Lỗi của ai khi một cuộc hôn nhân tan vỡ?

Lỗi của ai khi một cuộc hôn nhân tan vỡ?

Cách đây vài tháng, sự đổ vỡ trong hôn nhân của cặp vợ chồng ngôi sao hạng A Johnny Depp và Amber Heard tại Hollywood còn làm mưa làm gió trên các mặt báo và trên khắp các hội nhóm trên mạng xã hội. Chuyện bên kia nước Mỹ chưa kết thúc được bao lâu, bắt đầu từ chiều qua, cư dân mạng lại có một dịp được bàn luận rôm rả ai là người sai trong mối quan hệ vợ chồng của vị Shark nổi tiếng trên truyền hình. Cộng đồng mạng người thì đổ lỗi cho “Tuesday”*, người thì đổ lỗi cho sự trăng hoa của vị Shark kia. Vậy ai là người có lỗi khi một cuộc hôn nhân đổ vỡ?
Câu hỏi này đặt ra không để trả lời cho sự tò mò của cộng đồng mạng và cũng không trả lời thay cho những người trong cuộc. Đổ lỗi dường như là một phần trong cách chúng ta nghĩ. Trong tâm lý học xã hội, có một hiện tượng được gọi là “lỗi quy gán” (“fundamental attribution error”). Hiện tượng này giải thích khi ai đó hành xử theo cách mà chúng ta không mong đợi, chúng ta có xu hướng cho rằng hành vi của họ là có ý xấu. Ví dụ bạn có một ngày xui xẻo, không có nghĩa là người thân của bạn hay vợ hoặc chồng của bạn là người khiến nó như vậy. Một ví dụ đơn giản khác, bạn nói: “Em làm anh đau đầu”, có nghĩa là bạn đang đau đầu, nhưng bạn lại đổ lỗi cho một người khác vì cơn đau đầu của mình.
Sẽ có nhiều người mắc phải lỗi tư duy này và những người trong cuộc cũng sẽ không phải ngoại lệ. Một cuộc hôn nhân đổ vỡ thì trách nhiệm thuộc về cả vợ và chồng và dường như không có ngoại lệ nào cả. Mỗi người đều tác động vào mối quan hệ theo một cách nào đó. Thực tế, cả hai người đều tác động lẫn nhau để tạo ra một cái cớ chính đáng và thuận tiện cho việc đổ lỗi. Hoàn cảnh, các mối quan hệ bên ngoài có thể tác động vào mối quan hệ của cả hai nhưng có nghĩa là bạn không phải chịu trách nhiệm về mối quan hệ giữa hai bạn. Mỗi cá nhân cần chịu trách nhiệm về những hành vi của chính mình và phải tách biệt với người còn lại.
Khi ý thức được trách nhiệm của bản thân, bản thân những người trong cuộc cần bình tĩnh để giải quyết các mối xung đột. Cộng đồng mạng có thể đứng về phía bạn, có thể đối đầu với bạn, những gì bạn cần làm không phải chỉ là lắng nghe những cộng đồng mạng nói. Hãy cho bản thân thời gian lắng nghe chính mình và trao đổi chân thành với đối phương về những điều đã xảy ra. Cả hai bạn có thể đã mắc nhiều sai lầm với đối phương nhưng không có nghĩa là bạn không thể thừa nhận và sửa chữa nó. Đôi khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác lại mở ra.
Bài viết tham khảo:
”Whose Fault is It? How Blame Sabotages Relationships” – PAT LADOUCEUR, PH.D.
“Relationships and The Role of Mutual Blame” – ALLAN SCHWARTZ, LCSW, PH.D.
Ghi chú: *Tuesday: Người thứ ba giữa mối quan hệ vợ chồng
Biên tập: Nguyên Thảo
————
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
? Phone: 0988783003
? Email: psyme2021@gmail.com

Trả lời