3 Signs You’re Masking Grief
Masked grief can be subtle, but the signs are there.
Nỗi buồn bị che giấu có thể khó nhận thấy, nhưng các dấu hiệu vẫn tồn tại
Biên dịch: Hạnh – Hiệu đính: Xanh Lam
Key points
- Grief is a complex process that never truly ends.
- Masked grief can slow down the process of healing from loss.
- Grief’s blurry boundaries necessitate a grieving process that allows each individual space to recover in the way that best meets their needs.
Những Điểm Chính
- Buồn bã là một quá trình phức tạp không bao giờ kết thúc một cách hoàn toàn.
- Nỗi buồn bị che giấu có thể làm chậm quá trình hồi phục từ sự mất mát.
- Biên giới mờ nhạt của nỗi buồn đòi hỏi một quá trình đau thương cho phép mỗi cá nhân có không gian để chữa lành theo cách tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.
Grief is a complex process that never truly ends. It’s a marathon journey of learning to live around the enormous holes that loss leaves behind, and, despite our efforts to identify healthy ways of coping with grief, experts tend to agree that expecting it to go away is not realistic.
Buồn bã là một quá trình phức tạp không bao giờ kết thúc một cách hoàn toàn. Đó là hành trình chạy đua để học cách sống với những vết thương giằng xé mà nỗi mất mát để lại, và mặc dù chúng ta đã cố gắng tìm ra những phương pháp đối phó lành mạnh với nỗi buồn, các chuyên gia đều đồng ý rằng việc kỳ vọng nó sẽ biến mất là phi thực tế.
No Wrong Way to Manage Grief
There is no “correct” way to manage grief. It ebbs and flows, and its victims find themselves faced with the need to learn an entire new way of living. For some, the initial shock never truly wears off, and they spend the rest of their lives trying to come to grips with how someone so integral to their existence can suddenly just be gone. Others move through the different waves of grief briskly, only to find themselves mired in despair at the most unexpected trigger.
Không có cách nào “đúng đắn” để kiểm soát nỗi buồn. Nó thăng trầm và những người bị ảnh hưởng phải đối mặt với việc học một cách sống hoàn toàn mới. Đối với một số người, cú sốc ban đầu không bao giờ thực sự biến mất và họ cần dành nửa phần đời còn lại của mình để chấp nhận sự thật rằng một ai đó quan trọng trong cuộc sống của họ có thể đột nhiên qua đời. Những người khác có thể nhanh chóng vượt qua những cơn sóng buồn bã khác nhau, chỉ để phát hiện bản thân họ bị mắc kẹt trong trạng thái tuyệt vọng tại những thời điểm kích thích không ngờ tới nhất.
Grief is the cost of loving someone, and the price we are willing to pay fluctuates wildly. Some people want nothing to do with grief, but others seem to welcome it as a replacement for the person now missing from their lives. Grief has an uncanny way of reminding us life has stopped in its tracks at the very instant we are forced to recognize how quickly life simultaneously marches on. The dissonance between these two realizations can cause significant distress and impair functioning at nearly every level.
Nỗi buồn là cái giá phải trả cho tình yêu, và mức giá chúng ta sẵn lòng chi trả có thể thay đổi mạnh mẽ. Một số người không muốn có bất cứ liên quan gì đến nỗi buồn, nhưng những người khác dường như chào đón nó như một sự thay thế cho người mà giờ đây đã không còn trong cuộc sống của họ. Buồn bã có một cách kỳ lạ nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống đã dừng lại ngay tại khoảnh khắc chúng ta bị buộc phải nhận ra cuộc sống vẫn tiếp diễn như thoi đưa. Sự không hòa hợp giữa hai nhận thức này có thể gây ra sự khó khăn đáng sợ và làm suy giảm chức năng ở hầu hết mọi cấp độ.
Masked Grief
Nỗi Buồn Bị Che Giấu
Though research is now clear that every individual will work through grief on their own timetable, and there is no “quick fix” to avoid the pain associated with grieving, it’s crucial to recognize instances when grief can be masked. In the short term, masking grief is a survival skill, albeit an unhealthy one, that allows a space to just focus on surviving and accomplishing the mundane, day-to-day drudgery that’s still required even after losing someone central to your life.
Mặc dù qua nghiên cứu hiện nay cho thấy rõ ràng rằng mỗi cá nhân sẽ vượt qua nỗi buồn theo thời gian riêng của họ, và không có “giải pháp nhanh chóng” để tránh khỏi sự đau đớn liên quan đến việc đau buồn, cần phải nhận biết các trường hợp khi nỗi buồn bị che giấu. Một cách ngắn gọn thì mặc dù không lành mạnh, việc che giấu nỗi buồn là một kỹ năng sinh tồn, cung cấp một không gian chỉ tập trung vào việc sinh tồn và hoàn thành những công việc cần thiết thường nhật chán nản ngay cả sau khi mất đi một người quan trọng trong cuộc sống của bạn.
In the long run, masked grief is significantly detrimental. It keeps its victims in a kind of limbo between staying in the past and moving forward, and the emotional toll of that experience can be devastating— not to mention the physical suffering that often goes along with chronic grieving.
Về lâu dài, sự che giấu nỗi buồn gây ra những hậu quả tiêu cực đáng kể. Nó giữ chân nạn nhân trong một kiểu trạng thái lưỡng lự giữa việc bám lấy quá khứ và tiến lên phía trước, và gánh nặng tình cảm từ trải nghiệm đó có thể có sức công phá cực lớn – chưa kể đến những nỗi đau thể chất thường đi kèm với việc đau buồn kéo dài.
Initially, masked grief can be overlooked and acknowledged as a survival mechanism while those grieving focus on putting one foot in front of the other. As time wears on, however, masked grief needs to be uncovered to avoid its long-range harmful impacts. Taking the step of honest self-reflection to determine whether you’re suffering from masked grief is essential on the pathway to healing, and there are several markers that can indicate you may not be addressing your grief in the healthiest way:
Ban đầu, sự che giấu nỗi buồn có thể bị xem nhẹ và được nhìn nhận như một cơ chế sinh tồn trong khi những người đang đau buồn tập trung vào việc tiến lên phía trước. Tuy nhiên, theo thời gian, nỗi buồn bị che giấu cần được nói ra để tránh những tác động tiêu cực lâu dài của nó. Việc thực hiện bước tự phản ánh một cách trung thực để xác định liệu bạn có đang chịu đựng nỗi buồn kìm nén hay không là điều cần thiết trên con đường hồi phục, và có một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận ra rằng bạn đang xử lý nỗi buồn của mình theo cách không được lành mạnh:
1. Your emotions are unpredictable and waver uncontrollably.
1. Cảm xúc của bạn không thể dự đoán được và dao động không kiểm soát.
This is common during the first aftershocks of loss, but, as time goes on, you should see some stabilization in your feelings. It should become less common to react to small situations with over-the-top emotions, and, eventually, you’ll recognize a wider range of feelings returning to your emotional repertoire.
Điều này thường xảy ra trong những cú sốc đầu tiên của sự mất mát, nhưng theo thời gian, bạn có thể nhận thấy sự ổn định hơn trong cảm xúc của mình. Việc phản ứng thái quá đối với những tình huống nhỏ nhặt trở nên ít thường xuyên hơn, và cuối cùng, bạn sẽ cảm nhận được một phổ trạng thái rộng hơn quay trở về với bản giao hưởng cảm xúc của bạn.
If you find yourself feeling empty, blunted, and numb, with frenzied periods of time in between when your emotions change on a dime, with little warning, it may be time to take a step back. Unpredictability may be common in the beginning stages of grief, but, ultimately, it should decrease as you work through the pain.
Nếu bạn nhận thấy bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, đờ đẫn, và tê liệt, với những khoảng thời gian cuồng loạn khi cảm xúc của bạn thay đổi đột ngột và không có dấu hiệu cảnh báo trước, có thể đến lúc bạn cần thả lỏng một chút. Sự bất ổn có thể phổ biến trong giai đoạn đầu của nỗi buồn nhưng sau cùng, nó sẽ giảm đi khi bạn vượt qua được nỗi đau.
Are bland situations triggering an overreaction? Do you feel like a ticking time bomb but unable to pinpoint why, exactly? If you’re months, or even years, out of an initial loss and still struggling to anticipate your emotional reactions to different situations, it could very well be a sign that grief is eating away at your insides, stealing your ability to reconstruct meaning in your life.
Những tình huống nhàm chán có kích thích một phản ứng thái quá không? Bạn cảm thấy như một quả bom hẹn giờ nhưng không thể xác định rõ nguyên nhân? Nếu bạn đã trải qua nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm, sau một lần mất mát ban đầu và vẫn đang vất vả để dự đoán phản ứng cảm xúc của bạn đối với các tình huống khác nhau, điều đó có thể là dấu hiệu rằng nỗi buồn đang ăn mòn bên trong bạn, cướp đi khả năng tạo ra ý nghĩa của bạn trong cuộc sống của mình.
2. Your physical health is steadily declining.
2. Sức khỏe cơ thể bạn đang dần suy giảm.
Grief has tremendous impacts, and not all are emotional or mental—physical changes are a common side effect as well. Gastrointestinal issues, sleep deprivation, and even anxiety attacks can all play a serious role in recovering from a significant loss.
Buồn bã có những tác động tiêu cực trầm trọng và không phải tất cả đều là về mặt cảm xúc hay tinh thần – những thay đổi về mặt cơ thể cũng là một tác dụng phụ thường thấy. Các vấn đề về tiêu hóa, thiếu ngủ, thậm chí cả cơn đau thắt ngực đều có thể đóng một vai trò nghiêm trọng trong việc hồi phục từ một mất mát lớn.
Though the physical effects of grief are well established, they should start to resolve as you move forward to navigate a different life. If you find your health continuing to suffer down the road, with no known physical cause to pinpoint, it’s possible that grief is the culprit.
Mặc dù tác động về thể chất của nỗi buồn đã được công nhận rộng rãi, chúng sẽ bắt đầu giảm đi khi bạn tiến lên phía trước để hướng đến một cuộc sống khác. Nếu bạn thấy sức khỏe của mình vẫn tiếp tục suy giảm, mà không thể xác định rõ nguyên nhân thì rất có thể sự đau buồn chính là thủ phạm.
3. You have lost the ability to create new meaning.
3. Bạn đã mất đi khả năng tạo dựng ý nghĩa cuộc sống mới.
Grief turns your world upside down, whisks away everything that is known and familiar, and leaves behind an immense void. The pressure to fill that void starts shortly after the initial loss, after the shock starts to wear off and support systems go back to their own lives—when the person grieving is suddenly left to their own devices to find a way through the mess.
Nỗi buồn làm đảo lộn thế giới của bạn, cuốn đi tất cả những gì quen thuộc và để lại một khoảng trống lớn. Áp lực để lấp đầy khoảng trống này bắt đầu ngay sau khi sự mất mát ban đầu, sau khi cú sốc bắt đầu thuyên giảm và những mạng lưới hỗ trợ quay trở về cuộc sống riêng của họ – khi người đang đau buồn bỗng chốc phải tự mình tìm cách vượt qua sự xáo trộn.
The depression that can accompany this time tends to rob you of joy, and the thought of creating a new, different life around the void of grief easily overwhelms. As life goes on, however, the steps toward creating meaning become less weighted down—but for those whose grief is masked, this phase can seem to drag on forever.
Trầm cảm có khả năng đi kèm vào khoảng thời gian này thường cướp đi niềm vui của bạn và suy nghĩ về việc xây dựng một cuộc sống mới khác quanh khoảng trống của nỗi buồn, dễ dàng gây ra cho bạn cảm giác choáng ngợp. Tuy nhiên, khi cuộc sống tiếp tục, các bước để tạo dựng ý nghĩa cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn – nhưng đối với những người có nỗi buồn bị che giấu, giai đoạn này dường như kéo dài mãi mãi.
If, after adequate time has passed, you feel unable to find joy in familiar places and activities and are struggling with no desire to find new rituals or hobbies, it could potentially be attributed to masked grief. Grief lurking in the shadows is a thief, robbing not just your past but also your future if left unresolved.
Nếu sau một thời gian đủ lâu đã trôi qua, bạn cảm thấy không thể tìm được niềm vui trong những địa điểm hay hoạt động quen thuộc và đang gặp khó khăn trong việc không có mong muốn tìm kiếm những nghi lễ hoặc sở thích mới, điều này có thể được gán cho nỗi buồn bị kìm nén. Nỗi buồn rình rập trong bóng tối là một tên trộm, không chỉ cướp đi quá khứ của bạn mà còn cả tương lai nếu nó không được giải quyết.
The Fluidity of Grief
Tính Linh Hoạt Của Buồn Bã
Research is clear that grief’s boundaries are blurry, necessitating a grieving process that allows each individual space to recover in the way that best meets their needs. There is no prescription for healing from grief.
Nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng biên giới của nỗi buồn là mờ nhạt, đòi hỏi một quá trình đau thương cho phép mỗi cá nhân có một khoảng không gian để chữa lành nhằm đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Không tồn tại một phương pháp hồi phục nào từ sự buồn bã.
The importance of viewing grief as fluid and ongoing is critical to recovery from loss. There will never be a time when that momentous loss escapes you. There will never be a time when grief fully retracts its claws. But there will be a time when life learns to grow around the hole left behind.
Tầm quan trọng của việc nhìn nhận sự đau buồn như một quá trình linh hoạt và liên tục mang tính quyết định đối với quá trình hồi phục từ mất mát. Sẽ không bao giờ có một thời điểm mà sự mất mát khổng lồ thoát khỏi bạn. Sẽ không bao giờ có một thời điểm mà buồn bã hoàn toàn rút bỏ móng vuốt của nó. Nhưng sẽ có thời điểm cuộc sống học cách nảy nở xung quanh vết thương mà nó để lại.
—————————————–
Nguồn bài viết:
https://www.psychologytoday.com/us/blog/stress-fracture/202303/3-signs-youre-masking-grief