TRÍ THÔNG MINH TỔNG QUÁT

Trí thông minh tổng quát bao gồm nhiều thành phần General Intelligence Involves Multiple Components

Binet xem trí thông minh như một khả năng tổng quát. Tuy nhiên, chúng ta đều biết có những người đặc biệt tài năng trong một số lĩnh vực nhưng lại yếu kém ở những lĩnh vực khác. Ví dụ, một số người viết những bài thơ xuất sắc nhưng không thể giải được các bài toán khó — hoặc ít nhất họ cảm thấy tự tin hơn khi làm cái này hơn là làm cái kia. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu trí thông minh phản ánh một tài năng tổng thể hay nhiều tài năng riêng lẻ. Một dòng nghiên cứu ban đầu đã kiểm tra mối tương quan giữa các câu/mục kiểm tra trí thông minh bằng cách sử dụng phân tích nhân tố. Trong kỹ thuật thống kê này, các câu/mục tương tự với nhau được nhóm lại. Các nhóm được gọi là các nhân tố

Binet viewed intelligence as a general ability. We all know people, however, who are especially talented in some areas but weak in others. For example, some people write brilliant poems but cannot solve difficult calculus problems—or at least they feel more confident doing one than doing the other. The question, then, is whether intelligence reflects one overall talent or many individual ones. An early line of research examined the correlations among intelligence test items using factor analysis. In this statistical technique, items similar to one another are clustered. The clusters are called factors

Sử dụng kiểu phân tích nhân tố, Charles Spearman (1904) nhận thấy rằng hầu hết các câu kiểm tra trí thông minh có xu hướng gom lại thành một nhân tố. Những người đạt điểm cao ở một kiểu câu/mục cũng có xu hướng đạt điểm cao ở các kiểu khác của câu/mục đó. Nói chung, những người giỏi toán cũng giỏi viết, giải quyết vấn đề và các thử thách trí tuệ khác. Spearman xem trí thông minh tổng quát (g) là một yếu tố góp phần vào hiệu suất trong bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào (HÌNH 8.41). Theo một nghĩa nào đó, việc có một điểm IQ duy nhất phản ánh ý tưởng rằng có một nhân tố tổng quát làm nền tảng cho trí thông minh. Đồng thời, Spearman thừa nhận rằng mọi người có thể khác nhau về (các) kỹ năng cụ thể giúp họ thực hiện một số nhiệm vụ này tốt hơn những nhiệm vụ khác.

Using this type of analysis, Charles Spearman (1904) found that most intelligence test items tended to cluster as one factor. People who scored highly on one type of item also tended to score highly on other types of items. In general, people who are very good at math are also good at writing, problem solving, and other mental challenges. Spearman viewed general intelligence (g) as a factor that contributes to performance on any intellectual task (FIGURE 8.41). In a sense, providing a single IQ score reflects the idea that one general factor underlies intelligence. At the same time, Spearman acknowledged that people could differ in the specific skills (s) that enabled them to perform better on some tasks than on others.

g = trí thông minh tổng quát

s1 = một khả năng cụ thể (ví dụ: toán học)

s2 = khả năng cụ thể thứ hai (ví dụ: viết)

s3 = khả năng cụ thể thứ ba (ví dụ: giải quyết vấn đề)

s4 = khả năng cụ thể thứ tư (ví dụ: vẽ)

HÌNH 8.41 Thông minh tổng quát như một nhân tố. Như được mô tả trong cụm hình bầu dục và hình tròn chồng lên nhau này, Spearman xem g như một nhân tố tổng quát trong trí thông minh. Nhân tố cơ bản này ảnh hưởng đến khả năng cụ thể của một cá nhân liên quan đến trí thông minh.

FIGURE 8.41 General Intelligence as a Factor. As depicted in this cluster of overlapping ovals and circle, Spearman viewed g as a general factor in intelligence. This underlying factor influences an individual’s specific abilities related to intelligence.

TRÍ THÔNG MINH LỎNG SO VỚI KẾT TINH Raymond Cattell (1971) đã đề xuất rằng g bao gồm hai loại trí thông minh. Trí thông minh lỏngcó thể hiểu các mối quan hệ trừu tượng và suy nghĩ một cách logic mà không cần kiến thức nền. Trí thông minh lỏng liên quan đến việc xử lý thông tin, đặc biệt là trong những hoàn cảnh mới lạ hoặc phức tạp, chẳng hạn như suy luận, rút ra các phép loại suy và tư duy nhanh chóng và linh hoạt. Ngược lại, trí thông minh kết tinh liên quan đến kiến thức có được thông qua kinh nghiệm, chẳng hạn như từ vựng và thông tin văn hóa, và khả năng sử dụng kiến thức này để giải quyết vấn đề (Horn, 1968; Horn & McArdle, 2007).

FLUID VERSUS CRYSTALLIZED INTELLIGENCE Raymond Cattell (1971) proposed that g consists of two types of intelligence. Fluid intelligence is being able to understand abstract relationships and think logically without prior knowledge. It involves information processing, especially in novel or complex circumstances, such as reasoning, drawing analogies, and thinking quickly and flexibly. In contrast, crystallized intelligence involves knowledge acquired through experience, such as vocabulary and cultural information, and the ability to use this knowledge to solve problems (Horn, 1968; Horn & McArdle, 2007).

Phân biệt giữa trí thông minh lỏng và trí thông minh kết tinh hơi giống với việc phân biệt giữa trí nhớ hoạt động (giống như trí thông minh linh hoạt) và trí nhớ dài hạn (giống trí thông minh kết tinh). Bởi vì cả hai loại trí thông minh đều là thành phần của g, những người đạt điểm cao ở một nhân tố cũng có xu hướng đạt điểm cao ở nhân tố kia. Phát hiện này cho thấy rằng một trí thông minh kết tinh mạnh có thể được hỗ trợ bởi một trí thông minh lỏng mạnh. Như bạn sẽ thấy trong Chương 9, trí thông minh kết tinh phát triển ổn định trong suốt tuổi trưởng thành, trong khi trí thông minh lỏng giảm dần.

Distinguishing between fluid intelligence and crystallized intelligence is somewhat analogous to distinguishing between working memory (which is more like fluid intelligence) and long-term memory (which is more like crystallized intelligence). As would be expected because both types of intelligence are components of g, people who score highly on one factor also tend to score highly on the other. This finding suggests that a strong crystallized intelligence is likely aided by a strong fluid intelligence. As you will see in Chapter 9, crystallized intelligence grows steadily throughout the adult years, while fluid intelligence declines steadily.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA G Nghiên cứu đã chỉ ra rằng g ảnh hưởng đến các kết quả quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như bằng cách dự đoán hiệu suất ở trường và nơi làm việc (Conway, Kane, & Engle, 2003; Deary, 2001; Garlick, 2002; Grey & Thompson, 2004; Haier, Jung, Yeo, Head, & Alkire, 2005). G thấp có liên quan đến tử vong sớm do các nguyên nhân gồm bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, bệnh Alzheimer, tai nạn giao thông và đuối nước (Gottfredson, 2004a; Gottfredson & Deary, 2004). Một nghiên cứu đã theo dõi những người Scotland trong 55 năm, bắt đầu từ khi họ còn là học sinh, và kiểm tra ảnh hưởng của trí thông minh và một biến tính cách liên quan đến trí thông minh cảm xúc (trí tuệ cảm xúc được mô tả trong phần tiếp theo). Những người có điểm thấp ở nửa dưới ở cả hai thước đo có nguy cơ tử vong cao hơn gấp đôi trong nửa thế kỷ tới so với những người có điểm cao ở nửa trên ở cả hai thước đo (Deary, Batty, Pattie, & Gale, 2008).

THE IMPORTANCE OF G Research has shown that g influences important life outcomes, such as by predicting performance in school and at work (Conway, Kane, & Engle, 2003; Deary, 2001; Garlick, 2002; Gray & Thompson, 2004; Haier, Jung, Yeo, Head, & Alkire, 2005). Low g is related to early death from causes including heart disease, diabetes, stroke, Alzheimer’s disease, traffic accidents, and drownings (Gottfredson, 2004a; Gottfredson & Deary, 2004). One study followed Scottish people for 55 years, starting when they were schoolchildren, and examined the influence of intelligence and a personality variable related to emotional intelligence (emotional intelligence is described in the next section). Those who scored in the lower half on both measures were more than twice as likely to die over the next half century compared with those who scored in the top half on both measures (Deary, Batty, Pattie, & Gale, 2008).

Những mô hình này có thể là kết quả của các yếu tố lực đẩy môi trường khác nhau tác động lên mỗi chúng ta. Ví dụ, những người không có thành tích tốt trong môi trường học tập có thể kết cục sẽ làm công việc nguy hiểm, những người có công việc ít nguy hiểm hơn và / hoặc được trả lương cao hơn có xu hướng tiếp cận tốt hơn với chăm sóc sức khỏe, v.v. Thật vậy, có thể các yếu tố khác ngoài trí thông minh là nguyên nhân dẫn đến chết sớm. Một nghiên cứu theo dõi những người từ 10 tuổi cho đến 75 tuổi cho thấy rằng những người được giáo dục càng nhiều thì họ càng sống lâu hơn, không phụ thuộc vào mức IQ của họ (Lager, Bremberg, & Vågerö, 2009).

These patterns might result from the different environmental forces at work on each of us. For example, people who do not perform well in academic settings may end up with dangerous jobs, people with less dangerous and/or better-paying jobs tend to have better access to health care, and so on. Indeed, it is possible that factors other than intelligence are responsible for early death. A study that followed people from age 10 until age 75 found that the more education people received, the longer they lived, independent of their IQ level (Lager, Bremberg, & Vågerö, 2009).

Tuy nhiên, theo Linda Gottfredson (2004a), g có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Những người đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh nhìn chung có thể hiểu biết hơn về các vấn đề sức khỏe: tích lũy kiến thức về sức khỏe tốt hơn, có khả năng làm theo lời khuyên y tế tốt hơn, có thể hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa hành vi và sức khỏe. Khi kiến thức y học tiến bộ nhanh chóng và trở nên phức tạp hơn, cố gắng cập nhật và xử lý tất cả những thông tin mới này là một thách thức và những người có chỉ số g cao hơn sẽ có lợi thế hơn trong việc này. Ý tưởng gây tranh cãi này cần được điều tra thêm. Nếu là sự thật, ý tưởng này có một số ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống y tế và cách thức các bác sĩ truyền đạt lời khuyên y tế.

According to Linda Gottfredson (2004a), however, g may directly affect health. People who score higher on intelligence tests may generally be more literate about health issues: accumulating greater health knowledge, better able to follow medical advice, better able to understand the link between behavior and health. As medical knowledge rapidly advances and becomes more complex, trying to keep up with and process all this new information is a challenge, and people who are higher in g have an advantage in doing so. This provocative idea warrants further investigation. If it is true, it has a number of important implications for the medical system and the way doctors communicate medical advice.

ĐA THÔNG MINH Trong khi Cattell lập luận rằng hai loại trí thông minh góp phần tạo nên g, các nhà nghiên cứu khác đã mô tả nhiều loại trí thông minh khác nhau. Ví dụ, Howard Gardner (1983) đề xuất rằng mọi người có thể thông minh theo bất kỳ cách nào, chẳng hạn như tài năng về âm nhạc hoặc thể thao. Theo Gardner, mỗi người có một kiểu trí tuệ riêng và không ai nên được xem là thông minh hơn người khác – chỉ là tài năng khác nhau. Quan điểm này với một số nhà tâm lý học là một triết lý dễ dàng nhưng thực tế lại có rất ít cơ sở. Tuy nhiên, các bài kiểm tra trí thông minh chuẩn hóa có thể không nắm bắt được những kiểu người mà cực kỳ “thông minh sách vở” nhưng lại gặp khó khăn trong thế giới thực vì họ thiếu thực tế hoặc thiếu kỹ năng xã hội. Một ví dụ điển hình cho kiểu người rất thông minh tài năng nhưng ngốc nghếch là nhân vật truyền hình Sheldon Cooper, do Jim Parsons thủ vai trong loạt phim truyền hình The Big Bang Theory (HÌNH 8.42). Hơn nữa, mọi người có thể có chỉ số thông minh cao nhưng thiếu sự ham hiểu biết hoặc nỗ lực.

MULTIPLE INTELLIGENCES Whereas Cattell argued that two types of intelligence contribute to g, other researchers have described various types of intelligence. For example, Howard Gardner (1983) proposed that people can be intelligent in any number of ways, such as being musically or athletically talented. According to Gardner, each person has a unique pattern of intelligences, and no one should be viewed as smarter than others—just differently talented. This view strikes some psychologists as a feel-good philosophy with little basis in fact. Yet standard intelligence tests can fail to capture the types of people who are extremely “book smart” but have trouble in the real world because they lack practical sense or social skills. A good example of the brilliant but clueless type is the television character Sheldon Cooper, played by Jim Parsons in the television series The Big Bang Theory (FIGURE 8.42). Moreover, people can have high IQs but lack curiosity or drive.

HÌNH 8.42 Thông minh xuất chúng nhưng ngốc nghếch

Trong The Big Bang Theory, không thể phủ nhận Sheldon Cooper rất thông minh, nhưng anh lại gặp khó khăn trong cư xử với mọi người. Có lẽ một phần vấn đề của Sheldon là thiếu trí thông minh cảm xúc (sẽ được thảo luận bên dưới).

FIGURE 8.42 Brilliant but Clueless

On The Big Bang Theory, Sheldon Cooper is undeniably smart, yet he has trouble dealing with people. Perhaps part of Sheldon’s problem is a lack of emotional intelligence (discussed below).

Robert Sternberg (1999) đã đưa ra giả thuyết rằng có ba loại trí thông minh: phân tích, sáng tạo và thực tế. Trí thông minh phân tích tương tự như trí thông minh được đo lường bằng các bài kiểm tra trí tuệ — giỏi giải quyết vấn đề, hoàn thành phép loại suy, giải các câu đố và các thách thức học tập khác. Trí thông minh sáng tạo liên quan đến khả năng có được sự thấu hiểu sâu sắc và giải quyết các vấn đề mới lạsuy nghĩ theo những cách mới và thú vị. Trí thông minh thực tế đề cập đến việc giải quyết các công việc hàng ngày, chẳng hạn như biết liệu bãi đỗ xe có chỗ không, đánh giá đúng về mọi người, trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, v.v. Mặc dù sự khác biệt này có ý nghĩa trực quan, một số nhà nghiên cứu trí thông minh đã chỉ trích, cho rằng bằng chứng hiện có không hỗ trợ mô hình của Sternberg (Gottfredson, 2003).

Robert Sternberg (1999) has theorized that there are three types of intelligence: analytical, creative, and practical. Analytical intelligence is similar to that measured by psychometric tests—being good at problem solving, completing analogies, figuring out puzzles, and other academic challenges. Creative intelligence involves the ability to gain insight and solve novel problems—to think in new and interesting ways. Practical intelligence refers to dealing with everyday tasks, such as knowing whether a parking space is large enough for your vehicle, being a good judge of people, being an effective leader, and so on. Although this differentiation makes intuitive sense, some intelligence researchers have been critical, suggesting that the available evidence does not support Sternberg’s model (Gottfredson, 2003).

Sheldon Cooper hư cấu gặp rất nhiều khó khăn với các mối quan hệ xã hội và khó khăn để hiểu được những biểu hiện và cử chỉ tình cảm của bạn bè. Xét về lĩnh vực xã hội, anh ấy sẽ không được coi là thông minh. Trí thông minh cảm xúc (EI) bao gồm bốn khả năng: quản lý cảm xúc của bản thân, sử dụng cảm xúc bản thân để hướng dẫn suy nghĩ và hành động, nhận biết cảm xúc của người khác và hiểu ngôn ngữ cảm xúc (Salovey & Grewel, 2005; Salovey & Mayer, 1990). Những người có EI cao nhận ra những trải nghiệm cảm xúc ở bản thân và những người khác, sau đó phản ứng với những cảm xúc đó một cách hiệu quả

The fictional Sheldon Cooper has great difficulty with social relations and understanding his friends’ emotional expressions and gestures. In terms of the social domain, he would not be considered intelligent. Emotional intelligence (EI) consists of four abilities: managing one’s emotions, using one’s own emotions to guide thoughts and actions, recognizing other people’s emotions, and understanding emotional language (Salovey & Grewel, 2005; Salovey & Mayer, 1990). People high in EI recognize emotional experiences in themselves and others, then respond to those emotions productively.

Trí thông minh cảm xúc có mối tương quan với chất lượng của các mối quan hệ xã hội (Reis và cộng sự, 2007). Ý tưởng về trí thông minh cảm xúc đã có tác động lớn trong các trường học và tổ chức công nghiệp, và các chương trình đã được thiết kế để tăng trí thông minh cảm xúc của học sinh và công nhân. Những nỗ lực này có thể có giá trị, vì trí thông minh cảm xúc là một yếu tố dự đoán tốt về điểm trung học (Hogan và cộng sự, 2010), và những người có trí tuệ cảm xúc cao đối phó tốt nhất với những thử thách của kỳ thi đại học (Austin, Saklofske, & Mastoras, 2010). Đồng thời, một số nhà phê bình đã đặt câu hỏi liệu EI có thực sự là một loại trí thông minh hay liệu có phải EI chỉ là kéo dài của định nghĩa về trí thông minh. Một đánh giá gần đây đã tìm thấy bằng chứng cho thấy EI có mối tương quan với các thước đo có tính truyền thống hơn về trí thông minh, cũng như thành tích học tập ở trẻ em và hiệu quả làm việc tại nơi làm việc của các giám đốc điều hành cấp cao (Brackett, Rivers, & Salovey, 2011). Khái niệm này nêu bật ý tưởng rằng nhiều phẩm chất của con người là quan trọng. Dù EI có phải là một loại trí thông minh hay không, thì những ai có được nó đều là lợi thế.

Emotional intelligence is correlated with the quality of social relationships (Reis et al., 2007). The idea of emotional intelligence has had a large impact in schools and industry, and programs have been designed to increase students’ and workers’ emotional intelligence. These efforts may be valuable, since emotional intelligence is a good predictor of high school grades (Hogan et al., 2010), and those high in emotional intelligence cope best with the challenges of college exams (Austin, Saklofske, & Mastoras, 2010). At the same time, some critics have questioned whether EI really is a type of intelligence or whether it stretches the definition of intelligence too far. A recent review found evidence that EI is correlated with more traditional measures of intelligence, as well as academic performance among children and workplace performance among senior executives (Brackett, Rivers, & Salovey, 2011). The concept highlights the idea that many human qualities are important. Whether or not EI is a type of intelligence, it is advantageous for those who have it.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN NHỚ

trí thông minh tổng quát (g) Ý tưởng rằng một nhân tố tổng quát làm nền tảng cho trí thông minh.

general intelligence (g) The idea that one general factor underlies intelligence.

trí thông minh lỏng Trí thông minh phản ánh khả năng xử lý thông tin, hiểu các mối quan hệ và suy nghĩ một cách logic, đặc biệt là trong những hoàn cảnh mới lạ hoặc phức tạp.

fluid intelligence Intelligence that reflects the ability to process information, understand relationships, and think logically, particularly in novel or complex circumstances.

trí thông minh kết tinh Trí thông minh phản ánh kiến thức có được thông qua kinh nghiệm và khả năng sử dụng kiến thức đó.

crystallized intelligence Intelligence that reflects both the knowledge acquired through experience and the ability to use that knowledge.

CÂU HỎI KIỂM TRA

H: Khả năng chơi giỏi các cuộc thi câu đố liên quan đến trí thông minh thể lỏng hay kết tinh?

Q: Is the ability to do well at trivia contests related to fluid intelligence or crystallized intelligence?

Đọc thêm về lý thuyết trí thông minh:

Source: Gazzaniga, M. S. (2015), Psychological Science (5ed). New York, N.Y: W.W. Norton & Company

Leave a Reply