Vấn đề liên kết The Binding Problem
Chúng ta kết thúc mô đun với 1 vấn đề lý thuyết được các nhà nghiên cứu lần đầu chú ý vào khoảng 1990: Thị giác xảy ra ở 1 phần của bộ não, thính giác ở phần khác, và xúc giác ở phần khác nữa. Những phần đó không chia sẻ nhiều thông tin với nhau, cũng như không gửi thông tin đến vùng trung tâm. Vậy là, không có “con người nhỏ bé trong đầu” tập hợp chúng lại với nhau. Vậy khi bạn chơi piano, làm sao bạn biết chiếc piano bạn thấy cũng là cái bạn nghe và cảm nhận? Khi bạn ăn gì đó, làm thế nào vị giác, mùi, và kết cấu kết hợp lại thành 1 trải nghiệm duy nhất. Câu hỏi về làm sao các vùng não riêng biệt kết hợp sức mạnh để tạo ra 1 nhận thức thống nhất về 1 đối tượng duy nhất – là vấn đề liên kết (binding problem). Vấn đề liên kết liên quan đến vấn đề tâm trí – bộ não đã đề cập ở chương 1.
Một phần của câu trả lời nằm ở nhận thức về không gian. Cân nhắc trường hợp chiếc đàn piano: Nếu bạn xác định được vị trí của bàn tay bạn cảm giác, vị trí chiếc đàn bạn thấy và vị trí của âm thanh bạn nghe, và tất cả những vị trí đó là giống nhau, bạn kết nối các giác quan với nhau. Nếu bạn không xác định vị trí thứ gì đó trong không gian, bạn cũng sẽ không liên kết các giác quan chính xác thành 1 trải nghiệm. Bạn có thể nhìn 1 quả chanh vàng và 1 quả cà chua đỏ, và báo cáo rằng bạn nhìn thấy 1 quả cà chua vàng và ko có quả chanh nào. Người bị tổn thường thùy đỉnh gặp vấn đề liên kết các khía cạnh của 1 trải nghiệm, bởi vì họ không nhận thức được các vị trí 1 cách chính xác. Người với bộ não nguyên vẹn trải nghiệm vấn đề tương tự khi họ nhìn thấy gì đó thoáng qua khi họ đang phân tâm.
Chúng ta cũng biết liên kết chỉ xảy ra với những sự kiện đồng thời. Đã bao h bạn xem 1 bộ phim hay chuowng trình TV mà nhạc phim phát ra trước hoặc sau 1 cách đáng kể so với hình ảnh chưa? Nếu rồi, bạn biết rằng âm thanh không đến từ người biểu diễn trên màn hình. Bạn có trải nghiệm tương tự khi xem 1 bộ phim nước ngoài được lồng tiếng dở tệ. Tuy nhiên, khi bạn xem nghệ sĩ nói tiếng bụng, sự chuyển động của miệng con rối đồng thời với âm thanh khiến bạn cảm nhận âm thanh như từ con rối phát ra.
Bạn có thể chứng minh sự liên kết bằng cách thử như sau: Đứng hoặc ngồi bên một tấm gương lớn như trong Hình 3.28, quan sát cả bàn tay phải và hình ảnh phản chiếu của nó trong gương. Giữ tay trái của bạn khỏi tầm nhìn. Sau đó, liên tục nắm chặt và không nắm chặt cả hai tay, đồng thời chạm từng ngón tay cái vào các ngón tay và lòng bàn tay của bạn. Bạn sẽ cảm thấy tay trái của mình đang làm điều tương tự như khi bạn nhìn thấy bàn tay trong gương đang làm. Sau một vài phút, bạn có thể bắt đầu cảm thấy bàn tay trong gương giống như tay trái của chính mình. Bạn đang liên kết trải nghiệm cảm giác và hình ảnh của mình vì chúng xảy ra cùng lúc, dường như ở cùng một vị trí. Đối với hầu hết mọi người, điều này chỉ là một màn biểu diễn gây cười, nhưng đối với một người đã bị cắt cụt cánh tay, một quy trình tương tự như vậy sẽ giúp người đó cảm thấy cánh tay giả là một phần của cơ thể.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.