Tìm kiếm câu trả lời trên con đường tự chẩn đoán bệnh tâm lý

Down The Rabbit Hole of Self-Diagnosis in Mental Health

 

Người dịch: Ngọc Lam – Hiệu đính: Nguyễn Thảo

Tác giả: Jessica A. Jaramillo, MS, LPC.

Điều phối viên khủng hoảng tạm thời và Giám sát viên lâm sàng tại viện tư vấn


As we often discuss in this blog, we must start by embracing the premise of a nuanced and complex reality. One that is rarely limited to a single absolute, but rather a collection of simultaneous truths influenced by context. Such will be the basis for the conversation to follow: What is happening with the exploding phenomenon of the “mental health self-diagnosis”? Is it helpful, dangerous, or both? Let’s dive in!

Như chúng ta thường thảo luận trong blog này, chúng ta cần bắt đầu bằng cách chấp nhận một thực tại phức tạp và đa sắc thái. Một thực tại hiếm khi bị giới hạn bởi một chân lý tuyệt đối duy nhất, mà thường là tập hợp của những sự thật đồng thời bị ảnh hưởng bởi ngữ cảnh. Đó sẽ là cơ sở cho cuộc trò chuyện tiếp theo: Điều gì đang diễn ra với hiện tượng “tự chẩn đoán sức khỏe tâm thần” đang bùng nổ hiện nay? Nó hữu ích, nguy hiểm, hay cả hai? Hãy cùng khám phá!

What does it actually mean to self-diagnose? In the simplest terms, it occurs when we assert that we have a mental health condition without confirmation from a mental health professional. With the rise of information-sharing platforms such as TikTok, this can be done through the anecdotal experiences of others that relates to our own, by looking up the symptomatology, or even by taking online assessments and quizzes. This type of casual diagnosis can even extend to those around us by automatically assuming certain labels on our peers, family members, partners, or co-workers based on the behaviors we observe. A common example is how many of us have heard someone conclude that their ex-partner is unequivocally, irrevocably, a narcissist. Or how more recently, every experience we’ve ever been through appears to be trauma.

Tự chẩn đoán thật sự có ý nghĩa là gì? Nói đơn giản, nó xảy ra khi chúng ta khẳng định rằng mình mắc phải một tình trạng sức khỏe tâm lý mà không có sự xác nhận từ những chuyên gia. Với sự phát triển của các nền tảng chia sẻ thông tin như TikTok, việc này có thể được thực hiện qua những trải nghiệm cá nhân của người khác có liên quan đến trải nghiệm của bản thân chúng ta, tìm kiếm các triệu chứng, hoặc thậm chí là thực hiện các bài kiểm tra và quiz trực tuyến. Loại chẩn đoán không chính thức này thậm chí có thể mở rộng sang những người xung quanh chúng ta bằng cách tự động gán nhãn cho bạn bè, thành viên gia đình, đối tác, hoặc đồng nghiệp dựa trên hành vi mà chúng ta quan sát được. Một ví dụ phổ biến là nhiều người đã nghe ai đó kết luận rằng người yêu cũ của họ chắc chắn là một người mắc chứng tự mãn. Hoặc gần đây hơn, mọi trải nghiệm mà chúng ta từng trải qua dường như đều là sự tổn thương.

As a mental health professional myself, the last thing I want is to get “stuck” in unhelpful beliefs or assumptions within our field. Instead, I hope to continuously grow with the ever-changing landscape in mental health. This means stepping outside of what I know to be true and asking myself, “Is there anything else we are missing?” as well as listening and acknowledging the diverging truths and experiences of people outside of my professional bubble. With that thought in mind, let’s analyze some of the potential benefits and risks of self-diagnosing.

Là một chuyên gia sức khỏe tâm thần, điều tôi không muốn nhất là bị “kẹt” trong những niềm tin hay giả định không hữu ích trong lĩnh vực của chúng tôi. Thay vào đó, tôi hy vọng sẽ liên tục phát triển cùng với sự thay đổi không ngừng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Điều này có nghĩa là bước ra ngoài những gì tôi cho là đúng và tự hỏi mình, “Chúng ta có bỏ sót điều gì không?” cũng như lắng nghe và công nhận những sự thật và trải nghiệm khác biệt của những người ngoài lĩnh vực chuyên môn của tôi. Với suy nghĩ đó, hãy phân tích một số lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc tự chẩn đoán.

 

Differential Diagnosis and Comorbidities

Chẩn đoán phân biệt và các bệnh kèm theo

We’ll start by explaining this concept from the physical health standpoint. Who hasn’t had the WebMD “you’re deadly sick and you have 2.5 days left before you self-implode” experience? (If you haven’t, consider yourself lucky; 0/10 would not recommend). It can be a wild self-reinforcing rollercoaster of health anxiety with confirmation bias, only to find out you slept with the wrong pillow and you’re experiencing “the pains and aches of life” (as one doctor gently explained to me when I discovered that getting older comes with a certain amount of random and non-threatening “bodily malfunctions”).

Chúng ta sẽ bắt đầu giải thích khái niệm này từ góc độ sức khỏe thể chất. Ai lại chưa từng trải qua cảm giác “bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng và chỉ còn 2,5 ngày nữa trước khi bạn tự tan vỡ” trên WebMD? (Nếu bạn chưa, thì hãy coi như mình may mắn; khuyến khích 0/10). Nó có thể là một vòng xoáy lo âu về sức khỏe tự củng cố với sự xác nhận bằng thành kiến, chỉ để phát hiện ra rằng bạn “ngủ với cái gối sai” và bạn đang trải qua “những cơn đau và sự khó chịu của cuộc sống” (như một bác sĩ nhẹ nhàng giải thích với tôi khi tôi nhận ra rằng việc già đi có kèm theo một số “sự cố sức khỏe cơ thể” ngẫu nhiên và không gây hại).

One of the causes of this common adventure is that even a cluster of symptoms can be explained by a vast multitude of factors, and it can take years of training and continuous exposure to recognize and differentiate the presentation. This is not to say that your experience is any less valid or true; the symptoms are just as real. It is simply that the cause(s) may be different from what is initially assumed.

Một trong những nguyên nhân của cuộc phiêu lưu phổ biến này là ngay cả một tập hợp các triệu chứng cũng có thể được giải thích bằng một lượng lớn các yếu tố, và việc nhận diện và phân biệt các biểu hiện này có thể cần nhiều năm đào tạo và tiếp xúc liên tục. Điều này không có nghĩa là trải nghiệm của bạn kém giá trị hoặc không đúng; các triệu chứng là hoàn toàn có thật. Chỉ đơn giản là nguyên nhân có thể khác với những gì được giả định ban đầu.

This brings us to one of the biggest disadvantages and limitations of self-diagnosis: it can fail to accurately assess for a differential diagnosis or comorbidities. In other words, the effective process of being able to rule out conditions that present very similarly or understand how overlapping conditions work and/or mimic others. I would go as far as asserting it is common for a diagnosis to come accompanied by others (since one thing can lead to another and so forth). For example, someone with a panic disorder that starts feeling hopeless about their quality of life can develop depression as well. A mental health professional must be able to discern, rule out similarities, and identify comorbidities that may further complicate the diagnosis (including all medical, social, environmental, cultural, and contextual factors); this is absolutely crucial to create an effective treatment plan and course of action.

Điều này đưa chúng ta đến một trong những bất lợi và hạn chế lớn nhất của việc tự chẩn đoán: nó có thể không đánh giá chính xác chẩn đoán phân biệt hoặc các tình trạng kèm theo. Nói cách khác, đây là quá trình hiệu quả để loại trừ các tình trạng có biểu hiện rất tương tự hoặc hiểu cách các tình trạng chồng chéo hoạt động và/hoặc bắt chước nhau. Tôi sẽ khẳng định rằng một chẩn đoán thường xuyên đi kèm với các chẩn đoán khác (vì một vấn đề có thể dẫn đến vấn đề khác). Ví dụ, một người mắc rối loạn hoảng sợ bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng về chất lượng cuộc sống của mình có thể phát triển thêm trầm cảm. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần phải có khả năng phân biệt, loại trừ sự tương đồng, và xác định các tình trạng kèm theo có thể làm phức tạp thêm chẩn đoán (bao gồm tất cả các yếu tố y tế, xã hội, môi trường, văn hóa và ngữ cảnh); điều này là vô cùng quan trọng để tạo ra một kế hoạch điều trị và hướng đi hiệu quả.

These are some very common examples of things that can easily get misdiagnosed:

Dưới đây là một số ví dụ rất phổ biến về những trường hợp dễ bị chẩn đoán sai:

  • Borderline personality disorder (BPD) and Bipolar: both can create impulsivity, risky behaviors, suicidal ideation, mood swings, and irritability.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) và Rối loạn lưỡng cực: cả hai đều có thể tạo ra sự bốc đồng, hành vi mạo hiểm, ý nghĩ tự sát, dao động tâm trạng và dễ cáu kỉnh.
  • ADHD and BPD: despite being very different in nature, both can present with impulsivity, interpersonal difficulties, and emotional sensitivity.
  • ADHD và BPD: mặc dù bản chất của chúng rất khác nhau, cả hai đều có thể biểu hiện sự bốc đồng, khó khăn trong giao tiếp và nhạy cảm về cảm xúc.
  • Schizoid Personality Disorder and Autism: both have significant overlaps in the social domain.
  • Rối loạn nhân cách phân liệt và Tự kỷ: cả hai đều có những điểm tương đồng và chồng chéo đáng kể trong lĩnh vực xã hội.
  • Anxiety/Depression and almost everything else: A lot of the basic symptoms in both anxiety and depression overlap with other presentations, lack of energy, motivation, difficulty concentrating, high irritability, insomnia, eating fluctuations etc.
  • Lo âu/Trầm cảm và gần như mọi thứ khác: Nhiều triệu chứng cơ bản của lo âu và trầm cảm chồng chéo với các biểu hiện khác, thiếu năng lượng, động lực, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, mất ngủ, thay đổi trong ăn uống, v.v.
  • Trauma vs everything else as well: Trauma seems to be a common label nowadays to describe an ever-growing list of symptoms and experiences.  
  • Sang chấn tâm lý và mọi thứ khác: sự tổn thương này dường như là một nhãn phổ biến ngày nay để mô tả danh sách ngày càng dài các triệu chứng và trải nghiệm.

It is also important to recognize that most of us will struggle with some, if not most, of these symptoms at some point in their lives (being impulsive, irritable, depressed, anxious, experiencing mood swings, lack of concentration, having low motivation, etc); but duration, frequency, intensity, the amount of co-occurring symptoms, and to what extent it impairs function are all pivotal factors when diagnosing. Mental health conditions are complex and often require specialized knowledge to be understood, and a self-diagnosis may lead us to overlook or misunderstand important aspects of the mental health experience.

Một điều quan trọng cần nhận ra rằng hầu hết chúng ta sẽ phải vật lộn với một số, nếu không phải là phần lớn, các triệu chứng này vào một thời điểm nào đó trong đời (như sự bốc đồng, cáu kỉnh, trầm cảm, lo âu, dao động tâm trạng, thiếu tập trung, động lực thấp, v.v.); nhưng thời gian, tần suất, cường độ, số lượng triệu chứng kèm theo, và mức độ ảnh hưởng đến chức năng là tất cả các yếu tố quan trọng khi chẩn đoán. Các tình trạng sức khỏe tâm thần rất phức tạp và thường cần kiến thức chuyên môn để được hiểu, và việc tự chẩn đoán có thể dẫn đến việc bỏ qua hoặc hiểu sai các khía cạnh quan trọng của trải nghiệm sức khỏe tâm lý.

 

For Most, It’s A Relief to Know

Với nhiều người, được biết là một sự giải tỏa

Simply finding an explanation can be cathartic, and it can create access to communities that provide normalization, support, and validation. However, to obtain professional care (such as medication management) you’ll need an official diagnosis. The good news is is that by knowing where you stand, you can advocate for your care and needs, and back-up your conclusions with informed opinions.

Việc tìm ra một giải thích có thể là một sự giải tỏa cảm xúc, và nó có thể tạo ra cơ hội tiếp cận các cộng đồng cung cấp sự bình thường hóa, hỗ trợ, và xác thực. Tuy nhiên, để nhận được sự chăm sóc chuyên nghiệp (như quản lý thuốc), bạn sẽ cần một chẩn đoán chính thức. Tin tốt là bằng cách biết được tình trạng của bạn, bạn có thể bảo vệ quyền lợi và nhu cầu của mình, và củng cố kết luận của bạn bằng các ý kiến thông thái và kinh nghiệm.

 

Access to Mental Health Care and Professional Diagnosis

Sự tiếp cận đến dịch vụ chẩn đoán và chăm sóc tinh thần chuyên nghiệp

A very real issue to consider when discussing the pros and cons of self-diagnosis is recognizing that a significant part of the population, unfortunately, does not have access to mental health care, let alone the option to get professionally assessed. Without providing a medium for all people to receive care as needed, we can’t dismiss the validity of a self-diagnosis as the only tool to understand present struggles and seek solutions. If mental health care is inaccessible or unaffordable, self-diagnosis can be a necessary and valid option.

Một vấn đề rất thực tế khi thảo luận về ưu và nhược điểm của việc tự chẩn đoán là nhận thức rằng một phần lớn dân số, đáng tiếc, không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chưa nói đến việc có lựa chọn để được đánh giá chuyên nghiệp. Nếu không cung cấp một phương tiện để tất cả mọi người nhận được sự chăm sóc khi cần thiết, chúng ta không thể bác bỏ tính hợp lệ của việc tự chẩn đoán như là công cụ duy nhất để hiểu những khó khăn hiện tại và tìm kiếm giải pháp. Nếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần không thể tiếp cận hoặc không có khả năng chi trả, việc tự chẩn đoán có thể là một lựa chọn cần thiết và hợp lý.

 

Overly Identifying with A Diagnosis

Quá gắn bó với một chẩn đoán

Social media often veers into the path of glamorization and/or justification. There is a very fine line between understanding something through an appealing lens versus the much more raw and unpleasant reality of what it looks like. Sometimes, a self-diagnosis does not lead to a path for self-improvement, but instead creates a safe and comfortable framework with which to justify all behaviors without a desire for change or accountability (and without a professional to challenge this, it can be easy to become stuck). At other times, we can misdiagnose ourselves due to the social discourse attached to a label at the moment. This can manifest as either avoiding or denying a diagnosis due to the shame/stigma attached to it, or on the flip side, making ourselves fit a description because it has been glamorized in certain ways or is more socially accepted. In short, overly identifying with a diagnosis can inadvertently engulf our whole sense of self, leave us stuck, lead us in the wrong direction with no effective solutions, or prompt no desire for change.

Mạng xã hội thường có xu hướng lãng mạn hóa và/hoặc biện minh. Có một ranh giới rất mỏng giữa việc hiểu điều gì đó qua lăng kính hấp dẫn và thực tế thô ráp và không dễ chịu của nó. Đôi khi, việc tự chẩn đoán không dẫn đến con đường cải thiện bản thân, mà thay vào đó tạo ra một khung an toàn và thoải mái để biện minh cho mọi hành vi mà không có mong muốn thay đổi hoặc chịu trách nhiệm (và nếu không có chuyên gia để thách thức điều này, điều này dễ bị kẹt lại). Đôi khi, chúng ta có thể tự chẩn đoán sai do diễn ngôn xã hội gắn liền với một nhãn mác ở hiện tại. Điều này có thể thể hiện bằng cách tránh hoặc phủ nhận một chẩn đoán do sự xấu hổ/ kỳ thị gắn liền với nó, hoặc ngược lại, làm cho bản thân phù hợp với một mô tả vì nó đã được lãng mạn hóa theo những cách nhất định hoặc được xã hội chấp nhận hơn. Tóm lại, việc quá gắn bó với một chẩn đoán có thể vô tình bao phủ toàn bộ cảm giác về bản thân, khiến chúng ta bị kẹt lại, dẫn hướng sai lầm mà không có giải pháp hiệu quả, hoặc không có mong muốn thay đổi.

 

Anecdotal Information Vs Evidence-Based Criteria

Trải nghiệm cá nhân và tiêu chí dựa trên bằng chứng

Part of the problem with the current trend of self-diagnosis is that it is driven by anecdotal information. This automatically creates a snowball effect in the way a disorder is understood, making it incredibly broad with almost any behavior being a qualifier; accuracy, reliability and validity all suffer. Emerging research has observed this phenomenon on platforms like TikTok, noting that a large amount of anecdotal evidence in mental health is being used as a metric for self-diagnosis, making it almost inevitable to be belief we have multiple conditions. One analysis found that almost 83% of the mental health videos being shared are misleading, with most of them coming from individual experiences rather than verifiable sources. While this certainly increases awareness and destigmatization (very much needed), it can also be a double-edged sword by fueling and perpetuating big amounts of misinformation.

Một phần vấn đề với xu hướng tự chẩn đoán hiện tại là nó bị thúc đẩy bởi thông tin từ trải nghiệm cá nhân. Điều này tự động tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết trong cách mà bệnh rối loạn được hiểu, làm cho nó cực kỳ rộng lớn với gần như bất kỳ hành vi nào cũng là yếu tố đủ điều kiện; độ chính xác, độ tin cậy và tính hợp lệ đều bị ảnh hưởng. Nghiên cứu mới nổi đã quan sát hiện tượng này trên các nền tảng như TikTok, nhận thấy rằng một lượng lớn bằng chứng từ trải nghiệm cá nhân trong sức khỏe tâm thần đang được sử dụng như một chỉ số cho việc tự chẩn đoán, làm cho việc tin rằng chúng ta có nhiều tình trạng gần như là điều không thể tránh khỏi. Một phân tích cho thấy gần 83% các video sức khỏe tâm thần đang được chia sẻ là gây hiểu lầm, với hầu hết đến từ các trải nghiệm cá nhân thay vì các nguồn có thể kiểm chứng. Mặc dù điều này chắc chắn làm tăng nhận thức và giảm kỳ thị (rất cần thiết), nhưng nó cũng có thể là một con dao hai lưỡi bằng cách làm trầm trọng thêm và duy trì một lượng lớn thông tin sai lệch.

 

Mental Health Professionals Who Just Don’t Get It

Những chuyên gia tâm lý không hiểu được bệnh nhân

It happens. As in any other field involving humans, we make mistakes, fall victims to biases, misconceptions, lack of knowledge and expertise in certain areas, and burn-out. Striving to be a good therapist requires us to constantly work on ourselves, both personally and professionally, and to recognize our own limitations. However, as with everything, it is not a perfect system. Some mental health professionals may be lacking in continuous education, be unaware of some of their biases coming into play, or even miss things due to burn-out. This can lead to people feeling dismissed or invalidated in their assessments, reporting they disagree with the diagnoses provided by their psychologist/psychiatrist or feel like the experiences they shared were not heard or taken seriously. Our work as mental health professionals is to ensure we recognize the client as the expert in their own lives, since no one knows you better than yourself. In this sense, finding your own way to a diagnosis that feels accurate can be incredibly validating and liberating; and as mentioned before, a powerful tool to advocate for yourself in the future and help guide your treatment in the direction it needs.

Điều này có xảy ra đấy. Như trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến con người, chúng tôi vẫn bị mắc lỗi và bị ảnh hưởng bởi thành kiến, hiểu lầm, thiếu kiến thức và chuyên môn trong một số lĩnh vực, và kiệt sức. Cố gắng trở thành một nhà trị liệu tốt yêu cầu chúng ta phải liên tục làm việc với bản thân, cả về mặt cá nhân và chuyên nghiệp, và nhận ra những hạn chế của chính mình. Tuy nhiên, như với mọi thứ, đây không phải là một hệ thống hoàn hảo. Một số chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể thiếu cập nhật giáo dục liên tục, không nhận thức được một số thành kiến của họ, hoặc thậm chí bỏ sót những điều do kiệt sức. Điều này có thể dẫn đến việc mọi người cảm thấy bị bác bỏ hoặc không được công nhận trong đánh giá của họ, báo cáo rằng họ không đồng ý với chẩn đoán do nhà tâm lý học/ tâm thần cung cấp hoặc cảm thấy rằng những trải nghiệm họ chia sẻ không được lắng nghe hoặc coi trọng. Công việc của chúng tôi như các chuyên gia sức khỏe tâm thần là đảm bảo rằng chúng tôi nhận ra khách hàng là chuyên gia trong chính cuộc sống của họ, vì không ai hiểu bạn tốt hơn chính bạn. Theo nghĩa này, việc tìm ra cách chẩn đoán cảm thấy chính xác có thể rất đáng giá và giải phóng; và như đã đề cập trước đó, là công cụ mạnh mẽ để bảo vệ chính mình trong tương lai và giúp hướng dẫn điều trị của bạn theo hướng cần thiết.

 

Criticisms on the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM)

Sự Chỉ Trích Sổ Tay Chẩn Đoán và Thống Kê Các Rối Loạn Tâm Thần (DSM)

The DSM, our ultimate guiding resource, is both loved and hated depending on who you ask. It is is the leading book in diagnostic criteria created by the American Psychiatric Association for mental health professionals. Nevertheless, it is not free of criticism, and while it is true that it consistently undergoes revisions to update itself with the latest research, disagreements persist in terms of how it classifies things. This means that sometimes criteria for a disorder may feel too broad or too narrow, some may argue it doesn’t fully account for social and cultural biases and explanations, or that it is missing the input and voices of people with those lived experiences, etc. Therefore, it is fair to say that even diagnostic criteria within the field is an ongoing, ever-evolving concept, not to be perceived in black-and-white terms (absolutely wrong or absolutely right), but more so acknowledging that a diagnosis can be nuanced, and the criteria for it can potentially change as we learn more about mental health.

DSM, tài liệu hướng dẫn chủ chốt của chúng tôi, được yêu thích và ghét bỏ tùy thuộc vào người bạn hỏi. Đây là cuốn sách hàng đầu về tiêu chí chẩn đoán do Hiệp hội Tâm thần học Mỹ tạo ra cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, nó không tránh khỏi chỉ trích, và mặc dù nó liên tục được sửa đổi để cập nhật theo nghiên cứu mới nhất, vẫn tồn tại những bất đồng về cách phân loại. Điều này có nghĩa là đôi khi tiêu chí cho một rối loạn có thể cảm thấy quá rộng hoặc quá hẹp, một số người có thể lập luận rằng nó không hoàn toàn tính đến thành kiến và giải thích xã hội và văn hóa, hoặc rằng nó thiếu sự đóng góp và tiếng nói của những người có những trải nghiệm đó, v.v. Do đó, có thể công bằng mà nói rằng ngay cả các tiêu chí chẩn đoán trong lĩnh vực này cũng là một khái niệm đang phát triển, không nên được hiểu theo dạng đen-trắng (hoàn toàn sai hoặc hoàn toàn đúng), mà nên thừa nhận rằng một chẩn đoán có thể có nhiều sắc thái, và các tiêu chí của nó có thể thay đổi khi chúng ta hiểu thêm về sức khỏe tâm lý.

 

Factoring in Cultural Differences

Xem xét sự khác biệt văn hóa

Finally, cultural differences warrant a separate category when it comes to diagnosing. As mentioned earlier, social, environmental, and even medical factors are all crucial for an accurate evaluation, but among these, cultural differences stand out for their intricate interplay. A self-diagnosis may overlook this nuance, as it often relies on a generalized and simplified understanding of the issue. Cultural factors play a significant role in how mental health symptoms are both expressed and perceived. For example:

Cuối cùng, sự khác biệt văn hóa đáng được xem xét riêng khi chẩn đoán. Như đã đề cập trước đó, các yếu tố xã hội, môi trường và thậm chí y tế đều rất quan trọng cho một đánh giá chính xác, nhưng trong số đó, sự khác biệt văn hóa nổi bật với sự phức tạp của nó. Việc tự chẩn đoán có thể bỏ qua sự tinh tế này, vì nó thường dựa vào sự hiểu biết tổng quát và đơn giản về vấn đề. Các yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng trong cách các triệu chứng sức khỏe tâm thần được biểu hiện và nhận thức. Ví dụ:

  • Stigmas related to mental health can influence the way we understand our own symptoms.
  • Các kỳ thị liên quan đến sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta hiểu các triệu chứng của chính mình.
  • Cultural expressions of distress vary drastically; some cultures manifest more somatic symptoms, presenting physical manifestations of psychological distress. A mental health professional should be able to account for these differences when diagnosing.
  • Các biểu hiện văn hóa của sự lo lắng rất khác nhau; một số nền văn hóa thể hiện nhiều triệu chứng cơ thể hơn, với các biểu hiện vật lý của sự lo lắng tâm lý. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần nên có khả năng tính đến những khác biệt này khi chẩn đoán.
  • Social support expresses differently depending on whether a culture is individualistic or collectivistic, valuing different social dynamics. This can impact social dynamics and limits, the perception of personal responsibility, and the impact our behavior has on our community, family, and friends- all factors that affect our presentation.
  • Sự hỗ trợ xã hội được biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào việc văn hóa đó là cá nhân hay tập thể, coi trọng các động lực xã hội khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến động lực xã hội và giới hạn, nhận thức về trách nhiệm cá nhân, và tác động của hành vi của chúng ta đến cộng đồng, gia đình, và bạn bè – tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự thể hiện của chúng ta.
  • Current psychology is still predominantly influenced by Western views and beliefs, which can create a diagnostic bias.
  • Tâm lý học hiện nay vẫn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các quan điểm và niềm tin phương Tây, điều này có thể tạo ra sự thiên lệch trong chẩn đoán.
  • Cultural beliefs about the causes of behaviors can influence an individual’s understanding and interpretation of their symptoms.
  • Các niềm tin văn hóa và tôn giáo về nguyên nhân của hành vi có thể ảnh hưởng đến cách một cá nhân hiểu và diễn giải các triệu chứng của họ.

In conclusion, mental health is complex, diagnosing is complex. Beginning the process of understanding and identifying our struggles can be empowering, normalizing, and sometimes necessary when no other options are available. If access to mental health care is a possibility, always seek a professional opinion to support your understanding of yourself and help you determine the causes. Moreover, a self-diagnosis will not give you access to treatment, as it needs to be confirmed by a professional, but it can help you get started. A good diagnosis is a collaborative process, with expertise and lived experience meeting in the middle. Find a professional who makes you feel heard, understood, and validated, and be open to alternative explanations! Don’t become fixated on a single cause—as appealing as it may be sometimes—since most things tend to be multifactorial. Mental health, like any other science, continues to grow and change as we expand our understanding of it. This means that even our current diagnostic criteria gets continuously revised to account for emerging research, so what is true now may not be tomorrow.

Tóm lại, sức khỏe tâm lý rất phức tạp và việc chẩn đoán cũng phức tạp. Bắt đầu quá trình hiểu và xác định các vấn đề của chúng ta có thể mang lại cảm giác quyền lực, chuẩn hóa, và đôi khi là cần thiết khi không có lựa chọn khác. Nếu có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, luôn tìm kiếm ý kiến chuyên nghiệp để hỗ trợ việc hiểu biết của bạn về chính mình và giúp xác định nguyên nhân. Hơn nữa, việc tự chẩn đoán sẽ không giúp bạn tiếp cận điều trị, vì nó cần được xác nhận bởi một chuyên gia, nhưng nó có thể giúp bạn bắt đầu. Một chẩn đoán tốt là một quá trình hợp tác, nơi chuyên môn và trải nghiệm thực tế gặp gỡ ở giữa. Tìm một chuyên gia khiến bạn cảm thấy được lắng nghe, hiểu và xác thực, và mở lòng với những giải thích khác! Đừng trở nên quá tập trung vào một nguyên nhân duy nhất – dù có hấp dẫn đến đâu – vì hầu hết các vấn đề đều có nhiều yếu tố. Sức khỏe tâm thần, giống như bất kỳ môn khoa học nào khác, đều tiếp tục phát triển và thay đổi khi chúng ta mở rộng hiểu biết của mình về nó. Điều này có nghĩa là ngay cả các tiêu chí chẩn đoán hiện tại của chúng ta cũng liên tục được sửa đổi để phù hợp với các nghiên cứu mới, vì vậy những gì đúng hôm nay có thể không còn đúng vào ngày mai.

Lastly, remember mental health is a journey, and finding the right answers and appropriate support can make a significant difference in your overall wellbeing.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng sức khỏe tâm thần là một hành trình, và việc tìm ra câu trả lời đúng đắn và sự hỗ trợ phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong sức khỏe tổng thể của bạn.

 

 

———————————————

Nguồn bài viết: 

https://www.ucdenver.edu/student/stories/library/healthy-happy-life/down-the-rabbit-hole-of-self-diagnosis-in-mental-health

 

Để lại một bình luận