Trí thông minh có liên quan đến năng lực nhận thức Intelligence Is Related to Cognitive Performance
Francis Galton đã dẫn đầu một trong những nỗ lực sớm nhất để nghiên cứu khoa học về trí thông minh. Galton tin rằng trí thông minh có liên quan đến tốc độ phản ứng thần kinh và độ nhạy của hệ thống cảm giác / tri giác. Galton tin rằng những người thông minh nhất có phản ứng nhanh nhất và nhận thức nhạy bén nhất. Galton cũng suy đoán rằng những người thông minh có bộ não lớn hơn và hiệu quả hơn. Theo Galton, trí thông minh liên quan đến hiệu quả hoạt động của não bộ cũng như các kỹ năng tri giác nhạy bén. Các nhà tâm lý học khác tin rằng trí thông minh được hỗ trợ bởi các chức năng nhận thức cấp thấp, chẳng hạn như quá trình tinh thần, trí nhớ hoạt động và sự chú ý. Nhưng liệu chúng ta có thể đánh đồng những loại năng lực nhận thức này với trí thông minh không? Những quá trình nào của não có liên quan đến việc tạo ra trí thông minh?
Francis Galton led one of the earliest efforts to scientifically study intelligence. Galton believed that intelligence was related to the speed of neural responses and the sensitivity of the sensory/perceptual systems. The smartest people, Galton believed, had the quickest responses and the keenest perceptions. Galton also speculated that intelligent people have larger, more efficient brains. According to Galton, intelligence was related to the efficiency of the brain as well as to keen perceptual skills. Other psychologists believe intelligence is supported by low-level cognitive functions, such as mental processing, working memory, and attention. But can we equate these types of cognitive performance with intelligence? What brain processes are involved in producing intelligence?
TỐC ĐỘ CỦA QUÁ TRÌNH TINH THẦN Những người không thông minh lắm đôi khi được mô tả là “hơi chậm”. Mô tả đó có thể chính xác, bởi vì những người đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh phản ứng nhanh hơn và ổn định hơn trong các bài kiểm tra thời gian phản ứng (Deary, 2000). Một bài kiểm tra về thời gian phản ứng đơn giản có thể yêu cầu một người nhấn phím máy tính càng nhanh càng tốt bất cứ khi nào kích thích xuất hiện trên màn hình — ví dụ: “Nhấn phím X mỗi khi bạn nhìn thấy X.” Một bài kiểm tra khó hơn có thể yêu cầu một người lựa chọn xem phản ứng nào là phù hợp với kích thích được đưa ra, càng nhanh càng tốt — ví dụ: “Nhấn phím X mỗi khi bạn nhìn thấy X, nhấn phím A mỗi khi bạn nhìn thấy A. , và tương tự như thế.” Điểm số trong các bài kiểm tra trí thông minh thậm chí còn liên quan mạnh mẽ hơn đến điểm của bài kiểm tra thời gian phản ứng lựa chọn này (Jensen, 1998).
SPEED OF MENTAL PROCESSING People who are not very intelligent are sometimes described as “a bit slow.” That description might be accurate, because people who score higher on intelligence tests respond more quickly and consistently on reaction time tests than those who score lower on intelligence tests (Deary, 2000). A test of simple reaction time might require a person to press a computer key as quickly as possible whenever a stimulus appears on the screen—for example, “Press the X key every time you see an X.” A more difficult test might require a person to choose, again as quickly as possible, the right response for the stimulus presented—for example, “Press the X key every time you see an X, press the A key every time you see an A, and so on.” Scores on intelligence tests are related even more strongly to this choice reaction time (Jensen, 1998).
Hỗ trợ thêm cho mối quan hệ giữa trí thông minh tổng quát và tốc độ quá trình tinh thần (xử lý trí óc) đến từ các bài test thời gian xem. Nếu một kích thích được trình bày và sau đó bị che đi, thì một người cần nhìn bao lâu để trả lời được câu hỏi về yếu tố kích thích (HÌNH 8.43)? Những người cần rất ít thời gian có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các bài tâm trắc trí thông minh (Deary, 2001). Ngoài ra, bằng cách đo hoạt động điện não khi phản ứng với sự xuất hiện của các kích thích, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng não của những người cực kì thông minh hoạt động nhanh hơn não của những người kém thông minh.
Further support for the relationship between general intelligence and speed of mental processing comes from inspection time tests. If a stimulus is presented and then covered up, how much viewing time does a particular person need to answer a question about the stimulus (FIGURE 8.43)? People who need very little time for this task tend to score higher on psychometric tests of intelligence (Deary, 2001). In addition, by measuring the electrical activity of brains in response to the presentation of stimuli, researchers have found that highly intelligent people’s brains work faster than less intelligent people’s brains.
.
Nhiệm vụ là xác định xem bên A hay bên B của kích thích dài hơn. Kích thích được trình bày và sau đó nhanh chóng theo sau bởi hình che
The task is to determine whether side A or side B of the stimulus is longer. The stimulus is presented and then quickly followed by a mask.
Đánh giá độ dài dễ khi bạn có đủ thời gian để xem kích thích nhưng khó khi hình che giảm thời gian xem rõ rệt.
Judging the lengths is easy when you have enough time to view the stimulus but difficult when the mask decreases viewing time severely.
HÌNH 8.43 Bài kiểm tra thời gian FIGURE 8.43 Inspection Time Tasks
Mối quan hệ giữa trí thông minh tổng quát và tốc độ tinh thần dường như tương quan với tuổi thọ cao hơn của những người có chỉ số IQ cao. Theo một nghiên cứu dọc do Ian Deary dẫn đầu, những người có trí thông minh cao hơn và những người có thời gian phản ứng nhanh hơn ở tuổi 56 ít có nguy cơ tử vong hơn trong 14 năm tới (Deary & Der, 2005). Kết quả này đúng ngay cả sau khi các yếu tố khác như hút thuốc, tầng lớp xã hội và giáo dục đã được kiểm soát/đối chứng. Mối quan hệ giữa thời gian phản ứng và tuổi thọ có phần mạnh mẽ hơn mối quan hệ giữa điểm số trong các bài kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn và tuổi thọ. Một nghiên cứu theo dõi 15 năm gần đây trên 5.000 người Mỹ cho thấy mối quan hệ giữa thời gian phản ứng chậm hơn và tử vong sớm có quy mô tương đương với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc (Hagger-Johnson, Deary, Davies, Weiss, & Batty, 2014).
The relationship between general intelligence and mental speed appears to be correlated with the greater longevity of people with high IQs. According to a longitudinal study led by Ian Deary, those higher in intelligence and those who had faster reaction times at age 56 were much less likely to die in the next 14 years (Deary & Der, 2005). This outcome was true even after factors such as smoking, social class, and education were controlled for. The relationship between reaction time and longevity was somewhat stronger than the relationship between scores on standardized intelligence tests and longevity. A recent 15-year follow-up study of over 5,000 Americans found that the relationship between slower reaction times and premature death was comparable in size to established health risk factors such as smoking (Hagger-Johnson, Deary, Davies, Weiss, & Batty, 2014).
TRÍ NHỚ HOẠT ĐỘNG Điểm thông minh tổng quát có liên quan chặt chẽ đến cách con người xử lý thông tin trong trí nhớ hoạt động (Conway và cộng sự, 2003). Tuy nhiên, cả hai không giống nhau (Ackerman, Beier & Boyle, 2005). Như đã thảo luận trong Chương 7, trí nhớ hoạt động là hệ thống xử lý tích cực chứa thông tin để sử dụng trong các hoạt động như suy luận, hiểu và giải quyết vấn đề. Theo khả năng đó, trí nhớ hoạt động có thể liên quan đến trí thông minh (Kyllonen & Christal, 1990; Süß, Oberauer, Wittman, Wilhelm, & Schulze, 2002).
WORKING MEMORY General intelligence scores are closely related to how people process information in working memory (Conway et al., 2003). The two are not identical, however (Ackerman, Beier, & Boyle, 2005). As discussed in Chapter 7, working memory is the active processing system that holds information for use in activities such as reasoning, comprehension, and problem solving. In that capacity, working memory might be related to intelligence (Kyllonen & Christal, 1990; Süß, Oberauer, Wittman, Wilhelm, & Schulze, 2002).
Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa trí nhớ hoạt động và trí thông minh phân biệt giữa các bài kiểm tra đơn giản về khả năng ghi nhớ và các bài kiểm tra trí nhớ yêu cầu một số hình thức xử lý thứ cấp (HÌNH 8.44). Hiệu suất trong một bài kiểm tra trí nhớ đơn giản, chẳng hạn như nghe một danh sách các từ và sau đó lặp lại danh sách theo cùng một thứ tự, có liên quan yếu đến trí thông minh tổng quát (Engle, Tuholski, Laughlin, & Conway, 1999). Tuy nhiên, các bài kiểm tra trí nhớ có hai thành phần cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa trí nhớ hoạt động và trí thông minh tổng quát (Gray & Thompson, 2004; Kane, Hambrick, & Conway, 2005; Oberauer, Schulze, Wilhelm, & Süß, 2005).
Many studies of the relationship between working memory and intelligence differentiate between simple tests of memory span and memory tests that require some form of secondary processing (FIGURE 8.44). Performance on a simpler test of memory, as in listening to a list of words and then repeating the list in the same order, is related weakly to general intelligence (Engle, Tuholski, Laughlin, & Conway, 1999). Memory tests that have dual components, however, show a strong relationship between working memory and general intelligence (Gray & Thompson, 2004; Kane, Hambrick, & Conway, 2005; Oberauer, Schulze, Wilhelm, & Süß, 2005).
Đối với một nhiệm vụ khoảng thời gian từ đơn giản, người tham gia nghe một danh sách ngắn các từ và sau đó lặp lại các từ theo thứ tự.
For a simple word span task, a participant listens to a short list of words and then repeats the words in order.
Đối với một nhiệm vụ xử lý thứ cấp khó hơn, người tham gia phải làm các phép toán đơn giản cùng lúc các từ được trình bày. Cũng như trên, người đó phải lặp lại các từ theo thứ tự được trình bày (phỏng theo Conway và cộng sự, 2003).
For a more difficult secondary processing task, a participant has to solve simple mathematical operations at the same time the words are presented. Once again, the person has to repeat the words in the order they are presented (adapted from Conway et al., 2003).
HÌNH 8.44 Nhiệm vụ khoảng thời gian nhớ FIGURE 8.44 Memory Span Tasks
Mối liên hệ giữa trí nhớ hoạt động và trí thông minh tổng quát có thể là khả năng tập trung. Khả năng chú ý, đặc biệt là trong khi bị dồn dập bởi những thông tin trái ngược hoặc những thứ gây xao nhãng khác, khiến một người gắn chặt với nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó (Engle & Kane, 2004). Tầm quan trọng của việc giữ tập trung có ý nghĩa to lớn trong mối quan hệ giữa trí thông minh tổng quát và việc hoàn thành các nhiệm vụ mới mẻ, phức tạp. Sau đó, câu hỏi đặt ra là liệu các vùng não hỗ trợ trí nhớ hoạt động có liên quan đến trí thông minh tổng quát hay không. Hãy xem xét mối quan hệ giữa não bộ và trí thông minh.
The link between working memory and general intelligence may be attention. In particular, being able to pay attention, especially while being bombarded with competing information or other distractions, allows a person to stick to a task until successfully completing it (Engle & Kane, 2004). The importance of staying focused makes great sense in light of the relationship, discussed earlier in this chapter, between general intelligence and the accomplishment of novel, complex tasks. The question, then, is whether brain regions that support working memory are involved in general intelligence. Let’s consider the relationship between the brain and intelligence.
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÃO BỘ Người thông minh đôi khi được gọi là “brainy”, nhưng bộ não và trí thông minh liên quan như thế nào? Nhiều nghiên cứu đã ghi lại mối quan hệ giữa chu vi vòng đầu mà các nhà nghiên cứu sử dụng để ước tính kích thước não và điểm số trong các bài kiểm tra trí thông minh (Vernon, Wickett, Bazana, Stelmack & Sternberg, 2000). Chu vi vòng đầu cũng dự đoán hiệu suất ở trường học, mặc dù mối tương quan là khá thấp (Ivanovic và cộng sự, 2004). Các nghiên cứu sử dụng hình ảnh não bộ đã tìm thấy mối tương quan nhỏ nhưng có ý nghĩa giữa kích thước của các cấu trúc não được chọn và điểm số trong các bài kiểm tra trí thông minh (Johnson, Jung, Colom, & Haier, 2008). Tuy nhiên, những phát hiện này là tương quan, vì vậy chúng ta không thể suy luận rằng kích thước não tất yếu tạo nên sự khác biệt về trí thông minh. (có thể là ngược lại trí thông minh làm tăng kích thước não, hoặc các nguyên nhân khác từ môi trường…)
BRAIN STRUCTURE AND FUNCTION Intelligent people are sometimes called “brainy,” but how are the brain and intelligence related? Many studies have documented a relationship between head circumference, which researchers use to estimate brain size, and scores on intelligence tests (Vernon, Wickett, Bazana, Stelmack, & Sternberg, 2000). Head circumference also predicts school performance, although the correlation is quite small (Ivanovic et al., 2004). Studies using brain imaging have found a small but significant correlation between the size of selected brain structures and scores on intelligence tests (Johnson, Jung, Colom, & Haier, 2008). These findings are correlations, however, so we cannot infer that brain size necessarily causes differences in intelligence.
Thay vào đó, tình hình phức tạp hơn. Các loại trí thông minh khác nhau dường như liên quan đến kích thước của một số vùng não nhất định (Basten, Hilgar, & Fiebach, 2015). Những vùng này bao gồm những vùng liên quan đến trí nhớ hoạt động, lập kế hoạch, lập luận và giải quyết vấn đề. Ví dụ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thể tích của thân tế bào thần kinh (chất xám) ở thùy trán và ở các vùng não khác hỗ trợ kiểm soát tập trung, có liên quan đến trí thông minh chất lỏng tổng quát (Frangou, Chitins, & Williams, 2004; Haier et al. , 2005; Kamara và cộng sự, 2011; Wilke, Sohn, Byars, & Holland, 2003). Các nghiên cứu khác không tìm thấy mối quan hệ giữa thể tích chất xám vùng trán và trí thông minh kết tinh (Gong và cộng sự, 2005). Những phát hiện này phù hợp với bằng chứng cho thấy tổn thương thùy trán gây ra sự suy giảm trí thông minh thể lỏng nhưng không gây suy giảm trí thông minh kết tinh (Duncan, Burgess, & Emslie, 1995). Bởi vì các vùng khác nhau của não hỗ trợ trí thông minh thể lỏng hoặc kết tinh, tổn thương hoặc bất thường ở một vùng não cụ thể có thể chỉ ảnh hưởng đến một số khía cạnh của trí thông minh.
Instead, the situation is more complicated. Different kinds of intelligence seem to be related to the sizes of certain brain regions (Basten, Hilgar, & Fiebach, 2015). These regions include ones associated with working memory, planning, reasoning, and problem solving. For example, studies have found that the volume of neuronal cell bodies (gray matter) in the frontal lobes and in other brain regions that support attentional control is related to fluid general intelligence (Frangou, Chitins, & Williams, 2004; Haier et al., 2005; Kamara et al., 2011; Wilke, Sohn, Byars, & Holland, 2003). Other studies have found no relationship between the volume of frontal gray matter and crystallized intelligence (Gong et al., 2005). These findings are consistent with evidence that injury to the frontal lobes causes impairments in fluid intelligence but not in crystallized intelligence (Duncan, Burgess, & Emslie, 1995). Because different regions of the brain support either fluid or crystallized intelligence, damage or abnormalities in a particular brain region may affect only some aspects of intelligence.
CHỨNG BÁC HỌC Bạn muốn đọc một trang của cuốn sách giáo khoa này trong 8 đến 10 giây như thế nào? Ít hữu dụng nhưng thậm chí còn ấn tượng hơn, có lẽ là khả năng đọc lại tất cả các mã bưu điện và mã vùng điện thoại ở Mỹ bất kì được chỉ định, hoặc gọi tên hàng trăm bản nhạc cổ điển chỉ bằng cách nghe một vài nốt của bản nhạc. Những khả năng tuyệt vời này chỉ là một vài trong số những kỳ tích về trí nhớ phi thường được thể hiện bởi Kim Peek (Treffert & Christensen, 2006). Peek, người qua đời năm 2008, là nguồn cảm hứng cho nhân vật do Dustin Hoffman thủ vai trong bộ phim Rain Man năm 1988. Anh ghi nhớ nội dung của hơn 9.000 cuốn sách, nhưng anh ấy không thể tự cài nút quần áo hoặc quản lý bất kỳ công việc thường ngày nào của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như thay đồ. Anh ấy đạt 87 điểm trong một bài kiểm tra trí thông minh, nhưng con số này không mô tả đầy đủ trí thông minh của anh ấy. Peek được sinh ra vào năm 1951, với một cái đầu to và có nhiều dị tật ở não, bao gồm một thể chai khuyết thiếu (thể chai một dải dây thần kinh dày kết nối hai bán cầu não) (xem Hình 3.24). Anh ấy cũng có những bất thường ở một số bộ phận khác của não, đặc biệt là bán cầu não trái.
SAVANTS How would you like to be able to read a page of this textbook in 8 to 10 seconds? Perhaps less useful but even more impressive would be the ability to recite all the zip codes and area codes in the United States by the region to which they are assigned, or to name hundreds of classical music pieces just by hearing a few notes of each. These amazing abilities are just a few of the extraordinary memory feats demonstrated by Kim Peek (Treffert & Christensen, 2006). Peek, who died in 2008, was the inspiration for the character played by Dustin Hoffman in the 1988 movie Rain Man. He memorized the contents of over 9,000 books, but he could not button his own clothes or manage any of the usual chores of daily living, such as making change. He scored an 87 on an intelligence test, but this number did not adequately describe his intelligence. Peek was born, in 1951, with an enlarged head and many brain anomalies, including a missing corpus callosum, the thick band of nerves that connects the brain’s two halves (see Figure 3.24). He also had abnormalities in several other parts of his brain, especially the left hemisphere.
Chúng ta biết rất ít về những nhà bác học như Peek. Những người như vậy có năng lực trí tuệ tối thiểu trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng ở độ tuổi rất sớm, mỗi người chứng bác học đã thể hiện một khả năng đặc biệt trong một số quá trình “thông minh”. Ví dụ, khả năng đặc biệt của một bác học có thể liên quan đến toán học, âm nhạc hoặc nghệ thuật. Sự kết hợp của trí nhớ phi thường và khả năng không thể học các nhiệm vụ cơ bản là một bí ẩn lớn. Tuy nhiên, sự kết hợp hiếm có này bổ sung thêm một khía cạnh cho sự hiểu biết của chúng ta về trí thông minh.
We know very little about savants like Peek. Such people have minimal intellectual capacities in most domains, but at a very early age each savant shows an exceptional ability in some “intelligent” process. For example, a savant’s exceptional ability may be related to math, music, or art. The combination of prodigious memory and the inability to learn seemingly basic tasks is a great mystery. Nonetheless, this rare combination adds a dimension to our understanding of intelligence.
Oliver Sacks (1995) kể lại câu chuyện của Stephen Wiltshire, một nhà bác học nghệ thuật. Wiltshire mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (được thảo luận thêm trong Chương 14, “Rối loạn tâm lý”). Trong thời thơ ấu, ông đã phải nỗ lực hết sức để có được ngôn ngữ đủ để giao tiếp lời nói đơn giản. Tuy nhiên, nhiều năm sau khi nhìn thoáng qua một địa điểm, Wiltshire có thể vẽ ra một bức tranh có độ chính xác cao về địa điểm đó (HÌNH 8.45).
Oliver Sacks (1995) recounts the story of Stephen Wiltshire, an artistic savant. Wiltshire has autism spectrum disorder (discussed further in Chapter 14, “Psychological Disorders”). In childhood, it took him the utmost effort to acquire language sufficient for simple verbal communication. Years after a single glance at a place, however, Wiltshire can draw a highly accurate picture of it (FIGURE 8.45).
Mặc dù mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, Stephen Wiltshire đã xuất bản một cuốn sách gồm những bức vẽ chính xác đáng kể dựa trên trí nhớ, biểu cảm vào thời điểm anh còn là một thiếu niên. Vào tháng 10 năm 2010, anh cầm bản vẽ của mình về một khu kiến trúc ở London, Anh. Wiltshire quan sát khung cảnh một thời gian ngắn, sau đó hoàn thành bức tranh phần lớn từ trí nhớ.
Despite having autism spectrum disorder, Stephen Wiltshire had published a book of his remarkably accurate, expressive, memory-based drawings by the time he was a young teenager. Here, in October 2010, he holds his drawing of an architectural site in London, England. Wiltshire observed the site briefly, then completed the picture largely from memory.
HÌNH 8.45 Stephen Wiltshire
CÂU HỎI KIỂM TRA
H: Mối quan hệ giữa IQ và tốc độ xử lý là gì?
Q: What is the relation between IQ and speed of processing?
Tiếp tục khám phá lý thuyết về trí thông minh qua các mục sau:
- Đo lường trí thông minh bằng các bài kiểm tra chuẩn hóa Intelligence Is Measured with Standardized Tests
- Trí thông minh tổng quát General Intelligence
- Trí thông minh và năng lực nhận thức Intelligence and Cognitive Performance
- Gen và môi trường ảnh hưởng đến trí thông minh Genes and Environment Influence Intelligence
- Nhóm xã hội và trí thông minh Group Differences in Intelligence Have Multiple Determinants
Quay về đầu chương Trí thông minh
Source: Gazzaniga, M. S. (2015), Psychological Science (5ed). New York, N.Y: W.W. Norton & Company