Psychotherapy vs. Psychiatry
Tác giả: Mary West
Người kiểm chứng thông tin y khoa: Yalda Safai
Người dịch: Thu Hạnh – Hiệu đính: Nguyễn Thảo
Psychotherapy provides therapy and counseling to support patients, whereas psychiatry looks at mental health conditions from a medical perspective, treating the physical and mental symptoms.
Tâm lý trị liệu sử dụng liệu pháp cùng việc tham vấn nhằm hỗ trợ thân chủ. Trong khi, tâm thần học lại xem xét tình trạng sức khỏe tâm thần từ góc độ y khoa, điều trị cả các triệu chứng về thể chất lẫn tinh thần.
Psychiatry interventions mainly include medications and talk therapy, while psychotherapy interventions generally involve only talk therapy, so psychiatry is broader in scope. Also, psychiatrists have attended medical school and afterward completed a residency in mental health, while psychotherapists have master’s and doctorate degrees in human behavior.
Trong khi những can thiệp trong tâm thần học chủ yếu bao gồm việc sử dụng thuốc và liệu pháp trò chuyện, can thiệp trong trị liệu tâm lý lại thường chỉ sử dụng phương pháp trò chuyện. Thế nên, tâm thần học có phạm vi rộng hơn. Ngoài ra, trong khi các bác sĩ tâm thần đều tốt nghiệp y khoa và sau đó hoàn thành nội trú chuyên khoa tâm thần, các nhà trị liệu tâm lý lại sở hữu bằng thạc sĩ và tiến sĩ về hành vi con người.
The benefits of psychotherapy include helping change behavior from maladaptive to adaptive, which therapists use to treat many mental health conditions. Although medications’ side effects are a consideration, their benefits include a means of altering physiology to treat mental health.
Trị liệu tâm lý đem lại nhiều lợi ích như hỗ trợ trong việc thay đổi hành vi từ “không lành mạnh” sang “lành mạnh” mà các nhà trị liệu sử dụng để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe tinh thần khác nhau. Mặc dù tác dụng phụ của thuốc là vấn đề cần lưu tâm, nhưng cái lợi của chúng là khả năng thay đổi mặt sinh lý trong điều trị sức khỏe tâm thần.
This article explains the differences between psychotherapy and psychiatry, including the types and benefits of each.
Psychotherapy vs. psychiatry
Sự khác biệt giữa Tâm lý trị liệu và Tâm thần học
Psychotherapy involves the treatment of mental health conditions with various types of talk therapy. In contrast, psychiatry entails treatment with a wider range of options that include talk therapy, as well as medications and other interventions.
Education
Học vấn
The education of a psychotherapist differs from that of a psychiatrist. A psychologist usually has an advanced degree, such as a Doctor of Philosophy (PhD). In some states in the United States, a person with a master’s degree qualifies as a psychologist. The training includes all aspects of human behavior with an emphasis on scientific research.
Nhà trị liệu tâm lý và bác sĩ tâm thần có con đường học vấn khác nhau. Một nhà tâm lý thường có bằng cao học như bằng tiến sĩ (PhD). Ở một số tiểu bang tại Mỹ, một người có bằng thạc sĩ đủ điều kiện để làm một nhà tâm lý. Việc đào tạo với trọng tâm là nghiên cứu khoa học, bao gồm tất cả các khía cạnh của hành vi con người.
Conversely, a psychiatrist is a medical doctor (MD) or doctor of osteopathic medication (DO) with a specialty in mental health, including substance use disorders. The training emphasizes the biological aspects of mental health conditions. A psychiatrist has the qualifications to evaluate the mental and physical effects of psychological conditions.
Trái lại, một nhà tâm thần học lại là một bác sĩ y khoa (MD) hoặc bác sĩ y khoa chỉnh hình (DO) với chuyên môn về sức khỏe tâm thần, bao gồm rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Việc đào tạo tập trung vào mặt sinh học của các tình trạng sức khỏe tâm thần. Một bác sĩ tâm thần có đủ chuyên môn để đánh giá những ảnh hưởng của thể chất và tinh thần tới các tình trạng tâm lý.
What is psychotherapy?
Tâm lý trị liệu là gì?
Psychotherapy, or talk therapy, is a method of helping people with an extensive spectrum of mental health conditions and emotional problems. It may involve individual, couple, family, or group settings, and it may help both adults and children. It usually entails once-weekly sessions that can be short or long-term, ranging from a few sessions to sessions that continue for months or years.
Trị liệu tâm lý hay là liệu pháp trò chuyện, là một phương pháp hỗ trợ cho nhiều loại tình trạng sức khỏe tinh thần và vấn đề cảm xúc khác nhau. Nó có thể xoay quanh các buổi trị liệu cá nhân, cặp đôi, gia đình hoặc nhóm, đồng thời có thể hỗ trợ cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc này thường bao gồm các buổi trị liệu hằng tuần, có thể ngắn hạn hoặc dài hạn, kéo dài từ vài buổi cho tới nhiều tháng hay nhiều năm.
In the sessions, a trained therapist leads the conversation to explore a person’s:
Trong các buổi trị liệu, một nhà trị liệu có kinh nghiệm sẽ dẫn dắt cuộc trò chuyện để tìm hiểu về các khía cạnh của thân chủ như:
- current and past problems
- những vấn đề họ gặp phải trong hiện tại và quá khứ
- relationships
- các mối quan hệ
- thoughts, experiences, and feelings
- những suy nghĩ, trải nghiệm, cảm xúc của thân chủ.
What is psychiatry?
Tâm thần học là gì?
Psychiatry is the brand of medicine that deals with the diagnosis, prevention, and treatment of mental, behavioral, and emotional conditions.
Tâm thần học là một nhánh trong y học liên quan tới việc chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các tình trạng về tinh thần, hành vi và cảm xúc.
While psychiatry involves talk therapy, the field also has other treatments that include psychosocial interventions, medications, and interventional treatments such as electroconvulsive therapy and transcranial magnetic stimulation (TMS).
Lĩnh vực này bao gồm cả liệu pháp trò chuyện và những phương pháp điều trị khác như can thiệp tâm lý xã hội, sử dụng thuốc, và các điều trị can thiệp như liệu pháp sốc điện (ECT) và liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ (TMS).
Types of psychotherapy
Các liệu pháp trị liệu tâm lý
The following are popular types of psychotherapy:
Dưới đây là các kiểu hình liệu pháp trị liệu phổ biến:
- Cognitive behavioral therapy (CBT): This explores links between thoughts, behavior, and feelings. CBT helps identify unhealthy thoughts and shows how they may be causing self-destructive beliefs.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Nhằm khám phá mối liên hệ giữa suy nghĩ, hành vi và cảm xúc. CBT giúp nhận diện những suy nghĩ tiêu cực và chỉ ra cách chúng có thể dẫn tới những niềm tin tiêu cực về bản thân. /span>
- Dialectical behavior therapy (DBT): This is similar to CBT, but instead of having issues with uncomfortable thoughts, it helps people tolerate and regulate their emotions, along with learning skills to manage the emotions. According to DBT theory, once an individual accepts them Yalda Safai, change no longer seems impossible, and they can implement a recovery plan.
- Liệu pháp biện chứng hành vi (DBT): Tương tự như CBT, nhưng thay vì giải quyết những suy nghĩ tiêu cực, DBT giúp cho ta chấp nhận và điều chỉnh cảm xúc đồng thời học các kỹ năng quản lý cảm xúc. Theo DBT, khi một cá nhân chấp nhận cảm xúc của mình, việc thay đổi trở nên khả thi hơn và họ có thể áp dụng hành trình chữa lành.
- Exposure therapy (ET): This is a type of CBT that helps someone pinpoint triggers of anxiety and develop techniques to avoid becoming anxious when they encounter them. ET entails confronting triggers in a controlled environment where people can practice the techniques. Exposure therapy is mostly used for phobias.
- Liệu pháp phơi nhiễm (ET): Đây là một loại CBT giúp ta nhận diện các tác nhân gây nên nỗi lo sợ và sử dụng những kĩ thuật giảm lo âu khi chúng xuất hiện. ET bao gồm việc đối mặt với các tác nhân gây nên nỗi lo trong một môi trường được kiểm soát, nơi có thể thực hành các kĩ thuật. Liệu pháp này thường được sử dụng cho các loại chứng sợ hãi (Phobia).
- Interpersonal therapy (IT): The goal of IT is to improve interpersonal skills. It helps individuals identify negative patterns, such as aggression or isolation, and teaches strategies for interacting more positively.
- Liệu pháp tương tác cá nhân (IT): Mục đích của liệu pháp này nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp và và các mối quan hệ cá nhân. Nó giúp từng cá nhân nhận diện những kiểu tiêu cực như sự hung hăng hay cô lập, đồng thời dạy các chiến lược để giao tiếp một cách tự tin hơn./span>
- Eye movement desensitization and reprocessing therapy (EMDR): This replaces negative responses to troubling memories with more positive ones through performing a series of rapid eye movements for 20–30 seconds. Research suggests that EMDR may decrease emotional distress from traumatic experiences.
- Liệu pháp giải mẫn cảm và xử lý chuyển động mắt (EMDR): Phương pháp này thay thế những phản ứng tiêu cực đối với những ký ức khó khăn bằng những phản ứng tích cực hơn thông qua thực hiện một loạt chuyển động mắt trong 20-30 giây. Nghiên cứu cho thấy rằng EMDR có thể làm giảm cảm xúc căng thẳng đến từ những trải nghiệm sang chấn./span>
- Mentalization-based therapy (MBT): This entails exercises in mentalization, which is a skill where a person consciously understands their thoughts and feelings. MBT also involves perceiving the behavior of others and conjecturing about the thoughts and feelings that underlie their behavior.
- Liệu pháp trị liệu dựa trên tinh thần hóa (MBT): Phương pháp này bao gồm thực hành “tinh thần hóa” (mentalization), là khả năng mà một người hiểu rõ về suy nghĩ và cảm xúc của mình. MBT cũng liên quan tới việc nhận thức hành vi của người khác và suy đoán về những suy nghĩ và cảm xúc đằng sau hành động của họ.
- Pet therapy (PT): This consists of spending time with trained therapy pets, usually dogs. In PT, a handler may or may not accompany the animals.
- Liệu pháp thú nuôi (PT): Phương pháp này bao gồm việc dành thời gian với các thú nuôi được huấn luyện cho việc trị liệu, thường là chó. Trong PT, người huấn luyện có thể hoặc có thể không đi cùng với thú nuôi.
- Psychodynamic psychotherapy (PP): This seeks to identify negative patterns of behavior that root in past experiences. Once people become aware of them through PP, they can learn to overcome them.
- Liệu pháp tâm động học (PP): Phương pháp này nhận diện những kiểu hành vi tiêu cực bắt nguồn từ những trải nghiệm trong quá khứ. Một khi một người nhận thức được chúng thông qua liệu pháp PP, họ có thể học được cách vượt qua chúng.
Benefits of psychotherapy
Những lợi ích từ trị liệu tâm lý
A 2019 study notes that psychotherapy effectively treats many psychological, somatic, and behavioral problems. Somatic problems refer to an extreme preoccupation with physical complaints that causes emotional distress.
Một nghiên cứu vào năm 2019 chỉ ra rằng, tâm lý trị liệu hiệu quả trong việc điều trị nhiều vấn đề về tâm lý, thể chất và hành vi. Các vấn đề về mặt thể chất chỉ ra nỗi bận tâm quá mức về tình trạng cơ thể dẫn tới cảm xúc căng thẳng.
In fact, psychotherapy is so effective that it is one of the main approaches to mental health management. It promotes a change from thoughts and behaviors that are nonadaptive to adaptive. This helps people feel better and function more favorably.
Trên thực tế, tâm lý trị liệu hiệu quả tới mức nó là một trong những cách tiếp cận chính trong điều trị sức khỏe tâm thần. Nó thúc đẩy sự thay đổi trong suy nghĩ và hành vi từ “không thích ứng” thành “thích ứng”. Điều này giúp ta cảm thấy tốt hơn và sinh hoạt thuận lợi hơn.
The benefits vary with the specific type of psychotherapy. For instance, a 2022 research article states that CBT is effective for a large array of mental illnesses, such as:
Lợi ích mang lại của từng liệu pháp là khác nhau. Ví dụ như một bài nghiên cứu năm 2022 cho biết, CBT có hiệu quả cho nhiều rối loạn tầm thần như:
- depression
- trầm cảm
- substance misuse disorders
- rối loạn lạm dụng chất kích thích
- anxiety disorder
- rối loạn lo âu
- personality disorders
- rối loạn nhân cách
Types of psychiatry
Các phương pháp trong tâm thần học
These include:
Các phương pháp bao gồm:
- Psychotherapy: As discussed in detail above, talk therapy endeavors to eliminate or control troubling symptoms so a person can function better.
- Tâm lý trị liệu: Liệu pháp trò chuyện cố gắng loại bỏ hoặc kiểm soát những triệu chứng gây rối để giúp cho một người cải thiện tình trạng sinh hoạt.
- Medications: The exact way medications help psychiatric conditions is not fully known. That said, they may change communication and chemical signaling within the brain, which may decrease some symptoms.
- Sử dụng thuốc: Chưa rõ chính xác cách mà thuốc giúp điều trị các tình trạng tâm thần. Tuy nhiên, thuốc có thể thay đổi việc liên kết và truyền tín hiệu hóa học trong não, giúp làm giảm một số triệu chứng.
- Interventional psychiatry: This refers to treatment that psychiatrists use when psychotherapy and medications are ineffective. Of these, perhaps the most well-known is electroconvulsive therapy (ECT), a relatively safe procedure that applies electric currents to the brain. It treats severe depression that has not responded to more traditional treatments.
- Phương pháp can thiệp trong tâm thần học: Phương pháp điều trị này được các bác sĩ tâm thần sử dụng khi trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc không hiệu quả. Trong các loại, có lẽ liệu pháp sốc điện (ECT) là phương pháp phổ biến nhất, một thủ thuật tương đối an toàn sử dụng dòng điện từ trường tác động lên não. Nó phù hợp điều trị cho chứng trầm cảm nặng không đáp ứng những phương pháp điều trị truyền thống.
Benefits of psychiatry
Những lợi ích của tâm thần học
Psychiatry offers all the benefits of psychotherapy. It also includes medications, which provide a means of treating various mental health conditions through physiological means.
Tâm thần học bao gồm tất cả các lợi ích của tâm lý trị liệu. Nó cũng bao gồm việc sử dụng thuốc nhằm cung cấp phương tiện để điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau thông qua khía cạnh sinh lý.
The following is a list of medications and the conditions they help control:
Sau đây là danh sách các loại thuốc giúp kiểm soát các tình trạng khác nhau:
- antidepressants, which treat:
- thuốc chống trầm cảm, điều trị cho:
- depression
- trầm cảm
- post-traumatic stress disorder
- rối loạn căng thẳng sau sang chấn
- panic disorder
- rối loạn hoảng sợ
- anxiety
- lo âu
- obsessive-compulsive disorder
- rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- eating disorders
- rối loạn ăn uống
- antipsychotic medications, which treat schizophrenia and bipolar disorder
- thuốc chống loạn thần, điều trị cho: tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực
- hypnotics, which induce sleep
- thuốc ngủ hỗ trợ thúc đẩy giấc ngủ
- sedatives, which treat insomnia and anxiety
- thuốc an thần, điều trị chứng mất ngủ và lo âu
- mood stabilizers, which treat bipolar disorder
- thuốc ổn định tâm trạng, điều trị cho rối loạn lưỡng cực
Benefits of ECT include helpfulness in treating:
Liệu pháp sốc điện (ECT) hữu ích trong việc điều trị:
- suicidal behavior
- hành vi tự hại
- depression
- trầm cảm
- severe psychosis
- loạn thần nặng
- some cases of food refusal
- một số trường hợp từ chối ăn uống
Summary
Tổng kết
A comparison of psychotherapy versus psychiatry shows that both fields use talk therapy to treat many mental health conditions. A main difference is that psychiatry also uses medications and other treatments.
Tâm lý trị liệu và tâm thần học đều sử dụng liệu pháp trò chuyện để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau. Sự khác biệt chính là cách tiếp cận tâm thần học lại sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị can thiệp khác.
There are several types of psychotherapy, such as CBT and DBT. It can help many people feel better and function more favorably.
Có nhiều loại liệu pháp trị liệu khác nhau như CBT và DBT. Chúng có thể giúp cho nhiều người cảm thấy tốt hơn và sinh hoạt thuận lợi hơn.
Psychiatric medications have side effects, so they are not always an option for every person. However, in general, research supports their effectiveness in treating many mental health conditions.
Thuốc trong điều trị sức khỏe tâm thần có tác dụng phụ, thế nên chúng không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn cho mỗi người. Tuy vậy, nghiên cứu nhìn chung ủng hộ hiệu quả của chúng mang lại trong điều trị nhiều các vấn đề sức khỏe tâm thần.
——————————————————
Nguồn bài viết:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/psychotherapy-vs-psychiatry