Người cao tuổi

Old Age

Sau cùng con người bước vào giai đoạn tuổi già, bắt đầu khoảng 65 tuổi. Theo Erikson, những người cảm thấy hài lòng với cuộc đời của họ thì cảm thấy “sự toàn vẹn của cái tôi”, còn những người không hài lòng thì cảm thất “thất vọng”. Bạn cảm thấy thế nào khi về già phụ thuộc vào việc đã xảy ra từ rất lâu trước đó. Con người già đi với nhiều cách khác nhau. Một số suy giảm trí tuệ, khả năng phối hợp và chăm sóc bản thân, trong khi những người khác vẫn nhanh nhẹn và tích cực. Một cách để cải thiện trí nhớ và nhận thức của những người già là tập thể dục hàng ngày. Một số trò chơi điện tử đòi hỏi sự chú ý liên tục nhất định ở một số điểm cùng lúc cũng cải thiện hiệu suất của người già. 

Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận thấy sự mâu thuẫn giữa các kết quả kiểm tra mà cho thấy người già suy giảm trí tuệ với kết quả quan sát cho thấy người già làm tốt trong cuộc sống đời thường. Tất nhiên, một phần của lời giải thích đó là một số người suy giảm còn một số khác thì không. Một phần lý giải khác cho rằng bởi vì người già thấy nhiều nhiệm vụ khó hơn trước nên họ tập trung toàn lực vào các nhiệm vụ có vẻ phù hợp hơn và quan trọng hơn. Kết quả là họ làm tốt trong cuộc sống thường ngày và trong công việc, nhưng không tốt khi động lực của họ giảm sút, điều này thường xảy ra khi làm các bài kiểm tra tâm lý. Hơn nữa, người già có thể sử dụng kho kiến ​​thức phong phú của họ thay vì giải quyết từng vấn đề một (Umanath & Marsh, 2014). 

Khi chúng ta đọc chương 12 về cảm xúc, một vài bằng chứng chỉ ra rằng trung bình những người già khỏe mạnh thì thường hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống so với những người trẻ. Kết quả này có vẻ gây ngạc nhiên. Tuy nhiên, những người trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc và nuôi dạy con cái, trong khi những người già thì có nhiều thời gian nhàn hạ hơn. Hơn nữa, người già cố tình tập trung mối quan tâm vào gia đình, bạn bè và những sự kiện mang lại cho họ niềm vui hơn. 

Sự thỏa mãn ở tuổi già phụ thuộc lớn vào cách bạn sống khi còn trẻ. Một số người già nói “Tôi hi vọng sống thêm nhiều năm nữa mặc dù tôi không thể, tôi đã sống một cuộc đời trọn vẹn. Tôi đã làm những điều mà tôi thực sự yêu thích”. Một số người khác lại nói “Tôi muốn làm thật nhiều những điều tôi chưa từng làm”. Cảm thấy có giá trị ở tuổi già phụ thuộc vào cách gia đình, cộng đồng và xã hội đối xử với họ. Các gia đình người Mỹ gốc Phi và người Mỹ bản địa có truyền thống tôn vinh những người già, đặt họ ở vị trí trung tâm của gia đình và mời gọi họ khi cần lời khuyên. Các gia đình người Nhật cũng có truyền thống tương tự, ít nhất là công khai. Mất kiểm soát là vấn đề nghiêm trọng khi sức khỏe suy giảm. Xem xét một số người trải qua một nửa thế kỷ điều hành một doanh nghiệp, giờ lại sống ở nhà dưỡng lão nơi mà những nhân viên là người đưa ra tất cả các quyết định. Để lại dù chỉ một vài lựa chọn và trách nhiệm cho người dân giúp cải thiện sự tự tôn, sức khỏe, sự tỉnh táo và cả trí nhớ của họ. 

Tâm lý khi đối mặt với cái chết

The Psychology of Facing Death

Có lẽ đây là bài học lớn nhất mà chúng ta học được từ các bệnh nhân của mình: Sống, vì vậy bạn không cần phải nhìn lại và nói : Chúa ơi, tôi đã phí phạm cuộc đời mình như thế nào

This is perhaps the greatest lesson we learned from our patients: LIVE , so you do not have to look back and say, “God, how I have wasted my life!”

—Elisabeth Kübler-Ross (1975, p. xix)

Điều tồi tệ nhất về cái chết là sự thật rằng khi một con người chết đi, không còn nỗi đau hoặc không còn điều tốt đẹp nào mà bạn có thể làm cho anh ta nữa. Người ta nói rằng: Hãy sống như bạn luôn sẵn sàng cho cái chết. Còn tôi sẽ nói: Hãy sống như bất kỳ ai cũng có thể chết mà không có điều gì để nuối tiếc.

The worst thing about death is the fact that when a man is dead it’s impossible any longer to undo the harm you have done him, or to do the good you haven’t done him. They say: live in such a way as to be always ready to die. I would say: live in such a way that anyone can die without you having anything to regret.

—Leo Tolstoy (1865/1978, p. 192)

Bạn có từng nghe thấy lời khuyên “Hãy sống mỗi ngày như đó là ngày cuối cùng trong đời bạn?”. Nếu bạn thực sự tin rằng bạn sẽ chết hôm nay, thì đây là lúc bạn xem xét lại mọi khoảnh khắc, bạn sẽ không lên kế hoạch cho tương lai nữa. Bạn không tiết kiệm tiền hoặc lo lắng về hệ quả sức khỏe lâu dài từ những hành động của mình. Bạn có lẽ không nghiên cứu cuốn sách này. Nếu bạn sống mỗi ngày như là mình đang sống mãi, có lẽ bạn có thể quan tâm hơn tới việc bảo vệ môi trường. 

Chỉ nghĩ về sự chết cũng có thể tạo ra căng thẳng. Để sống một cuộc đời có ích, chúng ta cố gắng che chắn bản thân mình khỏi những suy tư về cái chết. Theo lý thuyết kiểm soát sự sợ hãi, chúng ta đối mặt với nỗi sợ cái chết bằng cách né tránh những suy tư về nó và bằng cách khẳng định một thế giới mang lại lòng tự trọng, hi vọng và giá trị sống. Khi điều gì đó nhắc nhớ bạn về sự chết của mình, bạn làm mọi thứ để có thể giảm đi nỗi lo âu. Bạn trấn an mình rằng bạn sẽ còn có nhiều năm để sống tiếp. “Sức khỏe của tôi vẫn tốt, tôi không hút thuốc, tôi không uống quá nhiều, và tôi không quá béo.’ Nếu điều đó không đúng, bạn sẽ nói với bản thân rằng bạn sẽ bỏ thuốc, bạn sẽ bớt rượu chè và một ngày nào đó bạn sẽ giảm cân. Bạn có thể nghĩ về công việc tốt mà bạn có (hoặc hi vọng sẽ có), mức lương cao mà bạn nhận được (hoặc mong nhận được), và những điều thú vị bạn sẽ làm trong phần đời còn lại. 

Tuy nhiên, ngay cả sức khỏe tuyệt vời cũng chỉ có thể trì hoãn cái chết, vì vậy một lời nhắc nhở về cái chết làm tăng gấp đôi nỗ lực của bạn để bảo vệ niềm tin rằng cuộc sống là quan trọng. Bạn lại xác nhận một lần nữa niềm tin tôn giáo, các góc nhìn khác để giúp bạn tìm được ý nghĩa của cuộc đời. Bạn nguyện sửa chữa những mối quan hệ bị tổn thương với người thân hoặc bạn bè. Nếu bạn là cha mẹ, bạn sẽ nghĩ nhiều hơn về con mình, những người sẽ sống sau khi bạn mất đi. Bạn làm mọi thứ có thể để có thể tăng cảm giác về việc kiểm soát được tương lai của mình. Bạn tự hào về cách bạn đóng góp cho nghề nghiệp của mình hoặc những điều khác sẽ tiếp tục sau khi bạn ra đi. 

Cách con người phản ứng với nhận thức về sự chết thay đổi phần nào đó như chức năng của văn hóa. Trong các nền văn hóa phương tây, mọi người thường nghĩ về cái chết khiến bản thân họ tách ra khỏi viêc là nạn nhân của bạo lực hoặc những điều bất hạnh khác, ví dụ nói “Tôi không như vậy nên nó sẽ không xảy đến với tôi.” Ở các nền văn hóa phương đông, mọi người trở nên đồng nhất với những người khác hơn, thậm chí cả những điều không may, ví dụ nói “Phúc lợi xã hội là điều quan trọng” (Ma-Kellams & Blascovich, 2011). 

Những tiến bộ trong y học hiện đại đặt ra những vấn đề đạo đức mới liên quan đến cái chết. Ngày nay chúng ta có thể giữ mọi người tồn tại cả khi năng lực thể chất và tinh thần của họ bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu ai đó ốm liệt giường, đau đớn, và tinh thần suy sụp, hi vọng phục hồi nhỏ nhoi, chúng ta sẽ chấp nhận giúp họ đẩy nhanh cái chết không? Ngày càng có nhiều người phải đối mặt với những quyết định khó khăn đối với bản thân và những người trong gia đình. 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.

Leave a Reply