To Be Happier, Start Thinking Like an Old Person
The paradoxes of aging, mental health, and positivity.
Những nghịch lý của quá trình lão hóa, sức khỏe tâm thần và sự tích cực
Biên dịch: Hạnh – Hiệu đính: Xanh Lam
Key points
- Older people are happier than middle-aged and younger people.
- Anxiety, depression, and anger decrease with advancing age.
- Old people are a reservoir of wisdom and experience and make a valuable contribution to the workforce.
- As we age, our time horizons grow shorter and our goals change.
Những Điểm Chính
- Người cao tuổi hạnh phúc hơn so với những người trung niên và những người trẻ tuổi.
- Lo lắng, trầm cảm và giận dữ giảm đi khi tuổi tác tăng cao.
- Người già là một kho thông tin khổng lồ về tri thức và kinh nghiệm, đóng góp một phần lớn lao cho lực lượng lao động.
- Khi chúng ta lão hóa, thời gian càng trở nên ngắn hạn và mục tiêu của chúng ta cũng thay đổi.
It’s counterintuitive that old people can be happier. As we move closer to death, we become invisible and are considered a drain on the economy.
Một điều có vẻ ngược đời và đáng ngạc nhiên là người cao tuổi lại cảm thấy hạnh phúc hơn. Khi chúng ta tiến gần tới cái chết, chúng ta trở nên vô hình và bị xem như là một gánh nặng đối với nền kinh tế.
When I turned 60, all I saw ahead of me was decline. Then I met a man who said, “I’m 82 and this is the best time in my life.” I wondered, What does he know that I needed to learn?
Khi tôi tròn 60, tất cả những gì tôi thấy trước mắt chỉ là sự suy giảm. Sau đó, tôi gặp một người đàn ông nói rằng: “Tôi hiện tại 82 tuổi và đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cuộc đời tôi.” Câu nói này khiến tôi băn khoăn, tôi cần phải học hỏi từ ông ấy điều gì đây?
Laura Carstenson studies aging and happiness. She found older people are happier than middle-aged and younger people.1 Many researchers have replicated her findings.
Laura Carstenson nghiên cứu về tuổi tác và sự hạnh phúc. Bà đã phát hiện ra rằng người cao tuổi hạnh phúc hơn so với những người ở độ tuổi trung niên và thanh niên trở về trước. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã cho ra những kết quả tương tự của bà.
Changing Demographics
Sự thay đổi về dân số
According to the U.S. Census Bureau, since 2010 the 65-and-older population has increased by 34 percent. It reported that over the last decade, the growth of the “non-working-age, dependent” population has outpaced the growth of the working-age population.
Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, từ năm 2010, dân số ở khoảng 65 tuổi trở lên đã tăng 34%. Nó cho biết trong thập kỷ qua, sự tăng trưởng của dân số “ở độ tuổi không làm việc, trở nên phụ thuộc” đã vượt qua sự tăng trưởng của dân số ở độ tuổi lao động.
I object to the characterization of this population as “non-working” and “dependent.” Adults aged 65 and older are twice as likely to be working today compared with 1985. Many of them are making good money.3 More than 20 percent of adults over age 65 are either working or looking for work. The Census Bureau paints a picture of a smaller group of young people caring for helpless old people. Politicians have taken note as they threaten to raise the age for Social Security.
Tôi phản đối cách mô tả đặc điểm của lớp dân số này là “không làm việc” và “phụ thuộc”. Người lớn tuổi từ 65 trở lên có khả năng làm việc gấp đôi so với năm 1985. Nhiều người trong số họ đang kiếm tiền rất tốt. Hơn 20% người trên 65 tuổi có thể kể đến, một là đang làm việc, hai là đang tìm kiếm việc làm. Cục điều tra dân số vẽ ra hình ảnh một nhóm nhỏ người trẻ chăm sóc cho những người già yếu. Các chính trị gia đã lưu ý về điều này khi họ đe dọa tăng tuổi nghỉ hưu cho An sinh Xã hội.
Old people are a reservoir of wisdom and experience. They may work at a slower pace but they are a valuable contribution to the workforce. Old people are a resource that can solve some of the problems of workforce shortage.
Người già là kho thông tin rộng lớn về tri thức và kinh nghiệm. Họ có thể làm việc với tốc độ chậm hơn nhưng họ đóng góp một phần quý giá cho lực lượng lao động. Người cao tuổi là phương án có thể giải quyết một số vấn đề về thiếu hụt lao động.
An encore job gives life meaning. I’m now 80 years old and I work. Work gives my life meaning. I wrote two books after I turned 65. I am not dependent! Of course, how much education we have and what type of work we do shape our being able to work past the traditional retirement age.
Công việc thứ hai mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Giờ tôi đã 80 tuổi và tôi vẫn tiếp tục làm việc. Công việc mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của tôi. Sau khi tôi tròn 65 tuổi, tôi đã viết hai cuốn sách. Tôi không phụ thuộc vào người khác! Tất nhiên, trình độ học vấn và loại công việc mà chúng ta làm sẽ quyết định khả năng làm việc sau tuổi nghỉ hưu truyền thống.
The Paradox of Aging
Nghịch lý của tuổi già
In the 1980s, society considered old age pathological, that depression, anxiety, and the loss of cognitive function and memory were inevitable consequences of aging.
Vào những thập kỷ 80, xã hội coi tuổi già là bệnh lý, rằng sự trầm cảm, lo âu và sự mất chức năng nhận thức và trí nhớ là hậu quả không tránh khỏi của quá trình lão hóa.
Americans worship youth and spend billions of dollars annually in the pursuit of youth. We’re told: To avoid a descent into despair, buy this product.
Người Mỹ tôn sùng tuổi trẻ và tiêu hàng tỷ đô la hàng năm để theo đuổi sự trẻ trung. Chúng ta được quảng cáo rằng: Để tránh rơi vào cảnh tuyệt vọng, hãy mua sản phẩm này.
The paradox of aging is that even though people’s physical health and functions decline in later adulthood, happiness does not. Many studies show that depression, anxiety stress, worry, and anger all decrease with advancing age.
Nghịch lý của tuổi già là dù sức khỏe và chức năng cơ thể con người sẽ dần suy giảm khi bước vào giai đoạn sau tuổi trưởng thành, vậy nhưng mức độ hạnh phúc thì không. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng, sự lo lắng và giận dữ đều có xu hướng giảm đi cùng với tuổi tác tăng cao.
Recognizing we won’t live forever changes our perspective in positive ways.
Nhận thức rằng chúng ta chẳng thể sống mãi sẽ giúp thay đổi góc nhìn của chúng ta theo hướng tích cực.
Mental Health Improves with Age
Sức khỏe tâm thần được cải thiện theo tuổi tác
Aging is not a disease; dementia is. Unfortunately, dementia and aging are often used interchangeably. Dementia is not an inevitable consequence of aging. It is ominous to consider that 10 percent of the aging population has dementia. But it looks much different when we acknowledge that 90 percent of the elderly are not demented.
Lão hóa không phải là một căn bệnh; nhưng sa sút trí tuệ thì có. Thật không may, sa sút trí tuệ và lão hóa thường được sử dụng thay thế cho nhau. Sa sút trí tuệ không phải là hậu quả tất yếu của lão hóa. Thật đáng lo ngại khi nghĩ rằng 10% của dân số cao tuổi mắc bệnh sa sút trí tuệ. Nhưng nó sẽ trở nên khác biệt khi chúng ta nhận thức rằng 90% người cao tuổi không bị sa sút trí tuệ.
Old people process information more slowly. This can frustrate the older person and cause them and their loved ones to worry about dementia. But a longer response time decreases impulsivity; we have more time to think through the problem and give a considered response.
Người già thường xử lý thông tin chậm hơn. Điều này có thể làm người lớn tuổi cảm thấy thất vọng và khiến họ cùng những người thân yêu của mình trở nên lo lắng hơn về mối nguy của chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, thời gian xử lý và phản hồi thông tin lâu hơn cũng đồng nghĩa với việc tính hấp tấp, bộp chộp sẽ có thể được giảm đi; chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ cẩn thận về vấn đề và đưa ra một phản hồi cẩn trọng, được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Chronological age is just a number. We have a physical age, a psychological age, and a sexual age. They vary from individual to individual and from time to time.
Tuổi tác đơn thuần chỉ là một con số. Chúng ta mang trong mình tuổi thể xác, tuổi tinh thần và tuổi quan hệ tình dục. Những con số này biến đổi theo từng cá nhân và linh động theo thời gian.
In many areas, things improve as we age:
Ở nhiều khía cạnh, mọi thứ được cải thiện khi chúng ta già đi:
- Acceptance of self and others
- Sự chấp nhận bản thân và người khác
- The desire for a deeper connection
- Khao khát kết nối sâu sắc hơn
- Wisdom and empathy
- Sự thông thái và đồng cảm
- Capacity for forgiveness
- Khả năng tha thứ
- Gratitude
- Sự biết ơn
- Resilience
- Tính bền bỉ
- Less emotional volatility and impulsivity
- Ít biến đổi cảm xúc và hành vi bốc đồng hơn
Don’t Measure Time; Experience It
Đừng đong đếm từng phút giây; Hãy trải nghiệm nó
As we age, our time horizons grow shorter and our goals change. Older people direct their cognitive resources to positive information more than to negative.
Khi tuổi tác tăng cao, thời gian của chúng ta càng trở nên ngắn hơn và mục tiêu sự thay đổi. Người cao tuổi điều hướng nguồn lực nhận thức của họ vào thông tin tích cực hơn là tiêu cực.
I learned from that 82-year-old man that we can either measure or experience time. I was always busy, and in America, being busy is a badge of honor. I rushed from appointment to appointment, meeting to meeting.
Tôi đã học từ người đàn ông 82 tuổi rằng chúng ta có thể chọn đong đếm hoặc trải nghiệm thời gian. Tôi luôn trong trạng thái bận rộn, và ở Mỹ, việc bận rộn được coi như là một huy hiệu danh dự. Tôi bị cuốn theo hết cuộc hẹn này sang cuộc hẹn khác, từ cuộc họp này sang cuộc họp khác.
Then, I recognized the oppressive power of ambition. I began to think, “Do I want to spend the rest of my life the way I’ve lived the first part?” My priorities changed as I moved closer to death.
Sau đó, tôi thấu hiểu được sức mạnh mang tính áp bức của tham vọng. Tôi bắt đầu tự hỏi, “Liệu tôi có muốn dành phần còn lại của cuộc đời theo cách tôi đã sống nửa giai đoạn trước của cuộc đời?” Ưu tiên của tôi đã thay đổi khi tôi tiến gần hơn tới ngưỡng cửa cái chết.”
Time still carries a sense of urgency, but the urgency of time has been transformed. I no longer see time as an endless series of appointments moving from one goal to the next. Now the urgency is to experience every moment and not waste the time that remains.
Thời gian vẫn mang trong mình sự cấp bách, tuy nhiên, sự gấp rút của thời gian đã trải qua một quá trình biến đổi. Tôi không còn nhìn nhận thời gian như một chuỗi vô tận các cuộc hẹn liên tiếp, chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu khác. Hiện tại, sự cấp bách là để trải nghiệm từng khoảnh khắc và không lãng phí bất kỳ thời gian còn lại nào.
Perceiving the Future
Nhận thức về tương lai
Younger people focus more on goals linked to learning, career planning, and new social relationships that may pay off in the future. As a young person, I felt no constraints on my time.
Những người trẻ tuổi tập trung hơn vào các mục tiêu liên quan đến việc học, xây dựng kế hoạch sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội mới mà có thể đem lại lợi ích trong tương lai. Khi còn trẻ, tôi không cảm thấy bị ràng buộc bởi thời gian.
Every day, things happen to remind me of my mortality, and they seem to come at me with increasing frequency. As I grew older, I began to focus my attention on the positive aspects of my world. My goals shifted to ones that have emotional meaning. I live in the moment and let the future take care of itself.
Hàng ngày, có những sự kiện diễn ra để nhắc nhở tôi về cái chết, và chúng dường như đến với tôi ngày càng thường xuyên. Khi tuổi tác càng tăng lên, tôi bắt đầu tập trung vào những khía cạnh tích cực trong thế giới của mình. Mục tiêu của tôi chuyển sang những mục tiêu mang ý nghĩa về mặt tình cảm. Tôi sống trong hiện tại và để tương lai tự lo liệu.
I focus more on current and emotionally important relationships. I work, but only where and when I choose to. I decided never to sit through a boring lecture and never to go to cocktail parties to network. I would never wear a necktie because I refused to do what others expected of me.
Tôi chuyên tâm hơn vào những mối quan hệ hiện tại mà mang tầm quan trọng hơn về mặt cảm xúc. Tôi vẫn làm việc, nhưng chỉ trong thời điểm và địa điểm mà bản thân tôi muốn. Tôi đã quyết định sẽ không bao giờ cố ngồi qua một buổi thuyết giảng nhàm chán và cũng không bao giờ tham gia vào những buổi tiệc cocktail chỉ để xã giao mở rộng quan hệ xã hội. Tôi sẽ không bao giờ đeo cà vạt vì tôi từ chối làm những gì mà người khác mong đợi ở tôi.
I didn’t worry about dying, only how I would die. I wanted to avoid a lingering death, and I discussed that with my family and my doctor.
Tôi không lo lắng về cái chết mà chỉ quan tâm đến liệu cách mà mình kết thúc cuộc sống sẽ như thế nào. Tôi muốn tránh sống một cuộc đời lê thê như chỉ để chờ chết và tôi đã thảo luận điều đó với gia đình cũng như bác sĩ của mình.
My social network shrank, but I pursued the most important relationships. I began to savor life, ignore trivial matters, appreciate others more, and find it easier to forgive. The more I did this, the happier I felt.
Quan hệ xã hội của tôi dần thu hẹp lại, nhưng tôi vẫn tiếp tục duy trì những mối quan hệ thân mật nhất. Tôi bắt đầu tận hưởng cuộc sống hơn, bỏ qua những vấn đề nhỏ nhoi, trân trọng người khác nhiều hơn và cũng thấy mình dễ dàng dung thứ hơn. Càng làm như vậy, tôi cảm thấy mình càng hạnh phúc hơn.
I experienced losses, but I became more comfortable with the sadness. Life became more than a series of painful events. I experience more joy, happiness, and satisfaction.
Dù tôi đã phải trải qua những khoảnh khắc mất mát, nhưng dần dà, tôi cũng đã trở nên thân thuộc hơn với nỗi buồn. Cuộc sống với tôi không chỉ còn là một loạt sự kiện đau khổ nối tiếp nhau. Tôi được cảm nhận thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc và sự hài lòng.
I no longer believe there’s always tomorrow. I have no promise of a tomorrow, so I’m going to make the best I can of today. I will let the future surprise me; it will unfold as it will.
Tôi không còn tin rằng sẽ luôn có một ngày mai. Vì không có hứa hẹn nào về ngày mai cả, tôi quyết tâm sống hết mình ngay trong ngày hôm nay. Tôi sẽ để tương lai mang đến cho mình nhiều điều bất ngờ hơn nữa; mọi thứ rồi sẽ xảy đến như nó vốn sẽ .
Start Thinking Like an Old Person
Hãy bắt đầu suy nghĩ như một người già
Do you value being busy more than an adventure or spending time with your family? If you’re still years away from retirement, don’t wait until you’re 65 to experience the urgency of time. Why spend 30 to 40 years in retirement? Borrow time from our retirement years while you’re young.
Bạn có đánh giá việc bận rộn hơn là sự phiêu lưu hay thời gian bên gia đình? Nếu bạn còn cách xa tuổi nghỉ hưu, đừng đợi cho đến khi bạn 65 tuổi mới cảm nhận được sự gấp rút của thời gian. Tại sao phải dành 30 đến 40 năm trong sự nghỉ hưu? Hãy mượn thời gian từ những năm nghỉ hưu khi bạn còn trẻ.
Get off the treadmill now. Be happy like old people.
Hãy bước xuống khỏi guồng quay vồn vã của cuộc sống chút. Để tinh thần ta được thư thái và vui vẻ như những người già tuổi xế chiều vậy.
—————————————–
Nguồn bài viết:
https://www.psychologytoday.com/us/blog/finally-out/202307/to-be-happy-think-like-an-old-person