Sự Khác Biệt Giữa Tương Quan và Nhân Quả Trong Tâm Lý Học

Bạn có bao giờ nghe nói rằng việc chơi game bạo lực dẫn đến hành vi hung hăng ở trẻ em? Đây là một ví dụ điển hình gây tranh cãi trong lĩnh vực tâm lý học, thường được trích dẫn để minh chứng cho mối liên hệ giữa tương quan và nhân quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối tương quan, liên hệ giữa việc chơi game bạo lực và hành vi hung hăng, nhưng liệu điều đó có nghĩa là chơi game bạo lực gây ra hành vi hung hăng không? Đây là một câu hỏi quan trọng và việc hiểu rõ sự khác biệt giữa tương quan và nhân quả sẽ giúp chúng ta trả lời chính xác hơn.

Nguồn hình ảnh: https://gunnoracle.com/16570/online/disproving-the-stereotype-that-violent-video-games-cause-violent-behavior/

Trong lĩnh vực tâm lý học, việc phân biệt giữa tương quan (correlation)nhân quả (causation) là một nguyên tắc cơ bản nhưng thường bị hiểu lầm. Sự khác biệt này không chỉ mang tính lý thuyết mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta hiểu và áp dụng các kết quả nghiên cứu. Nếu không nhận thức rõ, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào những sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến các quyết định sai lệch và các biện pháp can thiệp không hiệu quả. 

Tương Quan (Correlation) là gì?

Tương quan đề cập đến mối quan hệ giữa hai biến số, khi một biến số thay đổi thì biến số kia cũng thay đổi theo một cách nào đó. Tuy nhiên, sự thay đổi này không nhất thiết là biến số một gây ra thay đổi ở biến số còn lại. 

Ví dụ, hãy xem xét mối quan hệ giữa việc ăn kem và số lượng người chết đuối trong mùa hè. Thống kê cho thấy rằng khi số người ăn kem tăng, số vụ chết đuối cũng tăng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc ăn kem gây ra chết đuối. Sự thật là nhiệt độ mùa hè tăng cao làm nhiều người đi bơi, dẫn đến số vụ chết đuối tăng, và đồng thời cũng khiến mọi người muốn ăn kem để giải nhiệt. Do đó, nhiệt độ là nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của việc ăn kem và chết đuối cùng thời điểm, tuy nhiên đây chỉ là sự liên kết tương quan nhưng không phải là mối quan hệ nhân quả.

Nguồn hình ảnh: https://www.enablersofchange.com.au/understanding-causation-and-correlation/

Nhân Quả (Causation) là gì?

Nhân quả xảy ra khi một biến số trực tiếp gây ra sự thay đổi ở biến số kia. Xác định mối quan hệ nhân quả đòi hỏi bằng chứng thuyết phục và loại trừ các yếu tố nhiễu.

Cụ thể, việc hút thuốc lá gây ra ung thư phổi là một mối quan hệ nhân quả đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học và thử nghiệm. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chính việc hút thuốc lá trực tiếp gây ra sự gia tăng tỉ lệ mắc ung thư phổi, không phải chỉ đơn thuần là hai hiện tượng đồng thời xảy ra.

Lung

Nguồn hình ảnh: https://bioinst.com/en/bioinst-eng/cancer-risk/lung/

Taị sao lại cần sự phân định rõ ràng? 

“Sự tương quan và nguyên nhân thường bị nhầm lẫn vì bộ não con người có xu hướng tìm kiếm lời giải thích cho các sự kiện có vẻ liên quan với nhau, ngay cả khi chúng không thực sự liên quan. Khi hai yếu tố tưởng chừng như có mối tương quan mật thiết, ta thường vội vàng kết luận rằng một yếu tố này chi phối yếu tố kia, dẫn đến những suy luận sai lầm.”Archana Madhavan (Amplitude)

“Correlation does not imply causation. While a correlation between two variables suggests a relationship, it does not indicate that one variable causes the other to occur. Mistaking correlation for causation can lead to false conclusions and poor decisions in healthcare, finance, and public policy”​Archana Madhavan (Amplitude)

Nếu chúng ta nhầm lẫn giữa tương quan và nhân quả, các kết luận có thể bị sai lệch. Chẳng hạn, nếu một nghiên cứu phát hiện học sinh chơi game nhiều có điểm số thấp, điều này không đồng nghĩa với việc chơi game gây ra kết quả học tập kém. Có thể có các yếu tố khác như sự thiếu hỗ trợ học tập hoặc môi trường gia đình không thuận lợi ảnh hưởng đến cả việc chơi game và kết quả học tập. Hiểu rõ sự khác biệt giúp tránh được những ngộ nhận như vậy.

Phân biệt rõ ràng giúp các nhà nghiên cứu thiết kế các nghiên cứu phù hợp để kiểm tra mối quan hệ nhân quả một cách chính xác. Các thí nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (Randomized Controlled Trials – RCTs) là công cụ quan trọng để xác định mối quan hệ nhân quả và loại bỏ các yếu tố nhiễu khác.

Khi áp dụng kết quả nghiên cứu vào chính sách công hoặc liệu pháp tâm lý, chúng ta cần dựa vào bằng chứng nhân quả để đảm bảo hiệu quả thực sự. Điều này giúp các biện pháp được thực hiện không chỉ có tác dụng mà còn tránh gây ra các hậu quả không mong muốn. Chẳng hạn, trong việc xây dựng chính sách giáo dục hoặc can thiệp tâm lý, hiểu đúng về nhân quả sẽ giúp đưa ra các giải pháp tối ưu và bền vững.

Kết Luận

Trong tâm lý học, việc hiểu rõ và phân biệt giữa tương quan và nhân quả không chỉ là một yêu cầu học thuật mà còn là nền tảng để áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn một cách hiệu quả. Nhận thức đúng đắn về hai khái niệm này sẽ giúp tránh được những ngộ nhận và đảm bảo rằng các biện pháp can thiệp, liệu pháp tâm lý hoặc chính sách công đều dựa trên cơ sở khoa học vững chắc.

 

Nguồn Tham Khảo

[1] Ling, R. F. (1982). Correlation and Causation.

[2] Anderson, R. B., & Geras, M. (2022). Correlation Versus Causation. \Encyclopedia of Big Data, 225-228. Cham: Springer International Publishing.

[3] Learn Statistics Easily (Author). (2023, November 1). How Statistics Can Change Your Life. LearnStatisticsEasily.com.  https://statisticseasily.com/statistics-can-change-your-life/

[4] Nguồn Hình Ảnh: https://statisticseasily.com/correlation-vs-causality/   

[5] Nguồn hình ảnh: https://gunnoracle.com/16570/online/disproving-the-stereotype-that-violent-video-games-cause-violent-behavior/

[6] Nguồn hình ảnh: https://www.enablersofchange.com.au/understanding-causation-and-correlation/

[7] Nguồn hình ảnh: https://bioinst.com/en/bioinst-eng/cancer-risk/lung/

Trả lời