Adulthood
(Photo: rtor.org)
Từ đầu tuổi trưởng thành cho tới khi nghỉ hưu, mối quan tâm chính của hầu hết người trưởng thành theo Erikson ghi chép đó là “Tôi sẽ đạt được điều gì và đóng góp được gì cho xã hội và gia đình mình? Tôi sẽ thành công không?”. Tuổi trưởng thành kéo dài từ lúc bắt đầu đi làm cho tới lúc nghỉ hưu. Chúng ta gắn bó rất nhiều năm bởi vì dường như rất ít thay đổi xảy ra. Trong suốt thời gian trưởng thành và thanh thiếu niên, bạn cao lên mỗi năm, và mỗi độ tuổi mới lại có thêm đặc quyền mới như là được phép về muộn, thi bằng lái đầu tiên, quyền được bỏ phiếu, và cơ hội học đại học. Sau độ tuổi đầu trưởng thành, mỗi năm lại hòa vào năm tiếp theo. Trẻ em và trẻ độ tuổi thiếu niên biết chính xác chúng bao nhiêu tuổi, nhưng người trưởng thành thi thoảng lại phải nghĩ về nó. Những thay đổi quan trọng diễn ra trong suốt lứa tuổi trưởng thành, hầu hết chúng là kết hôn, sinh con, thay đổi công việc, chuyển chỗ ở (Rönkä, Oravala, & Pulkkinen, 2003).
Daniel Levinson (1986) mô tả sự phát triển lứa tuổi trưởng thành trong phạm vi hàng loạt kỉ nguyên chồng chéo. Sau khi bước vào giai đoạn tuổi trưởng thành ở độ tuổi khoảng 20, kéo dài hoặc mất vài năm từ giai đoạn đầu trưởng thành cho đến khoảng 40 tuổi. Trong thời kỳ đầu tuổi trưởng thành, con người đưa ra nhiều quyết định lớn về sự nghiệp, kết hôn và sinh con. Hầu hết mọi người duy trì lựa chọn nghề nghiệp của họ hoặc những thứ liên quan mật thiết trong suốt tuổi trưởng thành. Trong thời kỳ đầu trưởng thành, con người dành phần lớn dành năng lượng theo đuổi những mục tiêu của họ. Tuy nhiên, mua nhà hoặc nuôi dưỡng gia đình dựa trên mức thu nhập của một người trẻ thường khó khăn và tạo ra căng thẳng.
Thời kỳ tuổi trung niên, kéo dài từ khoảng 40 đến 65 tuổi, sức mạnh thể chất về trung bình bắt đầu suy giảm, nhưng chưa phải là vấn đề lớn (ngoại trừ các vận động viên chuyên nghiệp). Vào thời điểm này mọi người đã đạt được thành công trong công việc và thường chấp nhận địa vị của mình. Nhiều người trở nên chấp nhận bản thân và người khác hơn đồng thời ít cảm thấy bị mệt mỏi bởi những căng thẳng do công việc. Trong hầu hết trường hợp, họ cũng ít đối mặt với căng thẳng hàng này khi chăm sóc con cái.
Ở tuổi trung niên, theo Levinson (1986), con người trải qua giai đoạn chuyển tiếp giữa cuộc đời, một giai đoạn đánh giá lại các mục tiêu, thiết lập các mục tiêu mới, chuẩn bị cho phần còn lại của cuộc đời. Sự chuyển đổi này có thể diễn ra trong phản ứng với một vụ li hôn, bệnh tật hoặc cái chết của người thân, một sự thay đổi nghề nghiệp, hoặc một số sự kiện khác mà đặt ra cho con người câu hỏi về những quyết định trong quá khứ lẫn hiện tại. Cũng như sự khủng hoảng bản dạng ở tuổi thanh thiếu niên là vấn đề lớn hơn trong các nền văn hóa có nhiều lựa chọn, thì ở sự chuyển tiếp giữa cuộc đời này cũng tương tự. Nếu bạn sống trong một xã hội không có nhiều lựa chọn, bạn sẽ không nghĩ nhiều tới con đường mà bạn đã đi. Tuy nhiên ở xã hội Châu Âu, bạn bước vào tuổi trưởng thành với nhiều hi vọng lớn lao. Khi con trai của tôi, Sam, chuẩn bị vào đại học, tôi hỏi cậu rằng mục tiêu của con là gì. Cậu nói “thống trị thế giới”. Tôi nghĩ về điều đó một lúc và rồi hỏi cậu sẽ làm gì. Cậu đáp, “trở nên vĩ đại”. Tôi hi vọng bạn cũng có những hoài bão lớn lao như vậy. Tuy nhiên, ở độ tuổi trung niên, bạn bắt đầu xem những mục tiêu nào ở đầu tuổi trưởng thành mà bạn đã đạt được, mục tiêu nào chưa đạt và mục tiêu nào phải đạt được nếu bạn bắt đầu sớm hơn. Ở thời điểm đó, bạn có sự chuyển tiếp giữa cuộc đời và đánh giá lại các mục tiêu của mình.
Con người đối phó với quá trình chuyển tiếp bằng nhiều cách. Hầu hết mọi người từ bỏ những mục tiêu không thực tế và đặt ra những mục tiêu mới phù hợp với định hướng cuộc sống của họ. Những người khác quyết định bỏ qua những ước mơ mà họ không sẵn sàng từ bỏ. Họ quay trở lại trường học, mở một cơ sở kinh doanh mới hoặc cố gắng thử điều gì đó mà họ luôn muốn làm. Kết quả ít hài lòng nhất là quyết định “Tôi không thể từ bỏ ước mơ của mình, nhưng tôi cũng không thể làm gì với chúng. Tôi không thể chấp nhận rủi ro thay đổi cuộc sống, thậm chí cả khi tôi bất mãn với nó”. Những người với thái độ này trở nên chán nản và thất vọng. Lời khuyên rất rõ ràng: Để tăng cơ hội cảm thấy thoải mái trong độ tuổi trung niên và hơn thế nữa, hãy đưa ra những quyết định đúng đắn khi bạn còn trẻ. Nếu bạn quan tâm đến mục tiêu, đừng chờ đợi tới giai đoạn chuyển tiếp mới làm. Hãy bắt đầu nó ngay lúc này”
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.