Tìm hiểu về Hội chứng Trầm cảm “Hậu nghỉ lễ”

Understanding Post-Holiday Depression and Blues

 

Biên dịch: Thu Hạnh – Hiệu đính: Xanh Lam

 


Ever wonder why it’s so hard to get back into the swing after the holidays? Post-holiday blues are a thing. Here’s how to deal.

What Are Post-Holiday Blues?

Hội chứng “Hậu nghỉ lễ” là gì?

nguồn: pinotspalette

Also known as post-vacation syndrome, stress, or depression, this slump can hit hard after a period of intense emotion and stress. Post-holiday blues share many of the same characteristic symptoms of an anxiety or mood disorder: insomnia, low-energy, irritability, difficulty concentrating, and anxiousness. But unlike clinical depression, the distress is short-lived rather than long-term. Though much greater attention is often given to depression that occurs during the holidays, the condition isn’t all that uncommon. So, what’s responsible for this glaring lack of post-holiday glow?

Còn được biết tới là hậu chứng, căng thẳng hay trầm cảm sau kỳ nghỉ lễ, cảm giác suy sụp này có thể ập tới một cách mạnh mẽ sau khoảng thời gian trải qua những cảm xúc và căng thẳng dữ dội. Những triệu chứng đặc trưng của hội chứng này có nhiều điểm chung với triệu chứng của rối loạn lo âu hay rối loạn cảm xúc như: mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, khó tập trung và lo lắng. Nhưng khác với trầm cảm lâm sàng, sự khó chịu này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn chứ không kéo dài lâu. Mặc dù người ta thường quan tâm tới chứng trầm cảm xảy ra trong kỳ nghỉ hơn, nhưng tình trạng này không phải là hiếm gặp. Vậy nên điều gì khiến chúng ta trở nên thiếu sức sống sau kỳ nghỉ lễ?

 

What Causes Post-Holiday Blues?

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng “Hậu nghỉ lễ”

There’s relatively little research on the subject, but consensus among experts is that the adrenaline comedown is the main culprit. Princeton, NJ-based clinical psychologist Dr. Eileen Kennedy-Moore suggests that the abrupt withdrawal of stress hormones after a major event, be it a wedding, an important deadline, or the holidays, can have a profound impact on our biological and psychological well-being.

Mặc dù có tương đối ít nghiên cứu về chủ đề này, thế nhưng các chuyên gia thống nhất rằng sự sụt giảm của adrenaline có thể là lý do chính. Bác sĩ tâm lý lâm sàng Eileen Kennedy-Moore, đang công tác tại Princeton, New Jersey, cho biết việc đột ngột giảm hormone kiểm soát căng thẳng sau những sự kiện quan trọng như đám cưới, hạn chót của công việc hoặc những kỳ nghỉ lễ, đều ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe và tinh thần của chúng ta.

But that’s only one part of the equation. The contrast effect, a form of cognitive bias where perception of differences is enhanced or diminished as a result of exposure to something with similar characteristics, but different key qualities, is also at play. It’s essentially the brain’s way of trying to restore order while adjusting between markedly different experiences. And, half of the month of December is basically one big departure from your normal routine.

Tuy nhiên đó chỉ là một phần của vấn đề. Hiệu ứng tương phản là một dạng thiên kiến nhận thức mà trong đó nhận thức về sự khác biệt được gia tăng hay giảm bớt do tiếp xúc với thứ gì đó có đặc điểm tương tự. Thế nhưng, khác biệt ở chất lượng cũng đóng vai trò then chốt. Đây thực chất là cách não bộ cố gắng khôi phục trật tự, đồng thời điều chỉnh giữa những trải nghiệm rõ ràng khác nhau. Và cả nửa tháng mười hai (khoảng thời gian nghỉ lễ) về cơ bản là một sự thay đổi lớn so với việc thường ngày của bạn.

 

Why Do We Feel Depressed After the Holidays?

Vì sao chúng ta cảm thấy chán nản sau kỳ nghỉ lễ?

nguồn: christianmentalhealthinitiative.org

Unless you have a three-week vacation in August or some other big diversion during the year, the holidays may be the only time regular life is interrupted. Even if your holidays weren’t so merry and bright, the brain exaggerates the realities of day-to-day life, making the return to the mundane seem disproportionately more anxiety-inducing and depressing than it actually is.

Trừ khi bạn có kỳ nghỉ mát kéo dài 3 tuần vào tháng tám hoặc có sự kiện lớn khác gián đoạn trong năm, kỳ nghỉ lễ có thể là khoảng thời gian duy nhất phá vỡ nhịp điệu cuộc sống thường nhật của bạn. Ngay cả khi kỳ nghỉ của bạn không thực sự vui vẻ, bộ não phóng đại thực tế của cuộc sống hằng ngày khiến cho việc quay trở về với cuộc sống thường nhật dường như trở nên khó khăn và chán nản hơn thực tế.

Our Brain is Tricking Us

Bộ não đang đánh lừa chúng ta

According to Dr. Melissa Weinberg, a research consultant and psychologist specializing in well-being and performance psychology, it’s a sign of healthy psychological functioning. “It’s just one of a series of illusions our brain fools us into believing, in the same way we think bad things are more likely to happen to others than they are to us. Somewhat ironically, the capacity to fool ourselves every single day is an indication of good mental and psychological functioning,” Weinberg explains in The New Daily.

Theo tiến sĩ Melissa Winberg, một nhà tư vấn và nhà tâm lý chuyên về tâm lý học hạnh phúc và hiệu suất, cảm giác hụt hẫng sau kỳ nghỉ lễ thực chất là dấu hiệu khỏe mạnh của chức năng tâm lý. “Đây chỉ là một trong những ảo giác mà bộ não khiến chung ta tin vào, giống như cách ta tin rằng những điều tồi tệ có nhiều khả năng xảy ra với người khác hơn là chính mình. Trớ trêu thay, khả năng đánh lừa bản thân mỗi ngày lại là dấu hiệu cho thấy tinh thần và chức năng tâm lý ở trạng thái tốt” Winberg giải thích trong The New Daily.

“So, whether we did enjoy our holiday, and whether we’d rather be on vacation than back at work, our brain is wired to make us believe that we did, or that we would. In doing so, we pay the emotional cost for a well-enjoyed break, and we experience a comedown toward our baseline of well-being.” In other words, you pay the same emotional toll for a crappy vacation as you do for an amazing one.

“Do đó, cho dù chúng ta có tận hưởng kỳ nghỉ hay không, và kể cả khi muốn được nghỉ dưỡng thay vì quay lại làm việc, bộ não của ta vẫn được thiết lập để khiến ta tin rằng ta đã tận hưởng kỳ nghỉ hoặc mong muốn được tận hưởng. Bằng cách này, chúng ta trả cái giá về mặt cảm xúc cho việc hưởng thụ kỳ nghỉ, và chúng ta phải trải qua sự hụt hẫng khi phải trở về với mức độ hạnh phúc cơ bản”. Nói cách khác, bạn phải trả cùng một cái giá về mặt cảm xúc cho một kỳ nghỉ tồi tệ như với một kỳ nghỉ tuyệt vời”

We’re Emotionally Exhausted

Kiệt sức về mặt cảm xúc

The considerable weight of navigating difficult situations and relationships and keeping your cool during the holiday events is another possible factor in post-holiday depression.

Áp lực đáng kể trong việc đối phó với các tình huống và mối quan hệ khó khăn, cùng với việc giữ bình tĩnh trong các ngày lễ là một yếu tố khác dẫn đến chán nản sau kỳ nghỉ.

According to psychiatrist and author of “Thriving as an Empath,’ Dr. Judith Orloff, putting up a false front and feigning happiness can be incredibly draining.” This idea is shared by psychotherapist Dr. Richard O’Connor, who has a theory that we “arm” ourselves during the holiday period as a coping mechanism to deal with stress and difficult emotions and situations

Theo bác sĩ tâm thần Judith Orloff, đồng thời là tác giả cuốn sách “Thriving as an Empath”, việc đeo lên vỏ bọc giả tạo và giả vờ hạnh phúc có thể khiến bạn kiệt sức. Bác sĩ trị liệu tâm lý Richard O’Connor, đồng quan điểm với ý kiến này và đưa ra lý thuyết rằng chúng ta “vũ trang” bản thân trong thời gian nghỉ lễ như một cơ chế để đối phó với căng thẳng, những cảm xúc, và tình huống khó khăn.

Diet Plays A Role Too

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống

The sugar and alcohol-fueled diets many of us thrive (or rather survive) on during the holiday period could also be a culprit. Alcohol is a widely recognized depressant and research has also linked junk food to depression. Unsurprisingly, after a near-month long period of overindulgence, we might not be feeling our best.

Chế độ ăn uống nhiều đường và rượu mà nhiều người trong chúng ta tận hưởng (hoặc đúng hơn là cố sống sót) trong thời gian nghỉ lễ cũng có thể là thủ pham. Rượu được biết đến rộng rãi là chất gây trầm cảm và các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa đồ ăn không lành mạnh với trầm cảm. Không có gì đáng ngạc nhiên, sau khoảng thời gian gần một tháng ăn uống thả ga, chúng ta có thể không cảm thấy khỏe nhất.

 

How Long Does Post-Holiday Depression Last?

Hậu chứng này kéo dài bao lâu?

This is going to be different for everyone. But if after awhile you still aren’t looking forward to upcoming events, or you continue to remember the holidays with sadness rather than fondness, it’s time to talk to a mental health professional.

Điều này ảnh hưởng tới mỗi người là khác nhau. Nhưng nếu sau một thời gian mà bạn vẫn không mong chờ những sự kiện sắp tới, hoặc bạn vẫn lưu luyến về kỳ nghỉ với sự buồn chán thay vì niềm vui, đó là lúc bạn nên tới gặp chuyên gia tâm lý. 

 

Post-Holiday Depression Statistics

Những thống kê về hội chứng trầm cảm sau kỳ nghỉ

  • According to the National Alliance on Mental Illness (NAMI), approximately 24% of people with a diagnosed mental illness find that the holidays make their condition “a lot” worse and 40% “somewhat” worse.” 
  • Theo Hiệp hội Quốc gia về sức khỏe tâm thần (NAMI), có khoảng 24% người được chẩn đoán với bệnh tâm lý cho biết kỳ nghỉ lễ khiến tình trạng của họ trở nên “tệ hơn rất nhiều” và 40% “tệ hơn một chút.”
  • The most difficult months for people with Seasonal Affective Disorder, a type of depression, in the United States tend to be January and February, according to the American Psychiatric Association. This can compound negative post-holiday feelings in the 5% of adults in the U.S. who experience SAD.
  • Theo Hiệp hội tâm thần học tại Hoa Kỳ, những tháng khó khăn nhất đối với người mắc chứng rối loạn cảm giác theo mùa (SAD) – một dạng trầm cảm, rơi vào tháng một và tháng hai. Điều này có thể làm trầm trọng thêm những cảm giác tiêu cực sau kỳ nghỉ ở 5% người trưởng thành tại Mỹ đang mắc chứng SAD. 
  • While it is a myth that suicides increase around the holidays, a study published in 2014 in the Journal of Emergency Medicine found that New Year’s Day was one of the times associated with the highest number of poison ingestions with suicidal intent.
  • Mặc dù quan niệm về tỷ lệ tự hại tăng cao trong thời gian nghỉ lễ là lầm tưởng, một nghiên cứu được công bố vào 2014 trên Journal Emergency Medicine cho thấy rằng ngày đầu năm mới là một trong những thời gian có số lượng ngộ độc có chủ đích tự hại cao nhất.

 

How To Get Over Post-Holiday Blues

Cách vượt qua “hậu nghỉ lễ”

Working yourself out of a post-holiday funk requires putting some extra emphasis on the basics of physical and mental well-being and adjusting expectations:

Việc thoát khỏi cảm giác buồn bã sau kỳ nghỉ đòi hỏi bạn phải chú trọng hơn đến những yếu tố cơ bản của sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời điều chỉnh những kỳ vọng:

Take care of yourself.

Chăm sóc bản thân

Quality sleep, regular exercise, and a nutrient-dense diet—these healthy lifestyle cornerstones are recommended by experts to boost mood and manage depression symptoms. Between late-night festivities, sugary snacks and long to-do lists, these practices often fall to the wayside during the holiday season. Re-establishing them as a regular and non-negotiable fixture in your routine is essential for getting back on track if you’re struggling emotionally.

Chất lượng giấc ngủ, tập thể dục đều đặn, và chế độ ăn giàu dinh dưỡng—đây chính là nền tảng của lối sống lành mạnh được các chuyên gia khuyến nghị để cải thiện tâm trạng và quản lý các triệu chứng trầm cảm. Xoay quanh những buổi chơi thâu đêm, đồ ăn vặt chứa nhiều đường và danh sách vô số điều cần làm, những thói quen lành mạnh này thường bị bỏ qua trong mùa lễ. Việc tái thiết lập chúng thành một phần không thể thiếu và không thể bỏ qua trong thói quen hằng ngày của bạn là điều cần thiết để lấy lại được phong độ nếu bạn đang gặp khó khăn về mặt cảm xúc.

Schedule time for fun.

Lên kế hoạch cho những hoạt động giải trí

Social interaction is a critical component of enhanced well-being. Now that the holiday parties have petered out, an empty calendar might feel a bit depressing. Filling up your planner with activities you enjoy will give you something to look forward to and help keep contrast effect at bay. It’s easy to withdraw when you’re feeling down. Reaching out to and getting face time in with friends and other people you care about—even when you don’t feel like it—can also provide a much-needed boost.

Tương tác xã hội là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần. Giờ đây khi những bữa tiệc đã kết thúc, một lịch trình trống trải có thể khiến bạn cảm thấy hơi chán nản. Lấp đầy lịch trình của bạn với những hoạt động mà bạn yêu thích sẽ mang lại cho bạn thêm điều gì đó để mong đợi và giúp ngăn chặn hiệu ứng tương phản mang tới. Thật dễ dàng để thu mình lại khi bạn đang cảm thấy chán nản. Việc liên lạc và gặp gỡ bạn bè và những người thân yêu trực tiếp—ngay cả khi bạn không muốn—cũng có thể mang lại sự thúc đẩy cần thiết.

Be patient and go easy on yourself.

Kiên nhẫn và khoan dung với bản thân

Post-holiday blues won’t stick around forever. In the meantime, cut yourself some slack. Don’t beat yourself up for feeling the way you do and take the time you need to find your footing. If symptoms do persist, consider consulting a specialist.

Cảm giác chán nản sau nghỉ lễ (hội chứng hậu nghỉ lễ) sẽ không kéo dài mãi. Trong khoảng thời gian này, hãy khoan dung với bản thân. Đừng tự trách mình vì cảm thấy như vậy và hãy dành thời gian cần thiết để tìm lại sự thăng bằng. Nếu như các triệu chứng vẫn tiếp diễn, hãy cân nhắc tham khảo ý kiến của chuyên gia.

 

 

——————————————-

Nguồn bài viết: 

https://www.psycom.net/depression/post-holiday-depression

 

Để lại một bình luận