Vùng dưới vỏ Subcortical Areas
Hình 3.16 mô tả 1 số cấu trúc bên trong của não trước. Ở vùng trung tâm là đồi thị (thalamus), điểm dừng cuối cùng cho hầu hết mọi thông tin cảm giác trên đường tới vỏ não. Bao quanh đồi thị là vùng gọi là hệ viền (the limbic system) (Limbus là rìa, viền). Hồi hải mã (hippocampus), quan trọng cho trí nhớ, sẽ xuất hiện trở lại ở chương 7. Vùng dưới đồi (hypothalamus), nằm ngay dưới đồi thị, quan trọng cho cảm giác đói, khát, kiểm soát nhiệt độ, tình dục và những hành vi động lực khác.
Vỏ não không trực tiếp kiểm soát các cơ. Nó gửi thông tin đầu ra tới cầu não (pons) và hành tủy (medulla), cái kiểm soát cơ ở phần đầu (vd như nhai, nuốt, thở và nói chuyện), và tới tủy sống (spinal cord), cái kiểm soát cơ từ cổ xuống. Tủy sống cũng kiểm soát nhiều phản xạ, chẳng hạn như phản xạ giật đầu gối. Phản xạ (reflex) là phản ứng nhanh, tự động với 1 kích thích, chẳng hạn như điều khiển chân 1 cách vô thức khi bạn đi bộ hoặc nhanh chóng giật tay khỏi thứ gì đó nóng.
Tiểu não (cerebellum), 1 phần của não sau, quan trọng cho bất kì hành vi nào yêu cầu mục tiêu hoặc thời gian, chẳng hạn như gõ theo nhịp điệu, đánh giá kích thích thị giác nào di chuyển nhanh hơn, đánh giá nhịp điệu âm nhạc nào nhanh hay chậm hơn. Tiểu não cũng cần thiết cho những phản hồi đã được học tập, yêu cầu chính xác thời gian, ví dụ như phản hồi nhanh với 1 tín hiệu cảnh báo.
Hệ thần kinh tự động/thực vật và hệ thống nội tiết The Autonomic Nervous System and Endocrine System
Hệ thần kinh tự động (the autonomic nervous system), liên kết chặt chẽ với tủy sống, kiểm soát tim, hệ tiêu hóa và những cơ quan khác. Autonomic ở đây nghĩ là không tự nguyện hay tự động. Bạn không thể quyết định tăng nhịp tim như cách bạn quyết định vẫy tay. Tuy nhiên, hoạt động của bộ não có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự động. Ví dụ, hệ thần kinh tự động phản ứng mạnh khi bạn sợ hãi hơn là khi bạn thư giãn. Suy nghĩ về những ý nghĩ sợ hãi có thể làm tăng nhịp tim của bạn
Hệ thần kinh tự động gồm 2 phần
(a) Hệ thần kinh giao cảm (the sympathetic nervous system), kiểm soát bởi một chuỗi tế bào nằm ngay bên ngoài tủy sống, tăng nhịp tim, nhịp thở, đổ mồ hôi và những quá trình khác quan trọng cho cơ chế “chiến hoặc biến” (fight-or-flight). Nó làm ngừng tiêu hóa và kích thích tình dục, thứ mà có thể chờ khi khẩn cấp qua đi.
(b) HTK đối/phó giao cảm (the parasympathetic nervous system), kiểm soát bởi những tế bào ở phần đỉnh và đáy của tủy sống, làm giảm nhịp tim, tăng hoạt động tiêu hóa, và nói chung, thúc đẩy hoạt động “sinh dưỡng” diễn ra trong quá trình nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu bạn đang lái xe và nhìn thấy 1 xe cảnh sát hú còi sau lưng, hệ thần kinh giao cảm của bạn được kích hoạt. Tim bắt đầu đập nhanh, bạn thở nặng nề và bắt đầu đổ mồ hôi. Khi xe cảnh sát đi qua và bạn thấy họ đang đuổi người khác, hệ tk đối giao cảm được kích hoạt, và bạn bỗng dưng thấy thư giãn.
Các biện phán điều trị cảm lạnh không kê đơn hoạt động bằng cách làm giảm hệ thần kinh đối giao cảm, như lưu lượng xoang. Tác dụng phụ đến từ việc tăng hoạt động giao cảm, như nhịp tim, huyết áp và kích thích.
Hệ thần kinh tự động ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết (the endocrine system) – các tuyến sản xuất hóc môn và giải phóng chúng vào máu. Hóc môn được kiểm soát bởi vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ điều hòa những cơ quan nội tiết khác. Hình 3.27 mô tả 1 số tuyến nội tiết. Hóc môn (hormones) là những hóa chất được giải phóng bởi các tuyến và được vận chuyển bởi máu để thay đổi hoạt động của những cơ quan khác nhau. Một số hiệu ứng hóc môn khá ngắn gọn, như thay đổi nhịp tim hay huyết áp. Những hiệu ứng hóc môn khác chuẩn bị cho động vật mang thai, di cư, ngủ đông hoặc những hoạt động kéo dài khác. Trong bộ não, hóc môn tạo ra những thay đổi tạm thời trong sự kích thích của tế bào, các hóc môn cũng ảnh hưởng đến sinh tồn, phát triển và sự kết nối giữa tế bào. Hóc môn sinh dục (androgens và estrogens) có ảnh hưởng mạnh trong sự phát triển ban đầu, khi chúng tạo ra sự khác nhau giữa giải phẫu nam và nữ, bao gồm những vùng não cụ thể cũng như những phần còn lại của cơ thể.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.