Workplace Issues: Comprehensive Guide
People spend nearly one third of their adult lives at work, and workplace issues are a common source of stress for many. It is impossible to have a workplace where everyone’s roles, expectations, and personalities work perfectly together, without conflict. As such, certain workplace issues may cause negative psychological symptoms.
Mọi người dành gần một phần ba cuộc sống của mình tại nơi làm việc và những vấn đề xảy ra là một điểm xuất phát thông thường của sự căng thẳng cho nhiều người. Một nơi làm mà vai trò, những mong chờ và tính cách của mọi người đều hoà đồng với nhau và không có mâu thuẫn là một điều không thể. Vì thế, một vài vấn đề tại nơi làm việc có thể gây ra những triệu chứng tâm lý tiêu cực.
Research shows perceived stress in the workplace, for example, is associated with a higher prevalence of mental health issues such as depression and anxiety. Workers may find discussing their workplace stress or challenges with a trained mental health professional is helpful to them both professionally and personally.
Chẳng hạn như đã có nghiên cứu cho thấy sự căng thẳng hiện diện tại nơi làm việc có liên hệ đến sự gia tăng trong mức độ phổ biến của các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu. Người lao động có thể thấy rằng việc chia sẻ với một chuyên gia sức khoẻ tâm lý về những căng thẳng và thách thức mà họ phải đối mặt nơi làm việc có thể là một điều hữu, về cả mặt nghề nghiệp và đời tư cá nhân của họ.
COMMON WORKPLACE ISSUES
Những vấn đề thường gặp tại chỗ làm
Common workplace issues that employees face include:
Những vấn đề thường gặp tại chỗ làm bao gồm :
- Interpersonal conflict
- Xung đột nhân sinh
- Communication problems
- Vấn đề giao tiếp
- Gossip
- Bàn tán
- Bullying
- Bắt nạt
- Harassment
- Quấy rối
- Discrimination
- Phân biệt
- Low motivation and job satisfaction
- Ít động lực và sự thỏa mãn về công việc
- Performance issues
- Vấn đề hiệu suất
- Poor job fit
- Công việc không phù hợp
The workplace is typically an environment in which people with different personalities, communication styles, and worldviews interact. These differences are one potential source of workplace issues and can ultimately lead to stress and tension for those involved. Although all employees have the right to be treated fairly and to feel safe in the workplace, some employees face bullying, harassment, and/or discrimination.
Nơi làm việc thường là một môi trường trong đó những người có tính cách, lối giao tiếp và cách nhìn cuộc sống khác nhau tiếp xúc. Những sự khác biệt này là một nguyên nhân có thể gây ra những vấn đề tại nơi làm việc và cuối cùng dẫn đến sự căng thẳng cho những người liên quan. Mặc dù tất cả nhân viên đều có quyền được đối xử công bằng và cảm thấy an toàn tại nơi làm, một vài nhân viên đối mặt với sự bắt nạt, quấy rối hoặc/và phân biệt.
Members of the LGBT community, specifically, remain unprotected in the workplace by a national nondiscrimination policy. Additionally, some employees may experience dissatisfaction with their work, struggle with their performance on the job, or have difficulty finding a job that fits their abilities and interests.
Những thành viên thuộc cộng đồng LGBT nói riêng vẫn không được bảo vệ tại nơi làm việc bởi chính sách không phân biệt của quốc gia. Hơn nữa, một vài nhân viên có thể trải qua sự không hài lòng với công việc của mình, vật lộn với hiệu suất công việc hoặc gặp khó khăn tìm một việc lắm tương ứng với khả năng và sở thích của họ.
Workplace issues can lead to decreased performance and productivity, loss of job/termination, decreased satisfaction/happiness, stress, and a wide variety of mental health issues. Harassment in the workplace can also lead to legal troubles. The American Psychological Association notes job insecurity and lack of support at work can exacerbate workplace issues.
Những vấn đề tại nơi làm việc có thể dẫn đến sự giảm hiệu suất và năng suất, mất việc/chấm dứt hợp đồng lao động, giảm sự thoả mãn/hạnh phúc, căng thẳng và một loạt những vấn đề tâm lý khác. Quấy rối tại nơi làm việc cũng có thể dẫn đến những vấn đề pháp lý. Hiệp hội Tâm lý học Mỹ ghi chú rằng sự thiếu tự tin trong nghề nghiệp và thiếu hỗ trợ tại chỗ làm có thể làm gia tăng những vấn đề tại nơi làm việc.
HIGH STRESS JOBS
Những công việc mang tính căng thẳng cao
Some jobs involve a particularly high degree of stress. One theory, known as the job demand-control (JDC) model, posits that high degrees of work stress are prevalent in jobs with many demands and little control over working conditions. Some jobs known to be particularly stressful include firefighter, airline pilot, enlisted military personnel, police officer, and event coordinator. Additionally, some jobs such as health care worker, teacher, social worker, and administrative support worker have been associated with increased levels of depression. Elevated rates of substance abuse are prevalent among employees who work in mining, construction, and the food service industry.
Một vài công việc có một mức độ căng thẳng khá cao. Một lý thuyết, được biết đến là mô hinh kiểm soát nhu cầu công việc (JDC), cho rằng mức độ căng thẳng công việc cao phổ biến ở những nghề nghiệp có nhu cầu cao và ít sự kiểm soát trong hoàn cảnh làm việc. Một vài nghề nghiệp được biết là rất căng thẳng bao gồm lính cứu hoả, phi công lái máy bay, quân nhân nhập ngũ, cảnh sát và người điều phối sự kiện. Hơn nữa, một vài công việc như nhân viên y tế, giáo viên, công tác xã hội và nhân viên hỗ trợ hành chính liên quan đến một mức độ trầm cảm gia tăng. Xác suất lạm dụng thuốc gia tăng phổ biến với những nhân viên làm việc trong ngành khai thác mỏ, xây dựng và dịch vụ thực phẩm.
Work-related stress is a significant problem, with an estimated 40% of workers describing their job as very or extremely stressful. In addition to mental health symptoms, work-related stress can cause physical health problems such as heart attacks, hypertension, pain, and insomnia.
Căng thẳng liên quan đến công việc là một vấn đề nghiêm trọng, với khoảng 40% người đi làm miêu tả công việc của họ là khá hoặc rất căng thẳng. Ngoài những triệu chứng sức khỏe tâm lý, căng thẳng liên quan đến công việc có thể gây ra những vấn đề sức khỏe thân xác như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, sự đau đớn và mất ngủ.
HOW PSYCHOTHERAPY CAN HELP WITH WORKPLACE ISSUES
Cách Trị liệu tâm lý có thể giúp giải quyết những vấn đề tại nơi làm việc
There are various ways in which therapy may be useful to help resolve workplace issues. Therapy can effectively treat depression, anxiety, and other mental health symptoms that result from workplace issues. Therapists can also teach healthy coping skills that employees may use to manage work-related stress and other issues.
Có rất nhiều cách khác nhau mà trị liệu có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề tại nơi làm việc. Trị liệu có thể điều trị hiệu quả trầm cảm, lo âu và những triệu chứng sức khoẻ tâm lý khác có thể gây ra những vấn đề tại nơi làm việc. Những nhà trị liệu cũng có thể dạy bạn những kỹ năng đối phó lành mạnh mà nhân viên có thể dùng để quản lý sự căng thẳng liên quan đến công việc và những vấn đề khác.
For example, cognitive behavioral therapy helps people identify and change unhealthy thoughts, which often results in improved mood and overall well-being. Mindfulness, meditation, and other stress management techniques can be taught in psychotherapy. Therapy can also be useful for improving an individual’s assertive communication skills, as well as other conflict resolution skills. These skills can then be applied in the workplace to improve one’s experience at work.
Ví dụ, liệu pháp nhận thức hành vi giúp ta xác định và thay đổi những suy nghĩ không lành mạnh, thường dẫn đến sự cải thiện trong trạng thái và sức khỏe nói chung. Sự chánh niệm, thiền và những kỹ thuật quản lý căng thẳng khác có thể được dạy trong trị liệu tâm lý. Trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp quyết đoán của một cá nhân cũng như kỹ năng giải quyết xung đột. Những kỹ năng này có thể được áp dụng tại nơi làm việc để cải thiện trải nghiệm đi làm của một người.
Vocational counseling is a specific type of counseling that can be useful for workplace issues such as job fit, performance, and satisfaction. Vocational counselors help employees identify their specific skills and abilities in order to help them develop career goals and find jobs for which they are well suited. Industrial and organizational (I-O) psychology is also particularly relevant to workplace issues, as it focuses on human behavior in the workplace. I-O psychologists are sometimes brought into a workplace to identify areas of concern within an organization, as well as to help workers create a more collaborative, healthy work environment.
Tư vấn hướng nghiệp là một loại tư vấn có thể hữu ích cho những vấn đề tại nơi làm như công việc phù hợp, hiệu suất và sự thỏa mãn. Những chuyên viên tư vấn hướng nghiệp giúp nhân viên xác định những kỹ năng và khả năng của họ để có thể giúp họ tạo nên những mục tiêu nghề nghiệp và tìm những công việc thích hợp. Tâm lý học công nghiệp và tổ chức (I-O) cũng liên quan đến những vấn đề nơi làm việc vì nó tập trung vào hành vi con người tại chỗ làm. Những nhà tâm lý học công nghiệp và tổ chức đôi lúc sẽ được mời đến một nơi làm để xác định những khu vực cần được quan tâm trong một tổ chức cũng như giúp các nhân viên tạo ra một môi trường làm việc kết nối và lành mạnh hơn.
Some employers, including many federal agencies, offer counseling to their employees at no cost through employee assistance programs (EAPs). These counseling sessions provide an opportunity for employees to discuss any issues that may be affecting their work performance with trained professionals.
Một vài nhân viên, bao gồm nhiều cơ quan liên bang hỗ trợ tư vấn miễn phí cho nhân viên của họ thông qua những chương trình hỗ trợ nhân viên (EAPs). Những buổi trị liệu này cho nhân viên một cơ hội để thảo luận về bất cứ vần để nào có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của họ với những chuyên gia đã được huấn luyện.
DISCLOSING A MENTAL HEALTH CONDITION TO YOUR EMPLOYER
Chia sẻ vấn đề sức khỏe tâm lý với sếp của bạn
The decision to disclose a mental health condition to an employer can be a difficult one. Although the Americans with Disabilities Act prohibits employers from firing employees with mental health conditions as long as they can perform the functions of their job, employees who make a disclosure may still face negative consequences such as not getting promoted, being treated differently, or even being fired. For this reason, many employees may not feel safe disclosing their mental health condition.
Việc tiết lộ một vấn đề sức khỏe tâm lý với một người sếp có thể là một quyết định khó khăn. Mặc dù Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật không cho phép người tuyển dụng sa thải những nhân viên có vấn đề sức khỏe tâm lý miễn sao họ có thể thực hiện công việc của mình, những nhân viên tiết lộ điều này vẫn có thể nhận hậu quả tiêu cực như không được tăng chức, bị đối xử khác biệt hoặc có thể bị sa thải. Vì lý do này, nhiều nhân viên có thể không cảm thấy an toàn để tiết lộ vấn đề sức khỏe tâm lý của họ.
While informing a supervisor about mental health issues can help an employee get additional support or necessary accommodations at work, there is also the potential for stigma and other negative effects. Ultimately, the decision to disclose is a personal one.
Mặc dù việc cho cấp trên biết về một vấn đề sức khỏe tâm lý có thể giúp một nhân viên nhận thêm sự hỗ trợ hoặc những tiện nghi cần thiết tại chỗ làm, cũng có nguy cơ cho sự kỳ thị hoặc những ảnh hưởng tiêu cực khác. Cuối cùng thì việc tiết lộ là một quyết định cá nhân.
THERAPY FOR WORKPLACE ISSUES: CASE EXAMPLES
Trị liệu cho những vấn đề tại nơi làm việc: Những trường hợp ví dụ
- Police officer experiencing psychological symptoms as a result of job stress: Jose, 48, is experiencing a lot of stress-related symptoms due to the high demands of his work as a police officer. He has been having difficulty sleeping and has noticed that his appetite has been decreasing. Additionally, he experiences muscle tension and headaches on a daily basis. Jose seeks therapy to help manage his stress. In his therapy sessions, he learns meditation and breathing techniques that he can practice each day in order to decrease his stress level. His therapist also helps him identify thinking patterns that contribute to his stress. For example, Jose realizes that he has been putting unrealistic expectations on himself. He has placed a lot of focus on small mistakes that he has made, while ignoring the times that he gets praise and positive feedback about his performance at work. Through his work in therapy, he is able to take a more realistic approach and accept that mistakes are inevitable while also allowing himself to acknowledge times when he performs well. Additionally, Jose and his therapist collaborate to develop a plan for increasing Jose’s lifestyle balance. He has been able to make time each day for exercise and relaxation, which has helped him decrease his overall stress level.
- Một cảnh sát trải qua những triệu chứng tâm lý do căng thẳng công việc gây ra : Jose, 48 tuổi, đang trải qua nhiều triệu chứng của sự căng thẳng liên quan đến công việc do những nhu cầu cao trong công việc làm một cảnh sát. Anh ta đang gặp khó khăn trong việc ngủ và đã để ý rằng mình không còn thèm ăn như trước. Thêm vào đó, anh ta cảm thấy căng cơ và nhức đầu mỗi ngày. Jose tìm kiếm đến việc trị liệu để giúp anh ta quản lý sự căng thẳng. Trong những buổi trị liệu ấy, anh ta học những kỹ thuật thiền và cách thở mà anh ta có luyện mỗi ngày để giảm mức độ căng thẳng của mình. Nhà trị liệu của anh ta cũng giúp anh ta xác định những suy nghĩ lặp đi lặp lại mà đóng góp đến sự căng thẳng của anh ta. Ví dụ, Jose nhận ra rằng anh ta đang đặt những mong chờ không thực tế lên bản thân. Anh ta đã tập trung quá nhiều vào những lỗi nhỏ mà của mình, trong khi đó lại bỏ qua những lần anh ta được khen và nhận được phản hồi tích cực về hiệu suất của mình tại chỗ làm. Trong lúc đi trị liệu anh ta đã có cách tiếp cận thực tế hơn và chấp nhận rằng những sai lầm là không thể tránh khỏi, đồng thời cũng cho phép bản thân công nhận những lần anh ta đã làm tốt công việc. Hơn nữa, Jose và nhà trị liệu của anh ta hợp tác để đưa ra một kế hoạch làm cải thiện cân bằng cuộc sống của Jose. Anh ta đã có thể dành thời gian mỗi ngày để vận động và thư giãn. Điều này đã giúp anh ta giảm đi mức độ căng thẳng chung của mình.
- Therapist helps with workplace bullying: Sara, 23, is consistently getting bullied by a coworker at the office. It’s made her workplace environment incredibly uncomfortable, and she finds herself getting less and less work done. She also experiences a heavy feeling of anxiety before heading to the office and often calls in sick to avoid the issue all together. In lieu of quitting her job, Sara decided to find a therapist with whom to work. She has learned that she does not have to accept the current office environment as her reality, and has identified what steps to take to feel more comfortable at work. To communicate her feelings at the office, she had an open conversation with her boss about why her work is suffering, and organized a meeting with her coworker and boss to be mediated by the therapist. After a series of enlightening discussions, Sara feels more confident about going in to work and dealing with coworkers, who are treating her with a newfound respect.
- Nhà trị liệu giúp giải quyết việc bắt nạt tại chỗ làm : Sara, 23 tuổi, đang thường xuyên bị một đồng nghiệp bắt nạt tại văn phòng. Điều này đã khiến cho môi trường làm việc của cô ta trở nên rất khó chịu và cô ta cảm thấy rằng bản thân mình hoàn thành công việc ngày càng ít đi. Cô ta cũng trải qua một nỗi lo âu rất lớn trước khi bước vào văn phòng và thường xuyên xin nghỉ với lý do bị bệnh để hoàn toàn né tránh vấn đề. Thay vì nghỉ việc, Sara đã quyết định tìm và làm việc với một nhà trị liệu. Cô ta đã học được rằng cô ta không cần chấp nhận môi trường văn phòng hiện tại là thực tế của mình và đã xác định được những bước tiếp theo để mình có thể cảm thấy thoải mái hơn tại chỗ làm. Để giao tiếp những cảm xúc của mình tại văn phòng, cô ấy đã có một cuộc trò chuyện với sếp của mình về lý do hiệu suất công việc của cô ta đang giảm và đã sắp xếp một cuộc họp với đồng nghiệp và sếp, trong đó nhà trị liệu là người dàn xếp. Sau một loạt thảo luận sáng tỏ, Sara cảm thấy tự tin hơn về việc đi làm và tiếp xúc với đồng nghiệp của mình vì bây giờ họ đã tôn trọng cô hơn.
———————————————
Nguồn bài viết:
https://www.goodtherapy.org/learn-about-therapy/issues/workplace-issues