7 cách tích cực độc hại có thể hủy hoại một mối quan hệ

7 Ways Toxic Positivity Can Destroy a Relationship 

7 cách tích cực độc hại có thể hủy hoại một mối quan hệ

Biên dịch: Chúc An – Hiệu đính: Lyn 

… and how a shift in perspective can have lasting benefits.

… và cách thay đổi góc nhìn có thể đem lại những lợi ích lâu dài.

KEY POINTS

NHỮNG TRỌNG ĐIỂM 

  • Toxic positivity rejects difficult emotions in favor of a cheerful, often falsely positive, facade.
  • Toxic positivity leads to a lack of authenticity in our words and relationships.
  • Our emotional and physical well-being can suffer by pretending that “bad things don’t happen here.”
  • Sự tích cực độc hại chối bỏ những cảm xúc phức tạp và thay vào đó là những niềm vui, thường là giả tạo
  • Tích cực độc hại thường gây nên sự không chân thật trong lời nói và những mối quan hệ của chúng ta
  • Tình trạng sức khỏe tinh thần và sức khỏe có thể phải chịu tổn thương khi chúng ta cứ giả vờ rằng “không có chỗ cho những điều tồi tệ ở đây”.

 

Toxic positivity is the belief that no matter how dire or difficult your situation might be, you must maintain a blindly positive mindset that keeps you from truly seeing things as they are.

Tích cực độc hại là niềm tin rằng dù ta gặp phải tình huống nghiêm trọng hay khó khăn ra sao thì chúng ta vẫn cần giữ một thái độ tích cực một cách mù quáng khiến chúng ta không thể nhìn thấy sự việc một cách chân thật.

It’s been described as a good-vibes-only approach to life. While optimism about the future can be the key to wellbeing, refusing to acknowledge the facts of a challenging situation can actually put our physical and emotional health at risk. It’s toxic to our wellbeing, and it can negatively affect everyone we engage with.

Tích cực độc hại được miêu tả như là một cách sống mà ta chỉ tiếp cận đến những cảm xúc tích cực. Trong khi lạc quan về tương lai có thể là một yếu tố giúp chúng ta hạnh phúc, việc không nhận thức được sự khó khăn của sự việc sẽ khiến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta rơi vào nguy cơ bị tổn hại. 

 

While there are benefits to being an optimist and engaging in positive thinking, toxic positivity rejects difficult emotions in favor of a cheerful, often falsely positive, facade.

Tuy rằng có những lợi ích khi là người lạc quan và suy nghĩ tích cực, nhưng sự tích cực độc hại lại cố gắng loại bỏ đi những cảm xúc tiêu cực, thay vào đó là những cảm xúc vui vẻ, thường là giả tạo.

Not only does toxic positivity harm our relationships with others, but it also harms our relationship with ourselves. Being hopeful about outcomes in life isn’t a bad perspective to take, but when your perspective becomes so myopic that you begin to ignore any less than shiny possibility or truth, your positivity can transform into a dangerously toxic element

Tích cực độc hại không những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của chúng ta với những người khác mà còn phá huỷ đi mối quan hệ của chúng ta với chính bản thân mình. Việc hy vọng vào những kết quả tốt trong cuộc sống không phải là một quan niệm sai lầm, nhưng khi bạn trở nên quá mù quáng khiến bạn lờ đi sự thật thì lúc này sự tích cực ấy có thể biến chất thành một yếu tố cực kỳ độc hại.

Seven Symptoms of Toxic Positivity

7 dấu hiệu của tích cực độc hại

If you’re suffering from toxic positivity, some of the symptoms that you or others might notice include the following behaviors:

  1. Hiding your true feelings for fear of what others would think
  2. Ignoring emotions that feel overwhelming in order to just get on with life.
  3. Minimizing any felt discomfort with feel-good aphorisms and buzz words.
  4. Invalidating your own and others’ emotions with the reminder that “things could be worse.”
  5. Brushing off feelings related to disappointment, sadness, and loss by reminding yourself that “things are what they are.”
  6. Being ashamed of any negative feelings and forcing yourself to keep a smile on your face.
  7. Shaming others when they are expressing their own negative emotions.

Nếu bạn đang gặp phải tích cực độc hại, sau đây là một số dấu hiệu bạn hoặc người khác có thể thấy:

  1. Giấu đi cảm xúc của bản thân vì sợ người khác sẽ nghĩ gì về mình
  2. Lờ đi những cảm xúc khiến bạn cảm thấy choáng ngợp để tiếp tục cuộc sống
  3. Tránh né những cảm giác khó chịu với những câu châm ngôn tích cực.
  4. Bác bỏ đi cảm xúc của bản thân và người khác bằng cách luôn nghĩ rằng “mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn.”
  5. Chối bỏ đi những cảm xúc thất vọng, buồn bã, và lạc lối khi nhắc nhở bản thân rằng “mọi thứ là như thế”.
  6. Cảm thấy xấu hổ khi có những cảm xúc tiêu cực và bắt ép bản thân phải giữ một nụ cười trên mặt.
  7. Khiến người khác cảm thấy xấu hổ khi họ bộc lộ ra những cảm xúc tiêu cực.

 

The Risks of Toxic Positivity Are Not Minimal

Những hiểm nguy tích cực độc hại mang lại là không hề nhỏ

 

Suppressing our emotions can lead us to experience compromised physical wellbeing. It’s as if the emotional burden weighs down our hearts physically. This can raise our blood pressure and heart rate, increase our risk of metabolic illness, and even increase the risk of obesity. If we pretend that a symptom or sign of a serious illness will “just go away” on its own, we may miss the opportunity for early treatment of a life-threatening illness.

Việc kiềm chế cảm xúc của mình có thể dẫn đến việc sức khỏe thể chất bị tổn thương. Giống như là những tổn thương về mặt cảm xúc cũng sẽ khiến chúng ta tổn thương về thể chất. Điều này có thể làm huyết áp và nhịp tim của chúng ta tăng lên, tăng nguy cơ mắc những bệnh lý về trao đổi chất, và còn tăng nguy cơ béo phì. Nếu chúng ta giả vờ rằng một triệu chứng hay dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng sẽ “mau tự biến mất”, chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội điều trị một căn bệnh rất nguy hiểm sớm hơn.

We also need to recognize that negative emotions seldom just “fade away.” They may lay dormant for a while, but that doesn’t mean they aren’t festering beneath the surface. Suppressed emotions will come out somewhere, and suppressed emotions can come out in inappropriate and inopportune settings. If we spend our days pretending that “everything’s just fine,” we may spend evenings being irritable or short-tempered with the folks we most need in our lives.

Chúng ta cũng cần nhận thức được rằng những cảm xúc tiêu cực hiếm khi “tự biến mất”. Chúng có thể không xuất hiện trong một thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng sẽ không gây hại. Những cảm xúc bị kìm nén sẽ được bộc ra ở đâu đó, và chúng có thể bộc ra vào những tình huống không được hay cho lắm. Nếu chúng ta ban ngày cho rằng “mọi thứ đều ổn,” chúng ta vào ban đêm sẽ cảm thấy khó chịu và dễ nổi nóng với những người thân.

By hiding emotions, we are also cultivating our shame. Shame is an uncomfortable feeling, and when we couple that with the emotions that we feel are already “bad” to have, we give ourselves an emotional beating. There is no shame in experiencing fear, anxiety, sadness, or confusion. What might be shameful is not allowing ourselves to experience our true selves and find ways to work with or work through these negative feelings. 

Khi giấu đi cảm xúc, chúng ta cũng sẽ ngày càng cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ là một cảm xúc không dễ chịu, và khi chúng ta kết hợp nó với những cảm xúc xấu sẵn có khác, chúng ta đang như đang tự tra tấn tinh thần mình. Việc cảm thấy sợ, lo lắng, buồn bã hay khó hiểu không có gì đáng xấu hổ.  Điều đáng xấu hổ là khi chúng ta không cho phép bản thân sống thật với chính mình hay tìm cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực.

 

Relationships can suffer, too. If we aren’t allowing ourselves to be honest about what we’re feeling – or allowing others to feel comfortable sharing their authentic feelings – we are sacrificing true intimacy and forcing relationships to maintain a superficial, inauthentic quality.

Các mối quan hệ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chúng ta không cho phép bản thân thành thật về những cảm xúc mình – hay không cho những người khác cảm thấy thoải mái khi chia sẻ cảm xúc trong lòng họ – chúng ta đang tự đánh mất đi sự gắn kết và ép buộc những mối quan hệ trở nên nông cạn, giả tạo.

And what you’re doing to others can be significantly harmful as well. You may be ignoring actual harm others experience; demeaning a significant loss someone’s had; isolating or stigmatizing a friend because they have expressed their true feelings; facing failures in efforts to communicate through your inability to bring empathy or unconditional regard to a friend, and damage others’ self-esteem by shaming them.

Và điều bạn đang làm với những người khác cũng có thể rất độc hại. Bạn có thể lờ đi những tổn thương của người khác; không coi trọng sự mất mát mà một ai đó có; thất bại trong việc giao tiếp với một người bạn khi bạn không thể đồng cảm hay ủng hộ họ vô điều kiện, và thậm chí làm tổn thương lòng tự trọng của người khác bằng cách khiến họ cảm thấy xấu hổ.

 

Pretending that bad things don’t exist won’t stop any abuse you or someone you care about is experiencing; it won’t stop a symptom from growing worse or your health from deteriorating, and it won’t allow others to truly feel that they can be upfront and honest with you in ways that allow for an authentic relationship to exist.

Giả vờ như rằng những điều tồi tệ không tồn tại sẽ không làm mất đi những tổn thương mà bạn hay người khác phải chịu đựng; điều đó sẽ không ngăn chặn triệu chứng trở nên nghiêm trọng hay giúp bạn cảm thấy khỏe lên, và điều đó cũng khiến người khác cảm thấy họ có thể thành thật với bạn, một điều rất cần thiết để gây dựng nên một mối quan hệ chất lượng.

Neutralizing Toxic Positivity

Giảm tích cực độc hại

To neutralize your tendency to be toxically positive, recognize that reframing your perspective will take some practice and some time to shift your thinking. However, practicing new ways of describing situations and new responses that move beyond “toxically positive” platitudes will help you make more space for authentic and honest communication.

Để giảm xu hướng tích cực độc hại, hãy nhận thức được rằng để thay đổi góc nhìn bạn sẽ cần tập luyện và cần thời gian để thay đổi suy nghĩ. Tuy nhiên, việc luyện tập cách nhìn nhận tình huống hay cách đối phó với chúng có thể giúp bạn vượt qua được những lời “tích cực độc hại” sẽ giúp bạn có được những cuộc trò chuyện chân thành và thành thật.

Reframe Your Thoughts and Responses

Thay đổi suy nghĩ và xử lý vấn đề

Instead of “Don’t Worry, Be Happy,” try: “I can see you’re feeling stressed. Is there anything I can do to help?

Thay vì nói rằng “Đừng lo, cứ vui lên,” thì hãy thử nói rằng: “Tôi thấy bạn đang rất căng thẳng. Liệu tôi có thể giúp được gì chứ?”

Instead of “Failure is an option,” try: “I know failure can be hard, but it’s a part of learning and growing.

Thay vì “Thất bại là một lựa chọn”, hãy nghĩ rằng: “Thất bại đúng là khiến chúng ta cảm thấy khó khăn, nhưng đó là một phần của học hỏi và phát triển.”

Instead of “If I can do it, so can you,” try: “Everyone’s experiences are different, and that’s totally okay.

Thay vì nói rằng “Tôi làm được, nên bạn cũng thế,” hãy nói rằng “Mỗi người đều có những trải nghiệm khác nhau, và điều đó là hoàn toàn bình thường.”

And I won’t assure you that “Practice makes perfect,” as that’s another example of the type of toxic positivity we should try to avoid. But practice makes it easier to shift your perspective and the ways in which you relate to others in this world. 

Và tôi sẽ không thể nói chắc được rằng “có công mài sắt có ngày nên kim”, bởi vì đó chính là một ví dụ khác về kiểu tích cực độc hại mà chúng ta cần tránh. Nhưng việc thực hành sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay đổi góc nhìn và cách bạn đối xử với những người khác.

Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/lifetime-connections/202204/7-ways-toxic-positivity-can-destroy-relationship

 

Để lại một bình luận