The 7 Skills Necessary to Overcome Fear
Fear is the ultimate form of emotional baggage.
Nỗi sợ hãi là loại hình thái tối hậu của gánh nặng tâm lý.
Biên dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Xanh Lam
Emotional baggage comes in many forms and can affect many areas of your life. It can creep into relationships, career, parenting, achievement and even the way that you manage your health.
Gánh nặng tâm lý – những thương tổn tinh thần, những bóng ma ám ảnh bạn từ quá khứ có thể xuất hiện dưới nhiều hình thái và gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống của bạn. Nó có thể len lỏi vào các mối quan hệ, sự nghiệp, hay cách nuôi dạy con cái, những thành tựu bạn đạt được và thậm chí là cả cách mà bạn quản lý sức khỏe của mình.
The ultimate whammy that emotional baggage brings to the table is fear. Huge, in-your-way-of-getting-anything-done kind of fear. Because what baggage does is tell you that you are not capable. You are no good. You are too fat. You are unlovable. You are damaged somehow. You are not smart enough, others are better than you.
Một trong những hình thái đó chính là nỗi sợ hãi – “món quà” phiền toái nhất mà gánh nặng tâm lý đem lại. Một nỗi sợ to lớn, mà theo kiểu sẽ cản trở bạn làm bất cứ điều gì. Bởi vì có một điều mà việc mang trong mình gánh nặng tâm lý đem lại là nó sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn không có khả năng, không đủ năng lực. Bạn không giỏi. Bạn thừa cân. Bạn là người không xứng đáng nhận được tình yêu thương. Có lẽ bạn sẽ luôn là thứ không hoàn hảo. Bạn không đủ thông minh, rằng người khác luôn giỏi và tốt hơn bạn.
These messages all bring about the bottom line of keeping you afraid of trying things or putting yourself out there. This is because you believe the messages are correct and that you will fall flat on your face in some way. That failure will make you a laughingstock and people will say “I told you so”.
Tất cả những thông điệp này đều dẫn tới một điểm mấu chốt là chúng sẽ giữ bạn luôn trong tâm thái sợ sệt, khiến bạn không dám thể hiện bản thân hay bắt tay vào thử bất cứ điều gì. Đó là bởi bạn tin rằng các suy nghĩ đấy là đúng và bằng cách nào đó, bạn sẽ vấp ngã, thất bại thảm hại. Nỗi thất bại đó rồi sẽ biến bạn trở thành một trò cười và mọi người sẽ nói “Tao đã bảo rồi mà”.
Sometimes fear can be healthy and keeps you safe. Staying in safe city zones or in lighted areas is a form of a healthy preventative fear. Remaining stuck in a bad relationship, bad job or some other unhealthy situation is an example of bad fear.
Dẫu cho sự e sợ có thể đem lại những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến vậy, nhưng đôi khi, chúng lại có thể là một điều lành mạnh và là thứ giúp giữ cho bạn được an toàn. Chẳng hạn, việc ta luôn ở trong các khu vực an toàn của thành phố hay những nơi được thắp sáng đèn là một hình thức tích cực và mang tính lành mạnh của nỗi sợ hãi, bởi lo cho an nguy của bản thân trong các trường hợp như vậy là một tâm lý phòng ngừa hiển nhiên. Nhưng mặt khác, khi mà bạn để nỗi sợ hãi làm tê liệt đi tâm trí của mình, như lúc nó khiến bạn bị mắc kẹt lại trong một mối quan hệ xấu, một công việc tồi tệ, hay một số tình huống tai hại khác, lại chính là ví dụ cho thấy khi nỗi sợ hãi có thể đi theo chiều hướng tiêu cực và gây nên bất lợi.
Maybe you aren’t in a bad situation but you would like to change your situation and something is holding you back. That something is usually fear. That fear comes from someplace inside you that is screaming don’t be stupid, you can’t do that !!
Hay có thể bạn đang không phải đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ nào, mà chỉ đơn giản là muốn thay đổi tình cảnh hiện tại của bản thân. Nhưng bạn lại cảm thấy dường như có thứ gì đó đang khiến mình chùn chân, thì điều ấy thường là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi đấy xuất phát từ một góc nào đó trong bạn, thét lên rằng “Đừng ngu ngốc, bạn không thể làm điều đó!!”
But you have no proof that you can’t do it. You are only hearing your fear talking and that fear is coming from some old, outdated and incorrect message stored in the archives of your brain.
Nhưng bạn không có bằng chứng thực sự nào cho thấy rằng bản thân không thể làm được điều đó. Bạn chỉ đang để cho nỗi sợ hãi của mình lấn chiếm, và có lẽ nỗi sợ hãi ấy đến từ một suy nghĩ sai lệch và cũ rích nào đó được lưu giấu trong kho lưu trữ não bộ bạn.
Let this be the year you clean out all those old messages. Test them out to see which ones hold water. I bet not many. The fear can be so great you are afraid to eliminate it, believing that it serves you in some way. Just like any other kind of clutter, we think we may need it someday. Maybe you think it is keeping you safe. But what it is really doing is keeping you limited.
Hãy để đây là năm bạn dọn sạch tất cả những tư tưởng cũ kỹ đó. Đưa chúng ra thử nghiệm và kiểm tra xem đâu sẽ là thứ đáng để giữ lại. Mình cá là chúng sẽ không có nhiều. Nỗi sợ hãi có thể trở nên to lớn đến mức khiến bạn sợ phải loại bỏ đi nó, làm bạn tin rằng bằng cách nào đó nó sẽ giúp ích cho bạn. Cũng giống như mỗi khi ta phải xắn tay lên dọn dẹp bất kì đống bừa bộn nào khác, chúng ta luôn có suy nghĩ rằng một ngày nào đó ta có thể sẽ cần đến nó. Và có thể bạn nghĩ rằng nó đang giữ cho bạn an toàn. Nhưng những gì mà nó thực sự đang làm là khiến cho bạn bị giới hạn.
So, what to do with these old fears and messages ?
Vậy ta phải làm gì với những nỗi sợ hãi và tư tưởng cũ kỹ này ?
Bring them out in the open. Invite them in for a little chat. What is your biggest challenge right now in life ? Associate whatever fear and negative messaging comes with it. You don’t need to look at them all at once, when you start breaking them down you will see that some will go away naturally. The worst thing you can do is ignore them. If it feels like too much just sit with the thoughts for a bit without demanding change. Get comfortable with them so you can spend some time.
Hãy đưa chúng ra ngoài ánh sáng, dang rộng vòng tay đón lấy chúng thay vì chối bỏ và cất giấu nó đi. Trò chuyện cùng với chúng. Hãy tự hỏi chính mình xem thử thách lớn nhất đối với bạn bây giờ trong cuộc sống là gì? Quan sát suy nghĩ của bản thân và nhận biết xem những nỗi sợ hãi, lo lắng cùng các thông điệp tiêu cực nào nổi lên từ câu trả lời của bạn. Bạn không cần buộc mình đối mặt với chúng tất cả cùng một lúc. Bạn sẽ thấy khi mà ta bắt đầu chia nhỏ chúng ra và dần dần tháo gỡ những nút thắt ấy từng chút một, thì một vài trong số những nỗi e sợ đó rồi sẽ biến mất đi một cách tự nhiên. Điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm là phớt lờ nó đi. Nếu có khi cảm thấy quá tải, thì bạn chỉ cần dành một khoảng tĩnh mặc cho những dòng suy nghĩ đó, quan sát và để ý tới những gì nảy lên trong tâm bạn mà không gượng ép lấy sự thay đổi ở chúng. Việc cố gắng để cho bản thân trở nên thoải mái với chúng cũng là cách mà bạn có thể dành chút thời gian cho bản thân mình, cho những suy nghĩ tưởng như đáng sợ ấy và cho việc xử lý nó.
Everyone has fear. It is how you deal with it that matters. Allowing it to limit you is a life suck. Seeing it as a challenge that needs to be overcome and making a plan for it empowers you and puts you in control of your life.
Tất cả mọi người trong chúng ta đều có nỗi sợ hãi của mình. Quan trọng là cách bạn giải quyết và đối mặt với nó như thế nào. Trao cho chúng quyền để giới hạn bản thân bạn sẽ là một điều rất tồi tệ. Thay vì thế, việc xem đó là một thử thách cần phải vượt qua, cũng như chủ động lập kế hoạch để đối phó với nó sẽ giúp tiếp thêm sức mạnh cho bạn và giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của mình.
It is not enough to say, “I am afraid of that”. You have to look at why you are afraid and what it would take to not be afraid. You can break it into baby steps that match your comfort level of change.
Chỉ nói mỗi “Tôi sợ điều đó” thôi thì chưa đủ. Bạn phải nhìn nhận lại lý do vì sao mà bạn sợ hãi, và sẽ cần phải làm gì để không trở nên e sợ nữa. Bạn có thể chia kế hoạch ứng phó của mình thành các bước nhỏ sao cho nó phù hợp với mức độ thay đổi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
The biggest step is to see fear as baggage and not as a rightful appendage. Those negative and fearful ideas came from somewhere, it is your job to determine where so that you can go about eliminating them.
Bước đi lớn nhất là bạn phải nhìn nhận nỗi sợ hãi như là một gánh nặng tâm lý mà quá khứ để lại, chứ không phải như là một công cụ phụ trợ đúng đắn. Những tư tưởng tiêu cực và đáng sợ đấy đều xuất phát từ một điểm nào đó, và việc của bạn là xác định xem vị trí đó là đâu để bạn có thể tới loại bỏ chúng.
Eliminating Fear Involves Learning These 7 Skills:
Loại bỏ đi sự sợ hãi, đòi hỏi việc học 7 kỹ năng này:
1. Learn to trust yourself – Trust that you will make good decisions, research and learn what you need and if you make a mistake you can correct it.
1. Học cách tin tưởng vào bản thân – Hãy tin tưởng rằng bạn sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn, nghiên cứu và học hỏi những gì mình cần, đồng thời nếu như có mắc sai lầm thì bạn cũng có thể sửa chữa chúng.
2. Take ownership of your life – Taking purposeful action rather than reacting to events.
2. Làm chủ cuộc sống của bạn – Hãy hành động có mục đích hơn là để bản thân bị động phản ứng với các sự kiện xảy đến.
3. Identify the components of your fear. (Rejection, failure, so on).
3. Xác định rõ các thành phần tạo nên nỗi sợ hãi của bạn. (Việc bị từ chối, sự thất bại, v.v.).
4. Neutralize the above components. Know and trust that If one of those things happen, you can deal with it or you can find help with it. Don’t suffer it before it has happened.
4. Vô hiệu hóa các thành phần trên. Hãy tin tưởng và biết rằng nếu một trong những điều đó có xảy ra, thì bạn sẽ có thể giải quyết chúng hoặc ít nhất là có thể tìm được sự giúp đỡ. Đừng vội đau khổ khi mà sự việc còn chưa xảy ra.
5. Build your self-esteem. Learn to like yourself. You forgive mistakes by others, why not yourself ?
5. Xây dựng lòng tự trọng của bạn. Học cách thích chính mình và yêu thương bản thân. Bạn có thể tha thứ cho lỗi lầm của người khác, tại sao của chính bạn thì lại không?
6. Know that you can learn whatever you need to succeed at what you are afraid of – whether they are practical skills or emotional skills, you can master them if necessary.
6. Biết rằng bạn có khả năng học bất cứ điều gì bạn cần để thành công ở thứ làm bạn sợ – cho dù đó là những kỹ năng thực tế hay kỹ năng về thông minh cảm xúc, bạn đều có thể thành thạo chúng nếu cần thiết.
7. Believe at your very core that this can be done. This is not just for other people. This is for you. You are just as good as the next person.
7. Hãy tin tưởng từ trong thâm tâm sâu nhất của bạn rằng điều này có thể thực hiện được. Điều này không dành chỉ cho mỗi những con người ngoài kia, mà nó là dành cho bạn. Bạn cũng là người có năng lực và giỏi giang như bao người khác vậy.
Anything that you want or are thinking of doing can be done with some thought and planning.
Bất cứ điều gì bạn muốn hoặc đang nghĩ về việc thực hiện đều có thể đạt được nếu bạn chịu suy nghĩ và lên kế hoạch.
You can still write your life blueprint knowing that you have some baggage to overcome and skills to learn. Some baggage will be in the form of fear and you can recognize it in order to work with it. Your blueprint will be a lot more fun and hopeful when you dare to dream big.
Bạn vẫn có thể vẽ nên bản thiết kế của cuộc đời mình dẫu biết rằng bản thân còn vài những nặng nề từ quá khứ cần phải vượt qua, cũng như các kỹ năng cần phải học hỏi. Một số gánh nặng từ quá khứ đó sẽ xuất hiện dưới dạng của nỗi sợ hãi, và bạn có thể nhận diện nó để nhằm xử lý và cải thiện chúng. Bản vẽ của cuộc đời bạn sẽ trở nên vui thú và tràn đầy hy vọng hơn rất nhiều khi bạn dám mơ ước lớn lao.
Nguồn bài viết : https://www.psychologytoday.com/intl/blog/dysfunction-interrupted/202101/the-7-skills-necessary-overcome-fear