Hội chứng hậu nghỉ lễ là gì?

What Are the Post-Holiday Blues?

Hội chứng hậu nghỉ lễ là gì?

Biên tập: Chúc An – Hiệu đính: Lyn

It’s not uncommon to feel sad after the holidays—but know when to seek help

Việc cảm thấy buồn chán sau ngày nghỉ lễ không hề hiếm gặp, nhưng chúng ta nên biết khi nào cần đến sự giúp đỡ

Post-holiday blues usually refer to the short-lived mental distress, anxiety, and sadness that arises after the holidays. It’s common after all of the hoopla for people to experience a letdown or what some call the “post-holiday blues.” Usually not long-lasting, most people swing “back to normal” after a short while.

Hội chứng hậu nghỉ lễ thường dùng để chỉ nỗi lo âu và buồn bã diễn ra trong một thời gian ngắn sau những ngày nghỉ lễ. Việc cảm thấy buồn chán hay gặp “hội chứng hậu nghỉ lễ” sau khi những ngày nghỉ lễ náo nhiệt là một việc rất phổ biến. Thường thì hội chứng này sẽ không kéo dài, đa số sẽ quay trở lại bình thường sau một thời gian ngắn.

The holidays are a busy time, and they last from Thanksgiving through New Year’s Eve. This period might include celebrations and get-togethers for Thanksgiving, Christmas, Hanukkah, Kwanzaa, and New Year’s Eve.

Những ngày nghỉ lễ là thời gian bận rộn, kéo dài từ Lễ Tạ ơn cho đến cuối năm mới. Thời gian này có thể bao gồm những cuộc họp mặt trong Lễ Tạ ơn, Giáng Sinh, Hanukkah (Lễ hội Ánh sáng Do Thái), Kwanzaa (Lễ kỷ niệm văn hóa người Mỹ gốc Phi), và giao thừa.

While it may be an exciting stretch for many people, it can also be a prolonged period of loneliness and sadness for others. Throughout this time, emotions are heightened, and sometimes difficult to regulate.

Tuy đây có thể là một khoảng thời gian vui vẻ với nhiều người, nhưng đối với số khác đây có thể là một khoảng thời gian cô đơn và buồn chán dài đằng đẵng. Trong khoảng thời gian này, cảm xúc có thể rất mạnh mẽ và thỉnh thoảng sẽ hơi khó để kiểm soát.

Researchers have found that mental health problems tend to increase after the holiday season. While feeling let down, exhausted, or even sad after the holidays is normal, pay attention to how long these emotions last. Focus on self-care and creating a supportive routine during the post-holiday seasons, but be sure to talk to a professional if these symptoms are severe or persistant.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vấn đề về sức khỏe tinh thần phổ biến hơn sau những mùa nghỉ lễ. Tuy việc cảm thấy thất vọng, mệt mỏi hay thậm chí là buồn bã là điều khá bình thường, nhưng hãy để ý đến thời gian những cảm xúc này kéo dài. Hãy quan tâm đến bản thân và tạo ra những thói quen lành mạnh trong mùa nghỉ lễ, nhưng hãy gặp chuyên gia nếu những triệu chứng này tiếp tục kéo dài và trở nên tồi tệ hơn.

Here is what you need to know about this down period. This article will discuss the Christmas effect on mental health, signs of post-holiday blues, emotions you might feel after the frantic holidays, and tips on how to feel better.

Sau đây là những gì bạn cần biết về khoảng thời gian này. Bài báo này sẽ đề cập đến những ảnh hưởng của Lễ Giáng sinh đến sức khỏe tinh thần, những dấu hiệu của hội chứng hậu nghỉ lễ, những cảm xúc chúng ta có thể gặp phải sau những kì nghỉ náo nhiệt, và một số cách để cảm thấy tốt hơn.

The Post-Holiday Blues and Mental Health

Hội chứng hậu nghỉ lễ và sức khỏe tinh thần

Many people experience mental health challenges after the holidays. Scientists have in fact studied the effect of religious holidays on individuals.

Có rất nhiều người phải đối mặt với vấn đề về tâm lý sau kỳ nghỉ lễ. Những nhà khoa học đã nghiên cứu hậu quả của những ngày lễ theo tôn giáo lên những cá nhân. 

In a study called “The Christmas Effect on Psychopathology”*, scientists conducted a literature search from 1980 to the present. They used the search terms “Christmas,” “suicide,” “depression,” “psychiatric disorders,” and “self-harm behavior.” It included studies from the U.S. as well as other countries.

Trong một thí nghiệm tên là “Ảnh hưởng của Lễ Giáng sinh lên tâm bệnh học”, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tài liệu từ năm 1980 cho đến nay. Họ sử dụng các thuật ngữ “Giáng sinh”, “tự tử”, “sự trầm cảm”, “bệnh tâm thần”, và “hành vi gây hại bản thân”. Đây cũng bao gồm nghiên cứu từ Mỹ cũng như các quốc gia khác.

They found a decrease in the overall utilization of psychiatric emergency services and admissions, self-harm behavior, and suicide attempts/completions during the holiday. But they found an increase, or a rebound, following the Christmas holiday.

Họ nghiên cứu được rằng việc sử dụng dịch vụ tâm thần khẩn cấp và những ca cấp cứu, hành vi gây hại bản thân, và hành vi tự sát/cố gắng tự sát đã về tổng thể giảm đi trong kỳ nghỉ lễ. Nhưng họ lại phát hiện ra rằng lại có một sự gia tăng sau kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh.

A 2022 systematic review of 25 studies also found that psychiatric hospitalizations were lower at Christmas and during other holidays than they were during other times of the year.

Một hệ thống đánh giá 25 bài nghiên cứu vào năm 2022 cũng phát hiện ra rằng việc các ca điều trị tâm thần vào Lễ Giáng Sinh hay các kỳ nghỉ lễ khác thấp hơn những thời gian khác trong năm.

Signs of Post-Holiday Blues / Dấu hiệu

How can you determine if what you have is indeed the post-holiday blues? Rest assured, though signs may vary, any of these signs likely won’t last too long.

Làm thế nào để nhận biết rằng chúng ta đang mắc phải hội chứng hậu nghỉ lễ? Tuy có nhiều dấu hiệu, nhưng chúng chắc chắn thường sẽ không quá kéo dài.

After the adrenaline rush of the holidays, you may feel:

  • Anxious
  • Unmotivated
  • Irritable
  • Moody
  • Stressed
  • Depressed
  • Unable to sleep
  • Worried about money

Sau những ngày nghỉ lễ hào hứng, bạn có thể:

  • Lo lắng
  • Mất động lực
  • Hay nổi nóng
  • Tính tình bất thường
  • Căng thẳng
  • Trầm cảm
  • Không ngủ được
  • Lo nghĩ về chuyện tiền nong

You may also experience excessive rumination, thinking about problems or events that happened over the holiday season. This can worsen your feelings or stress, anxiety, and sadness.

Bạn cũng có thể rơi vào trạng thái suy nghĩ sâu về những vấn đề hay những sự kiện xảy ra trong kỳ nghỉ lễ. Điều này có thế khiến cảm xúc của bạn tồi tệ hơn hoặc có thể gây áp lực, căng thẳng và khiến bạn cảm thấy buồn bã.

What the Post-Holiday Blues Feel Like

Mắc phải hội chứng hậu nghỉ lễ là như thế nào?

Sometimes caused “post-vacation syndrome,” people are navigating a way to get back to business as usual. While not reflective of a serious case of depression in most circumstances, emotions involved with post-holiday blues range widely.

Đôi khi mắc phải những triệu chứng của hội chứng này, người ta sẽ tìm cách để quay lại như bình thường. Tuy rằng đa số người gặp phải hội chứng hậu nghỉ lễ sẽ không phải đối mặt với trầm cảm, họ có thể gặp nhiều những cảm xúc tiêu cực khác.

Common emotions people feel include:

Những cảm xúc gặp phải bao gồm:

Emptiness

Sự trống rỗng

You might wonder why you feel empty. Various reasons, including exhaustion, might contribute to you feeling this way.

Bạn có thể tự hỏi tại sao bạn cảm thấy trống rỗng. Do vài lý do khác nhau có thể bạn cảm thấy như vậy, trong đó có cả sự mệt mỏi.

After all, the holiday season is a frenzied time. In addition to putting up decorations and buying gifts, you may have had added responsibilities like cooking or volunteering for a local non-profit.

Sau cùng thì mùa nghỉ lễ là khoảng thời gian hối hả. Bên cạnh việc trang trí và mua quà, bạn có thể cũng phải nhận thêm trách nhiệm nấu ăn hay tình nguyện cho những một tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương.

Let Down After Extreme Emotions

Cảm thấy thất vọng sau khi trải qua những cảm xúc mạnh mẽ

This feeling of being let down after the holidays might simply be your recovery from intense positive emotions. For example, you may have felt extreme joy and happiness seeing your friends and family.

Cảm giác thất vọng sau những ngày nghỉ lễ có thể chỉ là sự hồi phục sau khi trải qua những cảm xúc tích cực mạnh. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc khi gặp bạn bè và gia đình

Reuniting with older relatives who you distanced from during the pandemic might have been wonderful. While it seems counter-intuitive, you might feel low now as your emotions regulate and readjust.

Đoàn tụ với những họ hàng lớn tuổi hơn ở xa bạn trong đợt cách ly có thể rất tuyệt vời. Tuy nghe thì hơi khác thường nhưng bạn có thể cảm buồn chán sau khi cảm xúc của bạn trở lại về bình thường.

Loneliness

Sự cô đơn

Conversely, you may have felt especially isolated and alone during the holidays. Maybe you had to work long hours, couldn’t afford to travel, or chose to be alone. 

Ngược lại, bạn có thể cảm thấy bị cô lập và cô đơn trong những ngày nghỉ lễ. Có thể bạn phải làm việc hàng giờ đồng hồ, không thể chi trả chi phí để đi lại, hoặc chọn ở một mình.

For those feeling loneliness during the holiday season or afterward, psychologists advise you to cultivate your sense of gratitude and be kind to yourself.

Dành cho những ai cảm thấy cô đơn trong kỳ nghỉ lễ hay sau nghỉ lễ, các nhà tâm lý học khuyên rằng bạn hãy biết ơn và đối xử tốt với bản thân.

Stress

Sự căng thẳng

Yet another reason for feeling the post-holiday blues is you’re stressed. If you traveled for the first time in a long while, logistics could have made things more complicated. Getting ready for and returning from a long car trip or flight is hard enough.

Và một nguyên nhân gây nên hội chứng này là do sự căng thẳng. Nếu bạn đi du lịch lần đầu tiên sau một thời gian dài, việc hậu cần có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Việc chuẩn bị sẵn sàng và trở về sau một chuyến đi dài bằng ô tô hay máy bay đã đủ khó khăn với bạn rồi.

Loss

Sự mất mát

If you were close to your family and are no longer, you might feel disappointed as well as a sense of loss. Remember that emotions during and after the holiday period might be especially heightened. If a loved one recently died, you might be sad and grieving.

Nếu bạn từng thân thiết với gia đình nhưng giờ không còn nữa, bạn có thể cảm thấy thất vọng cũng như cảm thấy mất mát. Hãy nhớ rằng cảm xúc của bạn trong và sau kỳ nghỉ lễ có thể rất mạnh mẽ. Khi một người bạn yêu quý mất đi, bạn có thể cảm thấy đau buồn vì điều đó.

Tips on How to Feel Better

Một số tips để cảm thấy tốt hơn

Recovering from the post-holiday blues can take a little time, but there are things that you can do to start to feel better as you start a new year.

Để hồi phục sau khi mắc phải hội chứng hậu nghỉ lễ thì sẽ cần một chút thời gian, nhưng vẫn có một số thứ bạn có thể làm để cảm thấy tốt hơn khi bắt đầu một năm mới.

 Here are some ways to get out of the funk after the holidays:

Sau đây là một số cách để cảm thấy hết sợ hãi và lo lắng sau kỳ nghỉ lễ:

Give Yourself Time

Dành thời gian cho bản thân

Give yourself more time. This means giving yourself additional time for everything from unpacking to catching up on the mail. Schedule a day or two as catch-up time. Use this as a buffer before returning to the regular routine.

Hãy dành cho bản thân nhiều thời gian hơn. Điều này có nghĩa rằng bạn cần cho bản thân thêm thời gian cho tất cả mọi thứ từ việc mở hành lý cho đến việc kiểm tra gmail. Hãy lên lịch một đến hai ngày để bắt kịp với mọi thứ. Hãy coi đây là một bước đệm trước khi quay trở lại cuộc sống hằng ngày.

Connect With Others

Kết nối với những người khác

Change your mood by limiting social media. Talk to people by phone or in person instead.

Hãy thay đổi tâm trạng bằng cách giới hạn sử dụng mạng xã hội. Thay vào đó, chúng ta nên nói chuyện qua điện thoại hoặc trực tiếp với mọi người.

Communicate that you’re feeling down. Tell family and close friends what you’re going through. They might be helpful.

Hãy chia sẻ rằng bạn đang cảm thấy buồn chán, mệt mỏi và chia sẻ những những vấn đề bạn đang gặp phải với gia đình. Điều này có thể giúp ích.

Take Care of Yourself / Chăm Sóc Bản Thân

Be nice to yourself. Cut yourself some slack and administer self-care. Self-care is important when you are feeling down. Some things you can do that will help include:

Hãy đối tốt với bản thân. Hãy thông cảm với bản thân và chăm sóc mình hơn. Chăm sóc bản thân là điều cần thiết khi bạn cảm thấy buồn. Sau đây là một số cách bạn có thể làm để cảm thấy tốt hơn:

    • Get some exercise. Exercise has been shown to help combat feelings of anxiety and depression.
  • Tập thể dục. Việc tập thể dục đã được chứng minh rằng nó có thể giúp bạn đối mặt căng thẳng và trầm cảm.
    • Partake in nature therapy. It’s been proven that green spaces increase our sense of well-being.
  • Tham gia trị liệu tự nhiên. Không gian xanh đã được chứng minh rằng chúng có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn
    • Eat well. Focus on fish, whole grains, dark chocolate, and green tea to combat stress.
  • Ăn uống lành mạnh. Hãy tập trung vào những thức ăn như cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, socola đen, và trà xanh để đối phó với căng thẳng.
    • Get enough sleep. The Sleep Foundation says poor sleep contributes to depression and that someone might be more likely to deal with sleep issues if they are depressed.
  • Ngủ đủ giấc. Tổ chức Giấc ngủ đã nhận định rằng giấc ngủ kém chất lượng là một phần nguyên nhân gây ra trầm cảm và một người trầm cảm thường sẽ gặp phải vấn đề về giấc ngủ hơn người bình thường.

Find Things to Look Forward To

Tìm những thứ để khiến bạn cảm thấy mong đợi

Schedule something to look forward to on the calendar. Rather than slog through January, set up a time with friends to play sports, to check out a museum show, or to meet for a special lunch.

Hãy lên lịch cho một sự kiện nào đó khiến bạn cảm thấy hào hứng, mong đợi. Thay vì phải làm việc vật vã hết tháng 1, bạn có thể hẹn lịch đi chơi thể thao với bạn bè, đi thăm quan bảo tàng hoặc là hẹn gặp mặt cho một bữa ăn trưa đặc biệt.

Rule Out Seasonal Affective Disorder

Loại bỏ đi rối loạn cảm xúc theo mùa

Find out if you’re suffering from seasonal affective disorder (SAD). SAD is a recurring depressive disorder during seasons of more darkness. A recent study found adding exercise and going to the gym can effectively treat SAD.

Hãy tìm hiểu xem liệu bản thân bạn có đang phải trải qua rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). SAD là một rối loạn trầm cảm tái phát trong những mùa mà tối hơn. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng việc tăng cường thể thao và tập gym có thể điều trị SAD một cách hiệu quả.

Find Ways to Deal With Stress

Tìm cách để đối mặt với căng thẳng

During the post-holiday season, you might feel frazzled and burned out from all the stress, business, and chaos of the last couple of months. It can be helpful to decompress with some proven stress management strategies.

Sau kỳ nghỉ lễ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức vì tất cả những sự căng thẳng, bận rộn và hỗn loạn trong những tháng vừa qua. Có một số chiến lược quản lý đã được chứng minh rằng có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn

  • Watch funny movies; humor and laughter reduce stress
  • Try mindfulness and meditation
  • Practice deep breathing exercises
  • Try yoga
  • Use progressive muscle relaxation
  • Xem những bộ phim hài để giải tỏa căng thẳng
  • Thử tập thiền
  • Luyện tập những bài tập hít thở sâu
  • Thử tập yoga
  • Dùng kỹ thuật thư giãn cơ bắp liên tục 

It’s natural that after all the excitement and busyness of the holidays, you’d come down off the highs.

Việc cảm thấy chán nản hơn sau kỳ nghỉ lễ đầy hào hứng và bận rộn là điều rất bình thường.

If you are struggling mildly with these after-holiday blues, try some of the suggested remedies above. You’ll probably be able to shake off these blahs, cheer up and get on with the new year.

Nếu bạn đã gặp phải những triệu chứng của hội chứng này một cách vừa phải, hãy thử những cách vừa được đề cập ở trên. Bạn có thể vượt qua tình trạng buồn chán này, vui vẻ và bước tiếp đến năm mới.

When to Seek Help

Khi cần tìm đến sự giúp đỡ

Know you are not alone. Post-holiday blues can range from disappointment and emptiness to lack of motivation and feelings of slight depression. But if these feelings persist, it might be something else.

Hãy biết rằng bạn không hề một mình. Hội chứng hậu nghỉ lễ có thể là cảm giác thất vọng và trống rỗng cho đến thiếu động lực và một chút trầm cảm. Nhưng nếu những cảm xúc này tiếp tục kéo dài thì có lẽ đây là một vấn đề khác.

According to the National Alliance on Mental Illness (NAMI), 64% of people with mental illness report holidays make their conditions worse.

Theo Liên minh quốc gia về bệnh tâm thần (NAMI), 64% người có vấn đề về tâm thần báo cáo rằng các kỳ nghỉ lễ khiến bệnh trạng của họ tồi tệ hơn.

Those tackling loneliness, depression, and grief may have a difficult time during the holidays. The spill-over effect after the holidays may exacerbate the situation. If you can’t shake these feelings, seek out the help of a professional therapist. 

Những người phải đối mặt với cô đơn, trầm cảm và đau buồn có thể có một khoảng thời gian khó khăn trong kỳ nghỉ lễ. Hiệu ứng lan tỏa sau kỳ nghỉ có thể khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Nếu bạn không thể rũ bỏ được những cảm xúc này, hãy đến gặp chuyên gia tâm lý để nhận được sự giúp đỡ.

Your post-holiday blues may actually be a sign of a more serious mental health condition, such as depression or anxiety. Your therapist can evaluate your symptoms, make a diagnosis, and provide treatments that can help.

Hội chứng hậu nghỉ lễ bạn gặp phải có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe tinh thần nghiêm trọng hơn như là trầm cảm hay lo âu. Người tham vấn tâm lý cho bạn có thể đánh giá các triệu chứng của bạn, kê thuốc và sẽ đưa ra những phương pháp trị liệu có thể giúp bạn.

Để lại một bình luận