Tuân thủ Quyền lực (Sự phục tùng – Obedience to Authority)

https://ethicsunwrapped.utexas.edu/glossary/obedience-to-authority

 Thông thường, nếu ai đó ra lệnh cho bạn làm tổn thương người khác thì bạn sẽ từ chối. Tuy nhiên một số tình huống lại tạo ra những áp lực mạnh mẽ.

    Vào đầu những năm 1970, nhà tâm lý học Philip Zimbardo và các đồng nghiệp của ông đã thực hiện một trong những nghiên cứu nổi bật thuộc tâm lý học xã hội. Họ trả tiền cho các sinh viên đại học để đóng vai các tù nhân và cai ngục với thời gian là hai tuần trong một kỳ nghỉ hè. Các nhà nghiên cứu đã sắp xếp tầng hầm của một tòa nhà đại học Stanford như một nhà tù và phân công ngẫu nhiên những người tham gia vào các vai trò lính canh hoặc quản giáo. Trong vòng 6 ngày, các nhà nghiên cứu đã phải dừng cuộc nghiên cứu vì nhiều cai ngục đã thực sự mạt sát tù nhân về cả thể chất lẫn tinh thần (Haney, Banks, & Zimbardo, 1973). Zimbardo kết luận rằng tình huống đã tạo ra những hành vi ác độc. Một số thanh niên là những người bình thường, có học thức, thuộc tầng lớp trung lưu khi được người khác trao quyền đã nhanh chóng lợi dụng quyền lực đó. Tình huống này hàm chứa một điều rằng chúng ta không nên đổ lỗi cho những người lạm dụng quyền lực của họ, vì hầu hết chúng ta đều sẽ làm điều tương tự trong tình huống đó.

   Mặc dù kết luận trên có thể đúng, nhưng thí nghiệm tù Stanford không phải là bằng chứng xác đáng. Hiệu ứng đặc điểm được trông đợi – demand characteristics đã được nhắc tới ở Chương 2, đó là các tín hiệu cho khách thể thí nghiệm biết những gì mà nhà thí nghiệm đang mong đợi. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của Hiệu ứng đặc điểm được trông đợi là rất lớn. Xét cho cùng, nếu họ tham gia “trò chơi tù nhân” trong hai tuần, hẳn họ đã hình thành nhận thức rằng họ sẽ là những người thô lỗ và ngược đãi người khác (Banuazizi & Movahedi, 1975). Nhiều thập kỷ sao, một trong những người lính canh nhớ lại “tôi đã lập ra một kế hoạch rõ ràng trong tâm trí buộc bản thân mình phải hành động và để điều gì đó xảy ra để các nhà nghiên cứu thực hiện được mục đích của họ. Vậy rốt cuộc, họ có thể biết được gì từ những người ngồi xung quanh giống như đang ở một câu lạc bộ đánh golf?”

   Hơn nữa, các mô tả nghiên cứu đầy đủ hơn về sau cho thấy rằng các lính canh không cần phải ra sức phỏng đoán điều gì cả. Ở buổi hướng dẫn lính canh, nhà thí nghiệm Zimbardo đã hướng dẫn họ làm thế nào để gây ra sự sợ hãi, tước đoạt quyền riêng tư của các tù nhân và tạo cho họ cảm giác bất lực. Vài ngày sau, một số lính canh được yêu cầu phải hành động hung bạo hơn (Zimbardo, 2007). Trong hoàn cảnh đó, những người lính canh đã đang thực hiện những gì họ nghĩ mình phải làm.

  Tuy nhiên vẫn tồn đọng một câu hỏi đó là: chúng ta sẽ tuân theo mệnh lệnh làm tổn thương ai đó tới mức độ như thế nào? Hãy cùng xem xét một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất của tâm lý học xã hội một cách chi tiết nhất.

 

Thí nghiệm của Milgram

    Nếu nhà thí nghiệm yêu cầu bạn sốc điện một người khác, bắt đầu từ những cú sốc yếu và tiến dần đến những cú sốc điện mạnh hơn, bạn sẽ từ chối chứ và trong điều kiện nào? Nghiên cứu của Stanley Milgram (1974) được lấy cảm hứng từ các báo cáo về những hành động tàn bạo trong các trại tập trung của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Những người đã thực hiện hành vi tàn bạo trên đã tự bảo vệ mình bằng việc nói rằng họ chỉ tuân theo mệnh lệnh. Các tòa án quốc tế đã bác bỏ lời bào chữa đó rồi những người phẫn nộ trên khắp thế giới thì khăng khăng một điều: “Nếu tôi ở hoàn cảnh đó, tôi sẽ từ chối tuân theo những mệnh lệnh như vậy” hoặc “Tôi giống như người phụ nữ trong bộ phim Schindler’ List, người đã liều mạng để cứu Những người Do Thái khỏi Cuộc diệt chủng của Đức Quốc xã.”

     Có thể bạn sẽ hành động như vậy hoặc không. Thật khó để khẳng định một cách chắn chắn về việc mà bạn sẽ làm trong tình huống mà bạn chưa từng đối mặt. Milgram nghi ngờ rằng mọi người có thể nhượng bộ trước áp lực.

   Giả thuyết Khi một nhân vật có uy quyền ra chỉ thị cho những người khác thực hiện các mệnh lệnh gây tổn thương cho người khác, một số người trong số họ sẽ tuân theo.

Phương pháp Hai người đàn ông trưởng thành đến buổi thí nghiệm cùng một lúc — một người tham gia thực sự và một người thuộc nhóm nhà thử nghiệm được cài vào. Nhà thí nghiệm nói với họ rằng đây là một nghiên cứu về học tập, một người tham gia sẽ là “giáo viên” và người kia sẽ là “học viên”. Giáo viên sẽ đọc danh sách các từ ngữ qua micrô cho học viên đang ngồi trong một phòng khác. Sau đó, giáo viên sẽ kiểm tra trí nhớ của người học ghi nhớ các từ ngữ đó. Bất cứ khi nào học viên trả lời sai, người giáo viên sẽ tạo ra cú điện giật để trừng phạt người này.

   Thí nghiệm được thiết lập để người tham gia thực sự luôn là giáo viên và người được cài vào luôn là học viên. Người trong vai giáo viên quan sát người học bị buộc chặt vào thiết bị giật chống chốn trạy (xem ▼ Hình 13.15). Người học viên thực sự không bị giật điện, nhưng người giáo viên được dẫn dắt để tin rằng người học viên đã thực sự bị giật điện. Trên thực tế, trước khi bắt đầu nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã cho người giáo viên trải nghiệm một cú giật điện làm mẫu.

   Trong suốt quá trình thí nghiệm, người học viên đã nhiều lần trả lời sai. Nhà thí nghiệm hướng dẫn người giáo viên trừng phạt cho lỗi đầu tiên của người học viên với nấc 15 Vôn và sau đó tăng thêm 15 Vôn cho những lần mắc lỗi tiếp theo và cuối cùng lên đến tối đa là 450 vôn (xem Hình 13.16).

           

   Khi điện áp tăng lên, người học viên ở phòng bên cạnh kêu lên vì đau. Nếu người giáo viên hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này, nhà thí nghiệm sẽ nhận lấy trách nhiệm và khẳng định thêm: “mặc dù những cú giật điện có thể gây đau đớn nhưng chúng không thực sự nguy hiểm.” Khi cú giật lên đến 150 Vôn, người học van xin được dừng cuộc thí nghiệm rồi van nài rằng anh ta đang cảm thấy khó chịu trong tim. Với mức 270 Vôn, anh ta hét lên trong đau đớn. Ở mức 300 Vôn, anh ta hét lên rằng anh ta sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào nữa. Sau 330 vôn, anh ta không có phản ứng gì nữa. Tuy nhiên, nhà thí nghiệm vẫn lệnh cho người giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi và tạo nên những cú giật điện. Hãy nhớ rằng người học viện không thực sự bị giật mà tiếng hét phát ra từ một đoạn băng.

Kết quả Trong số 40 người tham gia, 25 người quyết định giật điện người học viên đến 450 vôn. Hầu hết những người quyết định dừng thí nghiệm đã bỏ cuộc ngay từ những mức đầu tiên. Hầu hết những người vượt qua mức 150 Vôn và tất cả những người tiếp tục chạm ngưỡng 330 Vôn vẫn quyết định sẽ tiếp tục đến con số 450. Những người gây ra cú giật điện đến mức tối đa không phải là những kẻ tàn bạo mà là những người dân thường trong độ tuổi trưởng thành được tuyển từ cộng đồng thông qua các quảng cáo trên báo. Họ được trả một vài đô la cho sự tham gia, và nếu họ có thắc mắc, họ sẽ được trả lời rằng họ có thể giữ tiền ngay cả khi họ rời thí nghiệm. (Thực sự không nhiều người đã thắc mắc.) Nhiều người thuộc mọi tầng lớp khác nhau tuân theo mệnh lệnh của nhà thí nghiệm, bao gồm những người công nhân áo xanh, nhân viên văn phòng và các chuyên gia. Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng và buồn bã khi nghĩ rằng mình đã tạo ra những cú giật điện và khiến cho người học viên kia la hét.

Diễn giải Tại sao nhiều người tuân theo mệnh lệnh đến như vậy? Một là vì nhà thí nghiệm đã xác nhận là họ sẽ chịu trách nhiệm. (Hãy nhớ tới nguyên lý lan tỏa trách nhiệm.) Một lý do khác là các giáo viên đã nhập mình với thí nghiệm và coi chính họ như trợ lý của nhà thí nghiệm (Reicher, Haslam, & Smith, 2012). Ngoài ra, nhà thí nghiệm bắt đầu với một đề nghị nhỏ – một cú giật điện 15 Vôn, và dần dần tiến tới những cú giật mạnh hơn. Chúng ta thường dễ dàng chấp thuận một đề nghị nhỏ và việc ta đồng ý với đề nghị nhỏ này sẽ tạo điều kiện để tiến tới những đề nghị tiếp theo. Nếu bạn đã thực hiện nhiều cú giật điện, bạn khó có thể bỏ thí nghiệm bởi vì nếu bạn bỏ cuộc, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nghĩa là nếu bạn đã có suy nghĩ về việc dừng thí nghiệm sau 300 Vôn, tại sao bạn không làm điều này sớm hơn? Giờ bạn không thế nói với mọi người là “Tôi chỉ đang làm theo lệnh.”

   Hình 13.17 và ▼ 13.18 minh họa kết quả của một số biến thể trong quy trình thực hiện thí nghiệm. Những người tham gia thí nghiệm sẽ nghe theo một nhà thí nghiệm nếu ông ta có mặt tại đó hơn khi là ông ta rời khỏi phòng. Họ sẽ thể hiện sự phục tùng thấp hơn nếu họ được yêu cầu ép người học viên trói tay vào dụng cụ chứa điện. Nếu có thêm những “giáo viên” tham gia vào nhiệm vụ (các “giáo viên” này là người do nhà thí nghiệm cài vào), người tham gia thí nghiệm sẽ có khả năng tuân theo cao nếu những người khác cũng làm vậy, nhưng sẽ không nếu những người khác không tuân thủ.

   Tuy nhiên, kết luận đáng chú ý ở đây là nhiều người đã làm theo mệnh lệnh mà họ biết rằng có thể làm tổn thương hoặc thậm chí làm người khác mất mạng. Nếu những người trong nghiên cứu này cảm thấy buộc phải tuân thủ, hãy liên tưởng nó tới áp lực phải tuân theo mệnh lệnh từ chính phủ hoặc một người lãnh đạo trong quân đội.

 

 

 

 

 

 

   Các vấn đề đạo đức trong thí nghiệm của Milgram cho chúng ta thấy những điều mà chúng ta thực sự không muốn thấy. Giờ khó mà có thể khẳng định được rằng “Những gì đã xảy ra ở Đức Quốc xã không bao giờ có thể xảy ra ở đây.” Hầu hết chúng ta đều công nhận khả năng chúng ta sẽ làm theo mệnh lệnh, thậm chí cả những điều gây ra sự khó chịu cho người khác. Chúng ta cũng cần biết ơn nghiên cứu của Milgram đã mang đến những thông tin không mấy dễ nghe nhưng không kém phần quan trọng này. Tuy nhiên, việc biết về kết quả thí nghiệm của Milgram là một điều thuận lợi nhưng bạn sẽ không thích tham gia vào thử nghiệm của ông. Hầu hết mọi người đều cho rằng trải nghiệm này thật đáng buồn và một số người thực sự cảm thấy dằn vặt (Perry, 2013).

   Một vài năm sau khi các nghiên cứu của Milgram được thực hiện, chính phủ Hoa Kỳ đã thiết lập các quy định để bảo vệ những người tham gia nghiên cứu. Những quy định này là sự phản ứng với các thí nghiệm có tính ngược đãi trong y học, không phải với nghiên cứu của Milgram (Benjamin & Simpson, 2009). Tuy nhiên, các quy tắc cũng được áp dụng cho nghiên cứu tâm lý. Ngoài ra, các nhà tâm lý học đã trở nên nhạy cảm hơn với vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. Ngày nay, trước khi bắt đầu bất kỳ nghiên cứu nào – dù là nghiên cứu đơn giản nhất và vô hại nhất – nhà nghiên cứu phải đệ trình một bản kế hoạch lên một ủy ban thể chế xem xét vấn đề đạo đức và nhận phê duyệt hoặc từ chối nghiên cứu. Một trong những quy tắc chính là sự đồng ý được thông báo. Trước khi tham gia, bạn phải hiểu điều gì sắp xảy ra, và bạn phải đồng ý với điều đó.

   Có người nào khác lặp lại nghiên cứu của Milgram ngày nay không? Các nhà tâm lý học từ lâu đã cho rằng những hạn chế về đạo đức sẽ ngăn cấm việc nhân rộng (mặc dù các chương trình truyền hình thực tế khiến mọi người có trải nghiệm ngang bằng hoặc tồi tệ hơn). Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để tái tạo khía cạnh thiết yếu của nghiên cứu. Milgram báo cáo rằng hầu hết những người vượt quá 150 Vôn tiếp tục đến 450. Sự căng thẳng của giáo viên tăng lên khi người học la hét và phản kháng ở mức điện áp cao hơn. Vì vậy, Burger (2009) lặp lại quy trình nhưng chỉ cho đến 150 volt. Kết quả là hầu hết mọi người, cả nam giới và phụ nữ, tiếp tục ở mức 150 vôn, như trong nghiên cứu của Milgram hơn 40 năm trước đó (Burger, 2009). Mức độ tuân theo mệnh lệnh thấp hơn một chút so với thời Milgram, nhưng phát hiện vẫn là hầu hết mọi người đều tuân theo mệnh lệnh có thể làm tổn thương ai đó.

   Thật thú vị khi ta phải suy đoán về những gì sẽ xảy ra trong các điều kiện khác, những điều kiện mà Milgram đã không thử nghiệm. Mọi người sẽ rời bỏ thí nghiệm sớm hơn nếu họ nghĩ rằng họ đã shock điện một đứa trẻ? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ biết rằng cuối cùng họ sẽ đổi chỗ để người học viên trước đó sẽ có cơ hội sốc điện người giáo viên? Bạn nghĩ người giáo viên sẽ hành xử thế nào nào khi đó? Bạn có thể tưởng tượng những thay đổi nào khác trong quy trình thí nghiệm có thể ảnh hưởng đến mức độ vâng lời hay không?

 

Leave a Reply