8 Hành vi của một Người Mẹ Độc Hại

8 Things That Toxic Mothers Do

 

Biên dịch: Chúc An – Hiệu đính: Xanh Lam

Marginalizing, scapegoating, and more.

Phớt lờ, đổ lỗi và nhiều hơn nữa.

 

KEY POINTS

  • A parent not only creates the world a child inhabits but also dictates how it is to be interpreted.
  • An unloved daughter’s core conflict is her recognition of how she’s been wounded by her mother and her hunger for her mother’s approval and love.
  • Toxic maternal behavior can include things like guilt-tripping, shaming, and gaslighting.

Những Trọng Điểm

  • Cha mẹ không những tạo ra môi trường sống của con cái mà còn định hướng cách chúng suy nghĩ.
  • Mâu thuẫn của một người con gái không được yêu thương là sự nhận thức được cô ấy bị tổn thương bởi mẹ như thế nào và khao khát sự chấp nhận và tình yêu thương của mẹ.
  • Hành vi độc hại của người mẹ bao gồm những việc làm như đổ lỗi cho con mình để chúng cảm thấy tội lỗi, chê bai, thao túng tâm lý.

 


 

Not long ago, I got the following message from a reader:

Không lâu về trước, tôi nhận được một bức thư từ người đọc gửi đến:

“Well, I did it. After a year of no contact, I was feeling down and I called my mother and she sounded happy to talk. So I had instant amnesia and went to see her on Saturday. How could I have been so clueless? It didn’t take more than 15 minutes for it to become the same old same old. Has she memorized a script? I left after an hour, utterly diminished. Is this me being beyond dumb, or has anyone else done this?”

“Tôi đã làm điều đấy. Sau một năm không liên lạc, tôi cảm thấy buồn và đã gọi điện cho mẹ tôi, bà ấy nghe rất vui vẻ. Tôi đã ngay lập tức quên hết tất cả mọi chuyện và đến gặp bà ấy vào thứ bảy. Tại sao tôi có thể mù quáng đến vậy? Chỉ mất không đến 15 phút, mọi chuyện lại xảy ra y như trước trước đây. Liệu mẹ tôi có học thuộc một kịch bản cho sẵn? Tôi rời sau một tiếng nói chuyện với bà ấy, cảm thấy tồi tệ vô cùng. Liệu có phải tôi quá ngu ngốc, hay có ai đó cũng đã từng trải qua điều tương tự?”

Photograph by Eli Difaria. Copyright free. Unsplash.
nguồn ảnh: Photograph by Eli Difaria_Copyright free. Unsplash.

If you’re curious about how I answered, I told her it happens so often that I actually have a phrase for it in my writing: going back to the well. The phrase conveys the disparity between what you know intellectually—that the well is dry—and what you desperately want emotionally, which is a well of mother love that is replenished and flowing. If you have found yourself setting boundaries and then tearing them down, going low or no contact and then reinstating communication once again only to be faced with the same scripts, know that you’re not alone. If it’s any help, I did it for close to 20 years between the ages of 20 and 40. In fact, research shows that this back-and-forth—escaping from your mother’s orbit and then going back again—is more typical than not.

Nếu bạn tò mò tôi đã trả lời cô ấy như thế nào, tôi đã nói rằng điều này xảy ra thường xuyên đến mức tôi còn có một cụm từ cho nó trong bài viết của tôi: quay lại cái giếng cũ. Cụm từ này thể hiện sự chênh lệch giữa những gì bạn nhận thức được – rằng cái giếng đã cạn – và những gì bạn khao khát muốn có được, là cái giếng tràn đầy tình yêu thương của mẹ. Nếu bạn thấy rằng bản thân đặt ra ranh giới rồi lại gỡ bỏ chúng, giữ khoảng cách hoặc cắt đứt liên lạc sau đó liên lạc lại với chỉ để gặp lại kịch bản tương tự, bạn không hề cô đơn đâu. Tôi đã trải qua điều này gần 20 năm từ độ tuổi 20 đến 40. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thoát ra khỏi quỹ đạo của mẹ rồi lại quay thường xảy ra hơn là không.

The larger problem is that there’s a script written by your mother, and you’re a bit player. Yes, there’s a writer/director, and she owns the stage.

Điều tồi tệ hơn nữa là có một kịch bản được viết bởi mẹ bạn, và bạn chỉ là một vai phụ. Đúng vậy, có một người là nhà biên kịch/đạo diễn, và bà ấy làm chủ sân khấu này.

 

Power and the mother-daughter relationship

Quyền lực và mối quan hệ giữa mẹ và con gái

nguồn ảnh: Power of Positivity

Understandably since we prefer to believe in the universality of mother love—a myth that permeates the culture—we shy away from seeing the inherent power of a parent and the possibility of abuse of power; we like to think of mothers as benevolent and caring rulers, keepers of a peaceable kingdom, but that’s not always the case. As Deborah Tannen so cogently put it in her book, You’re Wearing That? Mothers and Daughters in Conversation, a parent not only creates the world a child inhabits but also dictates how it is to be interpreted. As young children, we understand what goes on in our family—things that are said and done, how people act and react—because our mothers do the interpreting for us.

Bởi chúng ta luôn tin vào sự phổ quát của tình mẫu tử – một điều đã thấm sâu vào văn hóa – chúng ra không muốn nhìn nhận quyền lực vốn có của cha mẹ và khả năng họ sẽ lạm dụng quyền lực của mình; chúng ta muốn nhìn mẹ như một người cai quản ân cần và nhân từ, người giữ gìn hòa bình cho vương quốc, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Như Deborah Tannen đã nói một cách rất thuyết phục trong cuốn sách của mình, “You’re Wearing That? Mothers and Daughters in Conversation”, cha mẹ không những tạo ra môi trường sống của con cái mà còn định hướng cách chúng suy nghĩ. Từng là những đứa trẻ, chúng ta hiểu được điều diễn ra trong gia đình mình – những thứ được nói và làm, cách mọi người cư xử và phản ứng – bởi mẹ thường là người giải thích cho chúng ta.

And, not surprisingly, interactions and behaviors—even abusive and toxic ones—get normalized; as children, we assume that every household is pretty much like ours, and the recognition that other families function differently may come slowly. Additionally, that recognition can absolutely co-exist with our continued acceptance of how things are in our family. We justify our mothers yelling at us: We’re bad or too sloppy or don’t listen. We accept getting called names, because we wrongly believe those words reflect who we are—“difficult,” “lazy,” “disobedient,” “stupid.” We think our brothers or sisters get treated differently than we do, because they are good, admirable, and lovable, and we are not.

Và không ngạc nhiên rằng những tương tác và hành vi – thậm chí mang tính lạm dụng và độc hại – đều được bình thường hóa. Khi còn bé, chúng ta cho rằng các gia đình khác đều giống như gia đình mình, và có thể phải lâu sau đó chúng ta mới nhận thức được rằng các gia đình khác không giống gia đình mình. Hơn nữa, kể cả có nhận thức được sự việc, chúng ta có thể vẫn tiếp tục chấp nhận mọi việc đang diễn ra trong gia đình mình. Chúng ta biện minh cho việc bị mẹ la mắng rằng: Chúng ta thật tồi tệ hoặc cẩu thả hoặc đã không nghe lời. Chúng ta chấp nhận việc bị gọi bởi những cái tên, bởi vì chúng ta tưởng rằng những từ ngữ đó phản ảnh con người mình – “khó tính,” “lười biếng,” “hỗn láo,” “ngu ngốc.” Chúng ta nghĩ rằng anh chị em của mình được đối xử khác hơn bởi họ tốt hơn, đáng ngưỡng mộ và đáng được yêu. Còn chúng ta thì không.

Recognition arrives at the pace of molasses, not lava.

Sự nhận thức sẽ đến chậm như mật chảy, chứ không như dung nham.

 

Adulthood and the core conflict

Thời trưởng thành và những mâu thuẫn cốt lõi

MartaMonteiro_Motherdaughter
nguồn ảnh: Marta Monteiro – Vox

Most unloved daughters believe that adulthood will free them from the hurt of being unloved, as I certainly did; it comes as a wrenching surprise that moving into the larger world, vacating their childhood rooms, does little to quell either the pain or their continuing need for their mother’s love and support. This is what I call “the core conflict” in my book, Daughter Detox: the conflict between the daughter’s growing recognition of how she’s been wounded by her mother and her hunger for her mother’s approval and love. As long as the daughter remains conflicted, she’s more likely to normalize, explain away, or flat-out deny her mother’s treatment than not and to do what she can to beat down her perceptions of her mother’s behaviors. This is the part I call “the dance of denial.”

Hầu hết những cô con gái không được yêu thương đều tin rằng họ sẽ vượt qua nỗi đau này khi trưởng thành, như tôi đã từng tin; họ đau đớn ngạc nhiên rằng việc chuyển đến một thế giới rộng lớn hơn, rời khỏi phòng ngủ của mình, không hề giảm bớt nỗi đau của họ hay sự tiếp tục khao khát tình yêu thương và sự ủng hộ của mẹ. Tôi gọi đây là “mâu thuẫn cốt lõi” trong sách của mình, Daughter Detox: sự nhận thức được cô ấy bị tổn thương bởi mẹ như thế nào và khao khát sự chấp nhận và tình yêu thương của mẹ. Khi người con gái vẫn còn mâu thuẫn, cô ấy thường sẽ bình thường hóa, giải thích hoặc phủ nhận thẳng thừng cách đối xử của mẹ mình hơn là không và làm những gì cô ấy có thể để tránh nhận thức về hành vi của mẹ. Tôi gọi đây là “vũ điệu của sự phủ nhận.”

This dance can go on for years and years, by the way, or as long as the daughter remains conflicted. I have readers who stayed conflicted for six and seven decades of their lives. 

Vũ điệu này có thể kéo dài trong nhiều năm, hoặc cho đến khi nào người con gái hết mâu thuẫn. Tôi có những người đọc vẫn còn mâu thuẫn tận sáu hay bảy thập kỷ của cuộc đời họ.

 

8 common varieties of toxic maternal behavior

8 loại hành vi phổ biến của một người mẹ độc hại

Ask The Therapist: “Trauma from my toxic parents has made my life hell..” - Mashion
nguồn ảnh: Mashion

Keep in mind that what may prevent you from recognizing these behaviors as toxic is how used to them you are; the metaphor I always use is that of the pile of boots and shoes left by the door in winter. It doesn’t take long to get so used to seeing the pile that you no longer notice it, and alas, mistreatment is really no different. To keep the peace, go along to get along, or if you’re still unsure how to deal with your family situation, you may also openly rationalize her behaviors, saying, “She doesn’t really mean it,” or “It’s just the way she is.” You may be encouraged to do just that by other family members who are invested in your not rocking the boat and maintaining the status quo.

Hãy nhớ rằng việc bạn đã quen với những hành vi này có thể khiến bạn không nhận ra rằng chúng độc hại; phép ẩn dụ mà tôi luôn dùng là về cái chồng giày dép để ở bên cửa vào mùa đông. Không mất nhiều thời gian để bạn quen nhìn thấy cái chồng giày đó và rồi bạn sẽ không để ý đến nó nữa, và buồn thay, sự ngược đãi cũng chẳng khác gì. Để duy trì sự hòa thuận, hoặc nếu bạn không biết làm thế nào để giải quyết với tình hình gia đình của mình, bạn có thể biện minh cho hành vi của mẹ bạn, nói rằng “Bà ấy không hề có ý đó,” hay “Bà ấy là như vậy mà.”  Những thành viên trong gia đình có thể cũng khuyên bạn nên nghĩ như vậy bởi họ không muốn bạn làm rối mọi chuyện lên và vẫn giữ trạng thái như hiện tại.

That said, these are all abusive and toxic behaviors. Make no mistake about that.

Điều đó nói lên rằng. Đây chính là những hành vì lạm dụng và độc hại. Đừng hiểu nhầm về nó.

 

1. Shaming and Blaming

1. Chê bai và đổ lỗi

This may start in childhood, magnifying small mishaps into full-scale dress-downs in front of other people or simply blaming the daughter for her mistake by attributing it to her flawed nature; shaming is highly personalized and usually expressed as “You always” or “You never.” Done often enough, these messages are internalized by the child in the form of self-criticism, the habit of mind that attributes errors or failures to fixed character flaws; this habit becomes a fixture that lasts into adulthood until it is recognized and addressed.

Điều này có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, phóng đại những sự cố nhỏ để khiển trách trước mặt người khác hay đơn giản là trách móc con gái vì những khiếm khuyết của cô ấy; sự trách móc mang tính cá nhân cao và thường được để thể hiện qua những cụm từ “Con luôn luôn” hay “Con không bao giờ”. Nếu một đứa trẻ phải nghe điều này thường xuyên, nó sẽ tiếp thu những lời chỉ trích ấy như một dạng chỉ trích bản thân, quy cho những lỗi lầm hay thất bại của mình là do sự yếu kém của bản thân; thói quen này sẽ kéo dài cho đến khi đứa trẻ nhận thức được.

Many studies show that self-criticism and poor mental health, especially depression, go hand-in-hand.

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc chỉ trích bản thân và tâm lý không ổn định, đặc biệt là trầm cảm, đi đôi với nhau.

 

2. Guilt-Tripping

2. Làm con cái cảm thấy tội lỗi để thao túng cảm xúc của chúng

This is Mom playing the victim and the child being reminded how derelict she is, most usually after “all” the mother has done for her. While it has its roots in the daughter’s childhood, it is used to even greater effect in the daughter’s adulthood, especially if she tries to establish boundaries or regulate contact with her parent. “Adele’s” experience as she recounted it is reminiscent of many others:

Đây là khi người mẹ đóng vai nạn nhân và nhắc nhở đứa con gái ra cô ấy đã vô trách nhiệm đến mức nào, nhất là khi sau “tất cả” những gì người mẹ đã làm cho cô ấy. Tuy rằng điều này bắt nguồn từ thời thơ ấu của người con gái, điều này còn ảnh hưởng nhiều hơn đến cô ấy khi đã trưởng thành, đặc biệt là khi con gái cố gắng tạo ra những ranh giới hay hạn chế liên lạc với mẹ mình. Trải nghiệm của Adele khi cô ấy kể lại gợi nhớ đến nhiều người khác:

“Every time I talk back or try to make a point about her nastiness, she hangs up. Within days, I hear from someone else in the family—perhaps my aunt, my father, or a cousin—that my mother is ill and distraught, and it’s my fault. The messenger then criticizes me for my cruelty, laying the groundwork for my mother’s ‘poor me’ saga. It is maddening. And, yes, a part of me always feels guilty. Even though I know I am being played.”

“Mỗi khi tôi nói về những tính xấu của bà ấy trong cách ứng xử, mẹ tôi sẽ cúp máy. Một vài ngày sau, tôi nghe được từ ai đó trong gia đình – có lẽ là dì tôi, bố tôi, hoặc em họ tôi – nói rằng mẹ tôi đang ốm và mệt mỏi, và đó là lỗi của tôi. Người truyền tin sau đó đã chỉ trích tôi vì sự vô tâm của tôi, tạo nền tảng cho câu chuyện “khốn khổ cái thân tôi” của mẹ. Điều này thật điên rồ. Và, vâng, một phần trong tôi vẫn luôn cảm thấy tội lỗi. Cho dù tôi biết mình đang bị thao túng cảm xúc.”

Adele’s story is pretty typical because guilt is reinforced by cultural expectations and a Biblical Commandment; it’s an easy button to push.

Câu chuyện của Adele là khá điển hình bởi cảm giác tội lỗi sẽ được củng cổ bởi những kỳ vọng và một Điều Răn trong Kinh Thánh; không hề khó để khiến người con cảm thấy tội lỗi.

 

3. Playing the Comparison Game

3. So sánh

Favoritism in families isn’t limited to drama queen mothers; it even happens in healthy and loving families often enough that Parental Differential Treatment has an acronym for ease—PDT. But PDT is usually not deliberate, even though it does affect the children in the family; sometimes, it has to do with the mother’s own “goodness of fit” with one child and not another (she finds it easier to deal with a child whose personality is more like hers, for example) or is more comfortable with a child who needs less support than one who needs more (or vice versa).

Sự thiên vị không chỉ xảy ra trong những gia đình có những bà mẹ lắm chuyện; nó còn xảy ra trong những gia đình lành mạnh nhiều đến mức “Sự đối xử phân biệt của cha mẹ” còn có một từ viết tắt để dễ đọc – PDT. Tuy vậy, PDT thường xuyên không phải là cố ý, kể cá nó có ảnh hưởng đến đứa trẻ trong gia đình; đôi lúc, người mẹ sẽ thích đứa con “phù hợp” với mình hơn là đứa còn lại (giả sử, người mẹ sẽ thấy dễ dàng hơn khi đối phó với đứa con có tính cách giống mình hơn) hoặc cảm thấy dễ chịu hơn với đứa con cần ít sự giúp đỡ hơn đứa kia (hoặc ngược lại)

The toxic mother plays favorites to maintain her control over her children—manipulating their need to be favored—and to shape the relationship among and between siblings. It’s conscious and deliberate and usually rationalized. (She criticizes you mercilessly so you don’t get too full of yourself, she compares you to your sibling to motivate you, etc.) Being an only child doesn’t exempt you, by the way; there are always cousins, neighbors, or even celebrities to make a negative comparison (“Why aren’t you more like her? Why can’t you make me proud the way her mother is?”).

Người mẹ độc hại sẽ chơi trò thiên vị để kiểm soát những đứa con của mình – thao túng sự mong muốn được ưu ái của chúng – và để điều chỉnh mối quan hệ giữa các anh chị em trong nhà. Người mẹ nhận thức và cố ý làm việc này và thường cố gắng hợp lý hóa nó. (Ví dụ, bà ấy chỉ trích bạn không thương tiếc để bạn không tự phụ, bà ấy so sánh bạn với anh chị em của bạn để thúc đẩy bạn.) Kể cả bạn có là con một thì bạn cũng không thể tránh khỏi sự so sánh này; bạn có thể bị so sánh với họ hàng, hàng xóm, hoặc thậm chí là người nổi tiếng (“Sao con không được như cô ấy? Tại sao con không làm mẹ tự hào được như vậy?”)

 

4. Covert or Passive Aggression

4. Gây hấn thụ động

The mother may display passive or covert aggression toward her child—most of the behaviors listed here don’t involve screaming or yelling—but I have included this because children’s development is directly affected by how parents relate to each other and to others in the family. A longitudinal study by Patrick T. Davies and colleagues looked at children at three intervals—kindergarten, second grade, and seventh grade—and compared the effects of overt and covert interparental conflict at different ages. The differences were revealing and worth keeping in mind as you consider how your parents worked out their differences and how that might have affected you.

Người mẹ có thể gây hấn thụ động với con của mình – hầu hết những hành vi được liệt kê ở đấy không bao gồm là hét hay quát mắng – nhưng tôi đã cho thêm hành vi này vào bởi sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp từ cách cha mẹ chúng đối xử với nhau và với những người khác trong gia đình. Một nghiên cứu theo dõi dọc được thực hiện bởi Patrick T. Davies và các đồng nghiệp đã xem xét trẻ em ở ba cấp học – mẫu giáo, lớp hai, và lớp bảy – và so sánh ảnh hưởng của những cuộc xung đột công khai và xung đột ngầm của cha mẹ của những đứa trẻ ở độ tuổi khác nhau. Sự khác biệt này rất đáng chú ý và đáng để bạn ghi nhớ khi bạn xem xét cách cha mẹ mình giải quyết những xung đột của h và cách việc ấy đã ảnh hưởng tới bạn.

While children exposed to overt hostility, including verbal anger, stonewalling, nonverbal anger, and physical aggression, internalized symptoms by second grade and showed behavioral deregulation and avoidance of conflict, the children exposed to covert hostility externalized their symptoms at the same interval, being emotionally reactive and involving themselves in conflict. The young adolescents exposed to open hostility continued to internalize by seventh grade and were anxious, withdrawn, had trouble sleeping, and were depressed. The adolescents exposed to the more covert type of parental conflict had trouble regulating behaviors like paying attention in class, were aggressive, and were prone to breaking rules.

Trong khi trẻ em tiếp xúc với thái độ thù hằn, bao gồm bạo lực bằng ngôn từ, sự từ chối giao tiếp, những cơn cáu giận ngầm kín không thể hiện bằng lời, và tấn công vật lý, biểu hiện các triệu chứng nội hóa vào lớp hai và cho thấy sự rối loạn hành vi và tránh né xung đột, thì những đứa trẻ tiếp xúc với sự thù địch ngấm ngầm thể hiện các triệu chứng của mình bằng cách phản ứng cảm xúc và tự dấn thân vào xung đột. Những thanh thiếu niên trẻ tiếp xúc với sự thù địch công khai tiếp tục nội hóa vào lớp bảy và cảm thấy lo âu, thu mình, khó ngủ và trầm cảm. Những thanh thiếu niên tiếp xúc với kiểu xung đột ngấm ngầm của cha mẹ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các hành vi như chú ý trong lớp, trở nên hung hăng và có xu hướng phá vỡ các quy tắc.

 

5. Gaslighting

5. Thao túng tâm lý

While usually associated with adult relationships, the sad truth is that parents also gaslight their children. Gaslighting a child is incredibly easy and horribly effective, because parents are authority figures in every sense, and when they tell you that something didn’t happen, you’re very likely to believe it. (I might have been the exception to the rule, because I knew by the age of 6 or 7 that my recollection of events or things that had been said was just fine, thank you very much. Unfortunately, it had the effect of making me think that either my mother or I was crazy, and the idea that I might be crazy was absolutely terrifying.)

Tuy rằng điều này thường xảy ra trong những mối quan hệ của người lớn, có một sự thật đáng buồn là cha mẹ cũng có thể thao túng con của mình. Việc thao túng một đứa trẻ là rất dễ và hiệu quả một cách đáng sợ, bởi cha mẹ là người có thẩm quyền, và khi họ nói bạn rằng một điều gì đó không xảy ra, bạn rất có khả năng sẽ tin vào điều đó. (Tôi có lẽ là một ngoại lệ, bởi tôi đã biết từ khi 6 hoặc 7 tuổi trí nhớ của tôi về các sự kiện kệ trên đều rất bình thường, thật là may mắn. Thật không may rằng điều đó đã khiến tôi nghĩ rằng mẹ tôi hoặc tôi bị điên, và ý nghĩ rằng tôi bị điên thật khủng khiếp.)

Gaslighting is extremely damaging to a child who, in the best of all possible worlds, should be learning to trust her emotions and thoughts and honing her skills at reading other people; instead, gaslighting acts like a machete, cutting down her early efforts and substituting self-doubt and blame instead. That was Robyn’s experience:

Thao túng tâm lý gây tổn thương nghiêm trọng cho một đứa trẻ, trong khi điều chúng nên học là tin vào cảm xúc và suy nghĩ của mình và rèn luyện kỹ năng đọc vị người khác; ngược lại, thao túng tâm lý giống như một con dao rựa, cắt đứt hết những nỗ lực của cô ấy và thay vào đó là sự nghi ngờ bản thân và đổ lỗi. Đó là trải nghiệm của Robyn:

“My mother would make promises, break them, and tell me she never made them. I now know that’s gaslighting. When my brother hit me, she’d blame me for egging him on, and then when I protested, she’d say it was my fault. That’s gaslighting too. Or she’d just deny something happened. Period. She’d stand in the kitchen, her hands on her hips, and call me a liar or ask why I was a liar. Wow. Therapy gave me eyes.”

“Mẹ tôi sẽ hứa hẹn với tôi, rồi lại không thực hiện chúng, và rồi bảo với tôi rằng bà ấy chưa bao giờ hứa hẹn với tôi điều gì cả. Tôi giờ đã biết đó là thao túng tâm lý. Khi anh trai tôi đánh tôi, bà ấy sẽ trách tôi là tôi đã khiêu khích anh ấy, và rồi khi tôi phản đối, bà ấy sẽ nói đấy là lỗi của tôi. Đó cũng là thao túng tâm lý. Hoặc bà ấy chỉ đang phủ nhận điều đã xảy ra. Chấm hết. Bà ấy đứng trong bếp, chống tay lên hông, và gọi tôi là kẻ dối trá hoặc hỏi tại sao tôi lại nói dối. Ôi trời đất, liệu pháp tâm lý đã giúp tôi nhìn ra điều đó.”

The good news about parental gaslighting—as opposed to partner gaslighting—is that getting older helps you see it.

Tin tốt về việc cha mẹ thao túng tâm lý – khác với việc bị người yêu thao túng – đó là khi bạn lớn lên, bạn sẽ dễ nhận ra điều đó.

 

6. Marginalizing or Mocking You

6. Phớt lờ hoặc chế giễu bạn

Mothers high in control or narcissistic traits orchestrate the relationships among and between the children in the family—that’s what favoritism is about in part—but making one child the butt of family derision is another way of keeping everyone in line. Mocking a child’s feelings or thoughts, either through words or contemptuous gestures, such as eye-rolling or laughter, isn’t just cruel but abusive and, yes, helps her self-doubt and even self-hatred to flourish.

Những bà mẹ có tính kiểm soát cao hay đặc điểm ái kỷ sẽ điều khiển các mối quan hệ giữa các đứa trẻ trong gia đình – sự thiên vị cũng là một phần – nhưng việc chế giễu đứa trẻ là một cách để kiểm soát mọi người. Chế giễu cảm xúc hoặc suy nghĩ của đứa trẻ, kể cả qua lời nói hay cử chỉ khinh bỉ, như lườm mắt hay cười nhạo, không chỉ tàn nhẫn mà thậm chí còn mang tính lăng mạ và, đúng vậy, điều này còn khiên nghi ngờ và căm ghét bản thân hơn.

Even in adulthood, always being told that your opinion is silly or stupid or that “No one cares what you think” is all about power and manipulation and is not to be excused or tolerated. Caring about someone involves mutual respect.

Kể cả khi đã trưởng thành, việc lúc nào cũng bị ai đó nói rằng ý kiến của bạn thật ngu ngốc hay “Không ai quan tâm bạn nghĩ gì cả” là đều liên quan đến quyền lực và sự thao túng và đây là một điều không thể bào chữa hay có thể chịu đựng được. Việc quan tâm đến ai đó đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau đến từ hai phía.

 

7. Scapegoating

7. Đổ lỗi

In my opinion, the single most resonant observation on scapegoating was offered by Gary Gemmill, who noted that the presence of a scapegoat allows a group or family and its members to believe that they are healthier than they really are. Having someone to pin the blame on—whether that’s a permanent role assigned to one person or a rotating one—allows you to think that things would be perfect if that one person weren’t around. Scapegoating, then, allows the mother who relishes control and needs to burnish her image to have a ready and reassuring explanation at hand. It’s no wonder that narcissistic mothers rely on it.

Theo quan điểm của tôi, quan sát đáng chú ý nhất về việc đổ lỗi được đề xuất bởi Gary Gemmill, người đã nhấn mạnh rằng việc đổ lỗi sẽ khiến một nhóm hay gia đình và các thành viên tin rằng họ nghĩ rằng họ lành mạnh, trong khi thực tế thì không phải vậy. Có một ai đó để đổ lỗi – dù đó là một ai đó cố định hoặc có thể thay đổi là người khác – khiến bạn nghĩ rằng mọi thứ sẽ thật hoàn hảo nếu người đó không ở đây. Đổ lỗi khiến cho người mẹ thích kiểm soát và cần được tôn vinh hình ảnh của mình sẵn sàng có một lời giải thích thích đáng trong tay. Việc những bà mẹ ái kỷ phụ thuộc vào đổ lỗi là không có gì ngạc nhiên.

 

8. Stonewalling

8. Từ chối giao tiếp

Acting as though someone hasn’t spoken and refusing to answer are direct ways of expressing extreme contempt, and while it’s humiliating and painful to experience as an adult, it’s absolutely devastating for a child, especially coming from a parent. One reader shared her experience:

Việc cư xử như thể chưa có ai nói gì hay từ chối trả lời là cách thể hiện sự khinh miệt cực độ một cách trực tiếp, và trong khi điều này có thể khiến người lớn cảm thấy nhục nhã và đau đớn khi phải trải qua, điều này lại rất tồi tệ đối với trẻ em, đặc biệt là khi điều đó đến từ bố mẹ. Một người đọc đã chia sẻ trải nghiệm của cô ấy:

“The silent treatment as my mother practiced it was terrifying; it could go on for days, which is pretty much an eternity when you are 6 or 7 years old. She’d look right through you like you weren’t there, and it felt as if I had been disappeared from the world. I did what I could not to anger her and to stay out of her line of sight; I said little and did less because I was afraid. My panic attacks when a teacher called on me started in high school, and it was a therapist who connected my fear of speaking up or asserting myself to my mother’s treatment when I got to college.”

“Sự im lặng độc hại của mẹ tôi thật khủng khiếp; nó có thể kéo dài trong vài này, nó như kéo dài vô tận khi bạn khoảng 6 hay 7 tuổi. Bà ấy sẽ nhìn bạn như thể bạn chẳng hề có ở đấy, và tôi cảm giác rằng tôi đã biến mất khỏi thế giới này. Tôi đã cố gắng không làm mẹ giận và tránh khỏi tầm mắt của bà ấy; tôi nói ít và làm ít hơn hơn bởi tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi cảm thấy hoảng loạn khi bị giáo viên gọi tên từ khi lên trung học, và khi tôi lên đại học, một nhà trị liệu tâm lý đã tìm ra sự liên kết giữa nỗi sợ của tôi khi nói lên hay tự khẳng định mình với cách mẹ tôi đã đối xử với tôi.”

Once you have recognized these behaviors and their effect on you, you will have to figure out how to set boundaries with your mother. Abuse is not OK.

Một khi bạn phát hiện ra những hành vi này và những ảnh hưởng của chúng, bạn cần phải tìm cách thiết lập ra những ranh giới với mẹ của bạn. Lạm dụng hoàn toàn không phải là một điều tốt.

 

 

—————————————–

Nguồn bài viết: 

https://www.psychologytoday.com/us/blog/tech-support/201905/8-things-that-toxic-mothers-do?amp

Để lại một bình luận