How to Reframe Performance-Oriented Identity
Dịch: Khánh Linh
Hiệu đính: Thuỳ Trang
Who you are is not what you are.
Bạn là ai chứ không phải bạn là gì.
KEY POINTS
Những điểm chính
- We often expect a lot from ourselves. Too much. And when we don’t deliver, our self-worth plummets.
- Chúng ta thường kỳ vọng rất nhiều vào bản thân. Quá nhiều. Và khi chúng ta không đáp ứng được sự kỳ vọng đó, niềm tin vào giá trị bản thân của chúng ta tụt dốc không phanh.
- We become our own harshest critic partly as self-protection from the stringing barbs of others.
- Chúng ta trở thành nhà phê bình khắt khe nhất của chính mình, phần nào như một sự tự vệ khỏi những lời châm chọc từ người khác.
- How well we perform has no bearing on our gifts and attributes as a human being.
- Chúng ta biểu hiện tốt thế nào không có liên quan gì đến những năng khiếu hay thuộc tính của chúng ta như một con người.
Most of us harbor a self-critic in the amygdala of our brain. It operates on a continuum ranging from selective and reserved to vocal and harsh. While a modicum of self-criticism is necessary and probably desirable, too many of us take it to the extreme.
Đa số chúng ta chất chứa một sự tự phê bình trong hạch hạnh nhân của não bộ. Nó vận hành trên phạm vi liên tục từ cẩn trọng và dè dặt đến lớn tiếng và khắc nghiệt. Trong khi một lượng ít ỏi sự tự phê bình là cần thiết và đáng có, thì lại có rất nhiều người trong số chúng ta làm điều này quá cực đoan.
The genesis often occurs in childhood when we get the message we’re not good enough. No matter what we do, it’s not enough. We’re not enough. Sometimes that message is overt, like a punch in the face. Maybe you struck out in a Little League game and your coach angrily chastised you in front of your teammates. Maybe a parent told you — point blank — that you’re a worthless piece of crap and will never amount to anything. And, those examples are just for starters. Many of us have been peppered with a litany of demeaning messages.
Căn nguyên của việc này thường xảy ra ở thời thơ ấu, khi chúng ta nhận được thông điệp rằng, chúng ta không đủ tốt. Bất kể chúng ta làm gì thì vẫn không đủ. Sẽ không bao giờ là đủ. Thỉnh thoảng, thông điệp đó công khai, giống như một cú đấm thẳng vào mặt. Có thể bạn thất bại trong trò chơi Little League và huấn luyện viên giận dữ trừng phạt bạn trước mặt các đồng đội. Hoặc có thể bố hoặc mẹ nói với bạn một cách thẳng thừng rằng, bạn là một thứ bỏ đi vô giá trị và sẽ chẳng làm gì nên hồn. Hơn thế, những ví dụ trên mới chỉ là khởi đầu. Rất nhiều người trong chúng ta đã từng bị xát muối bởi một tràng những lời lẽ hạ nhục như vậy.
Or, maybe we picked up on subtle inferences that distorted our self-concept. A sigh, facial expression, passive-aggressive comment, or emotional distance; like we’re not worth the time of day. Apathy and disconnection feel a whole lot like rejection.
Hay, có thể chúng ta đã chú ý đến những suy diễn tinh vi mà xuyên tạc định nghĩa bản thân của chúng ta. Một cái thở dài, biểu cảm gương mặt, lời chỉ trích gây hấn thụ động, hoặc sự cách lòng; như thể chúng ta không có chút giá trị nào. Sự lãnh đạm và sự cách lòng rất giống như sự chối bỏ.
It’s also possible we inherited our self-critic from a parent or grandparent. Or, maybe this cognitive distortion wasn’t developed in childhood at all. Maybe it came later in our adolescence or adult life; triggered by a teacher, classmate, boss, romantic partner, business associate, or some other bully.
Cũng rất có thể là chúng ta thừa hưởng sự tự phê bình từ bố mẹ hay ông bà. Hoặc, sự sai lệch trong nhận thức này không hề phát triển trong thời thơ ấu. Có thể nó phát sinh trong thời niên thiếu hay cuộc sống trưởng thành, bị gợi lên bởi một giáo viên, bạn cùng lớp, sếp, người yêu, đối tác kinh doanh, hay những kẻ bắt nạt khác.
The point is it doesn’t really matter when and by whom the seed was planted because it’s already there. The seed has rooted, and like those pesky dandelions that dot our lawns, it’s damn hard to get rid of.
Mấu chốt là, không quan trọng khi nào hay ai là người đã gieo hạt mầm đó, vì nó đã có sẵn ở đó rồi. Hạt giống bén rễ, giống như những cánh bồ công anh phiền phức tung bay khắp bãi cỏ, và rất khó để có thể làm chúng biến mất.
We expect a lot from ourselves. Too much. And, when we don’t deliver, our self-worth plummets. For many of us, the value we assign ourselves is based solely on our latest performance. What have you done for me lately? We don’t recognize or accept our strengths and the collective competencies within us. We don’t understand or acknowledge that we are not the sum of our professional identity. We believe it’s impossible to falter or fail and still be loved, accepted, and respected simply for who we are. So, sadly, our lives become all about performance.
Chúng ta kỳ vọng rất nhiều vào bản thân. Quá nhiều. Và khi chúng ta không đáp ứng được những kỳ vọng đó, niềm tin vào giá trị bản thân của chúng ta tụt dốc không phanh. Đối với nhiều người trong số chúng ta, giá trị mà chúng ta ấn định bản thân hoàn toàn chỉ dựa trên biểu hiện gần nhất của chúng ta. Bạn đã làm gì cho tôi gần đây? Chúng ta không nhận ra hoặc chấp nhận những điểm mạnh của mình và những năng lực chung bên trong chúng ta. Chúng ta không hiểu hoặc không công nhận rằng, chúng ta không phải là tổng của bản ngã nghề nghiệp. Chúng ta tin rằng, dù vấp ngã hay thất bại mà vẫn được yêu, được chấp nhận và được tôn trọng chỉ vì con người của chúng ta là điều bất khả thi. Thế nên, điều đáng buồn là, cuộc sống của chúng ta trở nên hoàn toàn chú trọng vào thành tích.
Developmental scientist and sports psychologist Dr. Benjamin Houltberg refers to this phenomenon as “performance-based identity,” which is defined by contingent self-worth, high perfectionism, and irrational fear of failure. We crave love, attention, affirmation, worthiness, and respect but believe the only way these needs can be met is when we perform beyond expectation. Essentially, we’ve been conditioned to “sing for our supper.” Not surprisingly, this skewed cognitive process can easily become addictive and devolve into relational dysfunction, anxiety, and depression.
Nhà tâm lý học phát triển và tâm lý học thể thao – Tiến sĩ Benjamin Houltberg nhắc tới hiện tượng này như “định danh dựa trên thành tích” được định nghĩa bởi giá trị bản thân phụ thuộc vào đánh giá của xã hội, chủ nghĩa hoàn hảo cao, và nỗi ám ảnh sợ hãi về sự thất bại. Chúng ta khao khát tình yêu, sự chú ý, sự khẳng định, việc có giá trị, và sự tôn trọng nhưng lại tin rằng, những nhu cầu này chỉ có thể được đáp ứng khi chúng ta biểu hiện vượt mức mong đợi. Về bản chất, chúng ta đã được huấn luyện “có làm thì mới có ăn”. Không ngạc nhiên khi quá trình nhận thức sai lệch này có thể dễ dàng trở nên gây nghiện và biến tướng thành sự rối loạn chức năng các mối quan hệ, lo âu và trầm cảm.
When we fail to live up to the lofty standards we’ve set for ourselves, we feel like the discarded chewing gum stuck to the bottom of a new pair of sneakers. We tell ourselves whoever planted that seed of doubt in our brain was right all along. I am useless. I can’t do anything right.
Khi chúng ta thất bại trong việc đáp ứng được những tiêu chuẩn cao ngất đã đặt ra cho bản thân, chúng ta cảm giác như có miếng bã kẹo cao su dính ở đế đôi giày thể thao mới. Chúng ta nói với bản thân rằng, bất kể là người nào đã gieo hạt giống nghi ngờ đó vào trong trí óc ta thì họ cũng đã đúng ngay từ đầu. Tôi vô dụng. Tôi chẳng làm được cái gì nên hồn.
So, to avoid these feelings of inadequacy, fear, and loneliness, we work like hell to compete against both ourselves and others to perform at the very highest level. In fact, according to pioneering psychologist Alfred Adler, our inherent inferiority feelings are exactly what lead us to strive for mastery and perfection. Those feelings are the impetus that drives us to achieve.
Thế nên, để tránh những cảm giác như cảm thấy không xứng đáng, sợ hãi và đơn độc, chúng ta làm việc điên cuồng để chống lại cả bản thân và những người khác để thể hiện ở mức độ cao nhất. Thực tế, theo như nhà tâm lý học tiên phong Alfred Adler, những cảm giác tự ti cố hữu của chúng ta chính là thứ dẫn chúng ta đi đến nỗ lực cho quyền làm chủ và sự hoàn thiện. Những cảm giác này là động lực thúc đẩy chúng ta đạt được thành quả.
There’s another theory Adler didn’t address. It’s the “F-U” phenomenon. In this scenario, we are a victim and we want revenge. We pledge to ourselves that we’ll show every single person who ever doubted or criticized us how wrong they were. We’ll make them eat their words. I’ll show you! We use our accumulated wounds as fuel to motivate our self-mandated performance compulsion.
Có một lý thuyết khác mà Adler chưa giải quyết. Đó là hiện tượng “F-U”. Trong trường hợp này, chúng ta là nạn nhân và chúng ta muốn trả thù. Chúng ta tự cam đoan với bản thân mình rằng, “tôi sẽ chứng minh cho tất cả những người đã từng nghi ngờ hay chỉ trích tôi thấy họ đã sai như thế nào”. Chúng ta sẽ khiến họ nuốt lại những lời đã nói. Tôi sẽ cho các người thấy! Chúng ta coi những vết thương chồng chất ấy như nhiên liệu để thúc đẩy sự tự cưỡng chế thể hiện của chính chúng ta.
I worked in sports for many years so I’ve seen firsthand how this phenomenon manifests itself in the lives of athletes and coaches. Tennis prodigy Andre Agassi clearly remembers the moment his self-critic hijacked his brain — when he lost his first match. He was seven years old. “After hearing my father rant at my flaws, one loss has caused me to take up his rant. I have internalized my father; his impatience, his perfectionism, his rage; until his voice does not just feel like my own, it is my own. I no longer need my father to torture me. From this day on, I can do it by myself.”
Tôi đã làm việc trong lĩnh vực thể thao nhiều năm, vậy nên tôi đã trực tiếp chứng kiến cách hiện tượng này biểu hiện rõ ràng trong cuộc sống của các vận động viên và huấn luyện viên. Thần đồng tennis – Andre Agassi – nhớ rõ ràng khoảnh khắc sự tự phê bình cướp quyền kiểm soát não bộ của anh – khi anh thua trận đấu đầu tiên. Lúc đó, anh ấy 7 tuổi. “Sau khi nghe bố tôi chửi om sòm về sai lầm của tôi, một trận thua đã khiến tôi phải nhận trận mắng chửi của ông. Tôi đã lĩnh hội từ bố tôi – sự thiếu kiên nhẫn của ông, chủ nghĩa hoàn hảo của ông, sự phẫn nộ của ông – cho đến khi giọng của ông ấy không còn cảm giác đang mắng tôi nữa, mà nó đã trở thành giọng nói nội tâm trong tôi. Tôi không còn cần bố tôi tra tấn tôi nữa. Từ ngày hôm ấy, tôi có thể tự mình làm thế.”
That’s exactly what happens. We become our own harshest critic partly as self-protection from the stinging barbs of others. Nobody can be harder on me than I am on myself. And, when I do succeed, not only do I have to equal my previous effort, I have to do better. The bar is set higher with each succeeding conquest. I scored 20 touchdowns this year. Next year it has to be 30. I sold a million dollars last year so if I can’t double it this year I might as well just quit. You can see how those expectations are untenable. But we ignore the pragmatic truth because it doesn’t fit the narrative we’ve scripted.
Đó chính xác là những gì xảy ra. Chúng ta trở thành nhà phê bình cay nghiệt nhất của chính mình phần nào như sự tự vệ trước những lời châm chọc của người khác. Không ai có thể khó tính với tôi hơn chính bản thân tôi. Và, khi tôi làm thế thành công, tôi không chỉ phải ngang bằng với nỗ lực trước đó của mình, tôi sẽ phải làm tốt hơn. Vạch đích đã được đặt cao hơn sau mỗi lần chinh phục thành công. Tôi đã ghi 20 bàn thắng năm nay. Năm tới nó phải là 30. Tôi đã bán được 1 triệu đô la vào năm ngoái nên nếu tôi không thể bán được gấp đôi trong năm nay thì thà rằng tôi bỏ cuộc luôn cho nhanh. Bạn có thể thấy những kỳ vọng đó khó giữ vững thế nào. Nhưng chúng ta cố làm ngơ những sự thật thực tế vì nó không khớp với kịch bản chúng ta đã viết nên.
And besides, it’s counterproductive to compare ourselves to others or our previous performances. More than 100 years ago, President Teddy Roosevelt wrote: “Comparison is the thief of joy.” He was right then and he’s right now.
Và bên cạnh đó, nó phản tác dụng khi chúng ta so sánh bản thân hay những thành tựu trước đó của mình với người khác. Hơn 100 năm trước, Tổng thống Teddy Roosevelt đã viết: “Sự so sánh là kẻ đánh cắp niềm vui.” Cho đến giờ quan điểm đó của ông vẫn rất chính xác.
But we’re all about comparison. We want to be the best, better than the rest, period. Because to the victors go the spoils. Our brains have been trained to release dopamine and other “happy” chemicals when we perform well and achieve. That’s our reward. We want to be recognized and celebrated, especially after being convinced we’re not worth the air we breathe. We need to be affirmed and validated. That’s how we measure our worth as a human being.
Tuy nhiên, so sánh lại là đặc tính của tất cả chúng ta. Chúng ta muốn là người tốt nhất, tốt hơn tất thảy những người còn lại, chỉ vậy thôi. Bởi vì, chiến lợi phẩm thuộc về kẻ thắng cuộc. Não bộ của chúng ta đã được huấn luyện để giải phóng dopamine và những chất hóa học “hạnh phúc” khác khi chúng ta biểu hiện tốt và đạt được thành công. Đó là phần thưởng của chúng ta. Chúng ta muốn được công nhận và được vinh danh, đặc biệt là sau khi tin rằng, chúng ta không xứng với những gì mà ta được nhận. Chúng ta cần được khẳng định và chứng nhận. Đó là cách chúng ta đo lường giá trị của mình như một con người.
The truth is my value as a person is not the sum of my accomplishments. How well I perform has no bearing on my gifts and attributes as a human being, or my capacity to be loved and appreciated. What really matters — what really determines who I am, is my all-in presence, the quality of my relationships, the level of my empathy, and the heart I bring to my day-to-day life.
Sự thật là, giá trị của tôi như một con người không phải là tổng hợp những thành quả của tôi. Tôi biểu hiện tốt đến mức nào cũng chẳng có liên quan gì với năng khiếu, những thuộc tính, hay khả năng của tôi để được yêu thương và đánh giá cao. Điều thực sự quan trọng, thứ thực sự quyết định con người tôi, đó là toàn bộ sự hiện diện của tôi, chất lượng các mối quan hệ của tôi, mức độ cảm thông của tôi và trái tim mà tôi mang tới cuộc sống hàng ngày của mình.
Thankfully, it is possible to reframe the axis of our self-identity and focus on our strengths rather than our performance. We can muzzle our self-critic. We can get to know our true selves and develop a loving relationship with the person we are. The first step is to make a list of all that is good about us — character traits, strengths, gifts, accomplishments — absent any buts, shoulds, or other caveats. And then, use that list as an outline to write a heartfelt letter of affirmation to ourselves. Yes, we’ll undoubtedly feel self-conscious, but the impact this letter can have on our lives going forward can be profound.
Thật may, việc điều chỉnh trục tự định danh và tập trung vào thế mạnh hơn là thành tích của chúng ta là điều khả thi. Chúng ta có thể đập tan sự tự phê bình. Chúng ta có thể hiểu được bản chất thực sự của mình và phát triển một mối quan hệ yêu thương với con người thật của chính mình. Bước đầu tiên, lập ra một danh sách những điều tốt đẹp về bản thân – các đặc điểm tính cách, các điểm mạnh, những năng khiếu, những thành tựu – tránh xa khỏi những cái nhưng, nên hay những cảnh báo khác. Và sau đó, sử dụng danh sách đó như một đề cương để viết nên một bức thư chân thành về sự khẳng định đối với chính mình. Phải, chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy ngượng ngùng, nhưng bức thư này có thể sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống tương lai sắp tới của chúng ta.
Read it over and over again until you believe it wholeheartedly. Make it your manifesto. That’s who you are. And it doesn’t have a damn thing to do with what you do.
Hãy đọc lại bức thư hết lần này đến lần khác cho đến khi bạn toàn tâm toàn ý tin tưởng nó . Biến nó thành tuyên ngôn của bạn. Đó chính là con người bạn. Và nó chả liên quan quái gì với cái bạn làm cả.
Nguồn: Link