The Power of Journaling for Mental Health: A Therapist’s Guide
Dịch: Mỹ Uyên – Hiệu đính: Hoàng Nguyễn
Journaling has long been recognized as an effective way to reduce stress, help with depression and anxiety, focus your mind, and organize your life. It can be a great tool to use for meditation, to open up, and let go of anxious thoughts that bother you, in a healthy way.
Việc viết nhật ký từ lâu đã được công nhận là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị trầm cảm và lo âu, tập trung tâm trí và sắp xếp cuộc sống của bạn. Đây có thể là một công cụ tuyệt vời để thiền, mở lòng và giải tỏa những suy nghĩ lo âu một cách lành mạnh.
One of the best parts of journaling is that it’s something you can do at home, when it’s convenient for you, without needing a lot of time, resources, or skill. There’s more to keeping a journal than just getting your thoughts down on paper, though.
Một trong điều tuyệt vời nhất của việc ghi nhật ký là bạn có thể thực hiện tại nhà, khi nào thuận tiện cho bạn, mà không cần quá nhiều thời gian, nguồn lực hay kỹ năng. Tuy nhiên, việc giữ nhật ký không chỉ đơn giản là ghi lại những suy nghĩ của bạn
Research shows that a daily journaling practice can help improve your mental health and get your life back on track, whether you’re struggling with relationships, future goals, or how to stay organized. Expressive writing and gratitude journaling can even affect the way you communicate with a partner, your children, your coworkers, your friends, your parents, or anyone in your life.
Nghiên cứu cho thấy rằng thực hành viết nhật ký hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn và đưa cuộc sống trở lại quỹ đạo, cho dù bạn đang gặp khó khăn trong các mối quan hệ, mục tiêu tương lai, hay cách tổ chức cuộc sống. Việc viết sáng tạo và ghi nhật ký biết ơn thậm chí có thể ảnh hưởng đến cách bạn giao tiếp với bạn đời, con cái, đồng nghiệp, bạn bè, cha mẹ, hoặc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn.
What Does Journaling Do for Your Mental Health?
Ghi Nhật Ký Có Tác Động Gì Đến Sức Khỏe Tâm Thần Của Bạn?
Expressing yourself creatively, like when you write in a journal, is great for relieving stress and focusing on the things in life that aren’t serving you. You can use a journal to develop or practice healthy habits, set and work toward goals, or manage your mental health and improve anxiety, reduce stress, or regulate a depressive disorder. Even gratitude journaling for just a few minutes a day can make a world of difference to your mental wellbeing.
Việc thể hiện bản thân một cách sáng tạo, như khi bạn viết trong nhật ký, rất tốt để giảm căng thẳng và tập trung vào những điều trong cuộc sống không phục vụ cho bạn. Bạn có thể sử dụng nhật ký để phát triển hoặc thực hành những thói quen lành mạnh, đặt ra và hướng tới các mục tiêu, hoặc quản lý sức khỏe tâm thần của mình và cải thiện lo âu, giảm căng thẳng, hoặc điều chỉnh rối loạn trầm cảm. Chỉ cần ghi nhật ký biết ơn vài phút mỗi ngày cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe tâm thần của bạn.
Common benefits of journaling
Lợi Ích Chung Của Việc Viết Nhật Ký
There are many reasons why people commit to a journaling practice. The process of writing is inherently therapeutic. It can help you organize your thoughts, express yourself, and process and deal with your emotions — both good and bad — in a positive, healthy way.
Có nhiều lý do tại sao mọi người cam kết với việc ghi nhật ký. Quá trình viết vốn là một liệu pháp thư giãn. Nó có thể giúp bạn sắp xếp, biểu đạt suy nghĩ, và xử lý cũng như đối phó với cảm xúc của mình — cả tốt và xấu — một cách tích cực và lành mạnh.
Other benefits of journaling can include:
Những lợi ích khác của việc ghi nhật ký có thể bao gồm:
- Reducing stress
- Identifying and tracking goals
- Achieving those goals
- Tracking problems so you can recognize triggers
- Finding inspiration
- Improving self-confidence
- Overcoming fears
- Identifying and addressing negative thought patterns and behaviors
- Starting a habit of using self-talk and creating mantra
- Giảm căng thẳng
- Xác định và theo dõi các mục tiêu
- Đạt được những mục tiêu đó
- Theo dõi các vấn đề để nhận ra nguyên nhân
- Tìm kiếm nguồn cảm hứng
- Cải thiện sự tự tin
- Vượt qua nỗi sợ
- Xác định và xử lý những kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực
- Bắt đầu thói quen sử dụng tự nhủ và tạo ra câu châm ngôn
Mental health benefits of journaling
Lợi ích sức khỏe tâm thần của việc viết nhật ký
The benefits of journaling go far beyond just motivation and self-improvement. A review of 31 clinical studies on the use of journaling as an intervention determined it can indeed be effective as an adjunct therapy in addition to other evidence-based forms of treatment.
Lợi ích của việc viết nhật ký không chỉ dừng lại ở việc tạo động lực và cải thiện bản thân. Một nghiên cứu tổng hợp 31 nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng viết nhật ký như một can thiệp đã xác định rằng nó có thể thực sự hiệu quả như một liệu pháp bổ sung bên cạnh các hình thức điều trị dựa trên bằng chứng khác.
Of the many positives journaling has to offer, topping the list are ease of implementation (with virtually no resources needed) and little-to-no risk of any adverse effects. Additional mental health benefits of daily journaling as a supplemental intervention can include:
- Reduced mental stress and anxiety
- Coping with major depressive disorder (MDD)
- Managing symptoms of post-traumatic stress disorder (PTSD)
Trong số nhiều lợi ích mà việc viết nhật ký mang lại, nổi bật lên là tính dễ dàng trong việc thực hiện (hầu như không cần tài nguyên) và rủi ro gần như không có tác dụng phụ nào. Các lợi ích sức khỏe tâm thần khác của việc viết nhật ký hàng ngày như một can thiệp bổ sung có thể bao gồm:
- Giảm căng thẳng tâm lý và lo âu.
- Đối phó với rối loạn trầm cảm nặng (MDD).
- Quản lý triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
How to Start a Mental Health Journal
Cách Bắt Đầu Một Cuốn Nhật Ký Tâm Lý
Journaling for mental health can be a powerful self-help technique that you can start today. All you need is a notebook or paper, a pen or pencil, and a few minutes. You might try journaling if you feel stressed, are having anxiety, or find that you’re struggling with a problem.
Việc viết nhật ký cho sức khỏe tâm lý có thể là một kỹ thuật tự lực mạnh mẽ mà bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay. Tất cả những gì bạn cần là một quyển sổ hoặc giấy, một cây bút hoặc bút chì, và một vài phút. Bạn có thể thử viết nhật ký nếu cảm thấy căng thẳng, đang lo âu, hoặc gặp khó khăn với một vấn đề nào đó.
Don’t like to write by hand? No problem. You can even journal on your smartphone in a notes app or in a Google Doc from your computer or laptop. Use whatever method feels comfortable, convenient, and easy. The most important thing to do is just begin.
Không thích viết tay? Không sao cả. Bạn có thể viết nhật ký trên điện thoại thông minh trong một ứng dụng ghi chú hoặc trong Google Doc từ máy tính hoặc laptop. Hãy sử dụng phương pháp nào cảm thấy thoải mái, thuận tiện và dễ dàng nhất. Điều quan trọng nhất là hãy bắt đầu.
Tips for successful daily journaling
Mẹo để viết nhật ký hàng ngày thành công
- Commit to writing every day. Doing something every day helps it become a habit. Simply set aside time for you to complete your journal. It can be committing to a bullet journal every morning when you first wake up, in the evenings just before bed, or even during your lunch break.Some people find that keeping a dedicated, consistent block of time helps them stay on track. The reality is, though, you can journal any time of the day, and it doesn’t have to be the same from day to day. Use what works best for you.
- Cam kết viết mỗi ngày. Làm điều gì đó mỗi ngày giúp nó trở thành thói quen. Chỉ cần dành thời gian để hoàn thành nhật ký của bạn. Có thể là cam kết viết nhật ký mỗi sáng khi bạn vừa thức dậy, vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ, hoặc thậm chí trong giờ nghỉ trưa. Một số người thấy rằng việc giữ một khoảng thời gian nhất định và liên tục giúp họ duy trì thói quen. Tuy nhiên, thực tế là bạn có thể viết nhật ký bất cứ lúc nào trong ngày, và không cần phải giống nhau từ ngày này qua ngày khác. Hãy sử dụng những gì phù hợp nhất với bạn.
- Plan a time, and possibly a place, to journal. You can journal in a comfy chair and side table, sitting up in your bed with pillows behind you, in the bath, sitting on a porch, or anywhere that feels like a peaceful, productive spot for your daily writing exercise.
- Lên kế hoạch cho một thời gian, và có thể là một địa điểm, để viết nhật ký. Bạn có thể viết nhật ký trên một chiếc ghế thoải mái và bàn bên cạnh, ngồi trên giường với gối đằng sau, trong bồn tắm, ngồi trên hiên nhà, hoặc bất cứ đâu cảm thấy là một không gian yên tĩnh, hiệu quả cho bài tập viết hàng ngày của bạn.
- Set a time limit. If you feel like finding the time to journal is going to be stressful, set a goal. Maybe you can only commit to writing 5 or 10 minutes a day in the beginning. That’s fine! Work your way up to 15 or 20 minutes, or longer, as you become more comfortable with the process. Going for a simple bullet journal works best.
- Đặt giới hạn thời gian. Nếu bạn cảm thấy việc tìm thời gian để viết nhật ký sẽ gây căng thẳng, hãy đặt một mục tiêu. Có thể bạn chỉ có thể cam kết viết 5 hoặc 10 phút mỗi ngày trong giai đoạn đầu. Điều đó hoàn toàn ổn! Hãy từ từ nâng thời gian lên 15 hoặc 20 phút, hoặc lâu hơn, khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với quy trình này. Việc sử dụng một cuốn nhật ký đơn giản sẽ là lựa chọn tốt nhất.
- If being flexible works better for you, make that work. Some people thrive on schedules and formats, but they’re not for everyone. If you don’t need or want a specific place and time to journal, that’s perfectly OK. In that case, don’t tie yourself to the constraints of needing to be in a certain, special place to write in your journal. If you have a busy or unpredictable schedule, be open to fitting in your journaling when and where it works in your life.
- Hãy cứ linh động về thời gian và địa điểm nếu bạn cảm thấy phù hợp.. Một số người làm việc hiệu quả khi có lịch trình và định dạng cụ thể, nhưng không có nghĩa là ai cũng vậy.Trong trường hợp đó, đừng ràng buộc bản thân vào những hạn chế cần phải ở một nơi đặc biệt nào đó để viết nhật ký. Nếu bạn có một lịch trình bận rộn hoặc không thể đoán trước, hãy sẵn sàng để viết nhật ký khi và ở đâu phù hợp với cuộc sống của bạn.
- If this sounds like it’s more your speed, consider using a digital format or note taking app, like Evernote, that’s available on your phone, tablet, or computer and will sync across your devices. That way, you can journal whenever and wherever you’re at, when you have the time in your day.
- Nếu điều này nghe có vẻ phù hợp hơn với bạn, hãy xem xét việc sử dụng định dạng kỹ thuật số hoặc ứng dụng ghi chú, như Evernote, có sẵn trên điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính của bạn và sẽ đồng bộ hóa trên tất cả các thiết bị. Bằng cách đó, bạn có thể viết nhật ký bất cứ khi nào và ở đâu bạn có thời gian trong ngày.
- Be open to journaling in whatever way makes sense that day. Journals can be artistic, full of words, random brainstorming, bullet-pointed lists, or a combination of all of these. There’s no one-size-fits-all way to journal. If you want to draw one day, write a paragraph the next, and create a to-do-list the following, go for it. Above all, especially in the beginning, don’t worry about what you’re writing. Your goal is to become a habitual writer. Stuck? Write about that. It’s even fine to lament, logging things like I feel like this is so dumb, or I have nothing to write about, or I’m stressed that I should be doing x, y, or z. The longer you journal, the better you’ll become at it. Your journal is your own, unique recipe for improving your mental health and well-being. Organize it in whatever way makes the most sense and is the most helpful for you.
- Hãy mở lòng với việc ghi chép theo cách mà bạn cảm thấy phù hợp trong ngày hôm đó. Nhật ký có thể mang tính nghệ thuật, nhiều chữ,, ý tưởng ngẫu nhiên, danh sách gạch đầu dòng hoặc kết hợp tất cả những điều đó. Không có một khuôn mẫu chung nào cho việc viết nhật ký. Nếu bạn muốn vẽ hôm nay,, viết một đoạn văn ngày hôm sau và tạo danh sách việc cần làm vào ngày tiếp theo, hãy cứ làm. Trên hết, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, đừng lo lắng về những gì bạn đang viết. Mục tiêu của bạn là trở thành một người viết thường xuyên. Cảm thấy bế tắc? Hãy viết về điều đó. Cũng không sao khi cảm thán, ghi lại những điều như “Tôi thấy điều này thật ngu ngốc,” “Tôi không có gì để viết,” hay “Tôi lo lắng rằng tôi nên làm x, y, hoặc z.” Thời gian bạn viết nhật ký càng dài, bạn sẽ càng trở nên giỏi hơn. Nhật ký của bạn là công thức độc đáo của riêng bạn để cải thiện sức khỏe tâm thần và sự bình an của bản thân. Hãy sắp xếp nó theo cách mà bạn thấy hợp lý và giúp ích nhất cho bạn.
- Remember your journal can be private, or you can share it. You can use your journal in a multitude of ways. It can be a prompt you use with your therapist in weekly sessions, a way to guide you through difficult conversations and interactions, or it can be your own, private brain dump that nobody else will ever see.
- Nhớ rằng nhật ký của bạn có thể là riêng tư hoặc bạn có thể chia sẻ nó. Bạn có thể sử dụng nhật ký của mình theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là một gợi ý mà bạn sử dụng với nhà trị liệu trong các buổi học hàng tuần, là cách để hướng dẫn bạn trong những cuộc trò chuyện và tương tác khó khăn, hoặc nó có thể là nơi để bạn ghi chép riêng tư mà không ai khác sẽ thấy.
- Write openly. While expressive writing, don’t edit yourself. Don’t worry about grammar, punctuation, syntax, or spelling. Letting your intrusive thoughts literally spill out of you can lead to breakthroughs and growth. You never know what might come from a journal session, so try to go with the process in an unfiltered, free-flowing manner. If you’re Type A, who just can’t stand it when things aren’t perfect, if you absolutely must go back and fix mistakes at the end, you can — but resist the urge to break up the flow of your entry while you’re writing.
- Viết một cách thoải mái. Khi viết sáng tạo, đừng chỉnh sửa bản thân. Đừng lo lắng về ngữ pháp, dấu câu, cú pháp hay chính tả. Để những suy nghĩ xâm phạm bị tràn ra sẽ dẫn đến những đột phá và sự phát triển. Bạn không bao giờ biết điều gì có thể đến từ một buổi viết nhật ký, vì vậy hãy cố gắng trải nghiệm quá trình này một cách tự nhiên, thoải mái nhất có thể. Nếu bạn là tuýp người A, không thể chịu đựng được khi mọi thứ không hoàn hảo, nếu bạn nhất định phải quay lại sửa lỗi vào phút cuối, bạn có thể làm như vậy — nhưng hãy kiềm chế cám dỗ để không phá vỡ dòng chảy của bài viết trong khi bạn đang viết.
- Use journaling prompts. If you’re journaling to help you cope with the symptoms of a specific condition, there are some things you can specifically do, depending on what your goals are. Using a template or journaling prompts is helpful for many people, particularly in the beginning.
- Sử dụng các gợi ý viết nhật ký. Nếu bạn viết nhật ký để giúp bạn đối phó với những triệu chứng của một tình trạng cụ thể, có một số điều bạn có thể làm tùy thuộc vào mục tiêu của bạn. Sử dụng mẫu hoặc gợi ý viết nhật ký là hữu ích cho nhiều người, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
Journaling for anxiety
Ghi chép để giảm lo âu
Journaling can bring peace into your life. It’s been shown in studies as a way to reduce anxiety in young adults when used regularly.
Ghi chép có thể mang lại sự bình yên cho cuộc sống của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ghi chép thường xuyên có thể giúp giảm lo âu ở những người trẻ tuổi.
You can journal for anxiety as a way to:
Bạn có thể ghi chép như 1 cách để:
- Reduce anxious thoughts and feelings
- Identify things that trigger your anxiety
- Decrease feelings of distress
- Challenge your unhealthy and negative emotion and negative thought patterns
- Figure out resolutions to problems
- Understand, prioritize, and face your fears
- Improve your mood
- Giảm bớt những suy nghĩ và cảm giác lo âu
- Xác định các yếu tố kích thích lo âu của bạn
- Giảm bớt cảm giác căng thẳng
- Thách thức những cảm xúc tiêu cực và mẫu suy nghĩ không lành mạnh của bạn
- Tìm ra giải pháp cho các vấn đề
- Hiểu, xác định ưu tiên và đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn
- Cải thiện tâm trạng của bạn
Journaling for depression
Ghi chép để giảm trầm cảm
Journaling can be an effective way to manage symptoms of depression. When coupled with therapy and other forms of treatment — for example, medication or other self-help techniques — daily journaling can be incredibly successful for this mental health condition. Research shows keeping a gratitude journal can improve your outlook on and quality of life and decrease psychological stress. Starting a gratitude journal to gain perspective on any negative emotion you experience can be a way that leads to better mental health.
Việc viết nhật ký có thể là một cách hiệu quả để quản lý các triệu chứng của trầm cảm. Khi kết hợp với liệu pháp điều trị và các phương pháp khác — chẳng hạn như thuốc men hoặc các kỹ thuật tự giúp khác — việc viết nhật ký hàng ngày có thể mang lại thành công đáng kể cho tình trạng sức khỏe tâm thần này. Nghiên cứu cho thấy việc giữ một cuốn nhật ký biết ơn có thể cải thiện cách nhìn nhận và chất lượng cuộc sống của bạn, đồng thời giảm căng thẳng tâm lý. Bắt đầu một cuốn nhật ký biết ơn để có cái nhìn sâu sắc hơn về bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào mà bạn trải qua có thể là một cách dẫn đến sức khỏe tâm thần tốt hơn.
You can journal for depression to:
Bạn có thể viết nhật ký về sự trầm cảm để:
- Become more aware of your symptoms
- Identify patterns of thinking and behavior that can lead to depression
- Take control of your emotions
- Refocus your viewpoints
- Trở nên nhận thức rõ hơn về các triệu chứng của mình
- Xác định các mô hình tư duy và hành vi có thể dẫn đến trầm cảm
- Kiểm soát cảm xúc của bạn
- Tập trung lại quan điểm của bạn.
Journaling for stress
Ghi chép để giảm stress
We all face stress in life. Stress, on its own, isn’t a bad thing. What you do with it, and how you handle it, can become the problem. When you’re overly stressed out, you can experience difficulties in personal and professional relationships, organization, motivation, and more. If stress management doesn’t come naturally to you, journaling might help you achieve better mental health.
Chúng ta đều đối mặt với stress trong cuộc sống. Stress bản chất, không phải là điều xấu. Vấn đề nằm ở cách bạn đối phó với nó. Khi bạn bị stress quá mức, bạn có thể gặp khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp, khả năng tổ chức, động lực và nhiều vấn đề khác. Nếu quản lý stress không phải là điểm mạnh của bạn, việc ghi chép có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần.
You can journal for stress to:
Bạn có thể ghi chép về áp lực của mình để:
- Remind yourself of what you can, and cannot, control
- Prioritize your responsibilities so you can focus on the most important things first
- Grow as a person
- Process your emotions more effectively
- Nhắc nhở bản thân về những điều bạn có thể và không thể kiểm soát
- Ưu tiên trách nhiệm của bạn để có thể tập trung vào những việc quan trọng nhất trước
- Phát triển bản thân
- Xử lý cảm xúc hiệu quả hơn.
18 Journal Prompts for Mental Health
18 Gợi ý Nhật ký cho Sức khỏe Tâm thần
Prompts can give you direction and focus in your journal each day. You don’t necessarily need to use or follow a prompt every day, but if you’re ever having a hard time getting started, try one of the following to keep your momentum going.
Các gợi ý có thể giúp bạn có hướng đi và sự tập trung cho nhật ký của mình mỗi ngày. Bạn không cần phải sử dụng hoặc làm theo một gợi ý mỗi ngày, nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong việc bắt đầu, hãy thử một trong những gợi ý dưới đây để duy trì động lực của bạn.
- List X thing or things you’re grateful for
- Talk about the day you just had (evening journal)
- Talk about your goals for the day (morning journal)
- Identify a personal or professional goal; list X ways you’ll work towards achieving it
- List your coping mechanisms and discuss how well they’re working for you
- Do a 5 and 5 entry: Where you were 5 years ago; Where you want to be in 5 more years
- Write a letter to your 10/20/40-year old self
- Write a letter to your body; it can be an apology letter, a love letter, or a motivational letter
- Describe who you are to someone you don’t know
- Write down X emotions you regularly feel
- Write a REMINDER entry to read on a bad day
- Talk about the best goal you’ve ever reached
- If you could be granted 3 wishes…
- What’s your purpose in life?
- Revisit your first memory
- What is your biggest challenge in life right now?
- What do you want to improve on?
- What were the worst and best days of your life?
- Liệt kê những điều bạn biết ơn.
- Nói về ngày hôm nay của bạn (nhật ký buổi tối).
- Nói về những mục tiêu của bạn cho ngày hôm nay (nhật ký buổi sáng).
- Xác định một mục tiêu cá nhân hoặc chuyên nghiệp; liệt kê những cách mà bạn sẽ nỗ lực để đạt được nó.
- Liệt kê các cơ chế đối phó của bạn và thảo luận về mức độ hiệu quả của chúng.
- Thực hiện một bài viết 5 -5: Nơi bạn đã ở 5 năm trước; Nơi bạn muốn đến trong 5 năm tới.
- Viết một bức thư cho chính mình ở tuổi 10/20/40.
- Viết một bức thư cho cơ thể của bạn; có thể là một bức thư xin lỗi, một bức thư yêu thương, hoặc một bức thư động viên.
- Mô tả bạn là ai với một người mà bạn không quen biết.
- Ghi lại X cảm xúc mà bạn thường cảm thấy.
- Viết một mục NHẮC NHỞ để đọc vào những ngày tồi tệ.
- Nói về mục tiêu tốt nhất mà bạn đã từng đạt được.
- Nếu bạn có thể ước 3 điều…
- Mục đích của bạn trong cuộc sống là gì?
- Xem lại ký ức đầu tiên của bạn.
- Thách thức lớn nhất của bạn trong cuộc sống hiện tại là gì?
- Bạn muốn cải thiện điều gì?
- Những ngày tồi tệ và tốt nhất trong cuộc đời bạn là gì?
While it might not solve everything you’re struggling with, journaling for mental health can be a wonderful tool that helps you focus, let go of trauma, manage your emotions, and work towards the personal growth you’ve been seeking. Using templates makes it simple, but keep in mind, you don’t have to do it alone.
Mặc dù việc ghi chép không thể giải quyết tất cả những gì bạn đang gặp phải, nhưng việc viết nhật ký để cải thiện sức khỏe tâm lý có thể là một công cụ tuyệt vời giúp bạn tập trung, buông bỏ chấn thương, quản lý cảm xúc và hướng tới sự phát triển cá nhân mà bạn đang tìm kiếm. Sử dụng các mẫu nhật ký sẽ giúp bạn dễ dàng hơn, nhưng hãy nhớ rằng bạn không cần phải làm điều đó một mình.
If you’ve been finding it increasingly difficult to live a positive, productive, healthy life on your own, it might be time to get help. Therapy, especially when coupled with effective techniques like journaling and other self care strategies, can be a game changer when it comes to your overall mental health and wellbeing.
Nếu bạn thấy ngày càng khó khăn để sống một cuộc sống tích cực, hiệu quả và lành mạnh một mình, có thể đã đến lúc bạn cần sự giúp đỡ. Liệu pháp tâm lý, đặc biệt khi kết hợp với các kỹ thuật hiệu quả như viết nhật ký và các chiến lược tự chăm sóc khác, có thể tạo ra sự thay đổi lớn đối với sức khỏe tâm lý và sự hạnh phúc tổng thể của bạn.
Nguồn: Link