Truy xuất và gây nhiễu – Retrieval & Inference

Khi bạn cố gắng ghi nhớ một thứ gì đó, bạn có thể nhầm lẫn nó với thứ khác mà bạn đã biết trước đó. Hãy nhớ đến Hermann Ebbinghaus, người đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu trí nhớ. Ebbinghaus đo lường xem ông có thể nhớ những danh sách gồm 13 âm tiết vô nghĩa trong vòng bao lâu. Kết quả được biểu thị bằng đường màu xanh lá cây trên ▲ Hình 7.14. Nhìn chung, Ông ấy quên hơn một nửa của mỗi danh sách trong vòng một giờ đầu tiên (Ebbinghaus, 1885/1913). Thật là một đồ thị gây chán nản! Nếu mọi người thường quên nhanh như vậy, thì giáo dục sẽ trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên đại học nhớ gần 90% một danh sách gồm các âm tiết vô nghĩa 24 giờ sau đó, như được thể hiện bằng đường màu tím trên Hình 7.14 (Koppenaal, 1963).

▲ Hình 7.14 Đồ thị biểu thị sự nhớ lại danh sách các âm tiết bởi Ebbinghaus (1885/1913) và sinh viên đại học sau những khoảng thời gian trì hoãn khác nhau (dựa trên Koppenaal, 1963). Ebbinghaus học nhanh như những sinh viên khác, nhưng cũng quên nhanh hơn.

Bạn có thể lý giải nguyên ngân của việc sinh viên đại học nhớ một danh sách tốt hơn nhiều so với Ebbinghaus? Bạn có thể vội vàng cho rằng sinh viên đại học rất thông minh. Đúng rồi, nhưng Ebbinghaus cũng vậy. Hoặc bạn có thể cho rằng sinh viên đại học “đã phải luyện tập rất nhiều để ghi nhớ những điều vô nghĩa.” (Thật xin lỗi nếu bạn nghĩ vậy.) Lời giải thích thể hiện điều ngược lại: Ebbinghaus đã ghi nhớ quá nhiều thứ vô nghĩa — hàng nghìn danh sách các âm tiết. Sau khi bạn ghi nhớ nhiều danh sách giống nhau, bộ nhớ của bạn giống như một căn phòng lộn xộn: Sự lộn xộn không ngăn bạn mang lại nhiều thứ lộn xộn hơn, nhưng nó cản trở việc tìm kiếm những gì bạn muốn. Ebbinghaus nhanh chóng quên các danh sách mới vì sự gây nhiễu từ các danh sách trước đó.

Nếu bạn học một số tài liệu có liên quan đến nhau, chúng sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Các thông tin cũ làm gia tăng sự lãng quên các thông tin mới do cơ chế gây nhiễu xuôi/ nhiễu do lưu cũ (proactive interference) (tác động về phía trước trong thời gian). Các tài liệu mới làm tăng sự quên đi các tài liệu cũ do cơ chế gây nhiễu ngược/ nhiễu do nạp mới (retroactive inference) (tác động ngược trở lại). ▲ Hình 7.15 đối chiếu hai loại gây nhiễu.

Cơ chế nhiễu là một nguyên nhân chính của việc quên đi. Bạn quên mất nơi bạn đã đỗ xe ngày hôm nay bởi cơ chế nhiễu do lưu cũ từ những lần bạn đỗ xe trước đó. Bạn quên danh sách từ vựng tiếng Pháp của tuần trước vì nhiễu do nạp mới danh sách từ vựng của tuần này.

 

Kiểm tra nội dung vừa đọc

  1. Mỗi học kỳ Giáo sư Tryhard đều học thuộc tên các sinh viên của mình. Sau vài năm, Ông ấy học những cái tên nhanh hơn bao giờ hết nhưng lại quên chúng nhanh hơn. Ông ấy quên vì cơ chế nhiễu do lưu cũ(proactive interference) hay nhiễu do nạp mới (retroactive interference) ?
  2. Hãy nhớ khái niệm phục hồi tự phát từ Chương 6? Bạn có thể giải thích nó dựa trên gây nhiễu xuôi (proactive interference) hay không? (Gợi ý: Việc học ban đầu đến trước và sự chấm dứt đến sau. Điều gì sẽ xảy ra nếu lần đầu tiên gây cản trở lần thứ hai?)

Câu trả lời

  1. Đó là nhiễu do lưu cũ — sự giao thoa từ những thông tin đã học trước đó.
  2. Đầu tiên, ai đó học một phản ứng; việc học lần hai là họ học cách chấm dứt của phản ứng đó. Nếu lần học đầu tiên gây trở ngạ một cách chủ động vào sự chấm dứt sau này, sẽ dẫn đến sự phục hồi tự phát.

 

Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning

Leave a Reply