Ứng dụng: Danh sách nghi ngờ và Trí nhớ nhận dạng

https://theconversation.com/

Ứng dụng: Danh sách nghi ngờ và Trí nhớ nhận dạng

Application: Suspect Lineups as Recognition Memory

Giả dụ bạn chứng kiến một tội ác, và bây giờ cảnh sát muốn bạn chỉ ra người phạm tội. Bạn xem xét những kẻ tình nghi trong một hàng người hoặc xem xét một cuốn sách ảnh. Nhiệm vụ của bạn là một ví dụ về trí nhớ nhận dạng (recognition memory), khi bạn cố gắng xác định điều chính xác trong số những thứ đánh lạc hướng.

Suppose you witness a crime, and now the police want you to identify the guilty person. You look at suspects in a lineup or examine a book of photos. Your task is an example of , as you try to identify the correct item among distracters

Nhiệm vụ này đặt ra một vấn đề quen thuộc với chính trải nghiệm của bạn. Khi bạn làm bài kiểm tra trắc nghiệm, đây cũng là trí nhớ nhận dạng, đôi khi không có lựa chọn nào trong số các lựa chọn có vẻ chính xác, nhưng bạn chọn một trong những lựa chọn tốt nhất đã có. Điều gì xảy ra nếu bạn làm điều tương tự với một cuốn sách ảnh? Bạn xem xét các lựa chọn và chọn một người trông giống như thủ phạm của tội ác nhất. Bạn nói với cảnh sát rằng bạn nghĩ nghi phạm số 4 là người có tội. “Nghĩ?” cảnh sát hỏi. “Lời khai của bạn sẽ không có giá trị nhiều trước tòa trừ khi bạn chắc chắn.” Bạn nhìn lại, với mong muốn hợp tác. Cuối cùng, bạn nói rằng bạn chắc chắn. Cảnh sát nói, “Tốt, đó là người mà chúng tôi nghĩ đã làm điều đó.” Nhận được phản hồi như vậy đó đã củng cố niềm tin của bạn vào lựa chọn đó. Bạn làm chứng trước tòa, và nghi phạm bị kết án. Nhưng liệu công lý có được thực hiện? Nhiều người đã bị kết tội vì lời khai của nhân chứng và sau đó được minh oan bởi bằng chứng DNA.

Năm 1985, Ronald Cotton (trái) bị kết tội hiếp dâm, dựa trên nhận dạng của nạn nhân từ một bộ ảnh. Mười năm sau, bằng chứng DNA chứng minh Cotton vô tội và thủ phạm thực sự là Bobby Poole (phải). Lời khai của nhân chứng trong nhiều trường hợp đã dẫn đến kết tội người vô tội.

Các nhà tâm lý học đã đề xuất một số cách thức để cải thiện việc nhận dạng kẻ tình nghi:

  1. Hướng dẫn nhân chứng rằng người có tội có thể có hoặc không trong danh sách. Nhân chứng không cần phải bắt buộc chỉ ra ai đó.
  2. Nhân viên giám sát danh sách kẻ tình nghi phải là một quan sát viên “mù” – tức là người không biết người điều tra viên nghi ngờ là ai. Nếu không, viên chức có thể vô tình thiên vị nhân chứng.
  3. Nếu nhân chứng nói rằng thủ phạm có một số đặc điểm đặc biệt, chẳng hạn như một vết sẹo phía trên mắt trái, thì tất cả các nghi phạm trong danh sách đều phải có đặc điểm đó (Zarkadi, Wade, & Stewart, 2009). Nếu không, nhân chứng sẽ chỉ chọn người có vết sẹo, người có thể có hoặc không có tội.
  4. Trì hoãn mọi phản hồi của nhân chứng trong khi chọn lựa đối tượng mà cảnh sát nghi ngờ càng lâu càng tốt (Wells, Olson, & Charman, 2003; Zaragoza, Payment, Ackil, Drivdahl, & Beck, 2001). Bất kỳ dấu hiệu đồng thuận nào cũng làm tăng thêm sự tự tin của nhân chứng, ngay cả khi nhân chứng sai (Hasel & Kassin, 2009; Semmler, Brewer, & Wells, 2004; Wright & Skagerberg, 2007).
  5. Thay vì yêu cầu một quyết định có / không rõ ràng, hãy yêu cầu nhân chứng nêu rõ ý kiến đối với đối tượng cần nhận dạng, “Bạn tin tưởng đến mức nào rằng người này đã phạm tội?” Một nhân chứng có thể nói “90 phần trăm”, “75 phần trăm” hoặc bất kỳ con số nào khác và có đưa ra câu trả lời “khác KHÔNG” cho nhiều hơn một nghi phạm (Brewer, Weber, Wootton, & Lindsay, 2012).
  6. Khuyến nghị gây tranh cãi nhất là sắp xếp nhận dạng kẻ tình nghi theo chuỗi (Wells và cộng sự, 2000; Wells, Memon, & Penrod, 2006). Trong một dãy kẻ tình nghi, nhân chứng nói “có” hoặc “không” với từng nghi phạm, từng người một. Nếu nhân chứng nói có, quy trình đã kết thúc. Rốt cuộc, không có ích gì khi xem xét thêm các nghi phạm nếu nhân chứng đã đưa ra quyết định. Nhân chứng không có cơ hội quay lại và xem xét lại các bức ảnh sau khi bác bỏ chúng. Trong quy trình này, nhân chứng xác định rõ ràng hoặc không xác định gì cả, thay vì lựa chọn nghi phạm có khả năng nhất.

Mỗi quy trình này dẫn đến một số lượng tổng số nhận dạng nhỏ hơn, nhưng xác suất nhân chứng nhận dạng được người thực sự có tội tăng lên (Clark, 2012). Gợi ý cuối cùng đó là sắp xếp kẻ tình nghi theo chuỗi, có khả năng dẫn đến việc không có nhận dạng nào thực sự diễn ra cả. Những lợi thế và bất lợi phụ thuộc vào cách chúng ta cân nhắc giữa nguy cơ thả tự do cho một người có tội, với nguy cơ bỏ tù một người vô tội.

Concept check

Bằng cách nào mà một danh sách kẻ tình nghi theo chuỗi (sequential lineup) tránh được 1 trong những vấn đề giống với việc thực hiện một bài kiểm tra trắc nghiệm?

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply