3 cách để bảo vệ bản thân khỏi sự si mê trong tình yêu

3 Ways to Protect Yourself From Relationship Limerence

Người dịch: Hồng Ngọc – Hiệu đính: Thùy Trang

Love is like a drug. Here’s how to avoid becoming intoxicated by its effects.

Tình yêu là thứ tựa như một chất gây nghiện. Sau đây là cách để tránh bị ảnh hưởng bởi những tác động của nó.

“Limerence” in a relationship refers to a situation where individuals become deeply infatuated with a new romantic partner, often leading to a temporary neglect of other relationships, such as friendships and family ties. While this phase is considered a normal and natural part of the early stages of a relationship, akin to the honeymoon phase, it’s crucial to distinguish it from limerence, which warrants careful attention due to its potential negative consequences.

“Sự Cuồng ái” (hay “Đại ảo vọng tình yêu”) trong một mối quan hệ tình cảm là khi một cá nhân rơi vào mê đắm cuồng dại, trở nên ám ảnh sâu sắc với người tình mới của họ, điều này thường dẫn đến việc nhất thời ngó lơ đi các mối quan hệ khác, chẳng hạn như bạn bè và gia đình. Mặc dù giai đoạn “Cuồng ái” này có thể được nhiều người coi là điều bình thường và tự nhiên trong thời kỳ đầu của mối quan hệ, tương tự như giai đoạn trăng mật, nhưng cũng cần chú tâm tới việc phân biệt chúng, bởi nếu không, sẽ có thể xảy đến những hậu quả tiêu cực.

Limerence is characterized by intense infatuation and fixation on the new partner, referred to as the “limerent object.” It can disrupt daily life while hindering the development of positive relationships. This phase can be easily confused with the honeymoon phase of a relationship due to possible overlaps, but it’s important to differentiate between the two phenomena for better understanding and clarity.

Đặc điểm nhận diện của sự cuồng ái là niềm si mê mãnh liệt cùng với trạng thái “cắm chốt”— toàn tâm toàn ý tập trung vào đối phương tới mức ám ảnh, người mà còn có thể được gọi là “khách thể của ảo vọng tình yêu”. Nó khiến đời sống hàng ngày của cả hai bên đều bị gián đoạn, đồng thời cản trở sự hình thành phát triển của những mối quan hệ tích cực. Giai đoạn này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với giai đoạn trăng mật trong một mối quan hệ do giữa chúng có thể có những điểm tương đồng, chồng chéo với nhau, nên việc phân biệt giữa hai hiện tượng này là rất cần thiết và quan trọng để giúp ta đạt được sự thấu suốt, cũng như hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

How Does The Honeymoon Phase Differ From Limerence?

Giai Đoạn Trăng Mật Trong Một Mối Quan Hệ Khác Với Sự Cuồng Ái Như Thế Nào?

While both limerence and the honeymoon phase involve intense feelings of infatuation and excitement, there are some key differences between the two.

Dù cả sự cuồng ái và giai đoạn trăng mật đều có điểm chung là chứa đựng tính kích thích và những xúc cảm say mê mãnh liệt, thì giữa chúng vẫn có một số điểm khác biệt chính: 

1. Nature of the relationship. 

1. Bản chất của mối quan hệ.

Limerence typically involves one-sided infatuations, where intense feelings are felt for someone who may not reciprocate. There’s a longing for emotional reciprocation. In contrast, the honeymoon phase occurs at the start of a romantic relationship when both partners are mutually infatuated. It’s marked by excitement, passion and a sense of euphoria as everything feels perfect.

Sự cuồng ái thường là những mê tưởng đơn phương, chỉ tới từ một phía, đó là việc hình thành nên những xúc cảm mãnh liệt với một người mà có thể sẽ không đáp lại tình cảm ấy. Ở đây hiện diện nỗi khao khát mòn mỏi được đáp trả về mặt cảm xúc. Ngược lại, giai đoạn trăng mật xảy ra vào thời điểm khởi đầu của một mối quan hệ lãng mạn, khi cả hai phía đều si mê lẫn nhau. Giai đoạn này được đặc trưng bởi niềm phấn khích, sự đam mê và trạng thái hạnh phúc, mãn nguyện bởi ta cảm thấy dường như mọi thứ đều thật hoàn hảo.

2. Duration. 

2. Thời đoạn.

Limerence can endure for months or even years, particularly if feelings remain unreciprocated or if the limerent object is idealized. In contrast, the honeymoon phase is shorter, lasting from a few weeks to several months as the relationship progresses from infatuation to a deeper bond. 

Sự cuồng ái có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm, đặc biệt là khi những tình cảm ấy không được đáp trả, hoặc là khi khách thể của ảo vọng tình yêu được lý tưởng hóa và tôn thờ dưới một lăng kính màu hồng. Trái ngược với nó, giai đoạn trăng mật lại ngắn hơn, chỉ kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng, khi mối quan hệ tiến triển từ sự si mê đơn thuần đến một gắn kết tình cảm sâu sắc hơn.

3. Reality versus fantasy. 

3. Hiện thực đối đầu với Ảo tưởng.

Limerence involves fantasizing and idealizing the limerent object, imagining romantic scenarios and future interactions with the object of affection. The honeymoon phase, while also marked by intense emotions, is grounded in reality as partners get to know each other better and experience the joys and challenges of building a relationship together.

Sự cuồng ái bao gồm việc mơ tưởng viển vông và lý tưởng hóa các khách thể của ảo vọng tình yêu, mường tượng ra những viễn cảnh lãng mạn và các hoạt động tương lai cùng với họ. Giai đoạn trăng mật cũng được đánh dấu bằng những cảm xúc mãnh liệt tương tự như vậy, tuy nhiên, nó lại mang tính thực tế và vững vàng hơn bởi giữa hai bên đều có sự tò mò tìm hiểu lẫn nhau, và họ cũng đồng thời cùng nhau trải nghiệm những thăng trầm của việc xây dựng một mối quan hệ.

What Causes Someone To Become “Limerent?”

Điều Gì Khiến Một Người Rơi Vào “Cuồng Ái” ?

Limerence intensifies emotional attachment and infatuation with the new romantic partner to an unhealthy degree for at least two reasons:

Cuồng ái có thể làm trầm trọng thêm sự gắn bó, lệ thuộc về mặt cảm xúc và niềm cuồng si với đối phương đến mức thiếu lành mạnh, chủ yếu bởi ít nhất hai lý do:

1. Activation of the attachment system one developed in childhood is one of the most common causes of limerence. During the limerence phase, the intense focus on the limerent object triggers the brain’s attachment system leading to a strong desire to form a secure bond with the partner. This may result in a temporary neglect of other relationships. Given its deep-rooted nature, attachment systems significantly influence individuals’ behavior and decision-making in their romantic relationships.

1. Sự kích hoạt lại cơ chế gắn bó được hình thành từ thuở thơ ấu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự cuồng ái. Trong giai đoạn cuồng ái, sự tập trung cao độ vào đối tượng được để ý sẽ gây kích thích cơ chế gắn bó của não bộ, dẫn đến mong muốn mạnh mẽ để thiết lập và xây dựng nên một mối quan hệ an toàn, vững chắc với đối phương. Điều này có thể dẫn đến hệ quả là các mối quan hệ khác sẽ nhất thời bị bỏ bê. Cơ chế gắn bó là thứ ăn sâu bám rễ vào trong tâm trí của ta, nó mang tầm ảnh hưởng đáng kể đến cách mà mỗi cá nhân cư xử và đưa ra quyết định trong những mối quan hệ tình cảm của họ.

2. The release of oxytocin — or the “love hormone”— during romantic interactions enhances social bonding and attachment. Oxytocin has been implicated in human bonding and trust, social memory, attachment as well as sexual behavior. This can lead to a hyperfocus on the new partner and a temporary neglect of other relationships. This hormonal surge can also intensify feelings of infatuation and fixation on the new partner.

Beyond impacting your primary romantic relationship, limerence can also significantly affect your friendships and other professional/personal responsibilities. This brings us to the next point:

2. Sự sản sinh nội tiết tố Oxytocin — hay còn được gọi là “hoóc-môn tình yêu” — qua những tương tác tình tứ giúp tăng cường sự thân mật và gắn kết trong các mối quan hệ xã hội. Oxytocin được cho là thứ giúp hình thành nên sự kết nối và lòng tin tưởng, ký ức tập thể, sự gắn bó thân thiết cũng như hứng thú tình dục giữa người với người. Điều này có thể dẫn đến sự chú tâm quá mức bình thường vào đối tác tình cảm mà nhất thời bỏ bê các mối quan hệ khác. Sự bột khởi của hoóc-môn này cũng có thể làm tăng thêm những xúc cảm si mê và ám ảnh của một người với tình yêu của họ.

Ngoài việc ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm của bạn, sự cuồng ái còn có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình bạn, cũng như những trách nhiệm nghề nghiệp/cá nhân khác của bạn. Điều này đưa chúng ta đến điểm tiếp theo:

What Are The Consequences Of Unchecked Limerence?

Những Hệ Quả Khi Sự Cuồng Ái Rơi Vào Mất Kiểm Soát Là Gì ?

1. Strained interpersonal relationships

1. Các mối quan hệ phải chịu tổn thương

Limerence often leads to obsessive thoughts and behaviors directed toward the limerent object, which can strain existing relationships and hinder the formation of new ones. The individual may become preoccupied with fantasies about the limerent object, neglecting their responsibilities and social connections. This can result in feelings of resentment and hurt among friends who feel neglected or excluded.

Sự cuồng ái thường khiến một người mang những suy nghĩ và hành vi ám ảnh-cưỡng chế về đối tượng mà họ để ý, điều này có thể khiến các mối quan hệ hiện hữu trở nên căng thẳng và đồng thời cản trở việc hình thành các mối quan hệ mới. Họ có thể trở nên quá bận tâm với những mộng tưởng về tình yêu của mình mà bỏ bê trách nhiệm và quên đi các mối quan hệ ngoài xã hội. Điều này có thể gây nên cảm giác oán giận và bị tổn thương giữa bạn bè của chủ thể — những người mà cảm thấy đã bị bỏ rơi hay xa lánh.

2. Unhealthy relationship dynamics

2. Xảy Ra Những Tình Trạng Thiếu Lành Mạnh Trong Mối Quan Hệ

If a partner isolates themselves from their support network or demands all of their time, limerence can turn into a full blown pathology. Moreover, obsessive love can also contribute to the development of codependency, a dysfunctional relationship pattern characterized by one individual heavily relying on their partner for emotional support, validation and self-worth. In such cases, it is vital to have friends present to identify signs of an unhealthy relationship and seek assistance promptly to prevent further harm.  

Nếu một cá nhân tự cô lập mình khỏi những người có thể hỗ trợ họ, hay buộc những người ấy phải dành tất cả thời gian cho mình, thì sự cuồng ái có thể trở thành một bệnh lý toàn diện. Hơn nữa, ám ảnh tình yêu cũng có thể góp phần vào việc hình thành nên tình trạng lệ thuộc, một kiểu quan hệ độc hại mà khi một cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào người kia để nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần, sự công nhận và lòng tự trọng. Trong những trường hợp như vậy, sự có mặt của bạn bè là điều thiết yếu để có thể giúp nhận diện các dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại, cũng như kịp thời kiếm sự trợ giúp nhằm ngăn ngừa thêm bất kỳ thương tổn nào.

How To Remedy Relationship Limerence

Cách Để Hóa Giải Hội Chứng Cuồng Ái

To navigate limerence effectively, adopting a proactive approach and prioritizing both your new romantic relationship and your existing friendships and responsibilities is essential. 

Để có thể định hình và điều chỉnh cảm xúc mãnh liệt này một cách hiệu quả, thì điều quan trọng là ta phải áp dụng hướng tiếp cận chủ động khi đối mặt với nó, đồng thời biết cách cân bằng giữa cả tình yêu và tình bạn cùng với những trách nhiệm mà mình phải làm.

First and foremost, open communication with friends and romantic partners about needs and boundaries is crucial. Here are three steps to establish clear boundaries between your romantic relationship and your other social connections:  

Đầu tiên và quan trọng nhất, việc nói chuyện thẳng thắn với bạn bè và người yêu của mình về những mong muốn, nhu cầu của bản thân cùng với các ranh giới cá nhân là rất cần thiết. Ba bước sau đây có thể giúp bạn thiết lập một ranh giới rõ ràng giữa mối quan hệ tình cảm của mình với các mối quan hệ xã hội khác:

1. Time management. 

1. Quản Lý Thời Gian

Prioritizing quality time with both friends and romantic partners enables individuals to maintain a healthy equilibrium between their relationships, ensuring that neither is overlooked.

Ưu tiên việc dành ra những khoảng thời gian ý nghĩa, chất lượng cùng cả bạn bè và người yêu sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa các mối quan hệ đó, đảm bảo rằng không bên nào bị bỏ bê.  

2. Engaging in group activities. 

2. Tham Gia Vào Các Hoạt Động Hội Nhóm

Organizing events that involve both your friends and your partner, such as game nights, cooking classes or hikes, facilitates bonding and fosters inclusion while allowing friends to get to know each other better.

Hãy tổ chức các hoạt động có sự tham gia của cả bạn bè và người yêu của bạn, chẳng hạn như đêm hội trò chơi, lớp học nấu ăn hay đi bộ đường dài, chúng sẽ giúp tạo nên sự gắn kết và thúc đẩy sự hòa đồng giữa mọi người, đồng thời tạo cơ hội để mọi người có thể hiểu thêm về nhau hơn.

3. Planning a “friendcation.” 

3. Lên Kế Hoạch Cho Một Kỳ Nghỉ Với Bạn Bè  

A study published in Social Psychological and Personality Science suggests that during relationship conflicts that threaten the foundation of their bond, individuals often seek support from friends, both old and new, as well as family members, to strengthen their sense of security and connection. So, whether it’s a weekend getaway with friends or a trip with a friend to a new city, dedicating time to oneself and spending quality time with other friends can help alleviate feelings of loneliness and isolation, especially when one’s primary romantic relationship is in a state of flux.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý Xã hội & Nhân cách cho thấy, khi xảy ra những cuộc xung đột, mâu thuẫn mà có thể đe dọa nền móng của mối quan hệ, các cá nhân thường tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, cả cũ và mới, cùng với các thành viên trong gia đình, để củng cố cảm giác an toàn và được kết nối của họ. Vậy nên, cho dù đó là một kỳ nghỉ cuối tuần với những người bạn hay là một chuyến khám phá thành phố mới với chỉ một đồng hành, thì việc dành thời gian cho bản thân và bạn bè có thể giúp một người vơi bớt đi cảm giác cô đơn và bị cô lập, đặc biệt là khi mối quan hệ tình cảm của họ đang ở trong tình trạng bất ổn. 

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/social-instincts/202404/3-ways-to-protect-yourself-from-relationship-limerence

Trả lời