5 Different Types of Child Discipline
Biên dịch: Mỹ Linh – Hiệu đính: Xanh Lam
Although new parenting books and child discipline strategies are always surfacing, many “new” parenting ideas are actually subtypes of five basic types of effective discipline. Parenting experts don’t always agree on which specific type of discipline is best in each situation. However, a kind but firm authoritative approach that uses consistent limits and consequences while also validating feelings is most often recommended.
Mặc dù những cuốn sách mới về nuôi dạy trẻ và các chiến lược kỷ luật con cái luôn xuất hiện trên thị trường nhưng thực ra nhiều ý tưởng nuôi dạy con cái “mới” lại nằm trong năm nhóm kỷ luật hiệu quả cơ bản dưới đây. Các chuyên gia nuôi dạy con cái không phải lúc nào cũng đồng tình về loại hình kỷ luật nào là tốt nhất trong từng tình huống. Tuy nhiên, cách tiếp cận thường được khuyến khích nhất là cách tiếp cận đủ tử tế nhưng cũng đủ quyết đoán, sử dụng nhất quán các giới hạn và hậu quả trong khi quan tâm tới cảm xúc của trẻ.
Determining which type of discipline is right for your family should be a personal choice based on your temperament, your child’s temperament, and your family’s discipline philosophies. There isn’t a single type of discipline that will work for all kids or all families and in every situation. It’s likely that you might take an eclectic approach, where you use a few different techniques from each type of discipline. Learn more about different types of discipline and how to use them.
Việc xác định loại hình kỷ luật nào phù hợp với gia đình bạn nên là lựa chọn cá nhân dựa trên tính khí của bạn, tính khí của con bạn và triết lý kỷ luật của gia đình. Không có một hình thức kỷ luật nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ em, mọi gia đình và mọi tình huống. Có thể bạn sẽ áp dụng cách tiếp cận chiết trung, trong khi đó bạn sử dụng một số kỹ thuật khác nhau cho từng loại hình kỷ luật. Việc tìm hiểu thêm về các loại kỷ luật khác nhau và cách sử dụng chúng là điều cần thiết.
1. Positive Discipline
1. Kỷ luật tích cực
Positive discipline is based on praise and encouragement. Instead of focusing on punishment, parents keep making discipline about teaching.
Kỷ luật tích cực dựa trên sự khen ngợi và khuyến khích. Thay vì tập trung vào việc trừng phạt, cha mẹ sẽ áp dụng kỷ luật trong việc dạy dỗ.
Parents teach problem-solving skills and work with their children to develop solutions. Positive discipline uses family meetings and an authoritative approach to addressing behavior problems. Here’s an example:
Cha mẹ dạy kỹ năng giải quyết vấn đề và cùng con tìm ra giải pháp. Kỷ luật tích cực sử dụng các cuộc họp gia đình và cách tiếp cận quyết đoán để giải quyết các vấn đề về hành vi. Đây là một ví dụ:
- A 6-year-old refuses to do his homework. A parent using positive discipline might sit down with the child and say, “I know your teacher wants you to get your math paper done tonight and you don’t want to do it. What can we do to get that paper done so you’ll be able to show Mrs. Smith that you got all your homework done on time?”
- Một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà. Cha mẹ áp dụng kỷ luật tích cực có thể ngồi xuống với trẻ và nói: “Bố mẹ biết giáo viên muốn con làm bài toán tối nay nhưng con lại không muốn làm điều đó. Chúng ta có thể làm gì để hoàn thành bài tập đó để cô Smith thấy rằng con đã làm xong tất cả bài tập về nhà đúng hạn?”
2. Gentle Discipline
2. Kỷ luật nhẹ nhàng
Gentle discipline focuses on preventing problems. Redirection is often used to steer kids away from bad behavior.
Kỷ luật nhẹ nhàng tập trung vào việc ngăn chặn các vấn đề. Sự chuyển hướng thường được sử dụng để hướng trẻ tránh xa những hành vi xấu.
Kids are given consequences, but gentle discipline isn’t about instilling shame. Instead, parents often use humor and distraction. The focus of gentle discipline is about parents managing their own emotions while addressing a child’s misbehavior. Take this example:
Trẻ em phải chịu hậu quả do mình gây ra và đối với kỷ luật nhẹ nhàng, điều này không có nghĩa là tạo ra sự tủi hổ. Thay vào đó, cha mẹ thường sử dụng sự hài hước và gây xao lãng. Trọng tâm của kỷ luật nhẹ nhàng là việc cha mẹ quản lý cảm xúc của chính mình trong khi giải quyết hành vi sai trái của trẻ. Dưới đây là ví dụ:
- A 6-year-old refuses to do his homework. A parent using gentle discipline might respond with humor by saying, “Would you rather write a two-page paper explaining why you didn’t want to do your math tonight?” Once the situation is diffused, a gentle disciplinarian would offer to look at the math paper alongside the child to discuss getting it done.
- Một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà. Một phụ huynh áp dụng kỷ luật nhẹ nhàng có thể đáp lại một cách hài hước rằng: “Con có muốn viết một bài văn dài hai trang giải thích lý do tại sao con không muốn làm toán tối nay không?” Một khi tình huống đã được giải quyết, một người kỷ luật nhẹ nhàng sẽ đề nghị xem bài toán cùng với đứa trẻ để thảo luận về việc hoàn thành nó.
3. Boundary-Based Discipline
3. Kỷ luật dựa trên ranh giới
Boundary-based discipline focuses on setting limits and making the rules clear upfront. Kids are then given choices and there are clear consequences for misbehavior, such as logical consequences or natural consequences. Here’s how it would play out in this case:
Kỷ luật dựa trên ranh giới tập trung vào việc thiết lập các giới hạn và đưa ra các quy tắc rõ ràng ngay từ đầu. Trẻ được nhận các lựa chọn và thấy những hậu quả rõ ràng đối với hành vi sai trái như hậu quả dựa theo logic hay hậu quả tự nhiên. Dưới đây là một ví dụ cho cách kỷ luật này:
- A 6-year-old refuses to do his homework. A parent using boundary-based discipline would set a limit and make the consequence clear by saying, “You won’t be able to use any of your electronics tonight until your work is done.”
- Một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà. Cha mẹ áp dụng kỷ luật dựa trên ranh giới sẽ đặt ra giới hạn và nêu rõ hậu quả bằng cách nói: “Con sẽ không được sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào tối nay cho đến khi con hoàn thành bài tập.”
4. Behavior Modification
4. Sửa đổi hành vi
Behavior modification focuses on positive and negative consequences. Good behavior is reinforced with praise or rewards. Misbehavior is discouraged through the use of ignoring and negative consequences, like the loss of privileges. For example:
Việc sửa đổi hành vi tập trung vào những hậu quả tích cực và tiêu cực. Hành vi tốt được củng cố bằng lời khen ngợi hoặc phần thưởng. Hành vi sai trái không được khuyến khích bằng việc bị lờ đi và nhận hậu quả tiêu cực như mất đặc quyền. Ví dụ:
- A 6-year-old refuses to do his homework. A parent using behavior modification might remind the child of any prearranged rewards already in place by saying, “Remember, once you get your homework done, you get to use the computer for 30 minutes.” Praise would be offered if the child chooses to comply. The parent would ignore any protests.
- Một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà. Cha mẹ sử dụng phương pháp sửa đổi hành vi có thể nhắc nhở trẻ về bất kỳ phần thưởng nào đã được thảo luận trước bằng cách nói: “Hãy nhớ là sau khi làm xong bài tập về nhà, con sẽ được sử dụng máy tính trong 30 phút”. Lời khen ngợi sẽ được đưa ra nếu đứa trẻ chọn tuân theo. Cha mẹ sẽ phớt lờ mọi sự phản đối.
5. Emotion Coaching
5. Huấn luyện cảm xúc
Emotion coaching is a five-step discipline process that focuses on teaching kids about feelings. When kids understand their feelings, they can verbalize them rather than act on them. Kids are taught that their feelings are okay and parents help teach them appropriate ways to deal with their emotions. Such as when:
Huấn luyện cảm xúc là một quy trình kỷ luật gồm 5 bước tập trung vào việc dạy trẻ về cảm xúc. Khi trẻ hiểu được cảm xúc của mình, chúng có thể diễn đạt bằng lời hơn là chỉ hành động dựa trên cảm xúc. Trẻ em được dạy rằng cảm xúc của mình là bình thường và cha mẹ giúp hướng dẫn trẻ những cách thích hợp để đối phó với cảm xúc của mình. Chẳng hạn như khi:
- A 6-year-old refuses to do his homework. Using emotion coaching, a parent helps the child identify feelings saying, “I know it makes you sad that you can’t play because you have to do your homework. Math can be hard and frustrating when you don’t know the answers or it takes a long time. Let’s draw how you feel when you do your math homework.”
- Một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà. Bằng cách huấn luyện cảm xúc, cha mẹ giúp trẻ xác định cảm xúc bằng cách nói: “Mẹ biết con buồn vì không thể chơi mà phải làm bài tập về nhà. Môn toán có thể khó và gây nản lòng khi con không biết đáp án hoặc mất nhiều thời gian. Con hãy thử vẽ ra cảm xúc của con khi làm bài tập toán nhé.”
——————————————-
Nguồn bài viết:
https://www.verywellfamily.com/types-of-child-discipline-1095064