Quá trình nghiên cứu dựa vào các thang đo chất lượng. Làm sao chúng ta đo lường được quá trình phát triển tâm lý ở trẻ sơ sinh khi mà chúng không thể nói hoặc hiếm khi điều khiển được các cơ? Một nhà nghiên cứu giám sát một số hành động bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, đưa ra suy luận về sự phát triển khả năng hiểu biết của trẻ về thế giới quan.
THỊ GIÁC Ở TRẺ SƠ SINH – Infants’ Vision
William James, nhà sáng lập Tâm lý học Hoa Kỳ, nói rằng, cho đến khi trẻ biết nói thì thế giới vẫn chỉ là những âm thanh lộn xộn, đầy rẫy những âm thanh và cảnh tượng vô nghĩa. Từ thời của William, các nhà tâm lý học đã phát triển thang đo thị giác ở trẻ sơ sinh.
Chúng ta có thể bắt đầu từ việc ghi lại những chuyển động ở mắt trẻ sơ sinh. Một trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi nhìn lâu hơn vào những hình vẽ khuôn mặt người hơn những hình vẽ khác với những góc sáng tối tương tự. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không có khái niệm về khuôn mặt như người lớn nghĩ. Như trình bày ở hình 5.5 trẻ sơ sinh đều nhìn chằm chằm vào các hình khuôn mặt bình thường hoặc méo mó. Rõ ràng, khái niệm của trẻ sơ sinh về khuôn mặt chỉ là một hình oval với các chi tiết hướng lên trên.
Khả năng nhận diện khuôn mặt tiếp tục phát triển theo thời gian. Các cha mẹ trong dự án nghiên cứu đọc đi đọc lại một câu chuyện có nhiều hình ảnh về khuôn mặt của hai đứa trẻ với nhiều góc cạnh hoặc biểu cảm khác. Sau 2 tuần, đứa trẻ bốn tuổi dễ dàng nhận ra các bức hình về hai đứa trẻ trong truyện. Tuy nhiên, khi phải chọn giữa bức ảnh bình thường và một bức chỉnh sửa các chi tiết bên trong khuôn mặt thì bọn trẻ đoán ngẫu nhiên. Một trẻ lên 6 tuổi dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa các bức ảnh, còn trẻ lên 4 thì rõ ràng là không. Sự tiến bộ dần về khả năng nhận diện khuôn mặt phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi trẻ, giống như tất cả chúng ta, sẽ dễ dàng nhận ra kiểu khuôn mặt mà chúng ta thường thấy. Lúc 6 tháng tuổi, trẻ rất giỏi nhận diện những khuôn mặt khỉ và khuôn măt người (Bài kiểm tra là đưa ra một khuôn mặt một khỉ và người trong 30 giây, sau đó đưa ra khuôn mặt đó cùng với các khuôn mặt khác. Nếu trẻ nhìn lâu hơn vào khuôn mặt mới, chúng ta suy luận rằng chúng đã nhận ra khuôn mặt mình từng thấy). Sau khoảng 3 tháng tiếp theo, khả năng nhận diện khuôn mặt khỉ của trẻ giảm dần trừ khi chúng được đào tạo đặc biệt để chú ý vào các khuôn mặt khỉ.
Lúc khoảng 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có nhiều trải nghiệm trực quan nhưng chưa có nhiều trải nghiệm bò hoặc lao đến. Vài tháng sau đó, khi chúng kiểm soát được cử động tay và chân, chúng học cách với lấy đồ chơi, bò xung quanh các đồ vật, và phối hợp nhiều cách khác nhau từ những thứ chúng thấy với những thứ chúng làm. Đầu tiên, bọn trẻ bò lung tung, và cha mẹ cần để mắt liên tục ngăn chúng bỏ ra khỏi giường hoặc tụt xuống cầu thang. Sau vài tuần luyện tập, chúng học được cách tránh các mép không an toàn. Bất kể chúng có từng bị ngã hay không, chúng vẫn học cách tránh do hành động bò đã cho chúng cảm giác về không gian và độ sâu. Chúng cũng học tránh các mép nguy hiểm rất nhanh nếu chúng có kinh nghiệm di chuyển trong xe đẩy trẻ em trước khi chúng đủ sức để bò. Chúng có sợ độ cao không? Có và không. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta kiểm tra. Những đứa trẻ dừng lại trước góc nguy hiểm có nhịp tim tăng lên khi chúng bị giữ ở mép không an toàn. Tuy nhiên, khi những trẻ giống nhau bắt đầu tập đi vài tháng sau đó, chúng lại đi rất lung tung, và cha mẹ cần giám sát cho đến khi chúng biết được đâu là khoảng cách nguy hiểm. Rõ ràng, với bất kỳ kiểu vận động nào, trẻ dần dần học được rằng điều chúng có thể làm được hoặc không.
THÍNH GIÁC CỦA TRẺ SƠ SINH
Thính giác của trẻ sơ sinh chưa phát triển mạnh, nhưng có một điều chúng thường làm là bú. Các nhà nghiên cứu đo lường khả năng nghe dựa vào phản ứng bú, vì nhiều trẻ bú mạnh hơn khi có âm thanh kích thích.
Trong một nghiên cứu, các thí nghiệm viên bật một âm thanh ngắn và ghi lại ảnh hưởng của âm thanh đến tốc độ bú ở trẻ. Ở những lần đầu, âm thanh làm tăng tốc độ bú. Âm thanh càng lặp lại thì càng ít ảnh hưởng hơn. Chúng ta hiểu được rằng trẻ sơ sinh đã quen với âm thanh đó. Thói quen làm giảm phản ứng đối với các kích thích lặp lại. Khi các thí nghiệm viên bật một âm thanh mới, tốc độ bú tăng lên. Rõ ràng, trẻ bị tác động bởi âm thanh lạ. Khi sự thay đổi trong một kích thích làm tăng một phản ứng thói quen trước đó, chúng ta nói rằng kích thích đó tạo ra sự biến mất của thói quen.
Kiểm soát sự biến mất thói quen cho chúng ta biết liệu trẻ có phân biệt được sự khác nhau giữa hai âm thanh không. Ví dụ trẻ đã quen với âm thanh BA thì khi nghe PA tốc độ bú tăng lên. Rõ ràng ngay cả trẻ sơ sinh cũng nhận ra sự khác biệt giữa BA và PA, một sự khác biệt quan trọng cho việc hiểu ngôn ngữ về sau.
Trên thực tế, trẻ sơ sinh phân biệt được các âm thanh ở bất kỳ ngôn ngữ nào. Khi vài tháng tuổi trẻ bắt đầu phân biệt chính xác hơn những âm thanh quan trọng trong ngôn ngữ mà chúng được học. Ví dụ trong tiếng Nhật Bản không có sự phân biệt giữa âm l và r. Ban đầu trẻ em Nhật Bản phản ứng khác nhau với hai âm thanh này, nhưng vài tháng sau thì khả năng này mất đi.Tương tự như vậy trong tiếng Đức u và ü có sự khác nhau và làm thay đổi nghĩa của một từ, nhưng trong tiếng Anh thì không. Trong một số ngôn ngữ ở Ấn Độ, có sự khác nhau giữa k và một biến thể k khác tạo ra, nhưng trong tiếng Anh thì không. Trong tiếng Anh, ngữ điệu giữa các âm tiết làm thay đổi nghĩa của từ (ví dụ như decade với decayed hoặc weekened với weekend), nhưng trong tiếng Pháp, ngữ điệu không quan trọng. Ban đầu trẻ em phân biệt tất cả các âm khác nhau, nhưng vài tháng sau đó, trẻ phân biệt rõ hơn các âm quan trọng và phân biệt kém hơn với những âm vô nghĩa khác trong ngôn ngữ của chúng. Tất cả điều này diễn ra rất lâu trước khi trẻ có thể hiểu được nghĩa của các từ.
HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ CỦA TRẺ SƠ SINH
Làm sao chúng ta đo lường khả năng học tập và trí nhớ ở trẻ sơ sinh khi chúng không thể nói? Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bú ti giả mạnh hơn nếu nó phát ra âm thanh. Các nhà điều tra xác định liệu trẻ sơ sinh bú mạnh hơn khi những âm thanh này xuất hiện so với các âm thanh khác không. Một nghiên cứu các trẻ sơ sinh ba ngày tuổi có thể bú ti giả nếu như bật một đoạn âm thanh là tiếng của người mẹ. Kết quả: Trẻ bú nhiều lần hơn khi bật tiếng của mẹ so với tiếng của những người phụ nữ khác. Có lẽ bọn trẻ yêu thích tiếng của mẹ chúng hơn. Bởi vì chúng thể hiện sự yêu thích này từ trước cả khi sinh, các nhà tâm lý học cho rằng trẻ học được âm thanh của mẹ mình từ lúc trong bụng.
Trong một nghiên cứu về sau, các bà bầu đọc một bản đồng ca có giai điệu ba lần liên tục và đọc hai lần một ngày. Ở tuần thứ 38 sau khi thụ tinh (gần ngày sinh), phôi thai thể hiện nhịp tim phản ứng với giai điệu quen thuộc này mà không phản ứng với các giai điệu khác. Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu bật một giai điệu piano đơn giản để phôi thai nghe hai lần mỗi ngày trong ba tuần trước khi sinh. Sáu tuần sau, những đứa trẻ này cho thấy nhịp tim đập mạnh hơn với giai điệu quen thuộc này so với các giai điệu khác. Nghiên cứu này cho thấy trí nhớ về các trải nghiệm thai kỳ kéo dài ít nhất 6 tuần.
Carolyn Rovee-Collier (1997, 1999) đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh có thể học một phản ứng và nhớ được phản ứng đó. Cô buộc một duy băng vào gót chân để trẻ có thể kích hoạt đồ chơi tự động bằng việc đá một chân vào nó (Xem hình 5.9). Trẻ sơ sinh hai tháng tuổi nhanh chóng học được liên tục đá liên tục trong 45 phút. (Trẻ sơ sinh kiểm soát các cơ chân không tốt nhưng chúng không cần nhiều lực để giữ cho thiết bị hoạt động). Vài ngay sau đó, chúng nhớ được cách làm khi dải ruy băng được buộc lại vào chân với sự thích thú rõ rệt. Trẻ sơ sinh ghi nhớ phản ứng trong khoảng hai tuần. Thậm chí ngay cả khi đã quên, trẻ vẫn nhanh chóng học lại được.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.