Một nhà tâm lý học giải thích vấn đề về tình trạng “nhận thức thái quá” về sức khỏe tâm thần

A Psychologist Explains The Issue With Mental Health ‘Hyperawareness’

 

Người dịch: Mỹ Uyên – Hiệu đính: Nguyễn Thảo

Tác giả: Mark Trevors


In the 21st century, mental health awareness has undergone a profound transformation. Once confined only to hushed tones and whispers, conversations about mental health now take center stage in our daily discourse. What was once taboo is now celebrated as a sign of strength and self-awareness. We’ve witnessed remarkable movements in destigmatizing mental health struggles, and have created a culture where seeking help is encouraged rather than shunned. This newfound openness has given individuals the courage to confront their inner demons and seek the support they need—which is a positive shift that has undoubtedly saved lives and improved countless others.

Vào thế kỷ 21, nhận thức về sức khỏe tâm thần đã có những biến chuyển tột bậc. Khác với trước kia những cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần chỉ xuất hiện thoáng qua trong những cuộc hội thoại, giờ đây chúng trở thành tâm điểm trong cuộc trò chuyện hàng ngày của chúng ta. Những gì từng là điều cấm kỵ giờ đây được tôn vinh như một dấu hiệu của sức mạnh và nhận thức bản thân. Chúng ta đã chứng kiến ​​những phong trào đáng chú ý trong việc xóa bỏ kỳ thị đối với những cuộc đấu tranh về sức khỏe tâm thần và đã tạo ra một nền văn hóa khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ thay vì xa lánh. Sự cởi mở mới mẻ này đã mang lại cho mọi người lòng can đảm để đối mặt với những con quỷ bên trong của họ và tìm kiếm sự hỗ trợ mà họ cần—đây là một sự thay đổi tích cực chắc chắn đã cứu sống và cải thiện vô số người khác.

However, despite this commendable shift toward openness, a strange trend has emerged. As our collective consciousness around mental health issues has expanded, so, too, has their prevalence. For decades, psychological disorders were either branded as “craziness,” or just ignored. Now, however, it’s rare to find someone untouched by mental health challenges. Friends, family members, colleagues—almost everyone knows someone who grapples with anxiety, depression or other psychological afflictions. It begs the question: in our efforts to shine a spotlight on mental health, have we accidentally contributed to its proliferation? And is social media fueling this trend?

Song song với sự cởi mở đáng tôn vinh trên, một phong trào kỳ lạ khác cũng đang dần xuất hiện. Khi nhận thức tập thể về sức khỏe tâm thần đang ngày càng được lan rộng, thì sự phổ biến của chúng cũng tăng theo. Trong nhiều thập kỷ, những rối loạn về tâm lý chỉ được gắn mác là “điên rồ” hoặc bị phớt lờ. Ngày nay, hiếm có ai mà không gặp phải một số vấn đề về tâm lý. Bạn bè, gia đình, đồng nghiệp – hầu hết tất cả mọi người đều quen người nào đó đang mắc phải chứng lo âu, trầm cảm, hoặc những bất ổn tâm lý khác. Điều này đặt ra câu hỏi: trong khi nỗ lực tập trung vào sức khoẻ tâm thần, liệu ta có đang vô tình góp phần làm gia tăng tình trạng này? Và liệu mạng xã hội có thúc đẩy xu hướng này hay không?

Mental Health Awareness Vs. Mental Health Hyperawareness

Sự khác biệt giữa “nhận thức” và “nhận thức thái quá” về sức khỏe tâm thần

Mental health awareness isn’t inherently negative. Breaking down barriers and encouraging open dialogue are vital steps toward building a healthier society. Yet, as mental health becomes increasingly prominent in public discourse, we must face the unintended consequences of this awareness. Are we inadvertently normalizing mental health struggles to the extent that they become an expected aspect of life? And, in doing so, are we exacerbating the very issues we want to address? According to an April 2023 study from New Ideas in Psychology, the answer is yes, and no.

Nhận thức về sức khỏe tâm thần về bản chất là không tiêu cực. Phá bỏ rào cản và khuyến khích đối thoại cởi mở là những bước quan trọng để xây dựng một xã hội lành mạnh hơn. Tuy nhiên, khi sức khỏe tâm thần ngày càng trở nên nổi bật trong các cuộc thảo luận công khai, chúng ta phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn của nhận thức này. Liệu chúng ta có vô tình bình thường hóa các cuộc đấu tranh về sức khỏe tâm thần đến mức chúng trở thành một khía cạnh được mong đợi của cuộc sống không? Và khi làm như vậy, chúng ta có đang làm trầm trọng thêm chính những vấn đề mà chúng ta muốn giải quyết không? Theo một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2023 của New Ideas in Psychology, câu trả lời là có và không.

On one hand, the authors echo the global sentiment that mental health awareness has played an invaluable role in helping individuals recognize and seek help for previously unrecognized struggles. By shedding light on the diverse range of symptoms associated with various psychological disorders, awareness efforts have empowered individuals to identify their own mental health challenges and access appropriate support.

Một mặt, các tác giả đồng tình với quan điểm chung trên toàn cầu rằng nhận thức về sức khỏe tâm thần đã đóng vai trò vô giá trong việc giúp mọi người nhận ra và tìm kiếm sự giúp đỡ cho những cuộc đấu tranh trước đây không được nhận ra. Bằng cách làm sáng tỏ nhiều triệu chứng khác nhau liên quan đến nhiều rối loạn tâm lý, các nỗ lực nâng cao nhận thức đã cho phép cho các cá nhân xác định những thách thức về sức khỏe tâm thần của chính họ và tiếp cận sự hỗ trợ phù hợp.

This has led to more accurate reporting of otherwise under-recognized and stigmatized psychological symptoms—which has positively facilitated early intervention and treatment. As many can attest, mental health awareness has unquestionably helped destigmatize psychological disorders and encouraged a proactive approach to mental well-being.

Nhờ vậy, có nhiều báo cáo chính xác hơn về các triệu chứng tâm lý vốn không được công nhận và kỳ thị – tạo điều kiện thuận lợi cho việc can thiệp và điều trị sớm. Như nhiều người có thể chứng thực, nhận thức về sức khỏe tâm thần chắc chắn đã giúp xóa bỏ kỳ thị đối với các rối loạn tâm lý và khuyến khích cách tiếp cận chủ động đối với sức khỏe tâm thần.

On the other hand, increased knowledge about mental health disorders and symptoms has led to a phenomenon of “hyperawareness.” According to the authors, healthy and natural negative human emotions—such as stress, sadness and anxiety—are now often misinterpreted as pathological symptoms. This hyperawareness can inadvertently exacerbate the symptoms, as individuals may label normal, mild forms of distress as mental health problems.

Mặt khác, gia tăng nhận thức về các rối loạn và triệu chứng sức khỏe tâm thần đã dẫn đến hiện tượng “nhận thức thái quá”. Theo các tác giả, những cảm xúc tiêu cực tự nhiên và lành mạnh của con người – chẳng hạn như căng thẳng, buồn bã và lo lắng – hiện thường bị hiểu nhầm thành các triệu chứng bệnh lý. Sự thái quá này vô tình có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, vì các cá nhân có thể dán nhãn các dạng đau khổ nhẹ, bình thường là các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Concerningly, this labeling can affect self-concept and behavior in a self-fulfilling manner, potentially worsening symptoms over time. For instance, interpreting normal levels of anxiety as being indicative of an anxiety disorder may lead to behavioral avoidance, which can further amplify anxiety. This cyclical process of interpretation and symptom exacerbation then fuels further awareness efforts, ultimately creating a feedback loop of intensified focus on mental health issues.

Đáng lo ngại là, việc dán nhãn này có thể ảnh hưởng đến khái niệm về bản thân và hành vi tự ứng nghiệm, có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng theo thời gian. Ví dụ, việc giải thích mức độ lo lắng bình thường là dấu hiệu của rối loạn lo âu có thể dẫn đến hành vi né tránh, điều này có thể khuếch đại thêm sự lo lắng. Quá trình diễn giải theo chu kỳ và làm trầm trọng thêm các triệu chứng này sau đó thúc đẩy các nỗ lực nâng cao nhận thức, cuối cùng tạo ra một vòng phản hồi tập trung nhiều hơn vào các vấn đề sức khỏe tâm thần.

In essence, mental health awareness has ironically become a double-edged sword. While it has undoubtedly led to positive outcomes, such as increased recognition and support, it has also led some to become skeptical of their own natural range of emotions. This prompts individuals to become overly alert, cynical and on the look-out for anything that rings a psychological bell—creating a self-fulfilling prophecy that is now referred to as the “prevalence inflation hypothesis.”

Về bản chất, nhận thức về sức khỏe tâm thần trớ trêu thay đã trở thành con dao hai lưỡi. Mặc dù nó chắc chắn đã dẫn đến những kết quả tích cực, chẳng hạn như sự công nhận và hỗ trợ gia tăng, nhưng nó cũng khiến một số người trở nên hoài nghi về phạm vi cảm xúc tự nhiên của chính họ. Điều này khiến các cá nhân trở nên quá cảnh giác, hoài nghi và luôn để mắt đến bất cứ điều gì liên quan tới tâm lý – tạo ra một lời tiên tri tự ứng nghiệm mà hiện được gọi là “giả thuyết lạm phát phổ biến”.

Causes And Effects Of Mental Health Hyperawareness

Nguyên nhân và tác động của sự nhận thức thái quá về sức khỏe tâm thần

According to a study published in Discover Psychology last month, social media platforms—once revered for pioneering the discussion of mental health awareness—have paradoxically become breeding grounds for hyperawareness.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Discover Psychology vào tháng trước, các nền tảng truyền thông xã hội – từng được tôn sùng vì tiên phong trong việc thảo luận về nhận thức về sức khỏe tâm thần – nghịch lý thay đã trở thành nơi ươm mầm cho sự siêu nhận thức.

Many individuals turn to these platforms as avenues for psychoeducation through mental health awareness content. However, the credibility of these content creators is often unknown, and their insights may not be grounded in professional expertise. Even worse, the credibility of these creators often aren’t seen as relevant to conversations about mental health, leading to the proliferation of misinformation and misconceptions.

Nhiều cá nhân chuyển sang các nền tảng này như là con đường cho giáo dục tâm lý thông qua nội dung nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, độ tin cậy của những người sáng tạo nội dung này thường không được xác thực và hiểu biết của họ có thể không dựa trên chuyên môn. Tệ hơn nữa, độ tin cậy của những người sáng tạo này thường không được coi là có liên quan đến các cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần, dẫn đến sự gia tăng thông tin sai lệch và quan niệm sai lầm.

With the overconsumption of psychoeducational content on social media, individuals are algorithmically fed and refed messages about mental health, leading to a state of hyperawareness. This hyperawareness often leads to the problem of self-diagnosis—as individuals relate to, engage with and consume content that encourages them to interpret their experiences through the lens of mental health disorders. Consequently, they construct identities based on their own self-assessments, potentially overlooking tricky details that almost always require professional evaluation.

Với việc tiêu thụ quá mức nội dung giáo dục tâm lý trên phương tiện truyền thông xã hội, các cá nhân liên tục được nạp những thông điệp về sức khỏe tâm thần theo thuật toán, dẫn đến trạng thái nhận thức thái quá. Hiện tượng này thường dẫn đến vấn đề tự chẩn đoán – khi các cá nhân tham gia và tiêu thụ nội dung khuyến khích họ diễn giải kinh nghiệm của mình thông qua lăng kính của các rối loạn sức khỏe tâm thần. Do đó, họ xây dựng danh tính dựa trên các đánh giá của riêng họ, có khả năng bỏ qua các chi tiết nhỏ mà hầu như luôn đòi hỏi phải đánh giá chuyên môn.

Problematically, when those who have self-diagnosed seek therapy and treatment, they may encounter mental health professionals who do not validate their self-assessments. This dissonance between their self-constructed identity and professional evaluation can leave individuals feeling judged, disenfranchised and mistrustful. In response, some individuals may turn to the same social media platforms to express their frustrations; this restarts the cycle of hyperawareness, while also dangerously promoting content that is antithetical to genuine mental healthcare.

Vấn đề là, khi những người tự chẩn đoán tìm kiếm liệu pháp và điều trị, họ có thể gặp phải các chuyên gia sức khỏe tâm thần không đề cao các đánh giá của họ. Sự bất hòa giữa danh tính do họ tự xây dựng và đánh giá chuyên môn có thể khiến các cá nhân cảm thấy bị phán xét, bị tước quyền và không tin tưởng. Để đáp lại, một số cá nhân có thể chuyển sang các nền tảng truyền thông xã hội tương tự để bày tỏ sự thất vọng của họ; điều này khởi động lại chu kỳ siêu nhận thức, đồng thời cũng nguy hiểm thúc đẩy nội dung trái ngược với chăm sóc sức khỏe tâm thần thực sự.

To neutralize hyperawareness, we must remember that it’s vital to seek help when needed, but that it’s equally as vital to maintain a critical perspective on the information we encounter on social media. While they’re certainly valuable tools for education, they should not serve as a substitute for professional diagnosis and treatment.

Để vô hiệu hóa tình trạng siêu nhận thức, chúng ta phải nhớ rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết là rất quan trọng, nhưng việc duy trì quan điểm phản biện về thông tin mà chúng ta gặp phải trên mạng xã hội cũng quan trọng không kém. Mặc dù chúng chắc chắn là những công cụ có giá trị cho giáo dục, nhưng chúng không nên thay thế cho chẩn đoán và điều trị chuyên nghiệp.

We must resist the temptation to get stuck in echo chambers that overly normalize complex and sometimes devastating diagnoses—or worse, portray them as desirable. Instead, we should restart the original open dialogue about mental health that importantly acknowledged the validity of human emotions—those that we should not be cynical about. Otherwise, we may forget that feelings like sadness and anxiety are normal, and sometimes warranted, as life can be sad and stressful at times. These feelings do not mean that we’re unwell; they mean we’re human

Chúng ta phải chống lại sự cám dỗ mắc kẹt trong các buồng vang thông tin – nơi bình thường hóa các chẩn đoán phức tạp và đôi khi tàn khốc—hoặc tệ hơn, mô tả chúng là điều đáng mong muốn. Thay vào đó, chúng ta nên khởi động lại cuộc đối thoại cởi mở về sức khỏe tâm thần, cuộc đối thoại này quan trọng là thừa nhận tính hợp lệ của cảm xúc con người—những cảm xúc mà chúng ta không nên hoài nghi. Nếu không, chúng ta có thể quên rằng những cảm xúc như buồn bã và lo lắng là bình thường và đôi khi là cần thiết, vì cuộc sống đôi khi có thể buồn và căng thẳng. Những cảm xúc này không có nghĩa là chúng ta không khỏe; chúng có nghĩa là chúng ta là con người.

 

 

———————————————

Nguồn bài viết: 

https://www.forbes.com/sites/traversmark/2024/05/18/a-psychologist-explains-the-issue-with-mental-health-hyperawareness/

 

Để lại một bình luận