Trải nghiệm và tính đàn hồi của não bộ Experience and Brain Plasticity
Khi chúng ta nói về giải phẫu não, có vẻ dễ có ấn tượng rằng những cấu trúc này là đã được cố định. Thức tế, cấu trúc não bộ thể hiện sự đàn hồi (plasticity) tương đối – đó là sự thay đổi do trải nghiệm
Thời kì đầu các nhà nghiên cứu tin rằng hệ thần kinh không sản xuất thêm nơ rơn mới sau giai đoạn sơ sinh. Các nhà nghiên cứu sau đó tim ra rằng những tế bào chưa biệt hóa (undifferentiated cells) được gọi là tế bào gốc (stem cells), phát triển thành neuron mới trong những vùng não nhất định mà không phải ở vùng khác. Trong não người trưởng thành, neuron mới phát triển ở hồi hải mã, quan trọng cho thiết lập kí ức về những sự kiện cụ thể, và vùng dưới vỏ được gọi là hạch nền (basal ganglia), quan trọng cho học dần dần các kĩ năng và nhận ra hình mẫu. Sau khi bị đột quỵ hoặc những tổn thương khác ở vùng vỏ não, hồi phục hành vi có thể xảy ra trong nhiều cách, nhưng không có neuron mới được hình thành để thay thế những neuron đã mất.
Mặc dù sự hình thành neuron mới bị giới hạn, những trải nghiệm mới kích thích sợi trục và sợi nhánh (đuôi gai) mở rộng và rút các nhánh của chúng. Những thay đổi này, thường xảy ra nhanh hơn ở người trẻ những vẫn tiếp tục suốt đời, cho phép não bộ thích nghi với tình huống thay đổi. Ví dụ, 1 người đàn ông mất tay ở tai nạn năm 19 tuổi. 35 năm sau, các bác sĩ phẫu thuật đã ghép tay mới vào cánh tay anh ấy. Trong vài tháng, sợi trục đã kết nối bàn tay mới với bộ não của anh ấy, và anh ta lấy lại được 1 phần cảm giác từ bàn tay.
Những thay đổi đáng kể cũng xảy ra sau khi con người học đọc, kể cả họ học lúc đã lớn. Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra điều gì xảy ra sau khi mọi người học chơi nhạc. Một vùng não dành cho thính giác ở các nhạc công chuyên nghiệp lớn hơn 30% so với trung bình. Và vùng não chịu trách nhiệm cho cảm giác ở ngón tay của nhạc công nhạc cụ dây cũng lớn hơn so với trung bình. Chúng ta băn khoăn liệu rằng luyện tập âm nhạc mang đến những thay đổi đó, hay những người với kiểu não bộ nhất định thì có xu hướng trở thành nhạc công hơn những người khác. Một nghiên cứu tìm ra sự thay đổi có thể đo lường ở não trẻ em, là kết quả của 15 tháng luyện tập âm nhạc, so sánh với những trẻ em tương tự nhưng không trải qua tập luyện đó. Nó ngụ ý rằng đào tạo âm nhạc thay đổi bộ não.
Source: Kalat, J. W. (2017). Introduction to psychology (11ed). Boston, MA: Cengage Learning.