Projection, Repression, and Denial According to Sigmund Freud
Dịch giả: Phạm Lâm Khánh Nhung
Hiệu đính: Thuỳ Trang
Repressing what hurts, denying what bothers us, or projecting our own shortcomings onto others are examples of the defense mechanisms that Sigmund Freud identified.
Kiềm chế những gì gây tổn thương, phủ nhận những điều gì khiến chúng ta đau khổ, hoặc áp đặt những thiếu sót của bản thân lên người khác là những ví dụ của cơ chế tự phòng vệ mà Sigmund Freud đã chia sẻ.
When we talk about defense mechanisms, we almost automatically visualize the face of Sigmund Freud. Some think his psychodynamic theory is now obsolete. However, assuming this is a mistake. In fact, processes such as projection, repression, and denial are a direct legacy of the Freudian school and have been inherited by the cognitive school.
Khi chúng ta nói về cơ chế tự phòng vệ, chúng ta gần như tự động hình dung tới lý thuyết của Sigmund Freud. Một số ý kiến cho rằng, lý thuyết tâm lý học của ông hiện đã lỗi thời. Tuy nhiên, giả sử đây là một ý kiến sai. Trên thực tế, các quá trình phóng chiếu, kìm nén và chối bỏ là di sản trực tiếp của trường phái Freud và đã được thừa kế bởi trường phái nhận thức.
That said, their names have been changed. Defense mechanisms are now called irrational cognitions. They help us understand many of the mental schemas associated with anxiety. Although Albert Ellis and Aaron Beck, referents and promoters of cognitive-behavioral theory, initially rejected these unconscious mechanisms defined by Freud, in reality, they simply gave them another name.
Điều đó nói nên rằng, tên của những cơ chế này đã bị thay đổi. Những cơ chế tự phòng vệ bây giờ được gọi là nhận thức phi lý trí. Chúng giúp ta hiểu được nhiều sơ đồ tâm thần học liên quan đến lo âu. Mặc dù Albert Ellis và Aaron Beck-những tượng đài phát triển lý thuyết nhận thức-hành vi- ban đầu đã bác bỏ những cơ chế vô thức được định nghĩa bởi Freud, nhưng thực ra họ chỉ đặt cho chúng một cái tên khác mà thôi.
Internal conflicts are universal
Những xung đột nội tâm là phổ biến
The idea that people suffer from internal conflicts and that many of these may have their origin in childhood, education, or early experiences is still valid today. That said, many of the Freudian models such as psychosexual development are completely outdated and inconsistent. On the other hand, realities such as self-deception are perfectly valid.
Vấn đề được đặt ra rằng, mọi người phải đối mặt với những xung đột nội tâm và nhiều xung đột có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu, cách giáo dục, hoặc những trải nghiệm thuở ban đầu, vẫn còn giá trị tới tận ngày nay. Điều đó cho thấy, nhiều mô hình thuộc trường phái Freud, như sự phát triển tâm tính dục, đã hoàn toàn lỗi thời và không còn phù hợp. Mặt khác, những sự thực như tự lừa dối chính bản thân là hoàn toàn có thể.
We’ve all used defense mechanisms at some point. After all, life, relationships, and experiences are sometimes tremendously complex. Using these strategies helps us reduce our suffering and allows us to survive in often chaotic environments. But the cost is huge. That’s because, in the long term, they plunge us into states of high psychological exhaustion.
Tất cả chúng ta đều đã từng sử dụng cơ chế phòng vệ ở một số thời điểm nào đó. Dù sao thì, có đôi lúc, cuộc sống, những mối quan hệ và những trải nghiệm vô cùng phức tạp. Áp dụng những chiến lược này giúp chúng ta giảm bớt sự đau khổ và cho phép chúng ta tồn tại trong những môi trường đầy hỗn loạn. Nhưng cái giá phải trả là rất lớn. Đó là bởi, về lâu về dài, chúng khiến chúng ta rơi vào tình trạng kiệt sức về tâm lý.
Projection, repression, and denial
Sự phóng chiếu, kìm nén và phủ nhận
Projection, repression, and denial are possibly the best-known and most-used defense mechanisms. It doesn’t matter that it’s been more than a century since Sigmund Freud and his daughter Anna Freud first defined them. We continue to apply them without even realizing it.
Sự phóng chiếu, kìm nén và phủ nhận có thể là những cơ chế bảo vệ được biết đến và sử dụng nhiều nhất. Dù đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày Sigmund Freud và con gái ông Anna Freud lần đầu tiên định nghĩa chúng. Chúng ta tiếp tục sử dụng chúng mà không hề nhận ra.
These resources form part of Freud’s theory of personality. In it, he explained that the mind is captive to three types of specific forces: our impulses, values (or social norms), and the ego.
Những cơ chế trên là một phần trong lý thuyết về nhân cách của Freud. Trong đó, ông giải thích rằng tâm trí bị chi phối bởi ba nhân tố: sự bốc đồng, giá trị (hoặc chuẩn mực xã hội), và cái Tôi.
The cognitive perspective
Quan điểm nhận thức
The cognitive school rejects this type of mental conflict. It doesn’t believe the idea that the mind is fragmented into an id, ego, or superego. In fact, it claims the mind is a unitary entity that, due to its own education, experiences, or interpretations, makes use of clearly irrational ideas.
Trường phái tâm lý học nhận thức bác bỏ kiểu xung đột tâm lý trên. Trường phái này không cho rằng trí óc được chia ra thành cái Nó, cái Tôi hay cái Siêu Tôi mà nhận định là, tâm trí là một thực thể thống nhất, do sự giáo dục, kinh nghiệm hoặc cách diễn giải của chính nó, sử dụng những ý nghĩ rất phi lý.
These meaningless and harmful ideas plunge us into states of anxiety. They’re those erroneous interpretations that we make of things and that, in the short term, reduce our human potential. They also decrease our ability to be happy.
Những suy nghĩ vô nghĩa và tai hại này đẩy chúng ta vào trạng thái lo âu. Chúng là những diễn giải sai lầm mà chúng ta đưa ra và nhanh chóng làm giảm tiềm năng con người của chúng ta. Hơn thế, chúng cũng khiến cảm nhận hạnh phúc của ta suy giảm.
Therefore, it’s clear that defense mechanisms such as projection, repression, and denial cause us suffering. Rather than protect us against it, they actually prevent us from changing. For example, denying that an emotional breakup hasn’t affected us does nothing but leave us in the same situation. One in which we distrust everyone, refuse to love again and don’t even recognize that we’re suffering. We’re now going to look at the three defense mechanisms.
Do đó, rất rõ ràng là, các cơ chế phòng vệ như sự phóng chiếu, kìm nén, và chối bỏ khiến chúng ta đau khổ. Thay vì bảo vệ chúng ta khỏi sự đau khổ, , chúng lại ngăn ta thay đổi. Ví dụ như, việc phủ nhận một cuộc chia tay tình cảm có ảnh hưởng đến chúng ta chẳng có tác dụng gì ngoài việc khiến chúng ta rơi vào hoàn cảnh tương tự. Một trong số đó là, chúng ta mất lòng tin vào mọi người, từ chối được yêu thương thêm lần nữa và thậm chí, không nhận ra được rằng chúng ta đang đau khổ. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ càng ba cơ chế phòng vệ.
Projection: Putting unresolved issues on others
Sự phóng chiếu: Áp đặt các vấn đề chưa được giải quyết lên người khác
Projection is a really common defense mechanism. It can work in both positive and negative ways. In the latter case, we attribute shortcomings, faults, or our own defects to others. Put simply, what we criticize in others is connected to ourselves, with something about our personalities that we dislike or lack.
Phóng chiếu là một cơ chế phòng vệ rất phổ biến. Nó có thể hoạt động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong cả hai trường hợp, chúng ta quy những thiếu sót, lỗi sai, hay những khiếm khuyết của bản thân mình cho người khác. Nói một cách đơn giản, những gì chúng ta chỉ trích ở người khác có liên quan đến chính bản thân chúng ta, chẳng hạn như một vài tính cách mà ta không thích hoắc khuyết thiếu.
On the other hand, we also make use of positive projection on a recurring basis, especially when we’re in love. We do it by attributing dimensions, capacities, and virtues to our loved ones that aren’t real. This is an unconscious way of hurting ourselves because we’re creating idyllic figures that have little connection with reality.
Mặt khác, chúng ta cũng cũng tận dụng sự phóng chiếu tích cực lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi chúng ta yêu. Chúng ta làm điều đó bằng cách gán các khía cạnh nhân cách, năng lực, và đức tính tốt không thật cho người yêu giả tưởng của chúng ta. Đây là một cách vô thức tự làm tổn thương bản thân bởi vì chúng ta đang tạo ra một nhân vật hoàn hảo không có thực.
Repression: hiding what hurts
Sự kìm nén: Che giấu những tổn thương
When Freud and his daughter Anna defined projection, repression, and denial, they didn’t know the relevance of emotions to human well-being. However, in the case of repression, it’s key, because, as humans, we often tend to repress ideas, memories, and thoughts. In fact, we repress what we feel.
Khi Freud và con gái ông Anna định nghĩa sự phóng chiếu, kìm nén, và chối bỏ, họ đã không biết đến sự liên quan giữa cảm xúc và hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, trong trường hợp về sự kìm nén, nó là điểm mấu chốt, bởi vì con người chúng ta thường có xu hướng kìm nén những ý tưởng, ký ức, và suy nghĩ. Thật ra, chúng ta đang kiềm chế cảm nhận của bản thân.
Putting aside what hurts is the cheapest and most desperate resource of the mind. It’s also the one that has the greatest cost for psychological balance. Indeed, it often leads to anxiety disorders, depression, etc.
Gạt bỏ những tổn thương sang một bên là cơ chế phòng vệ tồi tệ và tuyệt vọng nhất trong tâm trí. Đây cũng là cũng là cơ chế ảnh hưởng lớn nhất đến sự bình ổn tinh thần. Thật vậy, nó thường dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm, v.v.
Denial: denying what hurts
Chối bỏ: Phủ nhận những tổn thương
Out of these three defense mechanisms, denial is undoubtedly the most common. Nevertheless, just because it appears more frequently doesn’t mean it’s any less innocuous. In fact, in reality, it’s just the opposite.
Trong số ba cơ chế bảo vệ này, chối bỏ chắn chắc là cơ chế phổ biến nhất. Tuy nhiên, chỉ vì nó xuất hiện thường xuyên hơn không có nghĩa là nó ít có hại hơn. Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại.
As a matter of fact, in cases of addiction, denial is the most evident and harmful defense mechanism. It’s used by the alcohol addict when they say they have their alcohol use under control. It’s also implemented by the infrequent heroin addict who tells themselves that an occasional dose of the drug when they’re relaxing won’t hurt them.
Ví dụ như trong những trường hợp nghiện, chối bỏ là cơ chế bảo vệ rõ ràng và độc hại nhất. Nó được sử dụng bởi người nghiện rượu khi họ nói rằng họ kiểm soát được việc sử dụng bia rượu. Nó cũng được thực hiện bởi những người nghiện heroin, những người luôn tự nói với chính bản thân rằng, thỉnh thoảng dùng một liều ma tuý khi họ đang thư giãn sẽ chẳng có hại gì cả .
In addition, denial is really common in dependent and harmful relationships. It appears in those partners who deny the evidence and refuse to see the abuse or emotional manipulation in their relationships because they think that love is like that.
Ngoài ra, sự chối bỏ cũng rất phổ biến ở những mối quan hệ phụ thuộc và độc hại. Nó xuất hiện ở những cặp đôi phủ nhận những dấu hiệu và từ chối đối diện với việc bị lạm dụng hay thao túng tâm lý trong mối quan hệ của họ, bởi vì họ nghĩ rằng tình yêu chính là như thế.
These defense mechanisms are realities that are both complex and harmful and that many of us frequently use. Indeed, the defense mechanisms left behind by psychodynamic theory remain very much in force. Knowing about them, and how to detect them so we can deactivate them, will allow us to have a better quality of life.
Những cơ chế tự bảo vệ này là những thực tế vừa phức tạp vừa độc hại mà nhiều người thường xuyên sử dụng. Thật vậy, các cơ chế phòng vệ đã bị học thuyết tâm động học loại bỏ vẫn còn rất nhiều hiệu quả. Hiểu biết về chúng, và làm cách nào để phát hiện và vô hiệu hoá chúng sẽ cho ta một cuộc sống tốt hơn.\
Nguồn: Link