Biên tập: Đặng Hoàng Anh Thư
1. TRỞ NÊN TỈNH TÁO
Để có thể tập trung học tập một cách hiệu quả trước hết chúng ta cần một sự tỉnh táo (alertness) nhất định bởi vì khi quá mệt mỏi hay gặp stress, khả năng tập trung của con người bị giảm xuống rất nhiều. Sự tỉnh táo này có thể được kích thích bằng việc sử dụng các loại thức uống có chứa caffeine (như trà, cà phê,..) hoặc áp dụng phương pháp super oxygenation breathing bằng cách giữ thời gian hít vào lâu hơn thở ra. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, chúng ta có thể áp dụng phương pháp NSDR (được đề cập bên dưới) để cảm thấy thư giãn hơn.
2. DUY TRÌ SỰ TẬP TRUNG
Để nâng cao khả năng tập trung trước khi học tập, làm việc chúng ta hãy dành ra từ 30 đến 60 giây nhìn vào tường hoặc màn hình bởi các nghiên cứu đã chứng minh khả năng tập trung của tinh thần gắn liền với tập trung với thị giác. Hơn nữa, hoạt động này còn giúp giải phóng acetylcholine -một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng thúc đẩy trí nhớ). Việc tắt hết các thiết bị gây xao nhãng như điện thoại, thông báo từ mạng xã hội,.. cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình tập trung.
3. GHI NHỚ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐỘNG GỢI NHỚ (ACTIVE RECALL)
Một số phương pháp ghi nhớ bài phổ biến như cố học thuộc lòng, đọc đi đọc lại một mẫu thông tin, highlight,…. được các nhà khoa học đánh giá khá thụ động vì chúng rất dễ thực hiện và không đòi hỏi não bộ phải tốn quá nhiều công sức để nhớ lại các kiến thức cũ. Ngược lại, phương pháp Active Recall bằng cách tạo ra những thử thách (như giải bài tập, nhớ lại thông tin trên Flashcard) giúp não bộ phải chủ động truy hồi lại kiến thức cũ giúp chúng ta nhớ lâu và phản xạ nhanh hơn khi gặp những câu hỏi dạng tương tự vào lần sau.
4. KỲ VỌNG VÀ KHÔNG NGỪNG NGẠI TRƯỚC LỖI SAI
Chúng ta có lẽ thường tránh né lỗi sai bởi những cảm giác vô cùng khó chịu nó gây ra sau đó. Nhưng ở mặt khác, sai sót chính là dấu hiệu để não bộ thúc đẩy quá trình học tập bằng cách nâng cao sự cảnh giác với cảm giác stress. Từ đó, nâng cao khả năng tập trung, tránh mắc phải lỗi sai đó vào lần sau.
5. GIỚI HẠN MỘT PHIÊN HỌC TRONG VÒNG 90 PHÚT
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90 phút là khoảng thời gian dài nhất con người có thể duy trì sự tập trung ở mức độ cao trong quá trình học tập. Sau 90 phút học, ta nên dành cho mình một khoảng nghỉ ngơi (xem thêm bước số 6)
6. SỬ DỤNG QUY TRÌNH NSDR (NON-SLEEP DEEP REST) ĐỂ NGHỈ NGƠI
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp NSDR giúp ích rất nhiều trong quá trình thúc đẩy việc học tập. Sau một phiên học kéo dài khoảng 90’ như đã bàn ở trên, chúng ta có thể ứng dụng NSDR để nghỉ ngơi như chợp mắt trong vòng 20 phút hay tập Yoga Nidra (bạn có thể tham khảo qua video dài khoảng 17 phút này để có thể hiểu rõ hơn về tiến trình thực hành phương pháp này).
Nguồn:
[1] Norén, Anders. “Teach & Learn Better With A “Neuroplasticity Super Protocol.”” Huberman Lab, 29 October 2021,https://hubermanlab.com/teach-and-learn-better-with-a-neuroplasticity-super-protocol/. Accessed 21 September 2022.
[2] Cloke, Harry. “What Is The Forgetting Curve (And How Do You Combat It)?”
eLearning Industry, 30 March 2018, https://elearningindustry.com/forgetting-curve-combat. Accessed 21 September 2022.