3 Giải Pháp Bất Ngờ Cho Tình Trạng Suy Nghĩ Quá Mức

3 Surprising Solutions for Overthinking

3 Giải Pháp Bất Ngờ Cho Tình Trạng Suy Nghĩ Quá Mức

Biên dịch: Lê Khánh Linh – Hiệu đính: Xanh Lam

Quick, practical solutions for people who self-sabotage by overthinking.

Những giải pháp nhanh và thiết thực cho những người tự hủy hoại bản thân bằng việc suy nghĩ quá mức.

If you think in-depth, you probably find that your tendency to overthink is both a strength and a weakness.

Nếu bạn suy nghĩ một cách sâu sắc, bạn có thể nhận thấy rằng xu hướng suy nghĩ quá mức của mình vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu.

You may desire to retain the benefits of thoughtfulness while eliminating the self-defeating aspects of overthinking.

Bạn có thể khao khát giữ được những lợi ích của việc suy nghĩ thấu đáo trong khi loại bỏ được những khía cạnh tự hạ gục bản thân của việc suy nghĩ quá mức.

Attempt one of these three techniques to achieve that. Choose whichever strategy naturally appeals to you.

Hãy thử một trong ba kỹ thuật này để đạt được điều đó. Hãy chọn bất kỳ phương pháp nào thu hút bạn một cách tự nhiên.

1. Execute once, then optimize

  1. Thực hiện một lần rồi tối ưu hóa.

Try taking this approach: Whenever you do anything for the first time, don’t try to optimize it. Instead, adopt the approach that you will execute once, with basic thinking, then optimize your approach the second and subsequent times you do whatever it is.

Hãy thử cách tiếp cận này: Bất cứ khi nào bạn làm điều gì lần đầu tiên, đừng cố tối ưu hóa nó. Thay vào đó, hãy bắt đầu cách tiếp cận mà bạn sẽ thực hiện một lần bằng suy nghĩ cơ bản rồi lần hai là tối ưu hóa cách tiếp cận của bạn và những lần sau đó bạn cứ làm bất kỳ cách nào.

For example, I recently decided to buy a choline supplement. I got bogged down in factors like which brand to buy, which dose, which form, where to buy it from, and when. By employing the execute once approach, I selected an acceptable option, aware that I could obsess about the best choice during my next purchase.

Ví dụ, gần đây tôi đã quyết định mua thực phẩm chức năng choline. Tôi bị quay cuồng với các nhân tố như nên mua hiệu nào, liều lượng ra sao, dạng nào, mua ở đâu và khi nào. Bằng việc sử dụng cách tiếp cận thực hiện một lần, tôi đã chọn một sự lựa chọn có thể chấp nhận và ý thức được rằng tôi có thể ám ảnh về lựa chọn tốt nhất trong lần mua sau.

The benefits? You’ll make quicker decisions, and probably learn more through your experience than from delaying.

Những ích lợi là gì? Bạn sẽ đưa ra các lựa chọn nhanh hơn và có thể học được nhiều hơn qua các trải nghiệm của mình hơn là từ việc trì hoãn.

2. Put your thoughts in a suitcase

  1. Đặt những suy nghĩ của bạn vào một vali

Anxiety tries to be helpful by not allowing us to forget about potential threats. It nags us by knock, knock, knocking to remind us of our worries and insecurities.

Sự lo âu cố để trở nên có ích bằng việc không cho phép chúng ta quên đi những mối đe dọa tiềm năng. Nó cằn nhằn với chúng ta bằng cách đập, đập, đập để nhắc nhở chúng ta về những lo lắng và bất an.

For example, filling out child development questionnaires on my baby’s milestones was stressing me out. I wanted to tell the pediatrician I didn’t want to do them but was worried she would think I was being neglectful. In reality, I’m hypervigilant about milestones; I didn’t need the questionnaires to make me even more so.

Ví dụ, việc điền vào bảng hỏi về sự phát triển của trẻ trong những cột mốc của em bé của tôi khiến tôi căng thẳng khủng khiếp. Tôi đã muốn nói với bác sĩ nhi khoa rằng tôi không muốn làm những việc đó nhưng lại lo lắng rằng cô ấy sẽ nghĩ là tôi vô tâm. Trên thực tế, tôi bị căng thẳng cao độ về các cột mốc, tôi không cần các bảng hỏi để khiến mình căng thẳng hơn.

If you try to stop having a thought, anxiety tends to just get louder. However, what can sometimes work is imagining putting that thought aside somewhere safe where you won’t forget about it. The imagery I like is to imagine putting my worries in a suitcase, and then carrying it but not interacting with it.

Nếu bạn cố dừng việc suy nghĩ, sự lo âu có xu hướng khuếch đại. Tuy nhiên, điều đôi khi có tác dụng là tưởng tượng việc bỏ suy nghĩ đó sang một bên ở một chỗ nào đó an toàn mà bạn sẽ không quên nó. Tưởng tượng mà tôi thích là đặt những lo lắng của mình vào một cái vali và sau đó mang theo nó nhưng không tương tác với nó.

This technique can create sufficient psychological distance from thoughts, enabling me to make more skillful choices in my actions. In this case, there was no reason to expect the pediatrician, who has always been supportive, would think I was being neglectful—and in fact, she reacted supportively again when I broached this topic.

Kỹ thuật này có thể tạo ra khoảng cách tâm lý vừa đủ khỏi những suy nghĩ, nó cho phép tôi đưa ra những lựa chọn khéo léo hơn trong hành động của mình. Trong trường hợp này, không có lí do gì để mong đợi một bác sĩ nhi khoa luôn hỗ trợ sẽ nghĩ rằng tôi vô tâm nhưng thực tế là cô ấy đã phản ứng một cách nhiệt tình lại khi tôi đề cập đến chủ đề này.

3. Reflect on the benefits of both impulsive and well-thought-out decisions

  1. Soi chiếu các lợi ích của cả các quyết định bốc đồng lẫn các quyết định kỹ càng.

Remember I said at the outset that overthinking is both a strength and a weakness? People who overthink tend to be very willing to engage in meta-cognition, that is, thinking about their thinking. You can use that to your advantage here.

Bạn có nhớ tôi đã nói ở phần đầu rằng việc suy nghĩ quá mức vừa là một điểm mạnh vừa là một điểm yếu? Những người suy nghĩ quá mức có xu hướng trở nên rất sẵn sàng dính vào siêu nhận thức, đó là suy nghĩ về suy nghĩ của họ. Bạn có thể tận dụng điều đó như lợi ích ở đây.

Try thinking of examples of good decisions you and others have made. What actions have led to awesome outcomes for you and other people you know?

Hãy thử nghĩ về các ví dụ của những lựa chọn tốt mà bạn và những người khác từng đưa ra. Những hành động nào đã dẫn tới những kết quả tuyệt vời cho bạn và những người khác mà bạn biết?

Next, reflect on whether these were always well-thought-out decisions. In Stress-Free Productivity, I wrote about how some of my best decisions weren’t very well thought through. For example, I’ve put less research into house purchases than into some minor decisions, and yet these house purchases have turned out to be some of my best decisions. I also put relatively minimal thought into choosing a Ph.D. advisor, and yet that worked out wonderfully.

Tiếp theo, soi chiếu xem liệu chúng có luôn là những lựa chọn được cân nhắc kỹ càng không. Trong Stress-Free Productivity (“Năng suất không căng thẳng”), tôi đã viết về cách một vài trong số các lựa chọn tốt nhất của tôi đã không được cân nhắc kỹ lưỡng lắm. Ví dụ, tôi đã dành ít nghiên cứu vào việc mua nhà hơn là các lựa chọn nhỏ hơn nhưng những lần mua nhà này hóa ra đã là một vài trong số những lựa chọn tốt nhất của tôi. Tôi cũng suy nghĩ tương đối ít về việc chọn một cố vấn nghiên cứu sinh, tuy nhiên điều đó đã tốt đẹp một cách thần kỳ.

Sometimes good decisions are the result of exhaustive research and accurate perceptions, but not always. Other factors, like serendipity, or meeting the right person at the right time, can be influential too.

Đôi khi các lựa chọn tốt là kết quả của nghiên cứu toàn diện và những nhận thức chính xác nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Các nhân tố khác như ăn may hay gặp đúng người vào đúng thời điểm cũng có thể ảnh hưởng.

When you see this diverse pattern, it can help free you up. Overthinking is not the sole path to success. Engaging in random conversations, acting on instinct or impulse, or exploring topics that trigger your curiosity, even when you should be focused elsewhere, can also yield positive outcomes.

Khi bạn thấy kiểu mẫu đa dạng này, nó có thể giúp giải phóng bạn. Việc suy nghĩ quá mức không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. Việc tham gia vào các cuộc hội thoại ngẫu nhiên, hành động theo bản năng hay bột phát, hay khám phá những chủ đề kích thích trí tò mò của bạn, ngay cả khi bạn nên tập trung vào nơi nào khác, cũng có thể mang lại những kết quả tích cực.

Sometimes it’s enough to recognize that you currently don’t overthink every decision, and that can work out fine, and even well. You can begin to see yourself as someone who sometimes overthinks, but not always.

Thỉnh thoảng, việc nhận ra rằng gần đây bạn không suy nghĩ quá mức mỗi khi quyết định và nó vẫn diễn ra ổn và thậm chí tốt đẹp là đủ. Bạn có thể bắt đầu thấy bản thân như một ai đó đôi khi suy nghĩ quá mức nhưng không phải lúc nào cũng thế.

It’s important not to be ashamed of overthinking. I’m being genuine when I say that it’s both an important strength and a frustrating weakness. Acknowledge the benefits of thinking deeply, but also master skills to dial it back when that is advantageous. This will give you maximum flexibility, lower stress, and the best results.

Việc không xấu hổ về việc suy nghĩ quá mức rất quan trọng. Tôi đang rất thành thật khi tôi nói rằng nó vừa là một điểm mạnh quan trọng vừa là một điểm yếu phiền phức. Công nhận những lợi ích của việc suy nghĩ sâu sắc nhưng cũng hãy làm chủ những kỹ năng để quay nó lại khi nó mang lại lợi ích. Điều này sẽ giúp bạn tối đa hóa sự linh hoạt, giảm căng thẳng và đem đến những kết quả tốt nhất.

 

How did this article change your view of overthinking? What strategy are you excited to try?

Bài báo này đã hay đổi góc nhìn của bạn về suy nghĩ quá mức như thế nào? Bạn hào hứng để thử phương pháp nào?

Hãy bình luận ở phía dưới cho chúng mình biết nhé!

—————

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/in-practice/202307/3-surprising-solutions-for-overthinking

Để lại một bình luận