Bắt đầu một năm học tràn đầy khí thế cùng khoa học tâm lý
Start the school year strong with psychological science.
Tóm tắt ý chính:
- Hầu hết sinh viên đều có niềm tin sai lầm với những gì giúp ích cho việc học. Họ NÊN ghi chép, tham gia lớp học và học cách thử thách bản thân.
- Most students hold false beliefs about what helps learning. They SHOULD take notes, attend class, and practice testing themselves.
- Bộ não của con người cần vận chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
- Human brains need to move information from working memory to long-term memory.
- Ba hành vi đơn giản có thể giúp thay đổi cách sinh viên học tập và cải thiện điểm thi.
- Three simple behaviors can change how students learn and improve exam scores.
- “Tôi không cần ghi chép vì tất cả đã có sẵn trong sách.”
- I do not need to take notes as it is all in the book.
- “Tôi có thể trốn học hoặc nhắn tin và lướt mạng xã hội trong thời gian đó vì tôi luôn có thể nghe lại bản ghi âm.”
- I can skip class or text and check social media during it since I can always get a recording to watch later.
- “Tôi không cần phải đọc giáo trình vì tất cả sẽ được giảng trong giờ học.”
- I do not have to read the syllabus because they will go over it all in class.
- “”Tôi sẽ cố gắng nhồi nhét kiến thức trước khi thi.”
- I will cram for the exam the day before.
Đó là những suy nghĩ, thái độ và niềm tin phổ biến của sinh viên. Tất cả đều SAI và khiến cho việc học trở nên khó khăn. Hành động dựa trên những niềm tin này dự đoán kết quả học tập kém hơn, và theo thời gian học lực sẽ dần xuống thấp. Khoa học tâm lý, đặc biệt là nghiên cứu về nhận thức; khoa học thần kinh, giảng dạy và học tập, có những gợi ý mấu chốt về những hành vi học sinh nên thực hành và tại sao. Tận cùng trung tâm là bộ não và hệ thống trí nhớ có những hạn chế vì vậy chúng ta có thể giúp chúng cải thiện. Dưới đây là một số chiến lược đơn giản để bắt đầu một năm học thật tốt.
These are common student thoughts, attitudes, and beliefs. Every single one of them is WRONG and makes learning difficult. Acting on these beliefs predicts poorer exam scores, and more importantly, poor learning over the long term. Psychological science, especially research on cognition, neuroscience, teaching, and learning, has key suggestions for which behaviors students should practice and why. At the heart of it all is that our brains and memory systems have limitations and we can help them out. Below are some simple strategies for starting the academic year strong.
Trước tiên, chúng ta không nên trách cứ sinh viên quá nhiều khi chúng có những suy nghĩ trên. Nhiều khóa học thiết kế và giáo viên áp dụng như khuyến khích và khen thưởng một số hành vi như vậy. Nếu các bài kiểm tra không mang tính tích lũy, hoặc sinh viên không có cơ hội chứng minh kiến thức của mình trong quá trình học, thì việc nhồi nhét trông có vẻ hiệu quả. Nếu bài thuyết trình chứa quá nhiều chữ và lớp học chỉ truyền tải nội dung một chiều từ giáo viên đến sinh viên, thì việc dạy học bằng các slide dường như làm suy giảm việc ghi chú và thậm chí cả việc có mặt. Không có đủ các nhà giáo dục để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi chú và các chiến lược hữu ích khác, hoặc nếu có, thì cũng không gắn liền với những gì giúp cho bộ não của chúng ta.
First, we should not blame students too much for thinking these thoughts. Many course designs and teacher practices seem to foster and reward some of these behaviors. If tests are not cumulative, or students do not have the chance to demonstrate their knowledge over time, then cramming seems to work. If slides are packed with text and class is pure one-directional content delivery from instructor to student, then getting the slides seems to preclude note-taking and even attendance. Not enough educators stress the importance of note-taking and other useful strategies, or if they do, do not tie it to what it does for our brains.
Bộ não của chúng ta là các cơ quan hoạt động rất tài tình. Chúng ta có khoảng 128 tỷ tế bào thần kinh và trái với lối suy nghĩ chung, chúng ta sử dụng tất cả các tế bào thần kinh (Feldman Barrett, 2020). Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc học tập được phụ trách bởi các vùng khác nhau của não bộ. Khi việc học – một sự thay đổi kiến thức tương đối lâu dài diễn ra, chúng ta cần đưa kiến thức mới vào trí nhớ dài hạn (LTM) của mình. LTM có dung lượng lớn và có thể lưu trữ thông tin trong khoảng thời gian dài, tùy thuộc vào việc kiến thức đó đã được nắm vững như thế nào. Nhưng trước khi thông tin có thể đi vào LTM, nó nằm trong trí nhớ ngắn hạn(WM), có dung lượng rất hạn chế và thời gian lưu trữ ngắn (Oakley và cộng sự, 2021).
Our brains are fascinating organs. We have about 128 billion neurons and counter to the myth, we use all of them (Feldman Barrett, 2020). Learning, not surprisingly, is governed by different parts of the brain. For learning—a relatively long-term change in knowledge—to take place, we need to get new material into our long-term memory (LTM). LTM has a large capacity and can store material for long periods of time, depending on how well that material is learned. But before information can go into LTM, it resides in working memory (WM), which has a very limited capacity and short storage time (Oakley et al., 2021).
Nghiên cứu hiện đại cho thấy WM chỉ có thể nhớ bốn phần thông tin và dựa vào cấu trúc được gọi là hồi hải mã, hai cụm tế bào thần kinh hay tế bào não hình đồng xu. Dựa trên những gì người học làm, hồi hải mã giúp lưu trữ ký ức trong LTM, chủ yếu là 5-6 lớp tế bào thần kinh bao phủ phần lớn bộ não giống như một tấm chăn mỏng. Vùng vỏ não mới này là nơi mà những gì chúng ta muốn học nằm ở đó. Để lấy chúng từ trí nhớ ngắn hạn thì sẽ có một số thực hành đơn giản để làm theo. Đây sẽ là lúc các chiến lược ghi chú, tập trung và nghiên cứu cụ thể trở nên hữu dụng:
State-of-the-art research suggests WM can only remember four chunks of information and relies on structures called the hippocampi, two penny shaped clusters of neurons or brain cells. Based on what the learner does, the hippocampi help store the memories in LTM, which is primarily five-to-six layers of neurons that cover the bulk of the brains like a squishy blanket. This neocortex is where what we want to learn resides. To get it there from working memory, there are some simple practices to follow. This is where note-taking, attention, and specific study strategies come in.
1. Tập trung. Tập trung là một phần chủ chốt của việc học. Bởi vì dung lượng bộ nhớ làm việc thấp, một người càng ít tập trung trong lớp học thì thông tin từ trí nhớ ngắn hạn càng ít đi vào trí nhớ dài hạn. Dung lượng trí nhớ ngắn hạn cũng khác nhau ở mỗi người, điều này giải thích tại sao một số sinh viên có thể nghe nhạc và học tập trong khi những người khác không thể. Những thứ gây xao nhãng như âm nhạc, phim ảnh và chương trình hay thậm chí là những người xì xào quanh ta đều “đánh thuế” trí nhớ ngắn hạn. Tất nhiên, nếu bạn không tham gia lớp học, thì bạn sẽ còn có nhiều việc phải làm hơn và việc nghe một đoạn ghi âm mà không đến lớp thì hiếm khi có hiệu quả.
1. Pay Attention. Attention is a key part of learning. Because of the low capacity of working memory, the less attention one pays in class, the less likely will material from WM go into LTM. WM capacity also varies from person to person which explains why some students can listen to music and study while others cannot. Distractions such as music, movies, and shows, or even people talking around us, all tax WM. Of course, if you do not attend class, well, you have even more work to do and listening to a recording without attendance rarely measures up.
2. Ghi chép. Quá trình ghi chép khiến người nghe tích cực làm việc với lượng thông tin được học. Giả sử người nói không nói quá nhanh và cho phép một khoảng thời gian để suy ngẫm lại, ghi chép tốt là một chiến lược học tập tuyệt vời. Ghi chép giúp bạn sắp xếp tài liệu, cung cấp một bản ghi về những gì sẽ học và hỗ trợ trí nhớ làm việc trong việc củng cố những gì sẽ học. Điều quan trọng là phải xem qua các ghi chú vào cùng ngày chúng được thực hiện để hỗ trợ quá trình chuyển đổi tài liệu từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
2. Take Notes. The process of taking notes makes the listener actively work with the material to be learned. Assuming the speaker is not talking too fast and provides time to reflect, taking good notes is a significant learning strategy. Notes help you organize material, provide a record of what is to be learned, and aid your working memory in strengthening what is to be learned. It is also important to look over notes the same day they are taken to support the transition of material from WM to LTM.
3.Thực hành truy hồi (nhắc lại)) thông tin. Hãy hỏi hầu hết các nhà khoa học nhận thức về cách tốt nhất để học tập là gì và họ có thể sẽ nói rằng việc lặp lại liên tục. Các yếu tố quan trọng có liên quan đến việc tự kiểm tra thường xuyên về những gì bạn đang học và phân bổ thời gian kiểm tra. Chỉ cần coi rằng bạn có thể nhớ được điều gì đó sẽ khiến các tế bào thần kinh đại diện cho kiến thức ấy hình thành các kết nối mạnh mẽ hơn với các tế bào thần kinh khác. Các kết nối càng khỏe, trí nhớ càng mạnh và não của bạn càng dễ để tổ chức thông tin trong vỏ não mới của bạn. Thực hành nhắc lại thông tin là một trong những cách tốt nhất nhằm giúp não của bạn chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Bạn càng thực hành nhiều, đặc biệt là cách nhau theo thời gian, khả năng ghi nhớ kiến thức của sẽ càng tốt hơn, từ đó khả năng học tập cũng sẽ tiến bộ hơn.
3. Practice Retrieval. Ask almost any cognitive scientist what the best way to study is and they will likely say successive relearning. The key components involve testing your self on what you are learning frequently, and spacing out how often you test. The mere fact of seeing if you can remember something makes the neurons that represent that knowledge form stronger connections with other neurons. The stronger the connections, the stronger the memory, and the easier it is for your brain to organize the information in your neocortex. Practicing retrieving information is one of the best ways to help your brain move information from WM to LTM. The more you practice, especially separated out by time, the better your memory for the material and the better the learning.
Ba chiến lược này là trọng tâm của việc học hiệu quả. Có nhiều cách để ghi chép và thực hành lặp lại thông tin tốt (Gurung & Dunlosky, 2023), và cả hai chiến lược này đều có thể có lợi từ việc giám sát kiến thức của bạn một cách có ý thức. Đây là những thói quen tốt cần bắt đầu và phát triển sớm. Khi các lớp học bắt đầu trở lại, bạn rất dễ quay về những thói quen quá khứ. Nhiều sinh viên nghĩ rằng chỉ cần đọc lại ghi chú, dùng bút nhớ nhiều và làm thẻ nhỏ nhằm ghi nhớ các thuật ngữ chính là những thói quen học tập tốt. Tuy nhiên các nghiên cứu lại nói ngược lại. Những chiến lược này thực chất có tính hữu dụng rất thấp. Hãy chuẩn bị ghi chú tốt và sau đó gây dựng thực hành truy hồi cho tất cả các lớp trong tuần chính là điểm mấu chốt.
These three strategies are at the heart of effective learning. There are many ways to take good notes and practice retrieval (Gurung & Dunlosky, 2023), and both of these strategies can benefit from consciously monitoring your knowledge. These are good habits to start and develop early. When classes start again, it is easy to fall back into past habits. Many students think that just rereading notes, highlighting a lot, and making flashcards to memorize key terms are good study habits. The research says otherwise. These strategies actually have very low usefulness. Planning on taking good notes and then building in retrieval practice for all classes spread out over multiple days a week is key.
Vậy sinh viên nên ưu tiên làm gì trong năm học này? Đó là đến lớp nghe giảng. Ghi chép tốt. Và thực hành truy hồi thông tin. Chúng sẽ mang lại lợi ích cho não bộ.
What should students prioritize this school year? Going to class. Taking good notes. And practicing retrieving information. It’s good for the brain.
——————–
- Dịch giả: Bao Chan
- Hiệu đính: Hạnh