Biên tập: Vũ Ngọc
Nếu có một đứa bạn thân mới chia tay người yêu và nói rằng “tim tao như đang vỡ vụn ra từng mảnh”. Liệu bạn có thể đồng cảm với điều này được không khi chưa một lần trải nghiệm tình yêu?
Để giải đáp cho thắc mắc này, chúng ta cùng nhau đi khám phá thế giới của những người vừa mới chia tay thông qua những quan điểm của Tâm lý học Tiến hóa, xem liệu câu nói trên có thật sự tồn tại không, thật là họ đã cảm nhận tim mình như tan nát?
Theo Tâm lý học Tiến hóa, con người luôn có nhu cầu được thuộc về (Need to belong).
Khi yêu nhau, chúng ta đang thuộc về một quan hệ tình cảm gọi là tình yêu, thuộc về và gắn bó với một đối tượng gọi là người yêu. Khi chia tay, mối quan hệ đó dừng lại, hai người không còn gắn bó, thuộc về nhau (Randy J.Larsen, (2020). Nghiên cứu của Hogan (1983) đã chỉ ra rằng những động lực cơ bản của con người là vị thế và ghi nhận bởi nhóm. Sự mất vị thế và ghi danh dẫn đến những căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Qua khám phá này của Hogan, chúng ta có thể xây dựng được mối liên hệ: những người trong giai đoạn hậu chia tay phải chịu hụt hẫng rất lớn do mất vị thế và ghi danh bởi chính người yêu mình . Bởi lẽ, nhóm gồm nhiều người, sự phụ thuộc của chúng ta vào nhóm cũng được phân tán dựa trên các đối tượng khác nhau trong nhóm. Nhưng người yêu chỉ có một, là duy nhất nên đả kích đó càng lớn, căng thẳng và lo âu càng nhiều. Như vậy, sau khi chia tay người ta không được đáp ứng nhu cầu thuộc về, mất vị thế trong tình yêu và sự ghi nhận của người yêu, dẫn đến sự căng thẳng, lo âu, sợ hãi.
Tiếp theo, con người luôn có nhu cầu được giúp đỡ và vị tha (Helping and altruism).
Khi yêu, chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ người bạn tình, nhưng một khi sự tương trợ này mất đi những lo lắng nhất định sẽ xuất hiện,. Đồng thời ai cũng có nhu cầu được vị tha nhưng khi chia tay đồng nghĩa với việc họ bị người yêu mình khước từ, không chấp nhận tha thứ cho họ dẫn đến họ cảm thấy tức giận người yêu mình.
Sau đó là sự cộng dồn quá nhiều cảm xúc dẫn đến hiện tượng quá tải cảm xúc (Emotional overload).
Quá tải cảm xúc là hiện tượng con người cùng một lúc phải trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. (I’m Feeling Too Much at Once: Dealing With Emotional Overload, n.d.) Con người có bảy cảm xúc cơ bản (Universal Emotions).(Randy J.Larsen, (2020) Khi chia tay, họ phải chịu đựng gần hết bảy cảm xúc bao gồm: lo hãi (Fear), ngạc nhiên (surprise), ghê sợ (disgust), buồn bã (sadness), khinh bỉ (contempt), giận dữ (anger). Sự cộng dồn cảm xúc này dẫn đến một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là “heart broken- trái tim tan nát”.
Như chúng ta biết, trạng thái về thể chất và tinh thần luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Chúng ta căng thẳng, lo lắng do bị loại trừ khỏi xã hội sẽ dẫn đến những tổn thương thể lý điển hình là đau đớn ở vỏ não vành đai phía trước và sự tổn thương ở mạch máu não (Randy J.Larsen, (2020). Những vùng não và mạch máu bị tổn thương cần nhiều hơn năng lượng để phục hồi. Mà như chúng ta biết năng lượng chính để duy trì sự sống gồm 3 hệ thống chính là ATP-PC, Glycolysis, và Oxidative. (Mối Liên Hệ Giữa Stress Và Bệnh Dạ Dày, n.d.). Oxidative chính là oxi, cũng là nguồn năng lượng tổng hợp APT-PC nên oxi là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Oxi tồn tại trong máu, máu được tuần hoàn bởi tim, tim sẽ giúp vận chuyển máu đến các bộ phận của cơ thể. Vậy nên, sự tổn thương ở mạch máu não khiến trái tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu và oxy lên những vùng này dẫn đến việc đau tim.
Bên cạnh đó, căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá. Qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng gây ra cơn co thắt ở thực quản, kích thích tiết nhiều hơn axit HCl- nhân tố gây viêm loét dạ dày. Tiếp theo, lo lắng, căng thẳng tác động đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết dịch vị (Tại Sao Suy Nghĩ Nhiều Có Thể Gây Đau Dạ Dày?, n.d.-b). Như đã giải thích ở trên, cơ thể chúng ta là một thể thống nhất và tất cả cần năng lượng để duy trì sự sống, trong đó có các cơ quan tiêu hoá. Sự co thắt liên tục của các cơ quan tiêu hoá, hoạt động liên tục của dạ dày cần rất nhiều năng lượng. Để có đủ nguồn cung ứng năng lượng, tim phải hoạt động liên tục để tuần hoàn lượng máu đến. Tất cả hoạt động này khiến tim phải co bóp liên tục. Nếu tim phải làm việc suốt trong một thời gian dài và một cường độ lớn, ắt hẳn sẽ suy nhược, mệt mỏi, đau đớn.
Như vậy bằng những quan điểm của Tâm lý học Tiến hóa, câu nói trên hoàn toàn có cơ sở.
Vậy nên, nếu bạn của chúng ta than rằng “tim như tan nát” thì hãy sẻ chia, thông cảm cho bạn, và giúp bạn bù đắp lại những cảm xúc và nhu cầu đã mất do chia tay người yêu. Cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao nếu ta trao nhau những ánh mắt cảm thông, những cái ôm ấm áp.
Nguồn tham khảo:
[1] Larsen, R. J., Buss, D. M., Wismeijer, A., Song, J., & Van den Berg, S. (2020). Personality psychology: Domains of knowledge about human nature. McGraw-Hill Education.
[2] I’m Feeling Too Much at Once: Dealing with Emotional Overload. (n.d.-b). Mental Health America. https://mhanational.org/im-feeling-too-much-once-dealing-emotional-overload
[3] Tại sao suy nghĩ nhiều có thể gây đau dạ dày? (n.d.-c). Vinmec. https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/tai-sao-suy-nghi-nhieu-co-gay-dau-da-day
[4] Mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày. (n.d.-b). Vinmec. https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/moi-lien-he-giua-stress-va-benh-da-day/
[5] Kennisgeving voor omleiding. (n.d.). https://www.google.com.vn/url?sa=i