What is Psychotherapy?
Người dịch: Ngọc Lam – Hiệu đính: Nguyễn Thảo
Tâm lý trị liệu có thể giúp điều trị những thách thức và triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần và cảm xúc.
Also known as talk therapy, psychotherapy aims to help a person understand their feelings and equip them to face new challenges, both in the present and the future.
Còn được gọi là liệu pháp trò chuyện, tâm lý trị liệu nhằm mục đích giúp một người hiểu rõ cảm xúc của mình và trang bị cho họ khả năng đối mặt với những thử thách mới, cả trong hiện tại lẫn tương lai.
Psychotherapy is similar to counseling, and the two can overlap. However, the former tends to look more deeply, addressing the underlying causes of a person’s problems as well as how to solve them.
Tâm lý trị liệu tương tự như việc cố vấn, và hai hình thức này có thể đan xen nhau. Tuy nhiên, tâm lý trị liệu thường đi sâu hơn, giải quyết các nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề mà một người đang gặp phải cũng như cách để giải quyết chúng.
To see positive results, a person will usually need to understand the need for change and be willing to follow the treatment plan as the specialist advises. They will also need to find a suitable therapist they can trust.
Để thấy được kết quả tích cực, một người thường cần phải nhận thức được nhu cầu thay đổi và sẵn sàng tuân theo kế hoạch điều trị theo lời khuyên của chuyên gia. Họ cũng cần tìm được một nhà trị liệu phù hợp mà họ có thể tin tưởng.
Psychotherapy can help when depression, low self-esteem, addiction, bereavement, anxiety, or other factors leave a person feeling overwhelmed. It can also help treat bipolar disorder, schizophrenia, and certain other mental health conditions.
Tâm lý trị liệu có thể giúp ích khi bị trầm cảm, lòng tự trọng thấp, nghiện ngập, mất mát, hoặc những yếu tố khác khiến một người cảm thấy choáng ngợp. Nó cũng có thể giúp điều trị rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt và một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
People often, but not always, use both psychotherapy and medication.
Người ta thường, nhưng không phải luôn luôn, sử dụng cả tâm lý trị liệu và thuốc điều trị.
In this article, learn more about what psychotherapy involves.
Trong bài viết này, hãy cùng khám phá về nội dung và quá trình của tâm lý trị liệu.
What to expect
Những điều ta cần biết

There are many approaches to psychotherapy.
Có nhiều phương pháp khác nhau trong tâm lý trị liệu.
Some forms last for only a few sessions, while others may continue for months or years, depending on the person’s needs. Individual sessions usually last for around 45–90 minutes and follow a structured process.
Một số hình thức chỉ kéo dài trong vài buổi, trong khi những hình thức khác có thể tiếp diễn trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, tùy thuộc vào nhu cầu của từng người. Mỗi buổi trị liệu thường kéo dài khoảng 45–90 phút và theo một quy trình có quy tắc.
Sessions may be one-to-one, in pairs, or in groups. Techniques can include talking and other forms of communication, such as drama, story-telling, or music.
Các buổi trị liệu có thể diễn ra một với một, theo cặp hoặc trong nhóm. Các kỹ thuật có thể bao gồm việc trò chuyện và những hình thức giao tiếp khác, như diễn xuất, kể chuyện hoặc âm nhạc.
A psychotherapist may be:
Một nhà tâm lý trị liệu có thể là:
- A psychologist
- Một nhà tâm lý học
- A marriage and family therapist
- Một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình
- A licensed clinical social worker
- Một nhân viên xã hội lâm sàng có giấy phép
- A licensed clinical professional counselor
- Một cố vấn lâm sàng có giấy phép
- A mental health counselor
- Một cố vấn sức khỏe tâm thần
- A psychiatric nurse practitioner
- Một y tá hành nghề tâm thần
- A psychoanalyst
- Một nhà phân tích tâm lý
- A psychiatrist
- Một bác sĩ tâm thần
Who can benefit?
Ai có thể được lợi?
Psychotherapy can help people in a range of situations. For example, it may benefit someone who:
Tâm lý trị liệu có thể giúp đỡ nhiều người trong các tình huống khác nhau. Ví dụ, nó có thể mang lại lợi ích cho những người:
- has overwhelming feelings of sadness or helplessness
- cảm thấy buồn bã hoặc bất lực một cách choáng ngợp
- feels anxious most of the time
- thường xuyên cảm thấy lo âu
- has difficulty facing everyday challenges or focusing on work or studies
- gặp khó khăn trong việc đối mặt với những thách thức hàng ngày hoặc tập trung vào công việc hoặc học tập
- is using drugs or alcohol in a way that is not healthful
- sử dụng ma túy hoặc rượu một cách không lành mạnh
- is at risk of harming themselves or others
- có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc người khác
- feels that their situation will never improve, despite receiving help from friends and family
- cảm thấy tình trạng của họ sẽ không bao giờ cải thiện, mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình
- has experienced an abusive situation
- đã trải qua tình trạng bị lạm dụng
- has a mental health condition, such as schizophrenia, that affects their daily life
- có tình trạng bệnh sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ
Some people attend psychotherapy after a doctor recommends it, but many seek help independently.
Một số người tham gia tâm lý trị liệu theo lời khuyên của bác sĩ, nhưng nhiều người khác tự tìm kiếm sự giúp đỡ một cách độc lập.
Types
Các phương pháp trị liệu tâm lý khác nhau
There are several styles of and approaches to psychotherapy. The sections below will outline these in more detail.
Có nhiều phong cách và phương pháp trong tâm lý trị liệu. Các phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết hơn về những loại này.
Cognitive behavioral therapy
Liệu pháp nhận thức hành vi
Cognitive behavioral therapy (CBT) helps a person understand and change how their thoughts and behaviors can affect the way they feel and act.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp một người hiểu và thay đổi cách mà suy nghĩ và hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành động.
CBT can help people with many issues, including:
CBT có thể giúp đỡ những người gặp phải nhiều vấn đề, bao gồm:
- depression
- trầm cảm
- anxiety
- lo âu
- post-traumatic stress disorder
- rối loạn và stress sau chấn thương
- eating disorders
- rối loạn ăn uống
- low self-esteem
- lòng tự trọng thấp
Interpersonal therapy
Liệu pháp can thiệp tâm lý
Under this approach, a person learns new ways to communicate or express their feelings. It can help with building and maintaining healthy relationships.
Dưới phương pháp này, mọi người học cách giao tiếp hoặc thể hiện cảm xúc của mình một cách mới. Nó có thể giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh.
For example, if someone who responds to feeling neglected by getting angry, this may trigger a negative reaction in others. This can lead to depression and isolation.
Ví dụ, nếu một người phản ứng với cảm giác bị bỏ rơi bằng cách nổi giận, điều này có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ những người xung quanh. Kết quả có thể dẫn đến trầm cảm và sự cô lập.
The individual will learn to understand and modify their approach to interpersonal problems and acquire ways of managing them more constructively.
Người đó sẽ học cách hiểu và điều chỉnh cách tiếp cận của mình đối với các vấn đề giao tiếp, cũng như tìm ra những cách quản lý tình huống một cách tốt và có quy tắc hơn.
Psychodynamic therapy
Liệu pháp tâm động học
Psychodynamic therapy addresses the ways in which past experiences, such as those during childhood, can impact a person’s current thoughts and behaviors. Often, the person is unaware that this influence is even present.
Liệu pháp tâm động học tập trung vào cách những trải nghiệm trong quá khứ, như những điều xảy ra trong thời thơ ấu, có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi hiện tại của một người. Thường thì người đó không nhận ra rằng sự ảnh hưởng này đang tồn tại.
Identifying these influences can help people understand the source of feelings such as distress and anxiety. Once they identify these sources, the psychotherapist can help the person address them. This can help an individual feel more in control of their life.
Việc nhận diện những ảnh hưởng này có thể giúp mọi người hiểu nguồn gốc của những cảm xúc như lo lắng và khó chịu. Khi họ xác định được các nguồn gốc này, nhà tâm lý trị liệu có thể giúp họ giải quyết chúng. Điều này có thể giúp một cá nhân kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn.
It is similar to psychoanalysis but less intense.
Nó tương tự như phân tâm học nhưng nhẹ nhàng hơn.
Family therapy
Liệu pháp gia đình
Family therapy can provide a safe space for family members to:
Liệu pháp gia đình có thể tạo ra một không gian an toàn cho các thành viên trong gia đình để:
- express their views
- bày tỏ quan điểm của mình
- explore difficult feelings
- khám phá những cảm xúc khó khăn
- understand each other
- hiểu nhau hơn
- build on existing strengths
- phát huy những điểm mạnh hiện có
- find solutions to problems
- tìm ra giải pháp cho các vấn đề
This form of psychotherapy can be useful when problems stem from family relationships, or when a child or young person is facing difficulties.
Hình thức tâm lý trị liệu này có thể hữu ích khi vấn đề xuất phát từ các mối quan hệ trong gia đình, hoặc khi một đứa trẻ hoặc người trẻ tuổi đang gặp khó khăn.
In fact, one 2019 article (Trusted Source) suggests that family therapy may help adolescents with mental health problems. It may also improve family cohesion and enhance parenting skills.
Thực tế, một bài báo năm 2019 (nguồn) gợi ý rằng liệu pháp gia đình có thể giúp thanh thiếu niên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nó cũng có thể cải thiện sự gắn kết trong gia đình và nâng cao kỹ năng nuôi dạy con cái.
Relationship therapy is another type of psychotherapy. It is very similar to family therapy, but a person may instead wish to present to therapy with their partner to address issues within a relationship.
Liệu pháp mối quan hệ là một loại tâm lý trị liệu khác. Nó rất giống với liệu pháp gia đình, nhưng một người có thể muốn tham gia trị liệu cùng với đối tác của mình để giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ.
Group therapy
Liệu pháp nhóm
Group therapy sessions usually involve one therapist and around 5–15 participants with similar concerns, such as:
Các buổi trị liệu nhóm thường có một nhà trị liệu và khoảng 5–15 người tham gia có cùng mối quan tâm, chẳng hạn như:
- depression
- trầm cảm
- chronic pain
- đau mãn tính
- substance misuse
- lạm dụng chất
The group will usually meet for 1 or 2 hours each week, and individuals may also attend one-on-one therapy.
Các nhóm thường gặp nhau trong 1 hoặc 2 giờ mỗi tuần, và các cá nhân cũng có thể tham gia liệu pháp một với một.
People can benefit from interacting with the therapist but also by interacting with others who are experiencing similar challenges. Group members can also support each other.
Mọi người có thể hưởng lợi từ việc tương tác với nhà trị liệu cũng như với những người khác đang trải qua những thách thức tương tự. Các thành viên trong nhóm cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Although participating in a group may seem intimidating, it can help people realize that they are not alone with their problem.
Mặc dù tham gia vào một nhóm có thể cảm thấy đáng sợ, nhưng nó có thể giúp mọi người nhận ra rằng họ không đơn độc trong những vấn đề của mình.
Online therapy
Liệu pháp trị liệu tâm lý trực tuyến
Many people are now opting for online therapy, otherwise known as telehealth. This can have many benefits, especially for someone who:
Nhiều người hiện đang lựa chọn liệu pháp trực tuyến, còn được gọi là telehealth. Điều này mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho những ai:
- has mobility problems
- gặp vấn đề về di chuyển
- cannot find a suitable specialist in their area
- không thể tìm được chuyên gia phù hợp trong khu vực của mình
- has difficulty fitting therapy into their schedule
- gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian cho liệu pháp
- does not feel comfortable with face-to-face communication
- không cảm thấy thoải mái khi giao tiếp trực tiếp
Tools include video meetings and messaging services.
Các công cụ bao gồm các buổi họp video và dịch vụ nhắn tin.
Although online services have helped “normalize” psychotherapy, making it easier to integrate into daily life, a person should check carefully before choosing a provider.
Mặc dù các dịch vụ trực tuyến đã giúp “bình thường hóa” tâm lý trị liệu, làm cho nó dễ dàng hơn để tích hợp vào cuộc sống hàng ngày, một người vẫn nên xem xét cẩn thận trước khi chọn nhà cung cấp.
For example, they should consider:
Ví dụ, họ nên cân nhắc:
- the qualifications and experience of the therapist
- trình độ và kinh nghiệm của nhà trị liệu
- the online and other security measures the provider has in place
- các biện pháp bảo mật trực tuyến và khác mà nhà cung cấp áp dụng
- using a company that psychologists run and that has links with professional associations
- sử dụng công ty do các nhà tâm lý học điều hành và có liên kết với các hiệp hội nghề nghiệp.
Other types
Các liệu pháp khác
There are many other types of psychotherapy, including:
Còn nhiều loại tâm lý trị liệu khác, bao gồm:
- Animal-assisted therapy
- Liệu pháp trị liệu với sự hỗ trợ từ động vật
- Creative arts therapy
- Liệu pháp trị liệu sử dụng nghệ thuật sáng tạo
- Play therapy
- Liệu pháp Chơi trị liệu
Effectiveness
Độ hiệu quả
Each person’s experience of psychotherapy will be different, and the time it takes to see an improvement will also vary.
Mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau với tâm lý trị liệu, và thời gian để thấy được sự cải thiện cũng sẽ khác nhau.
Each person’s experience of psychotherapy will be different, and the time it takes to see an improvement will also vary.
Một số người có thể nhận thấy sự khác biệt sau khoảng sáu đến mười hai buổi, trong khi những người khác có thể cần điều trị liên tục trong vài năm.
Psychotherapy can help a person by:
Tâm lý trị liệu có thể giúp một người bằng cách:
- giving them someone to explore their problem with confidentially
- cung cấp cho họ một người để khám phá vấn đề một cách bí mật
- enabling them to see things in a new way
- giúp họ nhìn nhận mọi việc theo cách mới
- helping them move toward a solution
- hỗ trợ họ hướng tới giải pháp.
Participants can:
Người tham gia có thể:
- learn more about themselves and their goals and values
- tìm hiểu thêm về bản thân, mục tiêu và giá trị của mình
- identify causes of tension in relationships
- xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong các mối quan hệ
- develop skills for facing challenges
- phát triển kỹ năng để đối mặt với các thách thức
- overcome specific problems, such as a phobia
- vượt qua những vấn đề cụ thể, như nỗi sợ hãi
- have a desire to participate
- engage actively in treatment
- attend appointments and complete any assignments between sessions
- be honest when describing symptoms and situations
- có mong muốn tham gia
- chủ động tham gia vào quá trình điều trị
- tham gia các cuộc hẹn và hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào giữa các buổi trị liệu
- thành thật khi mô tả triệu chứng và tình huống
Effectiveness can also depend on:
Hiệu quả của liệu pháp cũng phụ thuộc vào:
- the reason for seeking therapy
- lý do tìm kiếm trị liệu
- the skill of the practitioner
- kỹ năng của người thực hành
- the relationship between the therapist and the individual
- mối quan hệ giữa nhà trị liệu và cá nhân
- any support the person may have outside the therapy sessions
- bất kỳ sự hỗ trợ nào mà người đó có bên ngoài các buổi trị liệu
A trusting relationship between the individual and the therapist is also essential to the process.
Một mối quan hệ tin tưởng giữa cá nhân và nhà trị liệu cũng rất quan trọng cho quá trình này.
A good therapist
Một nhà trị liệu tốt
The qualities of a good therapist will vary from person to person according to their needs and preferences, but they might include such factors as:
Những đức tính mà một nhà trị liệu tốt nên có sẽ khác nhau và còn tùy thuộc vào từng nhu cầu và mối quan tâm của mỗi thân chủ cá biệt, tuy nhiên nhìn chung, các phẩm chất đó có thể bao gồm những điều sau:
- having a developed set of interpersonal skills
- có bộ kỹ năng giao tiếp phát triển tốt
- taking time to build trust with the individual
- dành thời gian để xây dựng lòng tin với cá nhân
- having a treatment plan in place and keeping it flexible
- có kế hoạch điều trị và giữ cho nó linh hoạt
- monitoring the person’s progress
- theo dõi sự tiến triển của người tham gia
- offering hope and realistic optimism
- mang lại hy vọng và sự lạc quan thực tế
- relying on research evidence
- dựa trên bằng chứng nghiên cứu
Choosing a suitable therapist
Chọn một nhà trị liệu phù hợp
People seek psychotherapy for a wide range of reasons, and each individual is different. Providers should have training in dealing with a wide range of situations, but some can meet more specific needs.
Mọi người tìm kiếm tâm lý trị liệu vì nhiều lý do khác nhau, và mỗi cá nhân là một trường hợp riêng biệt. Các nhà cung cấp cần có đào tạo để xử lý nhiều tình huống khác nhau, nhưng một số có thể đáp ứng những nhu cầu cụ thể hơn.
For example, a practitioner may specialize in counseling for survivors of sexual abuse.
Ví dụ, một nhà trị liệu có thể chuyên về tư vấn cho những người sống sót sau lạm dụng tình dục.
A person who has experienced trauma due to race (Trusted Source), sexual orientation, or human trafficking, for example, will need to find someone who understands where the person is starting from. They will also need appropriate training.
Một người đã trải qua sang chấn tâm lý xuất phát từ những lý do như chủng tộc (nguồn), xu hướng tình dục hoặc nạn buôn người, chẳng hạn, sẽ cần tìm một người hiểu rõ xuất phát điểm của họ. Họ cũng cần có đào tạo phù hợp.
After identifying a therapist who seems suitable, the individual should ask plenty of questions before starting therapy to make sure that this is the person they want.
Sau khi xác định được một nhà trị liệu có vẻ phù hợp, cá nhân nên đặt nhiều câu hỏi trước khi bắt đầu trị liệu để đảm bảo đây là người mà họ muốn làm việc cùng.
A doctor, online community, or local support group can often recommend a suitable therapist.
Bác sĩ, cộng đồng trực tuyến hoặc nhóm hỗ trợ địa phương thường có thể giới thiệu một nhà trị liệu phù hợp.
Risks and cautions
Rủi ro và Những lưu ý
Psychotherapy can offer many benefits, but there are some cautions to be aware of before starting. The following sections will outline these in more detail.
Tâm lý trị liệu có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng có một số điều cần lưu ý trước khi bắt đầu. Các phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết hơn về những vấn đề này.
Unexpected effects
Tác động bất ngờ
During psychotherapy, some people may experience changes they had not expected or did not want.
Trong quá trình trị liệu, một số người có thể trải qua những thay đổi mà họ không mong đợi hoặc không muốn.
Recalling past events can sometimes trigger unwanted emotions. Addressing and resolving these emotions is an integral part of therapy, but it can be challenging.
Việc hồi tưởng lại các sự kiện trong quá khứ đôi khi có thể kích hoạt những cảm xúc không mong muốn. Giải quyết và xử lý những cảm xúc này là một phần quan trọng của liệu pháp, nhưng nó có thể gặp khó khăn.
It is essential to find a trusted and qualified psychotherapist who is skilled at guiding people through these situations in a constructive way.
Vì vậy, điều quan trọng là tìm một nhà trị liệu đáng tin cậy và có trình độ, người có kỹ năng hướng dẫn mọi người vượt qua những tình huống này một cách xây dựng.
Unhelpful therapy
Liệu pháp không hiệu quả
Most people feel better as a result of therapy, but it can take time to work — and sometimes, the approach the therapist takes is not suitable.
Hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn nhờ liệu pháp, nhưng quá trình này có thể mất thời gian — và đôi khi, phương pháp mà nhà trị liệu áp dụng không phù hợp. Thực tế, theo một số nghiên cứu, khoảng 10% người cảm thấy tệ hơn sau khi bắt đầu liệu pháp.
Some experts have expressed concerns about potentially harmful therapies. These could be techniques that leave a person feeling worse rather than better or approaches that may actually slow an individual’s progress.
Một số chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về những liệu pháp có thể gây hại. Những kỹ thuật này có thể khiến một người cảm thấy tệ hơn thay vì tốt hơn, hoặc những phương pháp có thể thực sự làm chậm tiến trình của cá nhân.
Some approaches may not have enough research evidence to support their use. In some cases, the approach or “chemistry” between the individual and the therapist may not be suitable.
Một số phương pháp có thể chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu để hỗ trợ việc sử dụng chúng. Trong một số trường hợp, phương pháp hoặc “sự hòa hợp” giữa cá nhân và nhà trị liệu có thể không phù hợp.
However, if the practitioner monitors the person’s progress regularly and asks for feedback, the risk of therapy not working or having a negative impact will be lower.
Tuy nhiên, nếu nhà trị liệu thường xuyên theo dõi tiến trình của người tham gia và yêu cầu phản hồi, rủi ro liệu pháp không hiệu quả hoặc có tác động tiêu cực sẽ giảm đi.
Using an interpreter
Dùng một thông dịch viên
Not everyone can find a psychotherapist who speaks their primary language. This can pose a challenge for people who are already at a disadvantage in society.
Không phải ai cũng tìm được một nhà tâm lý trị liệu nói được ngôn ngữ chính của họ. Điều này có thể tạo ra khó khăn cho những người đã gặp bất lợi trong xã hội.
One option is to find an interpreter, but it is essential to find someone who understands the complex issues that treatment is likely to involve.
Một giải pháp là tìm một thông dịch viên, nhưng điều quan trọng là phải chọn người hiểu biết về những vấn đề phức tạp mà việc điều trị có thể liên quan.
Ideally, the person should also have the skills and training necessary for managing the specific dynamics the relationship will involve.
Tốt nhất, người đó cũng nên có kỹ năng và đào tạo cần thiết để quản lý các nền tảng cụ thể mà mối quan hệ này sẽ có.
Cost in time and money
Chi phí về thời gian và tiền bạc
Psychotherapy can be expensive and time consuming. This is another reason that it is essential to find a qualified practitioner.
Tâm lý trị liệu có thể tốn kém và mất nhiều thời gian. Đây là một lý do khác khiến việc tìm kiếm một nhà thực hành có trình độ là rất quan trọng.
If a health professional considers treatment necessary, the Mental Health Parity Act requires that insurance companies pay for mental healthcare in a similar way to paying for physical medical care.
Nếu một chuyên gia y tế cho rằng việc điều trị là cần thiết, Luật Bình đẳng Sức khỏe Tâm thần yêu cầu các công ty bảo hiểm phải chi trả cho chăm sóc sức khỏe tâm thần giống như cách họ chi trả cho chăm sóc y tế thể chất.
It is worth noting that the definitions of “reasonable and appropriate” or “medically necessary” may vary.
Cũng cần lưu ý rằng các định nghĩa về “hợp lý và thích hợp” hoặc “cần thiết về mặt y tế” có thể khác nhau.
Summary
Tổng kết
Psychotherapy can help people with various mental health needs, ranging from overcoming stress to living with bipolar disorder.
Tâm lý trị liệu có thể giúp đỡ những người có nhu cầu sức khỏe tâm thần đa dạng, từ việc vượt qua căng thẳng đến việc sống chung với rối loạn lưỡng cực.
A doctor will often prescribe it alongside medication, though some people may only benefit from psychotherapy.
Bác sĩ thường sẽ kê đơn liệu pháp này cùng với thuốc, mặc dù một số người có thể chỉ cần tâm lý trị liệu.
It is essential to find a professional. The person should be well-qualified and experienced, and they should inspire a person’s trust and confidence.
Việc tìm kiếm một chuyên gia là rất quan trọng. Người này nên có trình độ và kinh nghiệm tốt, đồng thời tạo được niềm tin và sự tự tin cho người tham gia.
Family physicians can usually recommend a suitable psychotherapist, or a person can find a suitable practitioner through a register, such as the APA’s psychologist locator.
Bác sĩ gia đình có thể giới thiệu một nhà tâm lý trị liệu phù hợp, hoặc một người có thể tìm kiếm chuyên gia thông qua danh bạ, chẳng hạn như công cụ tìm kiếm nhà tâm lý học của APA.
——————————————————
Nguồn bài viết:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/156433#summary