Tự thân chẩn đoán trong Sức khỏe tâm thần: Ưu, Nhược & Những hướng tiếp cận đúng đắn, phù hợp

Self-Diagnosis in Mental Health: Pros, Cons, & Responsible Approaches

 

 

Tác giả: Thomas Dimino, LMHC

Người kiểm chứng thông tin y khoa: Kristen Fuller, Bác sĩ Y

Người dịch: Hồng NgọcHiệu đính: Xanh Lam


 

Self-diagnosis is the process of identifying a medical condition or mental health disorder within oneself without consultation from a medical or mental health provider. It often occurs because of how easy it is to access mental health content on the internet and social media. However, self-diagnosis is potentially dangerous because the content could be incorrectly applied or misinformed, leading to inappropriate treatment methods.

Tự chẩn đoán là quá trình mà một người tự nhận định tình trạng bệnh lý hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần ở bản thân mà không cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về sức khỏe tâm thần. Điều này thường xảy ra do những thông tin về sức khỏe tâm lý trên internet và mạng xã hội được phổ biến rộng rãi và rất dễ tiếp cận. 

Tuy nhiên, việc tự chẩn đoán có khả năng đem lại những rủi ro tiềm ẩn bởi những nội dung, thông tin ấy sẽ có thể không được áp dụng đúng cách hoặc bị đưa tin một cách sai lệch, dẫn đến những phương pháp điều trị thiếu phù hợp.

 

Why Do People Self-Diagnose Mental Illness?

Tại sao Mọi người lại Tự mình Chẩn đoán Bệnh tâm lý?

nguồn: ©Getty Images

People may self-diagnose because of how easy it is to obtain information with the internet and social media. A person is able to do a quick search concerning their symptoms and find potential diagnoses. This can be more convenient than going to a doctor. Additionally, stigma can prevent individuals from seeking help and self-diagnosis as a way to validate one’s struggles without disclosing them to others.

Mọi người có thể tự chẩn đoán sức khỏe của họ vì việc tìm kiếm thông tin trên internet và các phương tiện truyền thông, mạng xã hội là điều rất dễ dàng. Họ có thể tra nhanh về các triệu chứng của bản thân và tìm ra được những chẩn đoán bệnh tiềm năng. Việc này có thể thuận tiện hơn là đi khám bác sĩ. Ngoài ra, sự kỳ thị xoay quanh vấn đề tâm lý hay những dị nghị từ người xung quanh có thể ngăn cản những cá nhân này tìm kiếm sự giúp đỡ và tự chẩn đoán bản thân họ như là một cách để những khó khăn, đau buồn của mình được công nhận mà không phải tiết lộ với người khác.

People may also feel compelled to self-diagnose due to difficulties receiving care from a provider. Some people may find it difficult to find transportation to appointments or have medical concerns that make it difficult to travel. Others may find that meeting with a provider is too expensive. In other cases, some people may experience anxiety when it comes to attending medical or mental health care appointments, which leads them to self-diagnose through online means.

Nhiều người cũng cảm thấy việc tự chẩn đoán là một lựa chọn lý tưởng do có khúc mắc trong mối quan hệ với người giám hộ của mình (gia đình, cha mẹ, ông bà, v.v.), thiếu thốn đi sự quan tâm, chú ý chăm sóc từ họ. Một số người lại gặp phải trở ngại trong việc tìm phương tiện di chuyển thích hợp tới các buổi hẹn khám, hoặc có những vấn đề về sức khỏe nhất định khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Số khác lại thấy rằng việc đi khám là quá tốn kém. Trong vài trường hợp khác, một số người lại có thể rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng khi phải đến các buổi hẹn khám bệnh chăm sóc sức khỏe, điều này dẫn đến việc họ tiến hành tự chẩn đoán thông qua các phương tiện, công cụ trực tuyến.

Social Media & Self-Diagnosis

Mạng xã hội, phương tiện truyền thông & Việc tự chẩn đoán

Social media plays a significant part in the prevalence of self-diagnosis. Some social media influencers will share their own experiences or struggles with their mental health diagnoses and the treatment they may have received. A person who is watching this content may empathize with the experiences of the influencer, notice parallels in their experiences, and thereby self-diagnose themselves.

Mạng xã hội nói riêng và các phương tiện truyền thông nói chung đóng một vai trò quan trọng sự phổ biến của hiện tượng tự chẩn đoán. Vài người nổi tiếng trên mạng xã hội sẽ chia sẻ những trải nghiệm hay khó khăn mà họ gặp phải với các chẩn đoán bệnh tâm lý của mình, cùng các liệu pháp điều trị, những cách mà họ có thể đang áp dụng để vượt qua. Và rồi người đang theo dõi nội dung này lại thấy bóng hình mình đâu đó trong những trải nghiệm được chia sẻ kia, nhận thấy các điểm tương đồng trong trải nghiệm của họ, và từ đó chẩn đoán bệnh cho bản thân.

Social media may also lead individuals to self-diagnose based on misinformation or personal anecdotes rather than clinically correct information. A 2022 study evaluated the accuracy of information posted about attention-deficit/hyperactivity disorder (ADHD) on TikTok. The study found that of the 100 videos assessed, 52% were classified as misleading, 27% were personal experiences, and only 21% were useful. A majority of the videos were uploaded by non-healthcare professionals.

Mạng xã hội cũng có thể khiến các cá nhân tự chẩn đoán dựa trên thông tin sai lệch hoặc những trải nghiệm, ý kiến mang tính chủ quan thay vì các thông tin chính xác về mặt lâm sàng. Một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2022 nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin được đăng tải trên TikTok về chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Kết quả cho thấy trong số 100 video được đánh giá, 52% được phân loại là thông tin sai lệch gây hiểu lầm, 27% là trải nghiệm cá nhân và chỉ có 21% là hữu ích. Hầu hết các video được đăng bởi những người không phải là chuyên gia y tế.

Impact of Cultural Differences on Self-Diagnosis

Ảnh hưởng của khác biệt văn hóa lên việc tự thân chẩn đoán

An individual’s cultural background may also play a part in self-diagnosis. Varying cultures possess differing perspectives on the importance of mental health and the impact of such on one’s daily life. Stigmas regarding mental health diagnoses, such as anxiety or depression, may vary depending on the community. Such stigmas may prevent someone from seeking assistance from a mental health provider, influencing a desire to self-diagnose.

Môi trường văn hóa mà một người lớn lên cũng có thể là một trong những lý do khiến cá nhân ấy đưa ra quyết định tự chẩn đoán. Mỗi nền văn hóa đa dạng lại mang những quan điểm khác nhau về tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý cũng như về ảnh hưởng của nó tới đời sống thường nhật của một người. Sự kỳ thị về các chẩn đoán sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo âu hoặc trầm cảm, có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cộng đồng. Nhưng nhìn chung thì những dị nghị tiêu cực ấy có thể là yếu tố ngăn cản một người tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế về sức khỏe tâm thần, đồng thời khuyến khích mong muốn tự chẩn đoán của họ. 

Present-day psychology is still heavily influenced by Western beliefs and perspectives, which creates a bias when evaluating individuals from other cultures. For instance, various cultures may have different views on what types of behaviors are acceptable or unacceptable. This discrepancy may lead to inappropriate self-diagnosis when evaluating one’s own behaviors, as someone may find mental health resources that do not consider cultural differences in their research results.

Tâm lý học hiện đại vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ những niềm tin và quan điểm phương Tây, điều này tạo ra thiên kiến trong việc nhận định và đánh giá các cá nhân từ các nền văn hóa khác. Chẳng hạn, các nền văn hóa có thể có quan điểm khác nhau về loại hành vi nào là chấp nhận được và không chấp nhận được. Sự khác biệt này có thể dẫn đến việc tự chẩn đoán sai lệch và thiếu phù hợp khi một người tự đánh giá hành vi của bản thân, bởi một số cá nhân có xu hướng tìm kiếm các nguồn thông tin về sức khỏe tâm lý mà không hề tính đến sự khác biệt về văn hóa trong kết quả mà họ tìm được.

 

Common Self-Diagnosed Mental Illnesses

Những Căn bệnh Tâm lý Thường xuyên được Tự chẩn đoán

The most common self-diagnosed mental illnesses include ADHD, borderline personality disorder (BPD), bipolar disorder, anxiety, and depression. These mental health disorders include symptoms that can be broadly applied to a variety of disorders, which creates a high potential for misdiagnosis. For instance, anxiety and depression are often confused because they can both cause difficulty concentrating, insomnia, and disrupted eating habits.

Các căn bệnh tâm lý thường bị tự chẩn đoán phổ biến nhất bao gồm ADHD, rối loạn nhân cách ranh giới (BPD), rối loạn lưỡng cực, lo âu và trầm cảm. Các triệu chứng của những rối loạn sức khỏe tâm thần này có thể được áp dụng rộng rãi sang cho nhiều loại rối loạn khác, dẫn đến khả năng cao trong việc chẩn đoán sai. Ví dụ, lo âu và trầm cảm thường bị nhầm lẫn vì cả hai đều có thể gây khó tập trung, mất ngủ và rối loạn thói quen ăn uống.

Another common self-diagnosed mental illness, ADHD, is diagnosed due to symptoms related to inattention, hyperactivity, or impulsivity; however, periods of hyperactivity and impulsivity associated with ADHD may also be attributed to bipolar disorder. Without appropriate training and knowledge of specific diagnostic criteria, an individual may incorrectly self-diagnose and attribute their behaviors to a disorder they do not have.

ADHD—một bệnh tâm thần hay bị tự chẩn đoán khác—có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng liên quan đến sự mất tập trung, tăng động hoặc tính bốc đồng. Tuy nhiên, các giai đoạn tăng động và bốc đồng liên quan đến ADHD cũng có thể được quy cho rối loạn lưỡng cực. Nếu không được đào tạo chuyên sâu và thiếu hiểu biết đúng đắn về các tiêu chuẩn chẩn đoán nhất định, một cá nhân có thể tự chẩn đoán sai và quy các hành vi của mình vào một bệnh rối loạn mà họ không hề mắc phải.

 

Is It Okay to Self-Diagnose Mental Illness?

Vậy Ta có nên Tự thân Chẩn đoán Bệnh tâm thần hay không ?

Woman untangling string in head
nguồn: Illustration by Elena Galofaro Bansh

Because therapy can be expensive and not easy to access, it is understandable why a person may self-diagnose. However, self-diagnosis can be potentially harmful. If a person guesses their diagnosis incorrectly, they may try treatments or coping mechanisms that are inappropriate. This runs the risk of making their symptoms, such as anxiety, even worse.

Trị liệu tâm lý có thể tốn kém và không dễ để tiếp cận chút nào, vậy nên cũng dễ hiểu khi một người quyết định lựa chọn tự chẩn đoán như là một phương pháp thay thế. Tuy nhiên, việc tự mình chẩn đoán bệnh lý tâm thần cũng sẽ mang đến những rủi ro tiềm ẩn. Nếu một người sai lầm trong chẩn đoán bệnh của mình thì điều đó có thể dẫn đến kết cục là họ sẽ tìm đến các giải pháp điều trị hoặc cơ chế đối phó thiếu phù hợp. Điều này có nguy cơ làm cho các triệu chứng của họ, chẳng hạn như lo âu căng thẳng, trở nên tồi tệ hơn.

Identifying one’s own mental health symptoms and concerns can be a positive thing. Becoming more self-aware and knowledgeable about one’s mental health should be encouraged. However, symptoms that are affecting one’s daily life should be discussed with a medical or mental health professional so that one can receive appropriate diagnosis and care.

Việc tự xem xét và nhận định về các triệu chứng tâm lý cũng như những nỗi lo âu mà bản thân ta mang có thể là một điều tích cực. Biết mình, hiểu mình, trở nên thông thái hơn về sức khỏe tinh thần của chính ta là điều rất đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, với những triệu chứng mà đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của một người thì tốt hơn chúng nên được thảo luận với chuyên gia y tế hay chăm sóc sức khỏe tâm thần, để người đó có thể nhận được sự chẩn đoán và chăm sóc thích hợp.

Impact of Self-Treatment & Self-Medicating

Ảnh hưởng của khác biệt văn hóa lên việc tự thân chẩn đoán

Some people will resort to self-medicating to address their self-diagnosis. Common examples of self-medicating behaviors include over-eating, alcohol use, marijuana use, nicotine use, drinking high levels of caffeine, excessive sexual behaviors, inappropriate use of over-the-counter medications, or use of other illicit substances. Self-medicating can be harmful, as one may feel shame or worthlessness due to their self-medicating. Also, self-medicating attempts may not be effective in addressing mental health concerns.

Một số người sẽ quyết định tự điều trị để nhằm giải quyết những chẩn đoán tự thân của họ. Vài ví dụ điển hình của những hành vi tự điều trị có thể kể đến như ăn uống quá độ, lạm dụng rượu bia, cần sa, ni-cô-tin, tiêu thụ nhiều ca-phê-in, quan hệ tình dục quá mức, sử dụng thuốc không kê đơn theo toa  hoặc sử dụng các chất bất hợp pháp khác. Và việc tự điều trị như vậy có thể gây hại, bởi người ta có thể cảm thấy hổ thẹn hoặc thấy mình trở nên vô giá trị do hành vi của bản thân. Hơn nữa, những nỗ lực tự điều trị có thể sẽ không mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

 

Do Self-Diagnosis Quizzes Work?

Các Bài Trắc nghiệm Tự Chẩn đoán có Hiệu quả không ?

Michelle Reagle / Contributing Editor
nguồn: Michelle Reagle – The Pitt News’ Contributing Editor

A common method of self-diagnosing oneself is online quizzes or questionnaires. Online quizzes may ask questions about one’s attention span, personality type, anxiety, anger, and memory. Participants may find that the online quizzes yield useful information, although they may be slightly generalized. Information gathered through online quizzes can be useful. However, the information submitted is entirely from the perspective of the quiz-taker, which may influence results.

Một phương pháp phổ biến để tự chẩn đoán bản thân là các bài kiểm tra hay những bảng câu hỏi trực tuyến. Một bài kiểm tra trực tuyến có thể hỏi các câu hỏi về khả năng tập trung, loại tính cách, nỗi lo lắng, sự tức giận và trí nhớ của một người. Người tham gia có thể thấy rằng các bài kiểm tra trực tuyến này đem lại cho họ thông tin hữu ích, mặc dù chúng có thể mang tính hơi chung chung. Những thông tin thu thập được thông qua các bài kiểm tra trực tuyến có thể có ích. Tuy nhiên, số thông tin này được gửi hoàn toàn theo quan điểm chủ quan của người làm bài kiểm tra, và điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

One’s view of one’s own behaviors or the severity of one’s behaviors may differ from how others interpret them. Questionnaires administered by a mental health professional also rely on self-reporting from the quiz-taker; however, the mental health professional will interpret the information along with the client’s presentation and behaviors. This may result in a different, more appropriate diagnosis.

Quan điểm của một người về hành vi của bản thân hay về tầm quan trọng của những hành vi ấy có thể rất khác biệt so với cách diễn giải và góc nhìn của người ngoài. Các bảng câu hỏi do chuyên gia tâm lý đưa ra cũng sẽ dựa vào lời tự tường thuật của người làm bài kiểm tra; tuy nhiên, họ sẽ diễn giải và xem xét những thông tin này cùng với hành vi và cách mà thân chủ của họ trình bày chúng. Điều này có thể dẫn đến một kết quả chẩn đoán khác, phù hợp hơn.

 

Why Seeing a Professional Is Important

Tại sao Việc gặp một Nhà Chuyên môn lại là Điều Quan trọng và Nên làm

Self-diagnosing can be tempting for people struggling with their mental health, as it is relatively easy to find resources online. Although it is somewhat easy, self-diagnosing may cause more harm than good in the long term. Medical and mental health providers are licensed professionals with specialized training. Seeking an appointment with a provider will ideally lead to less anxiety and confusion regarding one’s diagnosis.

Tự chẩn đoán có thể là lựa chọn thu hút đối với những người đang phải vật lộn đấu tranh với sức khỏe tâm thần của mình, bởi dù sao thì việc tìm kiếm các nguồn thông tin trên mạng là điều tương đối dễ dàng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, mặc cho sự tiện nghi và dễ dàng này, việc tự chẩn đoán có thể gây hại nhiều hơn là có lợi về lâu về dài. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế và sức khỏe tâm thần là những chuyên gia được cấp phép có đào tạo chuyên sâu. Việc tìm kiếm một cuộc hẹn với nhà cung cấp lý tưởng sẽ giúp giảm bớt lo lắng và bối rối liên quan đến chẩn đoán của một người.

A major barrier for many individuals seeking mental health treatment is accessibility. The allure of self-diagnosing is the ease at which one may search for symptoms and find results. One may be able to find an available mental health professional with the same relative ease through an online therapist directory or online therapy platform. Online counseling options are available for those seeking service.

Một trở ngại lớn đối với nhiều người tìm kiếm điều trị sức khỏe tâm thần là khả năng dễ tiếp cận của chúng. Sự hấp dẫn của việc tự mình chẩn bệnh là cách mà mọi người có thể dễ dàng tra các triệu chứng và tìm ra kết quả như thế nào. Nhưng tương tự, họ cũng có thể tìm thấy một chuyên gia tâm lý hiện hữu dễ dàng như vậy thông qua danh mục các nhà trị liệu trực tuyến hoặc nền tảng trị liệu trực tuyến. Các tùy chọn tư vấn tâm lý trực tuyến đều có sẵn cho những ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ này.

 

Self Diagnosis & Online Mental Health Communities

Vấn đề về hiện tượng Tự thân chẩn đoán & Các hội  sức khỏe tinh thần online

nguồn: Bridgeable

Some social media platforms have become a safe space for people struggling with their mental health diagnosis. In an effort to help other people with similar struggles, individuals may share their symptoms, experiences, coping strategies, and successful treatment methods. Having easy access to an online community that shares similar struggles is a type of healing in its own right.

Các nền tảng mạng xã hội đã trở thành một không gian an toàn cho những người đang gặp phải khó khăn về vấn đề sức khỏe tâm lý của họ. Để giúp đỡ những người khác gặp khó khăn tương tự, mỗi cá nhân có thể chia sẻ các triệu chứng, kinh nghiệm, những chiến lược đối phó và phương pháp điều trị thành công. Việc dễ dàng truy cập vào một cộng đồng trực tuyến chia sẻ các cuộc đấu tranh tương tự là một cách chữa lành.

Although online communities can be helpful for some, it is important for those who are struggling with their mental health to remember that coping strategies and treatment methodologies are not one-size-fits-all. The assumption that someone’s diagnosis and successful treatment methods will work for oneself may create false expectations for how successful a specific type of treatment will be and could even potentially worsen one’s symptoms.

Mặc dù các cộng đồng online có thể hữu ích cho một số người, nhưng đối với những ai đang phải vật lộn với sức khỏe tinh thần của họ, thì điều quan trọng cần nhớ rằng các chiến lược đối phó và phương pháp điều trị tâm lý không phải là một thứ khuôn mẫu nhất định nào đó mà ai ai cũng có thể áp dụng và noi theo. Sự mặc định rằng phép chẩn đoán và phương pháp điều trị thành công của người khác cũng sẽ mang lại hiệu quả cho bạn có thể tạo nên những kỳ vọng viển vông về mức độ hiệu quả của một liệu pháp điều trị nhất định, và thậm chí nó còn có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng hiện có của một người.

 

Here are some guidelines for using online resources responsibly and effectively: 

Dưới đây là vài hướng dẫn nhằm giúp bạn có thể sử dụng những nguồn thông tin trực tuyến một cách hiệu quả và hợp lý hơn:  

  • Utilize sources with the suffix “.edu,” “.gov,” and “.org.” These sources are reputable, with each sourcing information from medical schools or universities, the federal government, or not-for-profit organizations, respectively.
  • Tận dụng các trang web với tên miền “.edu,” “.gov,” and “.org.” Những nguồn này có uy tín, với mỗi nguồn đều lấy thông tin từ các trường y hoặc trường đại học, chính phủ liên bang hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Access information from scientific or medical journals for evidence-based research
  • Lấy thông tin từ các tạp chí khoa học hoặc y tế uy tín để có thể tiếp cận được với những nghiên cứu thực chứng.
  • Seek support from licensed professionals through a state or federal licensing board.
  • Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những chuyên gia được cấp giấy phép thông qua ủy ban cấp phép thuộc tiểu bang hoặc liên bang. 
  • Use identified symptoms or diagnoses as a guide when meeting with a medical or mental health provider. Discuss your presenting ailments and potential concerns you may have regarding specific disorders.
  • Sử dụng những triệu chứng hoặc chẩn đoán đã xác định như một thông tin giúp định hướng cho quy trình thăm khám khi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm lý. Thảo luận về các căn bệnh hiện tại của bạn và những lo ngại mà bạn có thể có về một chứng rối loạn nhất định cụ thể.

 

Self-Education Vs. Self-Diagnosis

Tự học Vs. Tự chẩn

Although self-diagnosis can have potentially harmful outcomes, exercising self-education can be a valuable tool for those seeking mental health help. Educating oneself on the presentation of different mental health disorders can be empowering when learning to advocate for oneself. Individuals seeking mental health help from a provider can bring their knowledge to sessions with a provider to take an active role in their own treatment.

Mặc dù hành vi tự chẩn đoán có thể đem đến những hậu quả rủi ro nhất định, tuy nhiên, việc tự trang bị thêm kiến thức cho bản thân có thể là một điều hữu ích với những ai đang cần sự hỗ trợ về vấn đề sức khỏe tinh thần. Tự mình học hỏi về biểu hiện của các chứng rối loạn tâm lý khác nhau có thể giúp truyền thêm sự mạnh mẽ và tự tin cho bạn khi bạn đang học cách lên tiếng vì bản thân và những trải nghiệm của mình. Những cá nhân tìm kiếm sự trợ giúp về vấn đề tâm lý từ nhà chuyên gia có thể đem kiến ​​thức của mình đến các buổi gặp với họ nhằm chủ động và tham gia tích cực hơn trong quá trình điều trị của bản thân.

 

Balancing Self-Advocacy & Professional Guidance

Cân bằng giữa Trải nghiệm Cá nhân & Kiến thức từ Nhà Chuyên môn

Self-advocacy can be crucial when you’re getting mental health care. Doctors and mental health professionals are clinically trained and licensed to practice, but real-world applications of their expertise will change depending on each individual patient. So, working collaboratively with one’s mental health provider and sharing your thoughts is vital to make sure the individual gets the best care possible.

Biết lên tiếng vì bản thân và nói lên những ý kiến, trải nghiệm cá nhân của mình là rất quan trọng khi bạn đang nhận sự chăm sóc về sức khỏe tinh thần. Các bác sĩ và những chuyên gia tâm lý là những người phải trải qua quá trình đào tạo lâm sàng và được cấp phép chính quy để hành nghề, nhưng việc áp dụng và thực hành kiến thức chuyên môn của họ trong thực tế sẽ có khác biệt và thay đổi nhất định đối với mỗi bệnh nhân. Vì vậy, việc hợp tác chặt chẽ với chuyên gia tâm lý và chia sẻ suy nghĩ của mình là vô cùng quan trọng để đảm bảo người bệnh nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể.

During treatment, a provider will work with a patient to establish a treatment plan. A treatment plan will typically include a patient’s goals and treatment methods to be used. Patients are the experts on themselves and should feel encouraged to provide feedback to the provider regarding the effectiveness of the treatment methods used. Providers and patients will adjust the treatment plan accordingly. 

Trong quá trình trị liệu, nhà chuyên gia sẽ làm việc với thân chủ của mình để thiết lập một kế hoạch điều trị. Một kế hoạch điều trị thường sẽ bao gồm mục tiêu mong muốn của thân chủ cùng phương pháp điều trị sẽ được áp dụng. Những thân chủ là người biết rõ về bản thân mình và họ nên cảm thấy được khuyến khích để phản hồi lại với chuyên gia về độ hiệu quả của những liệu pháp được sử dụng. Từ đó, đôi bên sẽ có những sự điều chỉnh kế hoạch nhất định dựa trên quá trình trao đổi với nhau.

 

Here are some ways to advocate for yourself when speaking with a mental health professional:

Sau đây là một số cách để bạn có thể thể hiện tiếng nói của bản thân khi trao đổi với một chuyên gia tâm lý:

  • Write down all of your symptoms: Write down your symptoms as you experience them, and bring your list to your appointment to discuss with your provider. Do not leave out details regarding your symptoms and experiences with such. It is possible that items that seem insignificant to you may indicate the presence of a specific diagnosis.
  • Viết xuống mọi triệu chứng của mình: Viết ra các triệu chứng của bạn khi gặp phải chúng và mang theo danh sách ấy đến buổi hẹn để thảo luận với chuyên gia của bạn. Đừng bỏ sót những chi tiết liên quan đến các triệu chứng và trải nghiệm của bạn đối với các triệu chứng đó. Có khả năng những điều tưởng như nhỏ nhặt, không quan trọng đối với bạn lại có thể là đầu mối chỉ ra sự hiện diện của một vấn đề nào đó.
  • Be honest if you feel uncomfortable: Certain symptoms or experiences may be uncomfortable for you to recount to a provider, especially one who is newer to you. Being upfront that there is more detail to share and the time it may take you to do so will prevent providers from assuming they have a full report of symptoms and emotions.
  • Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hãy thành thật: Một số triệu chứng hoặc trải nghiệm sẽ có thể khiến bạn không thoải mái khi phải kể lại với nhà chuyên gia, đặc biệt là với người mà mới quen. Việc thẳng thắn rằng bạn có nhiều thứ hơn để chia sẻ và có lẽ sẽ phải mất chút thời gian để bạn có thể thoải mái mở lòng sẽ giúp tránh tình trạng nhà chuyên gia cho rằng họ đã có đầy đủ mọi thông tin về các triệu chứng cũng như về cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ.
  • Ask about assessments or treatments that you are interested in: No one knows you better than you. An awareness of what types of approaches work for you and how you may react to the approach may assist a provider with exercising a treatment modality that is most comfortable and appropriate for your care.
  • Hãy hỏi về các hình thức đánh giá hoặc liệu pháp điều trị mà bạn quan tâm: Không ai hiểu bạn hơn chính bạn. Việc nhận thức được phương pháp tiếp cận nào hiệu quả với bạn và cách mà bạn có thể phản ứng với hướng tiếp cận đó có thể giúp nhà chuyên gia đưa ra được phương thức điều trị thoải mái và phù hợp nhất với lợi ích sức khỏe của bạn.
  • Be open to alternative opinions from your provider: It is possible that your provider may disagree with suspicions you have regarding your potential diagnosis. Providers are experts in their field, and their professional opinions warrant consideration, even if they are different than your own.
  • Hãy cởi mở với những ý kiến trái chiều tới từ bác sĩ của bạn: Có khả năng chuyên gia tâm lý của bạn sẽ không đồng tình với những mối lo hay nghi ngờ mà bạn có về bệnh chẩn tiềm năng của bạn. Họ là chuyên gia trực thuộc lĩnh vực của mình, và ý kiến ​​chuyên môn của họ nên đáng được xem xét, kể cả khi chúng khác với ý kiến ​​của bạn.

 

In My Experience

Theo Kinh nghiệm của Tôi

  -Thomas Dimino, LMHC-

“Based on my experiences with clients, self-diagnosing is complex. On one hand, someone can develop a sense of community by self-diagnosing and interacting with others with similar struggles. These interactions can be cathartic and healing for a client. On the other hand, self-diagnosing can be harmful when someone incorrectly attributes their symptoms to the wrong diagnosis. There is also a misunderstanding that understanding one’s diagnosis, whether it’s right or wrong, is the same as coping with it. Education and improved understanding are not the same as receiving treatment and support from a provider. Ideally, one can receive that education and support simultaneously.”

“Dựa trên kinh nghiệm làm việc của tôi với các thân chủ, việc tự chẩn đoán là một vấn đề phức tạp. Ở một mặt, một người có thể phát triển ý thức cộng đồng bằng cách tự chẩn đoán và tương tác, giao lưu với những người khác có cùng khó khăn tương tự để sẻ chia. Quá trình tương tác này có thể giúp giải tỏa tâm lý và chữa lành cho họ. Nhưng mặt khác, việc tự chẩn đoán cũng có thể gây hại khi một người gán nhãn không đúng các triệu chứng của họ và dẫn đến kết quả chẩn đoán sai lệch. Đồng thời, có một quan niệm sai lầm rằng việc hiểu được chẩn đoán bệnh của chính mình, dù là đúng hay sai, cũng tương tự như việc xử lý và đối phó với nó. Nhưng việc học hỏi, tìm tòi kiến thức và nâng cao hiểu biết sẽ không thể giống như việc nhận được sự điều trị chuyên sâu và hỗ trợ từ một chuyên gia được. Điều lý tưởng nhất là một người có thể đồng thời được phổ cập kiến thức cùng với sự hỗ trợ toàn diện từ phía chuyên gia.”

 

________________________________________________________

Nguồn: https://www.choosingtherapy.com/self-diagnosis/

 

Để lại một bình luận