Do You Have to Forgive Someone Who Abused You?
A new book answers the question many survivors ask: “Do I have to forgive?”
Một cuốn sách mới xuất hiện và trả lời câu hỏi mà nhiều nạn nhân bị hại thắc mắc: “Tôi có phải tha thứ không?”
Người dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Xanh Lam
Tác giả: Kaytee Gillis
—Chuyên viên công tác xã hội lâm sàng được cấp phép (LCSW),
Nhà Tâm lý trị liệu
Key points
- Many survivors of abuse and trauma feel pressure to forgive their abuser(s).
- Faith teachings, society, and systemic pressure can force many to forgive before they are ready.
- This pressure is even more pronounced for marginalized groups.
Những điểm chính
- Nhiều người sống sót sau lạm dụng và chấn thương tâm lý cảm thấy áp lực khi phải tha thứ cho kẻ đã gây tổn thương họ.
- Các giáo lý đạo đức từ tôn giáo, xã hội, cũng như áp lực vô hình chung từ những thiên kiến áp đặt có hệ thống xuất hiện trong niềm tin của đa số có thể buộc nhiều người phải tha thứ trước khi bản thân họ thực sự sẵn sàng.
- Áp lực này càng trở nên rõ ràng và nổi bật hơn đối với các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.
When Tamara came to session last week, she seemed more withdrawn than usual, her shoulders hunched as she sat down on the couch. She took a deep breath before speaking, her voice barely above a whisper. “I just can’t seem to forgive him,” she said quietly, staring at the floor, her words heavy.
Khi Tamara đến buổi trị liệu tuần trước, cô ấy có vẻ khép kín hơn thường lệ, khom đôi vai mình lại khi ngồi xuống ghế. Cô ấy hít một hơi thật sâu trước khi cất tiếng, giọng nói gần như thì thầm. “Tôi dường như chẳng thể tha thứ cho anh ta”, cô ấy khẽ nói, mắt dán chặt xuống sàn, từng lời nặng trĩu.
“What makes you think you have to?” I asked gently, hoping to provoke thought, and give a space for her to explore her feelings further.
“Điều gì khiến cô nghĩ rằng cô phải làm vậy?” Tôi nhẹ nhàng hỏi, với hy vọng khơi gợi được suy nghĩ và tạo không gian để cô ấy khám phá cảm xúc của mình sâu hơn.
She paused, her eyes downcast as she seemed to search for the right words. After a long moment, she finally looked up, a hint of vulnerability in her gaze. “I never knew there was another option,” she said softly, her voice tinged with both sadness and relief.
Cô ấy khựng lại, đôi mắt buồn bã, nhìn xuống như thể đang tìm kiếm những từ ngữ thích hợp. Sau một hồi lâu, cuối cùng cô ấy ngước lên, ánh mắt thoáng vẻ mong manh. “Tôi chưa bao giờ biết rằng mình có một lựa chọn khác,” cô ấy khẽ cất tiếng, giọng pha lẫn cả nỗi buồn và sự nhẹ nhõm.
It was clear that the pressure to forgive, something she’d carried for so long, had kept her trapped in a cycle of shame and confusion.
Rõ ràng, áp lực phải tha thứ – điều mà cô ấy mang trong mình bấy lâu nay, đã giữ cô ấy mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của sự hổ thẹn và bối rối.
Many survivors of abuse and trauma feel pressure to forgive their abuser(s)
Nhiều nạn nhân bước ra từ ngược đãi và sang chấn tâm lý cảm thấy áp lực phải tha thứ cho kẻ đã lạm dụng mình.

Many survivors of abuse and trauma experience societal or familial pressure to forgive their abuser(s) in order to heal or move forward. Many faiths teach that forgiveness is essential, and societal and systemic pressures reinforce these messages. So many survivors feel this pressure early on in their healing, some even saying things like “I am trying to forgive them,” during their very first session with me.
Nhiều nạn nhân hứng chịu lạm dụng và sang chấn tâm lý thường phải chịu áp lực từ xã hội hoặc gia đình trong việc phải tha thứ cho kẻ đã gây tổn thương mình, như một cách để chữa lành hoặc tiếp tục bước tiếp. Nhiều tôn giáo dạy rằng sự vị tha là điều cần thiết, cùng với đó là những áp lực từ xã hội và hệ thống niềm tin đã ăn sâu vào tâm thức của đa số lại càng củng cố thông điệp này. Vì vậy, rất nhiều nạn nhân cảm thấy áp lực này ngay từ những ngày đầu trong quá trình chữa lành và hồi phục của họ, thậm chí có người nói những câu như “Tôi đang cố gắng tha thứ cho họ,” ngay từ buổi trị liệu đầu tiên với tôi.
In my experience working with survivors, I find that this pressure can actually stunt healing and growth. This is because the expectation to forgive, especially before the survivor is ready, can feel like a betrayal of their own experiences or an invalidation of the harm they endured.
Theo kinh nghiệm của tôi khi làm việc với những nạn nhân bị hại, tôi nhận thấy rằng áp lực này thực sự có thể kìm hãm quá trình chữa lành và phát triển của thân chủ. Bởi niềm kỳ vọng phải tha thứ — đặc biệt là khi bản thân nạn nhân chưa sẵn sàng — có thể cảm giác như là một sự phản bội đối với trải nghiệm của chính họ, hoặc phủ nhận những tổn thương mà họ đã phải trải qua.
This is why, when survivors come to see me during or following experiences of abuse, forgiveness is not something that I suggest, especially in the beginning of their journey. And up until this point, I have been limited in my support of this message. But a new book by Amanda Gregory, LCPC, supports the message that I and many other therapists have been telling clients for a long time: No, you do not have to forgive.
Đây là lý do tại sao, khi những người sống sót đến gặp tôi trong hoặc sau khi trải qua lạm dụng, sự tha thứ không phải lựa chọn mà tôi gợi ý—đặc biệt là ở giai đoạn đầu của quá trình chữa lành. Và cho đến nay, tôi đã gặp phải nhiều phản đối trong việc khuyến khích thông điệp này. Nhưng một cuốn sách mới của Amanda Gregory, chuyên gia cố vấn tâm lý lâm sàng được cấp phép (LCPC), đã củng cố thông điệp mà tôi cùng nhiều nhà trị liệu khác đã nói với thân chủ từ lâu: Không, bạn không nhất thiết phải tha thứ.
This pressure to forgive is especially true for marginalized groups
Áp lực phải vị tha này lại càng được tô điểm rõ nét hơn, nhất là ở những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội

Many of my clients are queer survivors who experienced abuse in relationships and families. Due to systemic biases and discrimination, members of marginalized groups often feel increased pressures to forgive, Gregory says. This is especially true for survivors such as Black or queer women, who may feel like they need to express forgiveness in order to maintain physical and emotional safety.
Nhiều thân chủ của tôi là những người đồng tính đã từng phải chịu ngược đãi từ gia đình cũng như trong các mối quan hệ khác. Do những thành kiến dị nghị và sự phân biệt đối xử có hệ thống, các cá nhân thuộc nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội thường cảm thấy áp lực phải vị tha một cách nặng nề, Gregory cho biết. Điều này đặc biệt đúng đối với những đối tượng là phụ nữ da màu, hoặc có bản dạng giới hay xu hướng tính dục không theo định chuẩn “thông thường”, những người này có thể cảm thấy rằng họ cần phải thể hiện lòng vị tha để nhằm duy trì được sự an toàn về cả thể chất và tinh thần của bản thân.
Gregory reinforces this message and writes that “holding in this anger has historically kept women in a position of subordination.” This puts an unfair burden and can impact the healing process for these survivors.
Gregory nhấn mạnh thông điệp này và viết rằng: “Chính việc kìm nén cơn giận dữ này là điều đã khiến phụ nữ bị kẹt trong tâm thái bị động và yếu thế, kìm kẹp họ trong suốt những năm tháng lịch sử.” Điều này tạo nên một gánh nặng bất công và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chữa lành của các nạn nhân.
Gregory speaks to marginalized groups personally in her book: “Suppose you are a survivor and a member of an oppressed group. In that case, you are not only more likely to experience trauma, but you are also more likely to feel pressure from society to forgive your offender(s).”
Gregory còn gửi thông điệp tới những đối tượng yếu thế trong cuốn sách của mình: “Giả sử bạn vừa là một nạn nhân, vừa thuộc nhóm đối tượng yếu thế và bị áp bức trong xã hội. Trong trường hợp đó, bạn không chỉ có nhiều nguy cơ đối mặt với tổn thương tâm lý hơn, mà còn dễ cảm nhận áp lực từ xã hội buộc bạn phải tha thứ cho kẻ gây hại.”
Knowing that you have a choice in your own healing path can be empowering to survivors
Biết rằng bạn có quyền lựa chọn con đường chữa lành của riêng mình là điều có thể mang lại sức mạnh cho những người sống sót.
This is not a book that urges survivors not to forgive. Instead, it walks them through the many different options along the path to healing, allowing the reader to choose that feels right for them and when. Gregory makes it clear that forgiveness is totally fine for those who end up there. Understanding that forgiveness is a personal choice, not a requirement, is important and empowering survivors in their healing journey.
Đây không phải là một cuốn sách kêu gọi những nạn nhân bị hại rằng họ không nên tha thứ. Chỉ là thay vào đó, nó mở rộng và đem tới nhiều lựa chọn hơn cho hành trình chữa lành của ta, khẳng định với độc giả quyền tự quyết của họ trước bất cứ lựa chọn hay thời điểm nào mà họ cảm thấy là phù hợp với bản thân. Gregory chỉ rõ rằng sự tha thứ là hoàn toàn ổn thôi nếu lựa chọn đó phản ánh thật tâm cảm xúc của cá nhân ấy, khi họ thực sự đã cảm thấy bình thản và buông tay. Và ta nên hiểu rằng tha thứ là một lựa chọn cá nhân – xuất phát từ chính ý muốn và cảm xúc của một người, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc, đây là điều quan trọng giúp tiếp thêm sức mạnh cho những nạn nhân trong hành trình chữa lành của họ.
So, no, you do not have to forgive. But, if you find that this happens along your journey, that is completely fine and natural. You have many choices, and the act of forgiveness should not be mandatory. Your healing journey is your own.
Vậy nên kết luận ở đây là Không, bạn không cần thiết phải tha thứ. Nhưng nếu cảm giác ấy dần xảy đến với bạn một cách tự nhiên trong quá trình chữa lành, thì điều đó cũng hoàn toàn bình thường và ổn thôi. Bạn có trong tay nhiều sự lựa chọn, và việc tha thứ không nên là một điều bắt buộc. Hành trình hồi phục và chữa lành những tổn thương trong bạn là hoàn toàn thuộc về bạn.
Nguồn tham khảo
Gregory, A. (2025). No, You Don’t Have to Forgive: Trauma recovery on your own terms. Broadleaf Books.
——————————————————
Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/us/blog/invisible-bruises/202501/do-you-have-to-forgive-someone-who-abused-you