6 Dấu hiệu Bạn Nên Rời Bỏ Bác sĩ Tâm thần Của Bạn, Theo Chuyên gia Sức khỏe Tâm thần

6 Signs That You Should Dump Your Psychiatrist, According to a Mental Health Professional

 

These 6 red flags might mean it’s time to switch providers

6 “lá cờ đỏ” này có thể có nghĩa là đã đến lúc nên chuyển đổi người cung cấp dịch vụ sức khỏe tinh thần của bạn

 

Tác giả: Hannah Owens, Thạc sĩ Công tác xã hội được cấp phép

Người dịch: Thanh Tâm – Hiệu đính: Nguyễn Thảo

 


Finding a psychiatrist can be tricky. Most don’t accept insurance, and there are often long waiting lists that mean you can’t get an appointment for weeks or even months. So, when you do find a psychiatrist, it’s understandable that you might not be willing to let them go. 

Việc tìm một bác sĩ tâm thần có thể rất khó khăn. Hầu hết đều không chấp nhận bảo hiểm và thường có danh sách chờ dài khiến bạn không thể có được cuộc hẹn trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng. Vì vậy, khi bạn tìm được một bác sĩ tâm thần, có thể hiểu được rằng bạn có thể không muốn để họ đi.

However, what’s more important than having a psychiatrist is having the right psychiatrist. As both a licensed therapist and a patient, I’ve identified a few red flags that you should address with your psychiatrist should they arise.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn việc có một bác sĩ tâm thần là có một bác sĩ tâm thần phù hợp. Là một nhà trị liệu được cấp phép và một bệnh nhân, tôi đã xác định một số dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên giải quyết với bác sĩ tâm thần của mình nếu chúng phát sinh.

If your psychiatrist is not willing or able to work with you to resolve any of these issues, that might mean there’s a better provider out there for you than the one you’ve got.

Nếu bác sĩ tâm thần của bạn không muốn hoặc không có khả năng làm việc với bạn để giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong số này, điều đó có nghĩa là có thể có một bác sĩ khác tốt hơn bác sĩ hiện tại.

 

Red Flag #1: Nothing Is Changing

Cờ đỏ số 1: Không có gì thay đổi

When working with a psychiatrist, either your symptoms should be changing or your medication should be changing. So, if you are still experiencing symptoms but your psychiatrist is not working with you to find the correct medication that will alleviate those symptoms, it might be time to move on.

Khi làm việc với bác sĩ tâm thần, hoặc là các triệu chứng của bạn sẽ thay đổi hoặc thuốc của bạn sẽ thay đổi. Vì vậy, nếu bạn vẫn gặp phải các triệu chứng nhưng bác sĩ tâm thần không làm việc với bạn để tìm ra loại thuốc phù hợp giúp làm giảm các triệu chứng đó, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên chuyển sang loại thuốc khác.

This is especially important if your psychiatrist is telling you that where you are right now is the best it’s ever going to be for you. This happened to me—I worked with a psychiatrist for years who accepted my symptoms as inevitable, and tried to convince me of the same. And I believed him.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bác sĩ tâm thần của bạn nói với bạn rằng nơi bạn đang ở hiện tại là nơi tốt nhất cho bạn. Điều này đã xảy ra với tôi—tôi đã làm việc với một bác sĩ tâm thần trong nhiều năm, người chấp nhận các triệu chứng của tôi là điều tất yếu và cố gắng thuyết phục tôi về điều tương tự. Và tôi đã tin anh ấy.

That led to years of suffering with symptoms that were resolved in just a few months once I switched to a psychiatrist who truly believed that I could get better.

Điều đó dẫn đến nhiều năm đau khổ với các triệu chứng chỉ được giải quyết chỉ trong vài tháng khi tôi chuyển sang một bác sĩ tâm thần thực sự tin rằng tôi có thể khỏe hơn.

So, if you are still symptomatic but your psychiatrist is not working with you to change that, look for someone new.

Vì vậy, nếu bạn vẫn còn triệu chứng nhưng bác sĩ tâm thần không hợp tác để thay đổi tình hình, hãy tìm người mới.

 

Red Flag #2: Your Psychiatrist Is Focusing on the Wrong Things

Cờ đỏ số 2: Bác sĩ tâm thần của bạn đang tập trung vào những vấn đề không đúng  

Missed Target Images – Browse 8,482 Stock Photos, Vectors, and Video |  Adobe Stock
nguồn: Adobe Stock | 2203897_akyavarus

I once worked with a psychiatrist who was more concerned about the weight I was gaining than how the medication he prescribed to me was affecting my symptoms. He would start every session by declaring, “Wow, you’ve gained more weight!”

Tôi đã từng làm việc với một bác sĩ tâm thần, người quan tâm nhiều hơn đến cân nặng của tôi hơn là cách thuốc mà ông kê đơn cho tôi ảnh hưởng đến các triệu chứng của tôi. Ông ấy sẽ bắt đầu mỗi buổi bằng cách tuyên bố, “Ồ, bạn đã tăng cân nhiều hơn!”

Not only did this make me feel bad about myself, but it didn’t do me any good psychiatrically—we were focusing on one side effect of the medication but not on what the medication was supposed to be doing. And strangely, even though he noticed that particular side effect, it didn’t change his mind about whether I should have been on that medication. 

Điều này không chỉ khiến tôi cảm thấy tệ về bản thân mình mà còn không có lợi cho tôi về mặt tâm thần – chúng tôi tập trung vào một tác dụng phụ của thuốc nhưng không tập trung vào tác dụng mà thuốc đáng lẽ phải có. Và kỳ lạ thay, mặc dù ông ấy nhận thấy tác dụng phụ cụ thể đó, nhưng ông ấy vẫn không thay đổi quyết định về việc tôi có nên dùng loại thuốc đó hay không.

Which leads us to another red flag…

Điều này dẫn chúng ta đến một dấu hiệu cảnh báo khác…

 

Red Flag #3: Your Psychiatrist Is Not Taking Your Side Effects Seriously

Cờ đỏ số 3: Bác sĩ tâm thần của bạn không coi trọng tác dụng phụ của thuốc mà bạn dùng

Psychiatric medication can come with a long list of potential side effects, ranging from the mildly annoying to the truly unbearable. And if you are experiencing a side effect or side effects that are making you uncomfortable, you should absolutely ask to switch medications—and your psychiatrist should respect that decision.

Thuốc điều trị tâm thần có thể đi kèm với một danh sách dài các tác dụng phụ tiềm ẩn, từ tác dụng hơi khó chịu đến tác dụng thực sự không thể chịu đựng được. Và nếu bạn đang gặp phải một hoặc nhiều tác dụng phụ khiến bạn khó chịu, bạn hoàn toàn nên yêu cầu đổi thuốc—và bác sĩ tâm thần của bạn nên tôn trọng quyết định đó.

If they do not—if they try to convince you that what you’re experiencing is not so bad or that you won’t feel any better on anything else without actually trying anything else—that’s a sign that you might need to work with someone else.

Nếu họ không làm vậy—nếu họ cố thuyết phục bạn rằng những gì bạn đang trải qua không đến nỗi tệ hoặc bạn sẽ không cảm thấy khá hơn nếu không thử bất kỳ cách nào khác—đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể cần phải làm việc với người khác.

In my own personal medication journey, I was always “the 1%”—that is, the 1% of people who will experience much more serious side effects of any given psychotropic medication. If it was a possibility, you could be sure it would happen to me.

Trong hành trình dùng thuốc của riêng tôi, tôi luôn là “1%”—tức là 1% những người sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhiều của bất kỳ loại thuốc hướng thần nào. Nếu có khả năng đó, bạn có thể chắc chắn rằng điều đó sẽ xảy ra với tôi.

I learned very quickly to speak up for myself, and fought tooth and nail for years until I finally found a psychiatrist who did not question my experiences and was immediately attentive to what was happening to me. You deserve someone who will do the same.

Tôi đã học cách tự lên tiếng rất nhanh, và đấu tranh quyết liệt trong nhiều năm cho đến khi cuối cùng tôi tìm được một bác sĩ tâm thần không đặt câu hỏi về những trải nghiệm của tôi và ngay lập tức chú ý đến những gì đang xảy ra với tôi. Bạn xứng đáng có một người sẽ làm như vậy.

 

Red Flag #4: You Only Ever Talk About Medication

Cờ đỏ số 4: Cuộc trò chuyện của bạn chỉ xoay quanh về thuốc

How Should We Handle the Toxic Drug-Supply Crisis? Experts Weigh In. - The Good Men Project
nguồn: iStock | Irina_Strelnikova

To get a full understanding of your mental health, sessions with your psychiatrist should not solely focus on your medication. There are lots of factors that affect your mental health—your social life, your living situation, relationships, family, work, even the weather or the time of year. If your psychiatrist never asks you what’s going on in your life, they can’t possibly get the entire picture of you and your symptoms. 

Để hiểu đầy đủ về sức khỏe tâm thần của bạn, các buổi gặp bác sĩ tâm thần không nên chỉ tập trung vào thuốc men của bạn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn—cuộc sống xã hội, hoàn cảnh sống, các mối quan hệ, gia đình, công việc, thậm chí là thời tiết hoặc thời điểm trong năm. Nếu bác sĩ tâm thần không bao giờ hỏi bạn về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn, họ không thể có được toàn bộ bức tranh về bạn và các triệu chứng của bạn.

While a session with your psychiatrist doesn’t necessarily have to be like a typical therapy session (although that’s ideal), your psychiatrist should absolutely ask about other aspects of your life that might be affecting you. This helps them make more informed decisions about your care.

Mặc dù buổi gặp bác sĩ tâm thần của bạn không nhất thiết phải giống như một buổi trị liệu thông thường (mặc dù lý tưởng là như vậy), bác sĩ tâm thần của bạn chắc chắn nên hỏi về các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn có thể ảnh hưởng đến bạn. Điều này giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc chăm sóc bạn.

If your psychiatrist doesn’t seem interested in this, it might be time to look for another provider.

Nếu bác sĩ tâm thần của bạn có vẻ không quan tâm đến vấn đề này, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm một bác sĩ khác.

 

Red Flag #5: Your Psychiatrist Asks You (or Tells You) to Do Something That Makes You Uncomfortable

Cờ đỏ số 5: Bác sĩ tâm thần yêu cầu bạn (hoặc bảo bạn) làm điều gì đó khiến bạn khó chịu

There’s a fine line between an imposition and an unethical act, but if your psychiatrist makes a suggestion or demands something from you that feels wrong, listen to that feeling. A few examples that have happened to me:

Có một ranh giới mong manh giữa sự chỉ bảo và hành động phi đạo đức, nhưng nếu bác sĩ tâm thần của bạn đưa ra gợi ý hoặc yêu cầu điều gì đó mà bạn cảm thấy sai, hãy lắng nghe cảm giác đó. Một vài ví dụ đã xảy ra với tôi:

  • Your psychiatrist insists that you try a medication that they have been paid or otherwise rewarded to promote. (This might come in the form of “free samples”—be wary of this.)
  • Bác sĩ tâm thần của bạn khăng khăng yêu cầu bạn thử một loại thuốc mà họ đã được trả tiền hoặc được khen thưởng để quảng cáo. (Điều này có thể ở dạng “mẫu miễn phí”—hãy cẩn thận với điều này.)
  • Your psychiatrist asks you to write them a positive review online. This is flat-out unethical. (What made matters worse was that mine told me the positive review was to counteract some negative reviews that former patients had written to “get back at him.” Hello, giant red flag.)
  • Bác sĩ tâm thần của bạn yêu cầu bạn viết cho họ một bài đánh giá tích cực trực tuyến. Điều này hoàn toàn phi đạo đức. (Điều khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn là bác sĩ của tôi nói với tôi rằng bài đánh giá tích cực là để phản bác lại một số bài đánh giá tiêu cực mà những bệnh nhân trước đây đã viết để “trả thù anh ta”. Xin chào, lá cờ đỏ khổng lồ.)
  • Your psychiatrist should never make you feel uncomfortable, and you don’t owe them anything—after all, they work for you. Don’t feel guilty about looking elsewhere if something like this happens to you.
  • Bác sĩ tâm thần của bạn không bao giờ nên khiến bạn cảm thấy khó chịu, và bạn không nợ họ bất cứ điều gì—suy cho cùng, họ làm việc cho bạn. Đừng cảm thấy tội lỗi khi tìm kiếm ở nơi khác nếu điều gì đó như thế này xảy ra với bạn.

Which brings us to…

Điều này đưa chúng ta đến với…

 

Red Flag #6: Your Psychiatrist Makes You Feel Bad About Yourself

Cờ đỏ số 6: Bác sĩ tâm thần khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân

nguồn: Adobe Stock

No matter who you are or what mental health conditions you are dealing with, your psychiatrist should treat you with respect. Although this may seem obvious, no psychiatrist should talk down to you, insult you, or make you feel in any way “less than.” You are a human being seeking help—no different than someone going to a doctor for a physical ailment—and you should be treated as such.

Bất kể bạn là ai hay đang phải đối mặt với tình trạng sức khỏe tâm thần nào, bác sĩ tâm thần của bạn phải đối xử với bạn một cách tôn trọng. Mặc dù điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng không bác sĩ tâm thần nào được hạ thấp bạn, xúc phạm bạn hoặc khiến bạn cảm thấy “kém cỏi” theo bất kỳ cách nào. Bạn là một con người đang tìm kiếm sự giúp đỡ—không khác gì một người đến gặp bác sĩ để chữa bệnh về thể chất—và bạn nên được đối xử như vậy.

One particular moment in my own experience illustrates this point. My long-time psychiatrist, out of nowhere, once said to me, “Imagine what you could do if you weren’t so sick.”

Một khoảnh khắc cụ thể trong trải nghiệm của riêng tôi minh họa cho quan điểm này. Bác sĩ tâm thần lâu năm của tôi, đột nhiên nói với tôi rằng, “Hãy tưởng tượng xem bạn có thể làm gì nếu bạn không bị bệnh nặng như vậy”.

This crushed me. It made me feel as though I was a hopeless case who could never amount to anything.

Điều này khiến tôi suy sụp. Nó khiến tôi cảm thấy như thể mình là một trường hợp vô vọng không bao giờ có thể đạt được điều gì.

And I’m sorry to say, this didn’t end my relationship with him. Learn from my mistake and never accept any abuse, insult, or disrespect from your psychiatrist.

Và tôi rất tiếc phải nói rằng, điều này không chấm dứt mối quan hệ của tôi với anh ấy. Hãy học hỏi từ sai lầm của mình và không bao giờ chấp nhận bất kỳ sự ngược đãi, xúc phạm hoặc thiếu tôn trọng nào từ bác sĩ tâm thần của bạn.

 

Final Thoughts

Lời kết 

Your psychiatrist should always be open to feedback and want to improve your relationship and your work together. Talking through issues like these can be empowering, especially if it leads to change. However, if you bring up your concerns and they are ignored, that’s a bad sign.

Bác sĩ tâm thần của bạn nên luôn cởi mở với phản hồi và muốn cải thiện mối quan hệ và công việc chung của bạn. Việc nói về những vấn đề như thế này có thể mang lại sức mạnh, đặc biệt là nếu nó dẫn đến sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn nêu ra mối quan tâm của mình và chúng bị bỏ qua, đó là một dấu hiệu xấu.

You don’t need to have experienced all six of these red flags to dump your psychiatrist—just one is enough. Remember that you are paying your psychiatrist to provide a service, and if that service is not helping you, you can and should look elsewhere.

Bạn không cần phải trải qua tất cả sáu lá cờ đỏ này để từ bỏ bác sĩ tâm thần của mình—chỉ cần một là đủ. Hãy nhớ rằng bạn đang trả tiền cho bác sĩ tâm thần của mình để cung cấp dịch vụ và nếu dịch vụ đó không giúp ích cho bạn, bạn có thể và nên tìm nơi khác.

 

 

——————————————————

Nguồn bài viết:

https://www.verywellmind.com/a-therapist-explains-the-6-signs-that-you-should-dump-your-psychiatrist-8601888

 

Để lại một bình luận