kết quả từ những quyết định bốc đồng. Việc tách rời một người khỏi phương tiện tự hại có thể giúp họ có thêm thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra một hành động không thể đảo ngược.

(*Lưu ý: Việc sở hữu súng tại Mỹ là điều được hợp pháp.)

Myth 7: Suicide always occurs without warning.

Hiểu lầm 7: Tự sát luôn xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước.

Fact: There are almost always warning signs before a suicide attempt.

Sự thật: Hầu hết các trường hợp tự tử đều ít nhiều có dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra.

Here are a few common signs:

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Being preoccupied with death, dying or violence.
  • Có xu hướng luôn nghĩ về cái chết, sự chết chóc hoặc bạo lực.
  • Changing regular routine, including eating or sleeping patterns.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, bao gồm giờ giấc ăn uống hoặc ngủ nghỉ.
  • Developing personality changes or being severely anxious or agitated, particularly when experiencing some of the warning signs listed above.
  • Biểu hiện thay đổi rõ rệt trong tính cách hoặc trở nên dễ bị kích động hay lo âu, căng thẳng quá mức, đặc biệt khi xuất hiện cùng các dấu hiệu cảnh báo khác.
  • Doing risky or self-destructive things, such as using drugs or driving recklessly.
  • Thực hiện những hành vi mạo hiểm hoặc tự hủy hoại bản thân, như sử dụng chất kích thích hoặc lái xe bất cẩn
  • Feeling trapped or hopeless about a situation.
  • Cảm thấy mắc kẹt hoặc tuyệt vọng về một hoàn cảnh/tình huống nhất định.
  • Getting the means to take your own life, such as buying a gun or stockpiling pills.
  • Chuẩn bị những phương tiện có thể dùng để tự hại, chẳng hạn như mua súng hoặc tích trữ thuốc viên một cách bất thường.
  • Giving away belongings or getting affairs in order when there is no other logical explanation for doing this.
  • Bán/Cho đi tài sản hoặc sắp xếp công việc như thể đang chuẩn bị cho một sự ra đi mà không có lý do rõ ràng.
  • Having mood swings, such as being emotionally high one day and deeply discouraged the next.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, chẳng hạn hôm nay thì phấn chấn vui vẻ, nhưng hôm sau lại buồn bã, chìm trong tuyệt vọng.
  • Increasing use of alcohol or drugs.
  • Gia tăng việc sử dụng rượu hoặc chất kích thích.
  • Saying goodbye to people as if they won’t be seen again.
  • Nói lời tạm biệt với người thân, bạn bè như thể sẽ không gặp lại họ nữa.
  • Talking about suicide — making statements such as, “I’m going to kill myself,” “I wish I were dead” or “I wish I hadn’t been born.”
  • Đề cập đến ý định tự tử—bày tỏ những suy nghĩ tương tự như: “Tôi muốn kết thúc mọi thứ”, “Ước gì tôi biến mất”, hoặc “Ước gì tôi chưa từng được sinh ra.”
  • Withdrawing from social contact and wanting to be left alone.
  • Thu mình khỏi các mối quan hệ xã hội, né tránh giao tiếp và muốn ở một mình.

Myth 8: Talk therapy and medications don’t work.

Hiểu lầm 8: Việc trị liệu bằng liệu pháp trò chuyện và sử dụng thuốc điều trị không đem lại hiệu quả.

Fact: Treatment can and does work. One of the best ways to prevent suicide is by getting treatment for mental illnesses, such as depression, bipolar illness or substance abuse, and learning ways to cope with problems. Finding the best treatment can take some time, but the proper treatment can significantly reduce the risk of suicide.

Sự thật: Điều trị bằng những phương pháp chuyên nghiệp thực sự có hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tự tử. Một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ tự tử là điều trị các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc lạm dụng chất kích thích, đồng thời học cách đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. Việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp có thể mất thời gian, nhưng với liệu pháp và hướng điều trị đúng đắn, nguy cơ tự tử có thể giảm đi đáng kể.

If a friend or loved one talks or behaves in a way that makes you believe they might attempt suicide, don’t try to handle the situation alone:

Nếu cách nói chuyện hoặc hành xử của một người bạn hay người thân khiến bạn lo ngại rằng họ có thể đang nghĩ đến việc tự tử, đừng cố gắng xử lý tình huống một mình:

  • Encourage the person to call a suicide hotline number.
    In the U.S., call the 988 Suicide and Crisis Lifeline at 988 or chat at 988lifeline.org to reach a trained counselor. Call 988 and press “1” to reach the Veterans Crisis Line.
  • Khuyến khích họ gọi đến đường dây nóng hỗ trợ tự tử.
    Ở Mỹ, có thể gọi Đường dây Hỗ Trợ Người Gặp Khủng Hoảng và Ngăn Ngừa Tự Tử 988 theo số 988, hoặc trò chuyện tại 988lifeline.org để kết nối với một chuyên gia tham vấn được đào tạo bài bản. Nếu là cựu chiến binh, hãy gọi 988 và nhấn “1” để liên hệ với Đường dây hỗ trợ khủng hoảng dành cho Cựu chiến binh.

(Tại Việt Nam có đường dây hỗ trợ như: 
  Đường dây nóng Ngày mai – một dịch vụ sơ cứu và hỗ trợ tâm lý miễn phí qua điện thoại giúp cho những cá nhân đang trong khủng hoảng tâm lý, trầm cảm – gọi theo số 096.306.1414
  Đường dây của Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư (Bệnh viện Bạch Mai) – hỗ trợ tư vấn về trầm cảm và đặt lịch khám theo số máy 0984.104.115, từ 7h30-22h các ngày trong tuần.
  Chương trình cấp cứu người bệnh trầm cảm kết hợp giữa Trung tâm Cấp cứu 115Bệnh viện Tâm Thần TP HCM –  khi phát hiện người xung quanh có ý định tự tử, bạn có thể gọi tổng đài 1900-1267 để được tư vấn về sức khỏe tâm thần, hoặc gọi tổng đài 115 để được hỗ trợ cấp cứu)

  • Get help from a trained professional as quickly as possible.
    The person may need to be hospitalized until the suicidal crisis has passed.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt.
    Trong một số trường hợp, người đó có thể cần được nhập viện cho đến khi cơn khủng hoảng tinh thần qua đi.

You’re not responsible for preventing someone from taking their own life, but your intervention may help them see that other options are available to stay safe and get treatment.

Việc ngăn chặn ai đó tự tử hoàn toàn không phải trách nhiệm của bạn hay nghĩa vụ ràng buộc, nhưng sự can thiệp của bạn có thể giúp họ nhận ra rằng vẫn còn những lựa chọn khác để bản thân họ tìm được bình yên và bảo đảm an toàn, cũng như tìm được sự điều trị và hỗ trợ cần thiết.

 

——————————————————

Nguồn bài viết: 

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/8-common-myths-about-suicide

Để lại một bình luận